Tác giả: 
 Lm Trần Đ́nh Long

 

LINH MỤC VÀ THẬP GIÁ

T̀NH THƯ TRÊN CÁT

 

Em thân mến,

 

Sáng nay anh vừa đi dâng lễ an táng cho một cha bạn. Có rất đông các linh mục đến đồng tế. Anh em linh mục ai cũng bùi ngùi thương tiếc, v́ người vừa nằm xuống tuổi chưa đến 60, đang phụ trách một xứ đạo tương đối lớn, và ra đi khá nhanh sau khi căn bệnh ung thư được phát hiện chưa đầy 4 tháng. Bài giảng của Đức Giám Mục chủ tế làm anh thấy thấm thía về ơn gọi của một linh mục.

 

Đức Cha đề cập đến việc chuyển đổi các linh mục trong giáo phận dịp đầu tháng 8, mà anh đă có dịp nói chuyện với em trong lá thư trước, làm nhiều người vẫn c̣n xôn xao. Linh mục không phải là một nghề như xă hội vẫn gán cho như vậy đâu em ạ! Em hăy nhớ linh mục là một ơn gọi, và căn tính của linh mục là người “được sai đi”. Khi tự nguyện đáp lại tiếng Chúa mời gọi để dấn thân trong chức vụ linh mục, th́ người được gọi và chọn này không có quyền chọn nơi ḿnh đến và công việc ḿnh làm nữa. Người ấy b́nh thản đón nhận “bài sai” trong Hội Thánh để chấp nhận đến những nơi ḿnh không muốn và làm những việc ḿnh chẳng hề ưa thích.

 

Người bạn quá cố của anh trong hơn 20 năm linh mục cũng nhận được nhiều “bài sai”, hết xứ này đến xứ khác. Có nơi anh ấy được sai đến là một xứ đạo nghèo, nhà thờ cũ kỹ hư nát. Anh bạn ấy cặm cụi dốc hết tâm sức xây dựng con người và kiến thiết ngôi nhà thờ. Đến khi ngôi thánh đường vừa hoàn tất, anh lại nhận “bài sai” đến một họ đạo khác. Và “bài sai” cuối cùng là rời cơi đời này đến cơi vĩnh hằng, sau khi đă trải qua những giây phút hết sức đau đớn trên giường bệnh.

 

Em thân mến,

 

Đến những nơi ḿnh không mong muốn, làm những việc ḿnh không ưa thích, đón nhận những hiểu lầm, chê bai, chỉ trích, ghét bỏ, cô đơn, ốm đau, bệnh tật và cuối cùng là cái chết. Đó là những “bài sai”, là những thập giá trong cuộc đời người linh mục mà anh muốn chia sẻ với em trong lá thư này nhân ngày Lễ Kính Mẹ Sầu Bi và Lễ Suy Tôn Thánh Giá.

 

Trước kia khi gặp một người mẹ có đứa con duy nhất đang bị ung thư, anh dễ dàng an ủi chị ấy rằng: “Thiên Chúa yêu thương chị lắm cho nên Ngài mới gởi Thánh Gía để thử thách chị đấy!”

 

Hoặc có lần đến thăm một người bạn đang bị thất nghiệp, nợ nần chồng chất, vợ bệnh, con đau. Anh thường vỗ vai anh ta an ủi: “Anh hăy tạ ơn Chúa đi, v́ Chúa thương anh cho nên Chúa mới gửi đến cho anh những thử thách như vậy!”

 

Hay gặp bất cứ người giáo dân nào đang sống trong đau khổ, thất vọng, buồn nản... Anh dễ mở miệng nói: “Tất cả những thử thách và đau khổ mà bạn đang phải chịu là dấu chỉ bạn đang được Chúa để ư và  yêu thương đấy!”

 

Thế nhưng khi lần cuối cùng anh đến thăm người bạn khi c̣n nằm trên giường bệnh, anh tâm sự : “Anh em linh mục chúng ḿnh giảng dạy về thập giá và khuyên nhủ giáo dân chịu đựng những đau khổ th́ dễ lắm. Nhưng có trải qua những đau khổ, có nằm trên giường bệnh, có cận kề cái chết như ḿnh bây giờ mới thấy nói th́ dễ nhưng làm không dễ.”

 

Đúng là “Thức đêm mới biết đêm dài. Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”. Thập giá, đau khổ là một mầu nhiệm để sống chứ không phải là bài toán có thể t́m thấy lời giải đáp trên bàn giấy. Có lẽ hơn bao giờ hết, lúc thấy ḿnh nằm bất lực run sợ trên giường bệnh, người mục tử mới dễ thông cảm và thương cảm những con chiên ốm đau bệnh tật thân xác tâm hồn, những con chiên lạc đàn, những con chiên nghèo nàn túng quẫn. Chính lúc ở tận cùng sự đau đớn này, trái tim người mục tử như muốn vỡ vụn ra v́ thương xót những con chiên bướng bỉnh luôn t́m cách chống đối loại trừ ḿnh. Trái tim đó như muốn mở hết ra để đón nhận và tha thứ cho những kẻ làm khốn ḿnh như Thầy Giêsu trên cây Thánh Giá đă xin với Cha : “Lạy Cha, xin tha cho họ, v́ họ không biết việc họ làm.” (Lc 23,34)

 

Đứng trước Thập giá mỗi người có những lối suy tư và chiêm ngắm khác nhau. Ḷng tôn sùng Thập giá được biểu lộ qua dấu Thánh giá mà tín hữu vạch trên ḿnh đang khi kêu cầu danh Chúa Ba Ngôi. Tục lệ này đă xuất hiện ít là từ thế kỷ thứ 2. Vào khoảng năm 211, Tertullianô đă kể lại như một thói quen đă thịnh hành: “Chúng tôi làm dấu Thập giá trên trán vào mỗi bứơc đi và cử động, khi khởi sự và kết thúc việc làm; khi mặc áo, khi chỗi dậy, khi tắm rửa, khi ăn uống, khi thắp đèn vào buổi chiều tối, khi ngồi xuống và trong bất cứ công chuyện ǵ”. Chính v́ vậy anh thấy có nhiều người Công Giáo đeo Thánh Giá trên người để tỏ ḷng mộ mến hay để tỏ ra “căn cước” của ḿnh. Có những người đeo Thánh Giá như một món đồ trang sức. Thậm chí có người nói với anh, ngày nay Chúa vẫn c̣n chịu “khổ h́nh” khi phải “đánh đu” trên đôi bông tai hay trên bộ ngực trễ tràng của các ca sĩ hay diễn viên trên sân khấu! Có nhiều Kitô hữu quan niệm Thập giá gắn liền với hy sinh đau khổ, không c̣n ǵ khác. Tuy nhiên, ngoài đề tài đau khổ ra, c̣n có những khía cạnh khác nữa chứ, v́ chính nhờ Thập Giá mà ta biết được quyền năng và ḷng thương xót lạ lùng của Thiên Chúa.

 

Em biết không, vào thời đế quốc Rôma, Thập Giá là một h́nh phạt dành cho các tội trọng, các công dân Rôma không phải chịu h́nh phạt này trừ khi nào họ đă bị tước đoạt quyền công dân. V́ vậy việc tôn kính Đức Kitô trên thập tự là cả một chuyện điên rồ hèn hạ. Thánh Giustinô trong quyển sách “Hộ giáo” (Apologia I, 13,4), ghi nhận rằng: “Dân ngoại coi chúng tôi là bọn điên khùng bởi v́ đă tôn tên tử tội trên thập giá là Đấng tạo dựng đất trời…”

 

Ngày nay nếu chúng ta tuyên dương một tội phạm bị xử tử trên Thập giá hay bị bắn ngoài pháp trường cát, nhiều người cũng sẽ thấy chói tai và đặt câu hỏi: phải chăng các Kitô hữu là bọn người cuồng tín? Thay v́ tránh né nói tới Thập giá để khỏi gây hiểu lầm, các mục tử phải mạnh dạn như thánh Phaolô tuyên bố cho con người ngày nay rằng lời giảng về Thập Giá luôn mang tính chất nghịch lư, v́ tuyên dương quyền năng thượng trí của Thiên Chúa ở nơi mà người đời coi là điên rồ: “Dân Do thái th́ đ̣i phép lạ, dân Hy lạp th́ t́m lư lẽ cao siêu; c̣n chúng tôi lại rao giảng một Đức Kitô trên Thập giá, một điều vấp phạm cho dân Do Thái và điều dại dột đối với dân Hy lạp. Thế nhưng, đối với ai được gọi, dù là Do thái hay Hy lạp, th́ đó là một vị cứu tinh với quyền năng và khôn ngoan của Thiên Chúa; bởi lẽ sự dại dột của Thiên Chúa th́ khôn ngoan hơn con người gấp bội, và sự yếu ớt của Thiên Chúa th́ mạnh mẽ hơn của con người trăm lần” (1Cr 1,18-25). Người mục tử cũng phải nói với giáo dân như Phaolô : “Khi ở với anh em, tôi không biết chuyện ǵ khác ngoài Đức Giêsu Kitô, Đức Giêsu Kitô trên Thập giá” (1Cr 2,2). Nếu say mê rao giảng về Thập Giá Đức Kitô như vậy th́ làm ǵ người mục tử c̣n bị “những chuyện khác” như Danh-Lợi-Thú cuốn hút, c̣n tranh hơn tranh thua với nhau, c̣n bị choáng váng khi lănh “bài sai” ? Chính qua Thập giá của Đức Kitô, chính qua những yếu đuối bất lực trên giường bệnh, hay quỵ ngă v́ yếu đuối lỗi lầm như người mục tử trong sương mù mà chúng ta nhận thức được khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa: “Người đă chịu đóng đinh v́ mang thân phận yếu hèn, nhưng nay Người đang sống nhờ quyền năng của Thiên Chúa. Cả chúng tôi nữa, trong Đức Kitô, chúng tôi cũng mang thân phận yếu hèn, nhưng cùng với Người, chúng tôi sống nhờ quyền năng Thiên Chúa để xử sự với anh em.” (2Cr 13,4).

 

Nếu em c̣n hoang mang nghi ngại khi gặp thử thách, hăy nghe Phaolô kể ra những hồng ân Thiên Chúa ban cho nhân loại từ Thập Giá Đức Kitô, đó là sự toàn thắng trên sự dữ và ơn tha thứ tội lỗi. Trong thư gửi giáo đoàn Ephêsô, Phaolô tuyên dương Thánh Giá như dụng cụ mang lại ơn ḥa giải cho nhân loại : “Thật vậy, chính Người là b́nh an của chúng ta; người đă liên kết đôi bên, dân Do Thái và dân ngoại, thành một; Người đă hy sinh thân ḿnh để phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét; Người đă huỷ bỏ luật cũ gồm các điều răn và giới luật… Nhờ Thập Giá, người đă làm cho đôi bên được hoà giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất; trên Thập Giá, Người tiêu diệt sự thù ghét. Người đă đến loan Tin Mừng b́nh an : b́nh an cho anh em là những kẻ ở xa, và b́nh an cho những kẻ ở gần.” (Ep 2,14-17).

 

Em thấy đó, chính nhờ Đức Kitô mà Thập giá từ chỗ là biểu tượng của oán thù đă trở nên nơi thi thố t́nh yêu và sự ḥa giải giữa Thiên Chúa với con người, và giữa con người với nhau. Nếu chịu khó đọc lại những thư của Phaolô, em sẽ thấy Thập Giá được tŕnh bày dưới khía cạnh của một việc tuyên xưng. “Đức Giêsu Kitô đă hạ ḿnh, vâng lời cho đến nỗi bằng ḷng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,8); nhưng chính v́ thế mà Đức Giêsu Kitô được siêu tôn là Chúa. “Thiên Chúa đă muốn làm cho tất cả sự viên măn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được ḥa giải với ḿnh. Nhờ máu Người đổ ra trên Thập giá, Thiên Chúa đă đem lại b́nh an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1,19).

 

Là người được gọi làm môn đệ của Đức Kitô, cho nên khi linh mục lănh chức thánh cũng là lúc được lănh “bài sai” thông dự vào Thập giá của Đức Kitô: “Tôi cùng chịu đóng đinh với Đức Kitô vào Thập giá. Tôi sống, nhưng không c̣n phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,18-19). Khi đó người mục tử phải đóng đinh tiêu diệt nơi thân xác ḿnh tất cả những đam mê tội lỗi (Gl 5,24). Hơn thế nữa, người mục tử c̣n phải diễn tả sự thông dự vào những đau khổ của Đức Kitô trong cuộc đời của ḿnh, qua những khó khăn thử thách bách hại trong công tác mục vụ hay trên đường truyền giáo (2Cr 4,10). Họ phải chấp nhận là “những người bị ngược đăi v́ Thập giá của Đức Kitô” (Gl 6,12), và “mang trên ḿnh những dấu tích của Đức Kitô (Gl 6,17). Thậm chí, người mục tử ngày nay dù có bị chỉ trích gay gắt, có chịu tư bề xâu xé, cũng phải như Phaolô đi tới chỗ quả quyết với giáo dân rằng: “Tôi vui mừng được chịu đau khổ v́ anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô c̣n phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ, v́ lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Cl 1,24). Người mục tử như ḷng Chúa mong ước chỉ mang lấy vào thân những đau thương của đoàn chiên mà chẳng chút hănh diện v́ ḿnh đă làm được công tŕnh này, đă nắm được chức vụ kia : “Ước chi tôi chẳng hănh diện về điều ǵ, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đă bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian.” (Gl 6,14).

 

Dù nói thế nào đi nữa, anh phải khiêm tốn nh́n nhận giới hạn của tâm trí ḿnh đứng trước Thập giá. Măi măi Thập giá là một mầu nhiệm, đồng thời cũng là sự phi lư theo kiểu tính toán của con người. Em nhớ rằng Kitô giáo tiên vàn không nhằm đề ra một lư thuyết để giải thích nguyên nhân đau khổ cho bằng trưng ra mẫu gương của một người đă cùng chia sẻ sự đau khổ: người ấy chính là Đức Kitô. Đau khổ có giá trị hay không là tùy thái độ chúng ta có chấp nhận nó cách tự do hay không, nghĩa là có biết đón nhận nó với sức mạnh của Đức Kitô, giống như Ngài và cùng với Ngài hay không.

 

Đến đây em có thể thắc mắc: “Thiên Chúa gửi thánh giá hay thử thách đến cho tôi để làm ǵ vậy?”

 

Thế xin hỏi em: “Tại sao người ta cứ phải trải qua những kỳ thi, những cuộc trắc nghiệm, khảo hạch, phải qua thời gian nhà thử, nhà tập, khấn tạm, giúp xứ... rồi mới lănh được bằng tốt nghiệp trung học, đại học, mới được công nhận là bác sĩ, giáo sư, luật sư, mới được khấn ḍng, mới được chịu chức linh mục?” 

 

Hỏi tức là trả lời rồi! Anh gửi đến em lời của thánh Augustinô về sự cần thiết và ư nghĩa của những sự thử thách trong đời sống Kitô Hữu của chúng ḿnh nhé : “Đời sống của chúng ta trong cuộc sống lữ hành không thể nào không có thử thách. Phải qua thử thách ta mới tiến bộ, và không bị thử thách th́ chẳng ai biết ḿnh. Không chiến thắng th́ chẳng được đội ṿng hoa, không chiến đấu th́ không thể chiến thắng, và không thể chiến đấu nếu không có kẻ thù và thử thách” (Diễn Giải Thánh Vịnh của Thánh Augustine, Kinh Sách, P. 234).

 

Em có đồng ư với thánh Augustinô rằng thử thách là chuyện b́nh thường trong cuộc đời của một con người không? Những thử thách là điều kiện ắt có và đủ trong cuộc đời mỗi người không ngoại trừ một ai, nhất là những người t́nh nguyện dấn bước lănh “bài sai” của Đức Kitô như các mục tử.

 

Em thân mến,

Đừng sợ hăi khi gặp thánh giá và thử thách bởi v́ “Không một thử thách nào đă xảy ra cho anh em mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị thử thách quá sức; nhưng khi để anh em bị thử thách, Người sẽ cho kết thúc tốt đẹp, để anh em có sức chịu đựng” (1Cor 10:13)

 

Lửa thử vàng, gian nan thử Đức! Chúng ḿnh hăy kiên nhẫn khi gặp thử thách v́ Chúa Giêsu đă phán: “Kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát” (Mt 24:13). 

 

Per Crucem Ad Lucem! Qua Khổ Giá Đến Vinh Quang!

 

Em hăy nhớ, Nước Trời không phải là hàng sale, hạ giá, cho không biếu không, ban phát miễn phí cho chúng ḿnh đâu! Đừng ảo tưởng! Đừng nằm chờ sung rụng!  Chúng ḿnh phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt, phải vượt qua nhiều thử thách nghiệt ngă lắm mới đến được vinh quang đấy! Chính Chúa Giêsu tuyên bố rằng: “Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức th́ mới chiếm được” (Mt 11,12).

 

Anh biết điều đó khó lắm chứ không phải dễ! Thế nhưng nếu chúng ḿnh biết kết hiệp mật thiết Chúa qua việc chuyên chăm cầu nguyện, tham dự thánh lễ, học hỏi và suy niệm Lời Chúa…chúng ḿnh sẽ nhận được sức mạnh từ trời cao để đủ sức vác thập gía đời ḿnh mỗi ngày mà theo Thầy Giêsu.

 

Để kết thúc, anh gởi đến em “Những Ân Huệ Ngược Đời” trong câu chuyện của một chứng nhân đă vượt qua những thử thách. Roy Campanella, bị bại liệt phải ngồi xe lăn, hằng ngày cô vẫn phải đến Trung Tâm Vật Lư Trị Liệu vốn là một cơ sở tôn giáo. Cô để ư thấy vẫn thường có một số người dừng lại đọc một tấm bảng đồng gắn vào tường ở ngay pḥng tiếp nhận bệnh nhân. Thế rồi, một buổi chiều, cô cũng dừng xe lăn, ṭ ṃ đọc nội dung khắc trên bảng đồng. Bỗng cô thấy một niềm phấn khởi trào dâng từ đáy tâm hồn bấy lâu nay đă tuyệt vọng v́ âu sầu tủi nhục... Tấm bảng đồng ghi lại lời cầu nguyện của những ai đau khổ :

 

“Lạy Chúa, con cầu xin Ơn Mạnh Mẽ để thành đạt trong cuộc đời, Chúa lại làm cho con ra Yếu Ơt để biết vâng lời khiêm hạ…

Con cầu xin có Sức Khỏe để mong thực hiện những công tŕnh lớn lao, Chúa lại cho con chịu Tàn Tật để chỉ làm những việc nhỏ tốt lành…

Con cầu xin được Giàu Sang để sống sung sướng thoải mái, Chúa lại cho con Nghèo Nàn để học biết thế nào là khôn ngoan…

Con cầu xin được có Uy Quyền để mọi người phải kính nể ca ngợi, Chúa lại cho con sự Thấp Hèn để con biết cần đến Chúa…

Con cầu xin cho Có Được Tất Cả để tận hưởng cuộc đời, Chúa lại cho con Cả Một Cuộc Đời để được hưởng mọi sự.

Con xin ǵ cũng chẳng được theo ư con muốn.

Nhưng những điều con đáng phải mơ ước

mà con không hề biết thốt lên lời cầu xin,

th́ Chúa lại đă ban cho con thật dư đầy từ lâu.

Lạy Chúa, hóa ra, con lại là người hơn hết trên đời này,

bởi con đă nhận được ơn phúc Chúa vô vàn…”

Người anh em trong Chúa

Lm. Giuse Trần Đ́nh Long,sss