Bạn thân mến,
 
Nếu như tôi được khuyên bạn một điều, th́ tôi xin được khuyên bạn là hăy học hỏi Kinh Thánh. Tại sao? Nếu bạn có hỏi th́ thú thực, tôi không có lư lẽ ǵ cao siêu để giải thích cho bạn, mà tôi cũng chẳng biết làm sao để thuyết phục bạn cho được, nhưng tôi xin được chia xẻ với bạn lư do đă thúc đẩy tôi học hỏi Kinh Thánh.
 
Một cuối tuần, có lẽ cũng đă hơn hai mươi năm về trước, tôi thấy ḿnh buồn chán v́ rảnh rỗi không có ǵ làm. Tôi vốn là một người rất năng động, ngồi yên là không được, và cuối tuần này cũng vậy. Đi tới đi lui t́m việc, tôi đă quyết định là phải dọn lại cái tủ sách cho gọn ghẽ.  Sau hơn hai tiếng đồng hồ sắp xếp, đứng nh́n tủ sách sạch sẽ gọn gàng, tôi cảm thấy rất hài ḷng. Đưa mắt nh́n từng ngăn tủ, từng cuốn sách, ḷng tôi thấy vui. Những ư nghĩ miên man bắt đầu tới; từ ư nghĩ này sang ư nghĩ khác, óc tưởng tượng của tôi bắt đầu phiêu du. Rồi cứ thế, tối thả hồn đưa ḿnh về những ngày đầu tiên trên đất Mỹ. Tôi nhớ lại những khó khăn v́ ngôn ngữ bất đồng, những vụng dại trong cách cư xử do sự khác biệt trong các phong tục tập quán. Cái ǵ cũng xa lạ hết, vậy mà bây giờ tôi đă tốt nghiệp đại học. Có công ăn việc làm, có nhà, có xe, có mọi thứ cho những nhu cầu cần thiết. Tôi cảm thấy tự măn, mà h́nh như c̣n hơn tự măn nữa; tôi thấy như có một chút kiêu hănh nhen nhúm trong ḷng. Tôi tự khen ḿnh, giỏi thật! Rồi như để chứng minh cái giỏi của ḿnh, tôi bắt đầu đếm xem ḿnh đă phải đọc, phải học bao nhiêu cuốn sách để có thể tốt nghiệp đại học. Từ những cuốn toán dầy cộm, đến những cuốn lư, hóa, khoa học vật liệu, tĩnh học, động học, thôi th́ đủ các môn, các sách, nhưng tôi bỗng khựng lại, gần như giựt ḿnh, khi tôi đếm đến cuốn Thánh Kinh. Phải rồi, tôi tự nghĩ, ḿnh có đọc cuốn này bao giờ đâu mà đếm! Tôi mua cuốn Thánh Kinh này đă sáu bảy năm về trước; chẳng phải v́ tôi muốn đọc, hay v́ ngoan đạo, mà v́ tôi muốn ủng hộ một cơ quan nào đó mà tôi quên mất, họ bán Sách Thánh để gây quỹ. Tôi đặt cuốn Thánh Kinh này ở ngay giữa tủ sách, ngăn cao nhất và có đèn chiếu sáng. Tôi thấy cuốn Thánh Kinh này gần như hằng ngày nhưng tôi chưa bao giờ đọc nó hết. Đứng đó nh́n cuốn Thánh Kinh ḷng tôi bỗng thấy nao nao. Niềm kiêu hănh, ḷng tự măn, mọi ư nghĩ, mọi h́nh ảnh vừa tràn ngập óc tưởng tượng của tôi mấy phút trước tự dưng biến tan. Trong khoảnh khắc, hồn tôi bỗng như trống rỗng. Tôi tự hỏi sao ḿnh chưa đọc cuồn sách này? Từ tiểu học, qua trung học, cho đến hết đại học, chỉ tính sách giáo khoa thôi, tôi đọc, không phải chỉ đọc mà c̣n phải học nữa, có tới ba trăm cuốn sách. Nếu tính các sách để tham khảo nữa th́ có tới bốn trăm, cộng thêm sách vở báo chí để đọc cho vui, các tiểu thuyết vô bổ, tất cả có lẽ tôi đă đọc đến năm sáu trăm cuốn sách; thế mà Kinh Thánh th́ tôi chưa đọc bao giờ! Tại sao vậy?  Đứng đó như cây chết, hồn tôi trầm ngâm, tư lự. Tôi thấy như ḷng ḿnh dấy lên chút xao xuyến, hơi bồi hồi. Không phải cái xao xuyến của thuở vừa biết yêu; cũng chẳng là sự bồi hồi lúc trông ngóng người t́nh. Phải rồi..., không phải xao xuyến, cũng chẳng bồi hồi, mà là một tâm tư khó tả. Tôi c̣n đang miên man với tâm tư mông lung khó tả này, th́ một ư nghĩ khác vọt  đến làm tôi cảm thấy luyến tiếc. Tôi tiếc cho đời người ngắn ngủi! Sống được trăm năm đă kể là lâu, mà thực ra có mấy người sống được trăm năm! Năm năm đầu là thời thơ ấu. Trong năm năm này, ngoài là nguồn vui cho những người xung quanh, nguồn vui mà chính ḿnh cũng không biết, th́ giá trị cuộc đời vào những năm này có ǵ đâu? Có ai làm ǵ được cho ḿnh, cho đời?  Hai mươi lăm năm kế là thời gian để học, để chuẩn bị cho những năm sắp tới. Ba mươi năm sau là thời gian để vật lộn, để ganh đua, để t́m kiếm. Rồi từ đó, những ǵ chúng ta t́m được, đạt được bắt đầu phai mờ, bắt đầu dần dần mất giá trị; vậy mà để đạt được những thứ chóng qua này, tôi đă phải đọc, phải học đến mấy trăm cuốn sách. C̣n cho cuộc sống mai hậu, cuộc sống vĩnh cửu, th́ chỉ có một cuốn Thánh Kinh thôi mà tôi chưa đọc bao giờ. Tôi dại thật! Từ đó tôi bắt đầu đọc và học hỏi Thánh Kinh.
 
Bạn thân mến, Thánh Kinh khó hiểu thật! Bạn có nhớ là tôi vừa tự khen ḿnh là giỏi không? Tôi đă đọc, học và hiểu cả mấy trăm cuốn sách, thế mà cuốn Thánh Kinh th́ tôi chịu không hiểu nổi. Tôi tưởng là tôi không không hiểu v́ tôi đọc Kinh Thánh viết bằng Tiếng Mỹ, nhưng khi đọc Kinh Thánh viết bằng Tiếng Việt, tôi cũng chịu chết. Những chữ, những từ dùng trong Kinh Thánh th́ tôi hiểu, nhưng ư nghĩa của những việc Chúa làm, những lời Chúa dạy, của những diễn biến, những sự việc xảy ra trong Kinh Thánh th́ tôi đă đọc đi đọc lại, đọc đến nản ḷng mà có rất nhiều điều tôi vẫn chưa hiểu được. Tôi đă định bụng là phải đầu hàng, nhưng ngay khi tôi nản chí, th́ trong tôi như lóe lên một tia sáng. Phải rồi, những sách giáo khoa mà tôi vừa kể ra ở trên, đâu phải tôi đă đọc là hiểu liền được đâu! Tôi cũng đă phải hỏi người này, nhờ người kia giải thích mới hiểu nổi đấy chứ. Thánh Kinh cũng vậy, nếu không hiểu th́ bạn phải hỏi. Nhưng hỏi ai đây? Có rất nhiều người được ơn hiểu biết Thánh Kinh để cho chúng ta hỏi, nhưng người có thể giải thích, bất cứ cuốn sách nào, cách đúng nhất, chính là tác giả của cuốn sách đó. Thành ra, ngoài học hỏi Kinh Thánh từ những vị có thẩm quyền về Kinh Thánh, chúng ta c̣n phải hỏi ngay chính Chúa Giêsu. Tới đây chắc bạn phải ph́ cười. Hỏi Chúa Giêsu! Làm sao để hỏi Chúa Giêsu? Để tôi chia xẻ với bạn nhé. Tôi được một hồng ân, đó là từ khi bắt đầu học hỏi Kinh Thánh th́ tôi nhận ra là ỏ gần nhà tôi, trong khoảng 15 dậm, luôn luôn có nhà chầu Thánh Thể thường xuyên (Perpetual Adoration), và tôi đă chọn một giờ chầu mỗi tuần. Đây là giờ tôi dùng để tâm sự, để than thở, và nhất là để đem mọi thắc mắc của tôi đến để tŕnh bày với Chúa Giêsu. Trong giờ này, có khi tôi chỉ đọc kinh, đọc sách, nhưng phần nhiều th́ tôi chỉ ngắm nh́n Thánh Thể Chúa và suy nghĩ về những điều trong Thánh Kinh mà tôi không hiểu. Rồi bạn có biết không? Chính những lúc đó, những lúc mà tôi để hồn đắm ch́n trong những đoạn Thánh Kinh khó hiểu, là lúc mà tôi hiểu được, t́m được câu trả lời cho những thắc mắc của ḿnh. Bạn cứ thử xem. Chúa Giêsu đă không hiện ra bằng xương bằng thịt để nói chuyện với tôi, chắc Ngài cũng không hiện ra như vậy với bạn đâu, nhưng tôi dám chắc là ban sẽ được ơn thông hiểu Lời Chúa đúng với đấng bậc của ḿnh. Tôi đă hiểu được ǵ? Tất nhiên là tôi vẫn chưa hiểu hết được những ǵ viết trong Kinh Thánh, nhưng những hiểu biết tôi được ban cho th́ cũng nhiều lắm. Tôi muốn được chia xẻ với bạn tất cả, nhưng trong phạm vi ngắn gọn của bài này; tôi chỉ có thể chia xẻ với bạn một chút, một chút nhỏ nhoi thôi để bạn có thể thấy được kho tàng t́nh yêu vô tận tàng ẩn trong Kinh Thánh. Khi thấy được kho tàng t́nh yêu này, tôi bảo đảm, bạn sẽ ghiền đọc Kinh Thánh.
 
 
Bạn thân mến, theo sách Sáng Thế Kư Chương 1 và 2 th́ trong sáu ngày đầu, Chúa tạo dựng tất cả trời đất, mặt trời, mặt trăng, các tinh tú, biển cả sông ng̣i, chim muông, cầm thú, cùng mọi sự, và Người nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy, có đúng không? Đặc biệt là ngày thứ sáu, trong ngày thứ sáu Chúa tạo dựng cái ǵ là đặc biệt, đố bạn đó.
Thưa bạn, trong ngày thứ sáu Chúa tạo dựng con người. Khi tạo dựng con người; Chúa cũng tạo dựng cách rất là đặc biệt. Rất đặc biệt ở chỗ là khi tác tạo muôn loài, bất cứ sự ǵ, Chúa cũng chỉ phán có một lời. Hăy có mặt trời, là có mặt trời. Hăy có chim muông cầm thú, là có chim muông cầm thú. Nhưng khi tạo dựng con người th́ Chúa lại đă không phán một lời để có con người. Vậy Thiên Chúa tạo dựng con nguời như thế nào? Kinh Thánh nói cách rất đơn giản, đó là “The Lord God formed man out of the clay of the ground...” Câu này tuy đơn giản nhưng lại tiềm ẩn một công tŕnh tạo dựng rất phức tạp, vĩ đại, và quy mô.  Để hiểu được chút nào những ǵ tiềm ẩn trong câu này, trước hết chúng ta hăy để ư đến chữ “The”. Chữ “The” là chỉ định từ xác định (definite article), chứ không phải là chỉ định từ bất định (indefinite article), tức là không phải Chúa đă dùng bất cứ cục đất nào mà phải là cục đất “được chỉ định này” mới được, và như thế là có sự định đoạt, có sự an bài. Nói theo cách làm việc của chúng ta là có kế hoạch.
Rồi để bổ túc cho sự định đoạt này là sự lựa chọn được diễn tả trong mệnh đề “out of the clay of the ground”. Sự lựa chọn này rất là quan trọnng, v́ khi đă lựa chọn th́ ai cũng chọn cho hợp ư ḿnh, đúng không? Thiên Chúa cũng vậy, khi tác tạo chúng ta Người cũng đă lựa chọn một cục đất sét cho hợp với ư Người, chứ Người đă không dùng bất cứ cục đất sét nào, và Người làm như vậy để chúng ta thấy được sự quan tâm đặc biệt của Người dành cho chúng ta. Một điểm quan trọng nữa, đó là Chúa đă chọn đất sét. Tại sao vậy? Tại sao Chúa không chọn cát, bùn, hay sỏi đá? Bạn biết khi c̣n ướt, đất sét mềm, dẻo, dễ nắn nót nói lên sự yếu đuối, uyển chuyển, dễ uốn nắn của con người. Khi đă khô, nhất là sau khi được nung nấu, đất sét rất cứng và bền nói lên sự bền bỉ, sức chịu đựng có chút nào cứng đầu và ương ngạnh của chúng ta. Đất sét c̣n có đặc tính nối kết (cohesiveness) gắn bó với nhau nói lên sự gắn bó giữa con người với nhau và với Chúa. Cho nên khi chưa tác tạo chúng ta, th́ Chúa đă làm nên đất sét cho mục đích này; để từ đó Người đă chọn làm công việc như một người thợ gốm, công việc được Tiên Tri Isaia diễn tả trong chương 64:8 của ông như sau :  Yet, O LORD, thou art our Father; we are the clay, and thou art our potter; we are all the work of thy hand.”  Lư do nữa mà Chúa dùng đất sét là để nhắc nhở chúng ta hăy sống theo đường lối của Chúa; bằng không Chúa sẽ đối xử với chúng ta như Người tuyên phán qua Tiên Tri Jeremiah chương 18:2-4 như sau: (2) "Arise, and go down to the potter's house, and there I will let you hear my words." (3) So I went down to the potter's house, and there he was working at his wheel. (4) And the vessel he was making of clay was spoiled in the potter's hand, and he reworked it into another vessel, as it seemed good to the potter to do. Thành ra từ nguyên thủy, từ lúc tạo dựng chúng ta, Người đă chuẩn bị tất cả để sau này Người lại dùng các tiên tri mà nhắc nhở cho chúng ta thân phân của ḿnh.
Chữ quan trọng nữa là động từ form. Form tức là nắn nót cho đúng với hay theo với một khuôn khổ nào, và theo Sách Sáng Thế Kư, chương 1 câu 26 th́ Chúa formed, nắn nót chúng ta theo như h́nh ảnh Người. Sau cùng th́ Chúa c̣n phải thở hơi của Người vào lỗ mũi của chúng ta, lúc đó chúng ta mới có sự sống. Con cá có sự sống không? Có chứ! Con chó có sự sống không? Có chứ! Nhưng Chúa có thở hơi của Người vào con cá hay con chó hay bất cứ một sinh vật nào khác không? Thưa không! Bạn thấy chưa, tôi đă nói sự tạo dựng con người của Thiên Chúa là một công tŕnh phức tạp và quy mô chứ đâu có đơn giản. Nhưng tại sao vậy?  Bạn có bao giờ đắp tượng hay nhờ ai đắp tượng của chính bạn chưa? Chắc là chưa v́ ít có người làm như vậy lắm. Nhưng giả sử như bạn muốn đắp tượng của chính bạn th́ bạn có bỏ công bỏ sức, bỏ hết mọi nỗ lực vào công việc này để cho pho tượng đó giống bạn và hợp ư bạn không? Nhất định là có rồi, phải không? Khi đă đắp được pho tương giống như bạn, pho tượng mà bạn rất hài ḷng th́ bạn có yêu thích, có trân quư, có đặt vào một chỗ thích hợp nhất trong nhà của bạn không? Tôi dám chắc là không riêng ǵ bạn, mà ai cũng làn như thế, và ngay cả Thiên Chúa cũng vậy, v́ khi tác tạo chúng ta nên như h́nh ảnh Người, th́ đó là lúc Người tạc pho tượng của chính Người, cho nên Người mới yêu thương chúng ta hơn mọi loài thụ tạo khác. Và cũng chính v́ quá yêu thương chúng ta nên thay v́ chỉ phán một lời để chúng ta có sự sống, th́ Người lại cúi xuống thở hơi vào chúng ta để chúng ta có sự sống. Người thở hơi vào chúng ta như thế nào? Bạn có biết làm hô hấp nhân tạo theo phương pháp mouth to mouth không? Theo tôi th́ Chúa thở hơi vào chúng ta như vậy đó, và như vậy là Chúa hôn chúng ta th́ đúng hơn. Tôi nói Chúa hôn chúng ta v́ Chúa yêu chúng ta qúa độ, mà hôn là một cách để biểu lộ t́nh yêu nên tôi mới nói Chúa hôn chúng ta, chứ tôi không có ư nói là Thánh Kinh sai. Xin đừng hiểu lầm. Bạn thân mến, bây giờ th́ bạn thấy được t́nh yêu nồng nàn, t́nh yêu tuyệt vời mà Thiên Chúa dành cho bạn rồi chứ? Bạn có vui không? Có cảm thấy sự có mặt của bạn trên đời này là một hồng ân cao cả không? Chưa hết đâu bạn ạ. Bạn có biết sau khi đă tác tạo và ban sự sống cho chúng ta th́ Thiên Chúa làm ǵ không? Đố bạn một lần nữa đó.
Thưa bạn, sau khi đă tác tạo và ban sự sống cho chúng ta th́ Thiên Chúa nghỉ ngơi, và đó là ngày thứ bảy. Bạn trả lời có đúng không? Cám ơn bạn, nhưng câu đố kế tiếp này th́ tôi chắc là bạn không có câu trả lời. Đố bạn tại sao Chúa lai nghỉ vào ngày thứ bảy? Chúa mệt à? Không, nhất định là không! Bởi v́ Thiên Chúa đâu có bị lệ thuộc vào môi trường, thời gian, không gian, hay bất cứ một đ́êu kiện sinh hóa nào đâu mà mệt? Vậy th́ tại sao Chúa nghỉ? Bạn có biết là tôi phải chầu Thánh Thể bao nhiêu lần mới có được câu trả lời không? Bây giờ tự nhiên tôi lại cho bạn câu trả lời được sao? Đâu có dễ như vậy! Nhưng thôi, tôi sẵn sàng chia xẻ với bạn; chỉ xin bạn đọc một kinh Sáng Danh, đọc ngay bây giờ, để tán tụng, để ngợi khen, và để cảm tạ t́nh yêu cao vời của Thiên Chúa, rồi xin bạn đọc tiếp.
Bạn thân mến, trở lại chuyện đắp tượng ở trên. Khi bạn đắp tượng của bạn, nếu bạn thấy ǵ sai th́ tất nhiên là bạn phải sửa; chỗ nào thiếu th́ bạn thêm vào, chỗ nào thừa th́ bạn bớt ra. Và giả như bạn không đồng ư với pho tượng chút nào hết, th́ bạn có thể đập đi và làm lại, y như người thợ gốm ở trên vậy. Cứ như thế cho đến lúc bạn thấy thật hài ḷng với pho tượng; đến lúc bạn thấy pho tượng của bạn không c̣n ǵ cần phải sửa chữa nữa, th́ bạn ngưng, bạn nghỉ, không tiếp tục nữa v́ công việc đă hoàn thành, có đúng không? Thiên Chúa cũng vậy, công tŕnh tạo dựng vũ trụ của Người bắt đầu từ ngày thứ nhất, chưa ưng ư, Người tiếp tục sang ngày thứ hai..., thứ ba..., thứ tư..., thứ nam..., và sau cùng đến ngày thứ sáu, sau khi tạo dựng con người th́ Người cảm thấy quá hài ḷng với công việc của ḿnh, Người đă thấy là công tŕnh của Người đến đây là hoàn tất, nên Người ngưng, Người nghỉ.  Bạn thấy chưa, Thiên Chúa yêu thương chúng ta đến độ sau khi tạo dựng chúng ta rồi, th́ Người không c̣n mưốn tạo dựng thêm một loài thụ tạo nào nữa. Người đặt chúng ta vào vị trí độc nhất vô nhị trong trái tim của Người. Bạn c̣n chờ ǵ nữa mà không đáp trả lại t́nh yêu cao vời này. Hăy học hỏi Kinh Thánh, bạn sẽ c̣n thấy nhiều điều lạ lùng khác.
 
Bạn thân mến, tôi vừa chia xẻ với bạn lư do tại sao tôi học hỏi Kinh Thánh. Tôi cũng đă tŕnh bày với bạn những khó khăn và phương pháp tôi dùng để t́m câu giải đáp cho những ǵ tôi không hiểu khi học hỏi Kinh Thánh. Sau cùng tôi cũng đă chia xẻ với bạn một chút hiểu biết về Thiên Chúa mà tôi được ban cho. Trong sự chia xẻ này, tôi hy vọng bạn đă nhận ra là những ǵ viết trong Kinh Thánh thường là rất đơn giản nhưng lại khó hiểu. Nhưng bạn có biết không ? Sự đơn giản của Kinh Thánh chính là cái cửa của một lâu đài nguy nga cổ kính, nếu bạn không mở th́ không bao giờ bạn có thể khám phá được những kho tàng chứa đụng bên trong. Sự khó hiểu của Kinh Thánh chính là lời mời: Hăy t́m kiếm Thiên Chúa. Nếu bạn không t́m th́ làm sao bạn gặp được đây? Nguyện xin Thiên Chúa tuôn đổ mọi hồng ân xuống cho bạn để bạn có thể gặp gỡ Người, và nếu được xin bạn hăy phổ biến bức thư này. Khi phổ biến bức thư này xin bạn đừng sửa chữa ǵ. Tôi sẵn sàng đón nhận mọi sửa sai, mọi ư kiến xây dựng, và nếu bạn muốn góp ư, xin bạn ghé thăm trang blog:  http://tongdobacai.blogspot.com/  hay
 
Thân ái mến chào trong t́nh yêu Thiên Chúa và Mẹ Maria,
 
Giuse Phạm Văn Tuyến
 
Viết xong tại Charlotte, NC
Ngày 2 tháng 2, năm 2012