LOAN BÁO TIN MỪNG CÁCH MỚI MẺ DƯỚI GÓC ĐỘ

GIÁO HỘI NHƯ LÀ THÂN M̀NH ĐỨC KITIÔ

Phaolô Vũ Chí Hỷ SSS

  

 ẫn Nhập

Như chúng ta đă biết, Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XIII, được Đức Bênêđictô XVI triệu tập, sẽ diễn ra tại Roma vào tháng 10, năm 2012 với chủ đề: “Tân Phúc âm hóa để thông truyền Đức Tin Kitô giáo” (Nova evangelizatio ad christianam fidem tradendam). Và chúng ta cũng biết rằng, trước đó, Đức Gioan Phaolô II đă giải thích trong những dịp viếng thăm mục vụ ở nhiều nơi trên thế giới, theo đó chúng ta đi đến một nhận định: Tân Phúc Âm hoá không phải là t́m kiếm hay giới thiệu một Phúc Âm mới, nhưng chính là nỗ lực loan báo Tin Mừng với cách diễn đạt mới, phương pháp mới, phong cách mới, cường độ mới, nhiệt huyết mới hay khí thế mới trước những thách đố mới của tâm thức và văn hóa thời đại.

Để tiếp tục buổi thảo luận hôm nay, đề tài được tŕnh bày sau đây như là một cố gắng minh định phần nào điều muốn nói khi suy nghĩ về “Loan Báo Tin Mừng cách mới mẻ dưới góc độ Giáo Hội là Thân Ḿnh Đức Kitô”. Đặt vấn đề như thế, bởi v́ Giáo Hội vừa là “người rao giảng” vừa là “kết quả” của việc rao giảng, như các thuyết tŕnh viên khác đă tŕnh bày.[i] Và thiết nghĩ, theo hướng nh́n của Thượng Hội Đồng Giám Mục trong bản Đề Cương (Lineamenta), khi t́m kiếm phương pháp mới, thực sự đó chính là lúc chúng ta phản tỉnh về căn tính, t́m lại lư do về sự hiện hữu của ḿnh, cũng như t́m ra cách thức mới để sống đức tin, để làm người Kitô hữu, để là Giáo Hội. Vatican II đă khẳng định: “Giáo Hội tự bản chất là truyền giáo”. Vậy Giáo Hội rao giảng Tin Mừng, nên Giáo Hội hiện hữu. Giáo Hội hiện diện giữa ḷng thế giới là để “làm chứng cho kư ức sống động về Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô”.[ii]

Như thế, chúng ta có thể khởi đầu bằng việc trở về với khái niệm truyền thống: “Giáo Hội là Thân Ḿnh Đức Kitô”, mà chính Thánh Phaolô đề xướng (Ep 4:12; 5:23; 1Cr 10:17; 12:27; Rm 12:15; Cl 1:24). Trở về với truyền thống, chúng ta thấy rằng Giáo Hội sơ khai đă t́m cách định nghĩa chính ḿnh tiên vàn như một mầu nhiệm tương thuộc, đó là Thân Ḿnh duy nhất của Đức Giêsu Kitô. Thân Ḿnh này bao gồm tất cả những người có cùng một đức tin, nhận lănh cùng một phép rửa, cùng được dự phần vào một thực tại Thánh Thể, và sinh động bởi một Thần Khí (1Cr 10:16-17; 12:13; Ep 1:23). Giáo Hội sống bằng chính sự sống của Đức Kitô, v́ Người là “Đầu” của toàn thân (Cl 1:15-18) và yêu thương toàn thân như bạn trăm năm (Ep 5:25-28). Do đó, chúng ta sẽ triển khai thành ngữ “Giáo Hội: Thân Ḿnh Đức Kitô” trong bối cảnh của mầu nhiệm hiệp thông, mầu nhiệm vượt qua của Đức Kitô và niềm hy vọng cánh chung của Giáo Hội. Sau đó, chúng ta sẽ cùng trao đổi về những phương thức mới, phong thái mới: làm thế nào để có thể loan báo Tin Mừng hữu hiệu hơn, khả tín hơn và đáp ứng được những nhu cầu hay yêu sách đặc biệt của thế giới hôm nay?

 

1.GIÁO HỘI: THÂN M̀NH ĐỨC KITÔ và SỨ VỤ LOAN BÁO TIN MỪNG

 

 

 

Khi Thánh Phaolô định nghĩa Giáo Hội là Thân Ḿnh Đức Kitô, trước hết là để nhận thức rằng: “như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, th́ Đức Ki-tô cũng vậy … tất cả chúng ta, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đă chịu phép rửa (được tái sinh) trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể ” (1Cr 12:12-13). Có thể nói, đây là một định nghĩa rất “năng động” và “trung thực”, một định nghĩa như muốn tôn trọng toàn vẹn chân tính Giáo Hội, bởi v́ nhắm đến Giáo Hội như một thực tại quy tụ các Kitô hữu hiệp thông với Đức Kitô và với nhau trong một Thân Ḿnh. Hơn nữa, khái niệm “Thân Ḿnh Đức Kitô” không chỉ nói đến một cộng đồng các tín hữu địa phương, mà c̣n ám chỉ cả Giáo Hội phổ quát. Thật vậy, được thiết lập trong Máu Giáo Ước mới và vĩnh cửu của Đức Kitô, Giáo Hội được tràn đầy Thần Khí yêu thương của Người, để trở nên hiện thân của chính Người trong thế giới lịch sử, như bí tích cứu độ, dấu chỉ loan báo Tin Mừng “hiệp nhất giữa Thiên Chúa với con người cũng như giữa con người với nhau.” [iii]  

 

 

 

Một Cộng Đồng Hiệp Thông loan báo Tin Mừng Hiệp Thông

Như thế, Giáo Hội là một Cộng Đồng hiệp thông, là công tŕnh của Thiên Chúa để loan báo Tin Mừng hiệp thông. Trong nhiều hàm ư khác nhau mà thuật ngữ “hiệp thông” (koinonia) được sử dụng cho phù hợp với từng bối cảnh khác biệt của Tân Ước, ở đây chúng ta tập trung vào cách thức mà theo đó nói đến hiệp thông là nói đến trọng tâm căn tính, bản chất cũng như đời sống và sứ vụ rao giảng của Giáo Hội. Phát sinh từ mầu nhiệm “Hiệp thông Ba Ngôi”, Giáo Hội là một phản ảnh, một bằng chứng của mầu nhiệm hiệp thông tuyệt đối giữa Ba Ngôi Thiên Chúa. Như Lumen Gentium diễn đạt: “Giáo Hội phổ quát xuất hiện như một dân tộc được quy tụ do sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.[iv] V́ thế, Giáo Hội có nguồn gốc từ trời cao, từ sứ mệnh của Ba Ngôi, là sáng kiến của Thiên Chúa. Chính từ trời mà Con Thiên Chúa đă nhập thể, “hoàn toàn trút bỏ vinh quang”, mặc lấy thân phận con người, “sống như người trần thế” (Pl 2:6-7), và tuôn đổ Thần Khí của Người vào ḷng các tín hữu. Thần Khí ấy đă đi vào thế giới lịch sử, linh hoạt, làm cho nhân loại thuộc mọi chủng tộc và dân nước, mọi văn hóa, giai cấp và thời đại trở thành những chi thể của một Thân Ḿnh, đến độ tất cả có thể gọi Thiên Chúa: “Abba, lạy Cha” (Rm 8,15 ; Gl 4,6). 

Hơn nữa, như Thân Ḿnh hiệp thông với Đức Kitô và với nhau trong cùng một Thần Khí, Giáo Hội là cộng đồng hiệp nhất trong đa dạng. Hiệp nhất, v́ chính Đức Kitô là Đấng đă phá đổ mọi bức tường ngăn cách giữa con người (Ep 2,14). Người là Đấng đă chết để quy tụ tất cả con cái Thiên Chúa về gắn bó với nhau trong một tương quan hoàn toàn mới (Ga 11,52 ; 17, 20 ). Tương quan đó bắt nguồn từ nguyên lư nội tại: “Chỉ có một Thân Ḿnh, một Thần Khí…một Chúa, một đức tin” (Ep 4:1-6). Thế nên, hiệp nhất là đặc tính cấu tạo nên yếu tính của Giáo Hội, một Cộng Đồng được khuôn đúc theo h́nh ảnh Đức Kitô, “nhờ Người, với Người và trong Người” mà Thần Khí tràn lan trên các tín hữu. Không có hiệp nhất, phải chăng cũng chẳng có một Giáo Hội như ư muốn của Đức Kitô, v́ hiệp nhất nằm trong chính định nghĩa về Giáo Hội. Thánh Phaolô, trong bối cảnh Hy Lễ Tạ Ơn, cũng đă tóm lược giáo lư đó:“Chỉ có một Tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Tấm Bánh ấy, nên tuy nhiều người chúng ta chỉ là một thân thể” (1 Cr 10:17). Và đây là điều kiện để Giáo Hội cùng sống, cùng rao giảng bằng sự sống, bằng sức mạnh duy nhất của Thần Khí, v́ Người là “Linh Hồn” của Giáo Hội, là nền tảng để có chung cùng một đức tin, một đức ái và một niềm hy vọng .[v]Quả thật, bằng việc truyền thông Thần Khí của Người, Đức Giêsu đă thiết lập anh em Người, được triệu tập từ muôn dân, thành thân thể của Người cách mầu nhiệm”.[vi]

Và nếu hiệp nhất là trạng thái kết hợp mật thiết và hài ḥa với nhau, trở nên một trong nhau như huyền nhiệm sâu thẳm của t́nh yêu, th́ đa dạng là chiều kích khai phóng sáng tạo của t́nh hiệp nhất. Như Vatican II khẳng định: “Giáo Hội do Chúa thiết lập được tổ chức và điều khiển theo nhiều lề lối khác biệt kỳ diệu”.

 

[vii] Trong ư nghĩa đó, th́ đa dạng không phải là mâu thuẫn với đặc tính duy nhất của một Thân Ḿnh, nhưng trái lại, xác minh tính chất phổ quát của một Giáo Hội trọn vẹn không phân chia, một Giáo Hội công giáo theo nguyên ngữ. Nếu có khác nhau, đó là sự khác biệt trong các nhiệm vụ, công tác, chức năng hay đoàn sủng: “Mỗi người chúng ta đă nhận được ân sủng tuỳ theo mức độ Đức Ki-tô ban cho… Và chính Người đă ban ơn cho kẻ này làm Tông Đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ” (Ep 4:7, 11). V́ thế, đa dạng không phải là hạn chế, nhưng đúng hơn là phương thế thiết yếu làm sáng tỏ sự hiệp nhất của một cộng đồng tham gia, đồng trách nhiệm, cộng sinh, cộng tác và cộng sự: “nhờ đó dân thánh được chuẩn bị để làm công việc phục vụ, là xây dựng thân thể Đức Ki-tô, cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới t́nh trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên măn của Đức Kitô” (Ep 4:12-13). Chính ở đây mà tính đa dạng cũng nói lên sự phong phú vô hạn của Thần Khí, Đấng ban phát muôn vàn ân huệ khác nhau theo nhu cầu của các thừa tác vụ, ngơ hầu làm cho Giáo Hội được tăng trưởng: “Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. Thần Khí tỏ ḿnh ra nơi mỗi người một cách, là v́ ích chung” (1Cr 12: 6-7; Rm 12:3; Gl 3:27-28). 

Một khía cạnh khác khiến chúng ta nói tới hiệp nhất trong đa dạng, đó là chiều kích “nhập thể” của Giáo Hội vào trong những môi trường, trong đó có những t́nh huống sống khác biệt về phương diện xă hội, văn hóa, chủng tộc, kinh tế, chính trị giữa các chi thể. Với tư cách là Thân Ḿnh Đức Kitô, để tiếp nối sứ mạng của Người là phục vụ con người và thế giới, Giáo Hội “đến với muôn dân”, “sống giữa muôn dân”, hội nhập, mặc lấy những sắc thái khác nhau trong lối suy tư và hiện hữu liên quan đến cách thức Giáo Hội thể hiện chính ḿnh và cuộc sống cộng đoàn của ḿnh trong việc rao giảng Tin Mừng, trong mọi sinh hoạt mục vụ và cử hành phụng vụ, đồng thời cũng v́ thế mà làm nổi bật bản sắc hay những gía trị cá biệt của từng địa phương, từng dân tộc của mọi nền văn hóa nhân loại. Tuy nhiên, phải nói rằng, dù có đa dạng hay khác biệt đến đâu đi nữa, th́ tất cả, như Vatican II quảng diễn,“đều làm chứng cho sự hiệp nhất kỳ diệu của Thân Ḿnh Đức Kitô; thực vậy, chính sự khác biệt về ân huệ, tác vụ và hoạt động lại là mối dây kết hợp con cái Thiên Chúa làm một, v́ mọi sự đều là công tŕnh của cùng một Thánh Thần duy nhất”.[viii] Chính Thánh Thần thôi thúc và dẫn đưa Giáo Hội vào trong t́nh hiệp thông, o công tác phục vụ. Người huấn luyện và dẫn dắt Giáo Hội bằng muôn ơn lành theo phẩm chức và đặc sủng, trang điểm Giáo Hội bằng hoa quả của Người (Eph 4,11-12; 1Cor 12,4; Gal 5,22). Sự duy nhất và tính đa dạng trong Giáo Hội cũng như sự hiệp thông và cơ chế thừa tác đều bắt nguồn từ đó.

Suy tư hay gợi lại những khía cạnh căn bản về Giáo Hội là Thân Ḿnh Đức Kitô như thế, chúng ta thấy rằng chỉ có thể tiếp nối sứ mạng của Đức Kitô trong sự hiệp thông với Giáo Hội, bằng cách loan báo tất cả Tin Mừng về một con người “toàn diện” như một huyền nhiệm duy nhất, v́ Đức Kitô và Giáo Hội là “Đức Kitô toàn thể” (Totus Christus).[ix] Giáo Hội là một với Đức Kitô. Giáo Hội làm chứng về một vận mạng chung, về một t́nh yêu hiệp thông hữu hiệu giữa mọi chi thể, như thế nói lên bản chất của Kitô giáo, làm cho Tin Mừng thực sự hiện diện trong thế giới. Sự hiệp thông giữa các thành phần của Giáo Hội với nhau và với Đức Kitô là dấu chỉ cho con người nhận ra được sự hiệp nhất giữa Người với Chúa Cha và Thần Khí. Và đó cũng là lư do tại sao vấn đề hiệp nhất giữa những người cùng niềm tin vào Đức Kitô lại là một trong những thách đố hàng đầu của công cuộc loan báo Tin Mừng. Đúng theo kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa th́ Giáo Hội nhất thiết là bí tích hiệp thông, dấu chỉ và khí cụ hiệp nhất giữa con người, để rao giảng Tin Mừng hiệp thông, vượt qua mọi chia rẽ trong nhân loại.[x] Giáo Hội chỉ duy nhất, thánh thiện trong Thân Ḿnh duy nhất của Đức Kitô, trong Thần Khí duy nhất của Thiên Chúa, và chỉ tông truyền khi trung thành với mệnh lệnh:“Anh em hăy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16:15).

Thế nên, khi sự hiệp thông nơi Thân Ḿnh Đức Kitô bị đổ vỡ, nhất là trong bối cảnh hôm nay của nhân loại, th́ sứ vụ rao giảng trở thành một vấn nạn hơn là sứ điệp có sức mạnh khai mở dẫn tới niềm tin. Điều đó có ảnh hưởng quyết định đến tính khả tín của Giáo Hội là chủ thể loan báo: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ của Thầy… là anh em có ḷng yêu thương nhau” (Ga 13:35). V́ vậy, tất cả nỗ lực truyền bá Phúc Âm, trước hết đ̣i hỏi Giáo Hội chú tâm tới ư nghĩa hiệp thông cũng như ư thức sâu xa về sự hiệp nhất giữa các chi thể trong một Thân Ḿnh. Đặc biệt, hơn bao giờ hết, có thể nói chính xác, như Đức Gioan Phaolô II:“làm thế nào để Giáo Hội trở thành trường dạy hiệp thông và ngôi nhà cho hiệp thông cư ngụ” với tất cả hàm ư có liên quan đến mọi khía cạnh của đời sống Kitô, ngay cả việc cải cách về cơ chế.[xi] Đó là cũng là điều mà Vatican II muốn minh định ngay trong đoạn mở đầu của Hiến Chế về Giáo Hội: “Trong Đức Kitô, Giáo Hội một cách nào đó, là bí tích, nghĩa là dấu chỉ và phương tiện kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và hiệp nhất với mọi người … Nhân loại mà ngày nay đă liên kết với nhau hơn nhờ những liên hệ xă hội, kỹ thuật và văn hóa, cũng cần phải thực hiện sự hiệp nhất trọn vẹn trong Đức Kitô”.[xii]

Thực tế lịch sử đă cho thấy Giáo Hội luôn đổi mới chính ḿnh cũng như canh tân phương thức để cho sứ vụ loan báo Tin Mừng không bao giờ bị gián đoạn. Nếu bản chất của Giáo hội là hiệp thông, th́ có thể nói, hiệp thông tự bản chất là truyền giáo, là truyền bá Phúc Âm. Như tất cả sứ vụ của Đức Kitô là hiến dâng mạng sống ḿnh để chúng ta được nên một. Có thể nói như một tác giả hiện đại: “Điều rơ ràng là chỉ khi nào dân Thiên Chúa tự quy tụ lại với nhau thành một và đồng tâm nhất trí với nhau, lúc đó mới có thể thuyết phục được thế giới”.[xiii] Và như thế, Giáo Hội chỉ thực sự là một Thân Ḿnh, khi Giáo Hội xác tín rằng ḿnh đang được sai đi, tiếp nối Đức Giêsu Kitô đến với mọi người để xây dựng t́nh hiệp thông. V́ chưng “điều chúng tôi đă thấy và đă nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi (1Ga 1:3). Giáo Hội là dấu chỉ, là khí cụ, là người loan báo sự hiệp thông và qua hiệp thông diễn tả sự duy nhất của đức tin, để thế giới có thể tin (Ga 17: 21). Do đó, Giáo Hội không chỉ nói về Đức Kitô, mà c̣n “chỉ cho thấy” Người nữa (Ga 12:21). Chính nhờ vậy, Giáo Hội trở thành một địa điểm hội ngộ, hay một “Sân Chư dân” hiện đại theo kiểu nói của Đức Bênêđictô XVI, một không gian cho mọi người “muốn xem” và được mời gọi “đến mà xem”, đến để nhận biết và gặp gỡ Đức Kitô, để hoà hợp với Thân Ḿnh của Người, đón nhận t́nh yêu và ơn cứu độ hiệp nhất của Thiên Chúa.