Mong Manh - đời tù cải tạo

Khi đọc bài suy niệm "Mong Manh" của Đức Giám Mục Hải Pḥng, Giuse Vũ Văn Thiên, đăng trên Vietcatholic.net, (http://vietcatholic.net/News/Html/96068.htm) tôi cảm nhận được cái mong manh của cuộc đời. Cái mong manh ấy ngân vang vọng về trong tôi và làm cho tôi có dịp suy tư hơn khi tôi tham dự thánh lễ an táng của người bạn trong giáo xứ, anh cũng là người tù cải tạo năm xưa ở Việt Nam. Tôi đă thấm thía lắm khi nghe hát những câu đáp ca này:
“Đời sống con người giống như hoa cỏ. Như bông hoa nở trên cánh đồng. Một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi. Nơi nó mọc không c̣n mang vết tích” (TV 102)
Tựa đề "Mong Manh" làm cho tôi nghĩ về những mảnh đời buông xuôi, những cảnh đời nay c̣n mai mất.
Cái "mong manh" của cuộc đời làm tôi thấy cần phải thay đổi lối sống để cuộc sống có ư nghĩa hơn. Bởi đời là mong manh, lắm cḥng chành nên đời là một cuộc hành tŕnh luôn thăng trầm hướng tới một nơi cố định. Nơi ấy có thể là Thiên Đàng b́nh an hạnh phúc và cũng có thể là chốn địa ngục trầm luân .
 
Nếu đem so sánh cuộc sống của những người tù cải tạo trong các trại tù ở Việt Nam sau năm 1975 khi được thả về gia đ́nh với cuộc sống đời thường của một kiếp người khi ĺa cơi đời, tôi nh́n thấy rất rơ cái tạm bợ, cái phù du, cái mong manh của một đời người.
Nhớ lại thời gian đi tù cải tạo, tôi như đang xem một cuốn phim chiếu chậm và đoạn kết của cuốn phim là ngày tôi được tự do trở về đoàn tụ với gia đ́nh.
Đi tù cải tạo ở Việt Nam là đi tù và lao động khổ sai. Trại tù không giống như nhà tù ở Mỹ hay các nước khác trên thế giới. Ở Mỹ người tù chỉ mất tự do thôi, nhưng các quyền làm người căn bản khác vẫn được tôn trọng. Người tù được nuôi ăn ở trong một môi trường thích hợp, pḥng ốc sạch sẽ vệ sinh, được học hành, được cập nhật thông tin qua báo chí, internet, được chăm sóc y tế, được thăm viếng...
Ở nước Việt Nam Xă Hội chủ Nghĩa trong thời gian tôi bị đi tù cải tạo, người tù như chúng tôi, ngoài việc mất tự do, bị xỉ nhục, bị hành hạ, chúng tôi không được nuôi ăn tử tế, chúng tôi bị đói dài dài. Những con ǵ nhúc nhích như con gián, con thạch sùng, con chuột, con rắn, ngay cả những con sâu nằm trong gỗ đều trở thành những món ăn của người tù. Người tù phải lao động, lao động khổ sai v́ lao động không làm ra của cải vật chất cho xă hội tương xứng với sức bỏ ra, không được hưởng thành quả do sức lao động của ḿnh, mà bị lợi dụng bởi những cai tù cũng như chính sách bóc lột đối với tù nhân theo quan niệm "nước sông công tù". Chúng tôi được gia đ́nh nuôi ăn với chính sách mà nhà nước rêu rao là nhân đạo qua việc cho phép thăm nuôi. Thăm nuôi trước là người tù được thăm viếng sau là được tiếp tế đồ ăn cho khỏi chết đói.
Tôi nhớ lại những năm ấy, gia đ́nh tôi đă trở nên nghèo xác sơ qua mấy lần đổi tiền. Bố mẹ già của tôi, vợ tôi và các con nhỏ của chúng tôi đều rất đói, đói liên tục. Những củ sắn hà, những miếng khoai sùng chỉ làm cho ỏng bụng chứ không giúp no ḷng. Thế mà v́ thương tôi, mẹ tôi và nhất là vợ tôi đă cứ đến hẹn lại đến thăm nuôi tôi. Vượt đường xá xa xôi, lo chạy tiền đi xe, rồi lại tiền mua đồ ăn cho tôi nữa. Dĩ nhiên những chi phí này lại làm cho bố mẹ, vợ con tôi phải thắt lưng buộc bụng hơn nữa. Cái nghèo triền miên ở nhà san sẻ cho cái đói hàng ngày trong tù. Bây giờ mọi sự đă đi vào dĩ văng... cái c̣n nhớ măi là t́nh yêu của gia đ́nh đă dành cho tôi.
Chính trong hoàn cảnh như vậy, cuộc sống của người tù đă trở nên rất giống đời thường trong một xă hội thu nhỏ.
Có người tù chấp nhận đói ăn, cho nên trại cho ăn ǵ th́ ăn đó. Khi được thăm nuôi th́ có thêm một chút bổ dưỡng càng tốt, nhưng nếu không có th́ vẫn bấm bụng chịu đói được. Những người này dành thời giờ ít ỏi có được để suy tư, để nhớ về gia đ́nh, để tư tưởng của ḿnh vượt qua khỏi hàng rào kẽm gai, vượt qua sự kiểm soát ngặt nghèo của bộ đội canh gác, vượt qua các buổi kiểm điểm để ước mơ một cuộc sống có ư nghĩa hơn khi có cơ hội trở về.
Có người cần phải "cải thiện" thêm, nghĩa là lo kiếm thêm rau dại, măng rừng, bắt thêm con cóc, con nhái để thêm vào bữa ăn. Dĩ nhiên là những người này rất vất vả, có khi c̣n bị nhốt, bị đánh v́ đă vi phạm kỷ luật của trại. Họ dành thời giờ cho việc kiếm ăn, tích góp những lon nhôm để làm nồi nấu, túi ny-lon để mồi lửa, cành cây khô để làm củi đun. Họ ăn no bụng với những thứ lổn ngổn ấy, có khi lại gây ra đau bụng, tiêu chảy. Ngày nào họ cũng bận rộn với những thứ linh tinh và đêm về mệt nhoài lăn ra ngủ để quên hết nỗi nhớ nhà .
V́ cái bụng, có người đang tâm bán đứng anh em, là ăng-ten, để mong được thêm chút ân huệ như thêm được miếng cháy vét nồi hay được thăm nuôi lâu giờ...
Có người bon chen để được làm chức "Trưởng" như trưởng nhà, trưởng pḥng, trưởng bếp, trưởng ban này ban nọ, để sai bảo người khác,để tỏ ra uy quyền. Cái danh hăo ấy lại càng tởm lợm hơn khi đến giờ đi tắm, cán bộ trại dẫn từng toán tù đến một ḍng suối, mọi người trần truồng như nhộng nhảy xuống, vội vàng "tranh thủ" tắm, rồi khi nghe tiếng c̣i lại vội vàng leo lên bờ. Đă đến nước này mà vẫn c̣n có những kẻ muốn làm khác, muốn nổi hơn trong cảnh đám tù đang "trở về nguyên thủy loài người".
Có người nhận ra tù đă là khổ quá rồi, nên không muốn bị khổ thêm cũng như không muốn gây khổ cho ai nữa. Họ vượt lên cái thiếu thốn về ăn mặc, vượt lên cái tầm thường hàng ngày để sống đúng địa vị của con người bằng chia sẻ, giúp đỡ yêu thương anh em tù khác. Họ trở thành những người cổ vũ và làm chứng cho t́nh yêu, không qua lời nói, không qua diễn thuyết mà bằng chính việc làm của ḿnh, bằng hy sinh của chính ḿnh. Họ là những người có tâm hồn thánh thiện, họ là ánh sáng, là niềm hy vọng và cũng là chân lư sáng ngời làm chùn bước những mưu đồ đen tối. Họ can đảm nâng đỡ những người chỉ v́ không chịu nổi đói khát, cô đơn đă trở nên thù hận với chính ḿnh, rồi gieo thù gieo oán cho những anh em cùng cảnh ngộ.
Một điều chắc chắn người tù nào cũng nhận ra là ngay khi được tự do, được bước ra khỏi không gian tù tội th́ họ sẽ bỏ lại hết, bỏ lại tất cả bon chen, kèn cựa, chức tước... những thứ tích lũy, những thứ "cải thiện" đều không c̣n ư nghĩa ǵ. Họ quên hết mọi sự, quên đói, quên gian truân, quên cả hận thù. Những người tù khi được thả đă ra về với chỉ một bộ quần áo trên ḿnh và mảnh giấy tạm tha.

Hành trang về nhà của người tù được gói ghém trong tim sẽ là ánh mắt cảm thông, chia sẻ của những người cùng cảnh ngộ, là nụ cười an ủi, nâng đỡ những giây phút yếu ḷng muốn đầu hàng buông xuôi, là t́nh bạn chân thành nảy sinh trong chốn tù đày.. Hành trang đó là mầm sống đem cấy vào gia đ́nh ngày vui đoàn tụ, là hoa an b́nh nở rộ trong những ngày hạnh phúc.

Nghĩ lại cảnh sống trong trại tù cải tạo và cuộc đời thường mà tôi đang sống hiện nay, tôi nhận ra những điểm mong manh tương đồng và tôi cần phải chọn lối sống cho xứng đáng là con của Chúa, là người Kitô hữu đích thực.
Nếu tôi chọn lối sống quá nhiều lo toan, vật vă tối ngày v́ đồng tiền, v́ xe cộ, v́ nhà cửa th́ tôi cũng giống như anh tù bận rộn với lon ống, củi lửa, bếp núc cho cái bụng khi ở trong tù. Khi đến giờ Chúa gọi tôi về, mọi thứ vật chất tôi miệt mài t́m kiếm sẽ chẳng là ǵ đối với tôi và tôi cũng đành ḷng bỏ lại tất cả mà ra đi.
Nếu tôi chọn lối sống đua chen v́ danh vọng, quyền thế mà lại bất chấp luân thường đạo lư, làm hại người khác th́ tôi cũng đă chọn lối sống của anh tù với bả danh hăo. Tôi không biết ḿnh sống trên cơi đời này để làm ǵ. Khi Chúa gọi tôi về th́ tôi cũng ra đi với một cái xác chờ thối rữa trong nấm mộ ngoài nghĩa trang hiu quạnh mà thôi. Nếu mộ tôi có được xây thật đẹp, lát vàng, đá quư th́ cũng chỉ là cái cớ cho thân nhân của tôi đi vào con đường vênh vang và kết cục cũng lạnh lùng như tôi dưới ḷng đất này.
Nếu tôi chọn lối sống có những suy tư về cuộc đời, có giây phút tâm sự với Chúa là Đấng tạo dựng lên tôi và cảm nhận được t́nh yêu của Ngài đối với tôi, th́ tôi sẽ lợi dụng những giờ phút trên cơi đời này để thiết lập sự tương giao tốt đẹp với Chúa, để nghe tiếng Chúa và thực thi lời Ngài dạy là mến Chúa yêu người. Tôi sống với cái tṛng trành của cuộc đời nhưng cuộc đời tôi có ư nghĩa hơn. Tôi dành nhiều th́ giờ và công sức chuẩn bị cho ngày đ̣an tụ với Cha tôi, với anh chị em tôi ở trên Thiên Đàng. Tôi đánh đổi những cái giả tạo đời này để lấy hạnh phúc thật và trường cửu đời sau.

Có một điều rất khác biệt giữa xă hội chốn lao tù cải tạo và đời thường là đi cải tạo sẽ có ngày hoặc về với gia đ́nh hoặc chết rũ trong tù. Nhưng với xă hội đời thường th́ chắc chắn là ai cũng phải chết, phải từ bỏ thế gian này mà ra đi dù có yêu thế gian này đến mấy. Đi về đâu? Đi về nhà Cha yêu dấu để được hưởng hạnh phúc bên Cha măi măi hay là đi vào chốn trầm luân hỏa ngục đời đời là do sự chọn lựa lối sống của ḿnh. Chúa quyền phép có thể làm được mọi sự, nhưng Ngài cho tôi cái quyền chọn lựa, theo Chúa hay không.

Trong Mùa Chay Thánh này, Giáo Hội mời gọi tôi nhận biết tôi là tro bụi, rồi tôi trở sẽ về bụi tro, cuộc đời tôi đang sống là mong manh tạm bợ. Chính chúa là Đường, là Sự Thât. Ngài là mẫu mực cho cuộc sống của tôi. Chớ ǵ tôi được bắt chước Thánh Phaolo để sống như lời này: "Tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà chính Chúa sống trong tôi" (Gl 2,20). Tôi đang sống nhưng luôn canh cánh bên ḷng, mong chờ ngày về đoàn tụ với Cha tôi ở trên trời. Sự canh thức của tôi ví như người tù cải tạo mong ngày về đoàn tụ với gia đ́nh, như người lính gác mong chờ hừng đông.
 
(Luôn nhớ đến Cha tôi, một người tù cải tạo năm xưa).
 
NHTu.