SỐNG
THÁNH THIỆN
TIÊN BÁO VỀ SỰ NGƯỢC ĐĂI
Nếu bạn sống đạo đức, bạn sẽ bị chịu đau khổ.
Bạn không thể ước tính. Đó không là vấn đề của
đau khổ mà là vấn đề của thời điểm và mức độ.
Chúng ta muốn công bố những lời hứa của Thiên
Chúa về sự quan pḥng và sự bảo vệ. Nhưng có bao
nhiêu người trong chúng ta công bố những lời hứa
đó? Thánh Phaolô nói: “Những
ai muốn sống đạo đức trong Đức Kitô Giêsu, đều
sẽ bị bắt bớ” (2
Tm 3:12). Tôi không muốn. Có ai lại muốn bị hành
hạ chứ?
Nhưng Chúa Giêsu đă có “định luật” của Bát Phúc
(Tám Mối Phúc Thật): “Phúc
thay ai bị bách hại v́ sống công chính, v́ Nước
Trời là của họ. Phúc thay anh em khi v́ Thầy mà
bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều
xấu xa” (Mt 5:10-11).
Trong các Mối Phúc khác, chữ “phúc thay” đều
được dùng, nhưng trong Mối Phúc đặc biệt này,
Chúa Giêsu dùng chữ “phúc thay” 2 lần để nhấn
mạnh phúc lành của Thiên Chúa dành cho những
người bị bách hại.
Theo bản chất của điều đó, sự công chính mang
tính đối đầu. Chính việc bạn tin vào Chúa Giêsu đă
“làm phiền” một số người, v́ Chúa Giêsu đă nói: “Ai
làm điều ác, th́ ghét ánh sáng và không đến cùng
ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách”
(Ga 3:20). Người ta viện nhiều cớ về lư do không
là Kitô hữu, nhưng lư do người ta không đến với
Đức Kitô là họ không muốn những điều xấu của họ
bị vạch trần. Họ không muốn nhận ḿnh là tội
nhân.
Bạn đại diện cho Đức Kitô. Thực tế là nếu bạn
theo Ngài, bạn sẽ đối mặt với sự bách hại, v́ ai
muốn sống thánh thiện trong Đức Kitô th́ đều bị
bách hại
– cách này hay cách khác.
TẠI SAO TÍN HỮU PHẢI NÊN THÁNH?
Rất rơ ràng trong các giáo huấn của Kinh thánh: “Không
ai không có tội” (x. 1 Ga
1:8-10), cũng rơ ràng khi Thiên Chúa muốn các
tín hữu thực sự sẽ không quen phạm tội. “Ai
đă được Thiên Chúa sinh ra th́ không phạm tội,
v́ mầm sống của Thiên Chúa ở lại trong người ấy,
và người ấy không thể phạm tội, v́ đă được Thiên
Chúa sinh ra” (1 Ga 3:9).
“Thực hành” tội là sống quen phạm tội. Người
không được cứu độ sẽ sống quen phạm tội. Tội
không tin là điều b́nh thường đối với những
người đă hư mất. Người tin chân thành không sống
trong thói quen phạm tội. Họ có thể phạm tội
thường xuyên nhưng họ sẽ không biến nó thành
thói quen.
Từ ngữ “thánh thiện”, “lành thánh” “thánh nhân”,
và “thánh hóa” xuất xứ từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là
“dành riêng cho Thiên Chúa”. Người tin vào Đức
Giêsu Kitô được Chúa Thánh Thần dành riêng cho
Thiên Chúa. “Thánh nhân” là người dành riêng cho
Thiên Chúa, sống thánh thiện trước mặt Thiên
Chúa nơi Đức Kitô, với bổn phận sống thánh
thiện: “Anh
em hăy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để
nên giống Đấng Thánh đă kêu gọi anh em,16 v́ có
lời Kinh Thánh chép: Hăy sống thánh thiện, v́ Ta
là Đấng Thánh” (1 Pr
1:15-16).
Chứng cớ của sự tái sinh là cách cư xử công
chính trong đời sống của người có đức tin. Sự
thánh hóa là hiển nhiên trong đời sống đă thay
đổi. Thiên Chúa biến đổi chúng ta từ trong ra
ngoài, để trở thành “thụ tạo mới” (2 Cr 5:17).
Trong một cuốn Holiness (Sự Thánh Thiện, tr.
40-44) bàn về sự thánh thiện, tác giả J. C. Ryle
đă đưa ra 8 lư do cần thiết để sống thánh thiện:
1. Thiên Chúa đ̣i hỏi các
Kitô hữu phải sống thánh thiện
(x. 1 Pr 1:14-16; Lv 11:44-45; Lv 19:2; Lv
20:7). Thiên Chúa nói: “Các
ngươi hăy nên thánh, v́ Ta là Đấng Thánh”.
Hăy nên thánh, và đừng theo ư muốn của ma quỷ.
Sự thánh thiện của Thiên Chúa diễn tả sự chí
thánh của Ngài. Bản chất của Ngài là thánh, và
Thiên Chúa chí thánh đó cũng kêu gọi những người
thánh thiện (x. 1 Cr 6:19; 1 Pr 2:9; 1 Cr 1:2).
Sống thánh thiện cần phải quyết tâm (x. Rm
12:1). Các tín hữu có nhiệm vụ sống nội tâm và
vào đời. Các lĩnh vực đời sống nên ở trong quá
tŕnh được trở nên giống Đức Giêsu Kitô. Tội lỗi
là bất thường đối với tín hữu. Thánh Gioan nói: “Nếu
chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta
tự lừa dối ḿnh, và sự thật không ở trong chúng
ta. Nếu chúng ta nói là chúng ta đă không phạm
tội, th́ chúng ta coi Người là kẻ nói dối, và
lời của Người không ở trong chúng ta”
(1 Ga 1:8 & 10), nhưng chúng ta có thể vượt qua
tội lỗi nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần (x. Gl
5:16-21). Thánh Phaolô cho biết: “Hơn
nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt tḥi, so với
mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu,
Chúa của tôi. V́ Người, tôi đành mất hết, và tôi
coi tất cả như rác, để được Đức Kitô và được kết
hợp với Người. Được như vậy, không phải nhờ sự
công chính của tôi, sự công chính do luật Môsê
đem lại, nhưng nhờ sự công chính do ḷng tin vào
Đức Kitô, tức là sự công chính do Thiên Chúa
ban, dựa trên ḷng tin. Vấn đề là được biết
chính Đức Kitô, nhất là biết Người quyền năng
thế nào nhờ đă phục sinh, cùng được thông phần
những đau khổ của Người, nhờ nên đồng h́nh đồng
dạng với Người trong cái chết của Người, với hy
vọng có ngày cũng được sống lại từ trong cơi
chết. Nói thế, không phải là tôi đă đoạt giải,
hay đă nên hoàn thiện đâu; nhưng tôi đang cố
gắng chạy tới, mong chiếm đoạt, bởi lẽ chính tôi
đă được Đức Kitô Giêsu chiếm đoạt. Thưa anh em,
tôi không nghĩ ḿnh đă chiếm được rồi. Tôi chỉ
chú ư đến một điều, là quên đi chặng đường đă
qua, để lao ḿnh về phía trước. Tôi chạy thẳng
tới đích, để chiếm được phần thưởng từ trời cao
Thiên Chúa dành cho kẻ được Người kêu gọi trong
Đức Kitô Giêsu. Vậy tất cả chúng ta là những
người hoàn thiện, chúng ta hăy nghĩ như vậy; và
giả như có điểm nào anh em nghĩ khác, th́ Thiên
Chúa sẽ mặc khải cho anh em. Song, dù đạt tới
đâu đi nữa, chúng ta cũng cứ theo hướng ấy mà
đi” (Pl 3:8-16). Sự thánh
thiện trưởng thành là càng ngày càng nên giống
Đức Kitô (x. 2 Cr 3:18). Đó là sự thánh hóa tiến
bộ, chứ không là sự hoàn thiện vô tội. Chúng ta
sẽ đón nhận vinh quang khi chúng ta tận mắt thấy
Chúa Giêsu trên trời, bây giờ th́ chưa. Khi đó,
chúng ta sẽ nên giống Ngài (x. 1 Ga 3:3). Bổn
phận của chúng ta là để cho Chúa Thánh Thần tác
động và tiếp tục nên giống Ngài: “Hăy
đến gần Thiên Chúa, Ngài sẽ đến gần anh em”
(Gc 4:8).
2. Mục s9ích đời đời của Thiên Chúa nơi Đức Kitô
đối với chúng ta là chúng
ta phải nên thánh. Thiên
Chúa đă cứu độ chúng ta nhờ Chúa Thánh Thần để
làm cho chúng ta thành Dân Thánh của Ngài (x. 2
Tx 2:13; 1 Pr 1:2; Ep 5:25-27). Chúa Giêsu đă
chết để chúng ta nên thánh. Mục đích của Thiên
Chúa nơi cái chết của Con Thiên Chúa v́ tội lỗi
của chúng ta là để cứu chúng ta khỏi án phạt đời
đời, và giành chúng ta cho Thiên Chúa để chúng
ta được làm con cái Thiên Chúa (x. Rm 8:29). Số
phận đời đời của chúng ta được làm theo h́nh ảnh
của Thiên Chúa nơi Đức Kitô (x. 1 Ga 3:3). Thiên
Chúa đă yêu thương chúng ta ngay khi chúng ta
c̣n đối nghịch với Ngài, đă sai Con Ngài đến thế
gian chịu chết thay cho chúng ta, nay chúng ta
được là con cái của Ngài và được giống Chúa Cha.
Tín hữu phạm tội là chống lại chính Thiên Chúa
Cha.
3. Chứng cớ an toàn duy nhất mà chúng ta có đức
tin cứu độ nơi Đức Kitô là đời sống thánh
thiện (x. Dt 12:14; Jas 2:26; 1 Ga 2:6; 3:9).
Không ai có thể thấy Thiên Chúa nếu không sống
thánh thiện: “Thiên
Chúa đă không kêu gọi chúng ta sống ô uế, nhưng
sống thánh thiện” (1 Tx
4:7). Thiên Chúa muốn chúng ta sống thánh thiện.
Tín hữu được dành riêng cho Thiên Chúa, thế nên
phải sống thánh thiện mới xứng đáng với Ngài: “Hăy
tẩy rửa hồn xác cho sạch mọi vết nhơ, và đem
ḷng kính sợ Thiên Chúa mà lo đạt tới mức thánh
thiện hoàn toàn” (2 Cr
7:1). Với đức tin mà hy vọng vào Con Thiên Chúa
th́ sẽ được thanh tẩy nên trinh trong như Đức
Kitô. Chúng ta trở nên giống Đức Kitô khi chúng
ta tập trung đức tin vào ơn cứu độ.
4. Chứng cớ duy nhất về t́nh yêu chân thành
chúng ta dành cho Đức Kitô là đời sống thành
thiện: “Nếu
anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn
của Thầy” (Ga 14:15).
Chúa Giêsu xác định: “Ai
có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là
kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, th́ sẽ được
Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy,
và sẽ tỏ ḿnh ra cho người ấy”
(Ga 14:21). “Ai
yêu mến Thầy, th́ sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ
yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở
lại với người ấy. Ai không yêu mến Thầy, th́
không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không
phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đă
sai Thầy” (Ga 14:23-24).
Câu trả lời cho vấn đề vâng lời là ḷng yêu
thương. Yêu Ngài th́ vâng lời Ngài: “Nếu
anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều ǵ, th́
chính Thầy sẽ làm điều đó”
(Ga 14:14).
Nếu thật ḷng yêu mến Chúa Giêsu, chúng ta phải
sống thành thiện. Nếu yêu mến Ngài, chúng ta sẽ
muốn nên giống Ngài. Nếu không vâng lời Ngài th́
chúng ta không yêu mến Ngài. Nếu yêu mến Ngài,
chúng ta sẽ vâng lời Ngài. Nếu không yêu mến
Ngài th́ chúng ta không thực thi những điều Ngài
dạy. Chúng ta biết Thiên Chúa, Ngài sống vâng
lời và không hề phạm tội.
5. Điều duy nhất chứng tỏ chúng ta là con cái
Thiên Chúa chính là sống thánh thiện: “Ai
ở lại trong Người th́ không phạm tội. C̣n ai
phạm tội th́ đă không thấy Người, và cũng chẳng
biết Người” (1 Ga 3:6).
Con Thiên Chúa không có thói quen phạm tội v́
Ngài có Luật Chúa để sống. Chúng ta không thể
tiếp tục phạm tội v́ hiện nay chúng ta có chính
bản chất của Thiên Chúa trong chúng ta.
Con cái của Thiên Chúa phải hành động như Chúa
Cha: “Những
người được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn đều là
con cái Thiên Chúa” (Rm
8:14). Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn chúng ta
tới sự thánh thiện v́ Ngài sẽ không hướng dẫn
chúng ta vào tội lỗi và bất tuân. Nếu Chúa Thánh
Thần hướng dẫn, bạn sẽ sống thành thiện: “Ai
ghét anh em ḿnh, ấy là kẻ sát nhân. Và anh em
biết: không kẻ sát nhân nào có sự sống đời đời ở
lại trong nó.Ai đă được Thiên Chúa sinh ra th́
không phạm tội, v́ mầm sống của Thiên Chúa ở lại
trong người ấy, và người ấy không thể phạm tội,
v́ đă được Thiên Chúa sinh ra”
(1 Ga 3:9 & 15). Tái sinh liên quan sự thanh tẩy
tội lỗi.
6. Những người sống thánh thiện là phúc lành cho
tha nhân (x. Gl 5:13). Luôn sống thánh thiện là
chứng cớ hùng hồn về hồng ân cứu độ của Thiên
Chúa. Ngài chúc lành cho những người sống thánh
thiện. Những người sống thánh thiện th́ không
ích kỷ, họ là phúc lành cho tha nhân (x. 1 Pr
1:22).
7. Sự thanh thản tùy vào cách sống của chúng ta.
Người ta không thể vừa theo Chúa vừa theo thế
gian, không thể bắt cá hai tay: “Chúa
thương ai th́ mới sửa dạy kẻ ấy, và có nhận ai
làm con th́ Ngài mới cho roi cho vọt. Anh em hăy
kiên tŕ để cho Thiên Chúa sửa dạy. Ngài đối xử
với anh em như với những người con. Thật vậy, có
đứa con nào mà người cha không sửa dạy? Nếu anh
em không được sửa dạy như tất cả mọi người, th́
khi đó anh em là con ngoại hôn, chứ không phải
là con chính thức. Vả lại, chúng ta có cha trần
thế sửa dạy mà chúng ta vẫn tôn kính, th́ chúng
ta lại càng phải tùng phục Cha trên trời để được
sống. Cha trần thế sửa dạy chúng ta trong một
thời gian ngắn, và theo sở thích của ḿnh; c̣n
Thiên Chúa sửa dạy là v́ lợi ích của chúng ta,
để chúng ta được thông phần vào sự thánh thiện
của Ngài” (Dt 12:6-10).
Sự thánh hóa của chúng ta không là sự đạt được
cá nhân: “Người
đă cứu độ và kêu gọi chúng ta vào dân thánh của
Người, không phải v́ công kia việc nọ chúng ta
đă làm, nhưng là do kế hoạch và ân sủng của
Người. Ân sủng đó, Người đă ban cho chúng ta từ
muôn thuở trong Đức Kitô Giêsu”
(2 Tm 1:9). Đó là trách nhiệm của chúng ta, phải
“tự thánh hóa” chính ḿnh (x. 1 Pr 1:15; 2 Pr
3:11). Nếu chúng ta kết hiệp mật thiết với Ngài,
chúng ta phải cố gắng xa tránh tội lỗi. Chúa
Giêsu nói: “Phúc
thay ai có tâm hồn trong sạch, v́ họ sẽ được
nh́n thấy Thiên Chúa” (Mt
5:8).
8. Không sống thánh thiện trên thế gian, chúng
ta sẽ không bao giờ được hưởng vinh phúc trên
Thiên Đàng: “Anh
em phải cố ăn ở hoà thuận với mọi người, phải
gắng trở nên thánh thiện; v́ không
có sự thánh thiện th́ không ai sẽ được thấy Chúa”
(Dt 12:14). “Hỡi
anh em là những người con bé nhỏ, anh em hăy ở
lại trong Ngài, để khi Người xuất hiện, chúng ta
được mạnh dạn, chứ không bị xấu hổ, v́ phải xa
cách Ngài trong ngày Ngài quang lâm”
(1 Ga 2:28). Sự biến đổi sẽ xảy ra khi Đức Kitô
trở lại, và thân xác chúng ta sẽ được vinh hiển:
“Chúng
ta biết rằng khi Ngài xuất hiện, chúng ta sẽ nên
giống như Ngài” (1 Ga
3:3; Pl 3:20-21; 1 Cr 15:52-54). Chúng ta sẽ có
một thân xác vinh quang mới được tạo ra để sống
trên Nước Trời. V́ Chúa Giêsu Kitô sẽ trở lại,
chúng ta nên giữ cho thân xác ḿnh tinh tuyền.
Trầm Thiên Thu
(Chuyển ngữ từ Jesus.org)