Tên Lừa Đảo

 

 Trong cuộc hành tŕnh dương thế của chúng ta, có một kẻ ẩn mặt nguy hiểm mà ta cần để ư đến. Tên hắn là Satan (Lc 10:18). Satan có nghĩa là Tên Cám Dỗ. Một trong những thủ đoạn của hắn là lừa đảo. V́ thế, xin được gọi Satan là “Tên Lừa Đảo” để phân tích một số chiêu thức thâm độc của hắn.

 

 Bạn thân mến, khi ư nghĩ viết xuống những “phát hiện” của ḿnh đối với Satan, có một cảm giác giống như là ḿnh đang tự đi vào một cuộc đối đầu với một thế lực hung dữ. Thế lực đó nằm ẩn khuất đâu đó trong bóng tối c̣n ḿnh th́ ở ngoài ánh sáng. Nó đang giận sôi lên giống như sư tử điên cuồng muốn cắn xé (thư 1 Phê-rô 5:8). Bạn có thể hỏi ḿnh “Sợ không?” và ḿnh trả lời ngay: “Sợ!” Nếu bạn hỏi tiếp “Sợ th́ tại sao vẫn viết?”, ḿnh sẽ trả lời “Người chiến thắng luôn là Chúa, nên chọn Chúa là chọn phần thắng dù có thể sẽ phải lao đao.” (Ga 16:33; Kh 12:7-10, 17:13-14)

 

Tên là “Lừa Đảo” th́ việc hắn làm cũng là lừa đảo. Trước khi bàn về một số “chiêu thức” của Satan, ḿnh xin được nói ngay rằng nếu bạn càng gần Chúa th́ trong mắt Satan bạn càng nguy hiểm cho kế hoạch của hắn; và v́ thế, hắn sẽ ‘đầu tư’ sức tấn công vào bạn nhiều hơn (Kh 12:17). Điều này dễ hiểu v́ ánh sáng luôn là đe dọa đối với bóng tối. Ngoài ra, những chiêu thức này được triển khai trước hết nơi cá nhân rồi từ đó lan rộng ra trên b́nh diện tập thể (gia đ́nh, nhóm, giáo xứ, quốc gia,…) Bây giờ, mời bạn cùng vạch mặt Tên Lừa Đảo.

 

Chiêu thứ nhất: “ném đá giấu tay”.

 

Đây là chiêu áp dụng thường xuyên của Satan. Điều hắn sợ ở đây là bị ta “phát hiện” ra sự có mặt của hắn v́ một khi bị phát hiện th́ những kế hoạch công kích không phát huy được nhiều tác dụng nữa. Thỉnh thoảng vẫn có người đùa rằng “quỷ rất đẹp”. Kể ra th́ cũng có lư. Ḿnh muốn thêm một câu đùa nữa là “quỷ rất khéo”. Điều tạo nên cái “khéo” ấy chính là chọn tấn công không lộ diện trực tiếp. Thông thường hắn luôn thích là “kẻ thứ ba” đứng đàng sau một hoàn cảnh. Để tạo nên một mâu thuẫn tinh vi, hắn khôn khéo chọn chiêu “núp bóng” sau lưng ta hay tha nhân để gây nhiễu khiến hai bên thấy “ngứa mắt” lẫn nhau mà quên đi Kẻ Xúi Dại (Satan) đứng đàng sau ‘thọc gậy bánh xe’.

 

Satan tuy độc ác ranh mănh nhưng cũng có lúc sơ hở. Một trong những hở của nó là: để lộ tên. Ta lấy một ví dụ đơn giản sau: Khi nó phá một gia đ́nh, nó muốn gây chia rẽ, mâu thuẫn, đối kháng bằng cách gây ra hiểu lầm, nhỏ nhen và cố chấp. Chiêu độc ác mà cũng là hở của hắn là: xui khiến các thành viên trong nhà gọi nhau là ma quỷ. Chiêu này thâm độc v́ khi ta gọi người khác là ma quỷ th́ trong ḷng ta đă tự cho ḿnh là công chính hơn họ và từ chối việc xét ḿnh một cách khiêm tốn. Có thể nói rằng Satan muốn ta bị mù con mắt tâm hồn. Trừ những trường hợp bị quỷ ám thực sự và có những biểu hiện rơ ràng đáng khả nghi (ví dụ: điên cuồng, sùi bọt mép, trợn trừng mắt mũi, chống lại Danh Thánh Giêsu, la hét khi thấy Thánh Thể,…), b́nh thường ta không được phép kết án người khác là ma quỷ, v́ làm như vậy nghĩa là chính bản thân ta đang mắc kế của Satan. Thật ra chiêu này không có ǵ mới lắm v́ nó lặp lại câu chuyện các ông Pha-ri-siêu bị trúng kế Satan khi nói Chúa Giêsu bị quỷ ám (Mt 12: 24, 31). Như đă nói ở trên, chiêu này rất độc ác nhưng nó lại dễ bị “phản đ̣n” khi ta phát hiện ra nó. Satan “ngu” ở chỗ này: nó để lộ tên của nó.

 

Làm sao để nhận ra và khống chế chiêu độc ác này? Mỗi khi thấy bên trong bất an, lộn xộn, muốn lên án người khác, ta phải chủ động im lặng, im lặng thật sâu và cầu nguyện. Nếu ta càng muốn nói th́ càng phải im lặng, cho đến khi ḷng đă trở lại b́nh an thật sự. Chừng nào ta c̣n muốn gọi người khác là quỷ ám th́ chừng ấy ta c̣n đang bị cám dỗ. Phải chống trả lại nếu không th́ nguy hại cho bản thân và người khác. V́ đây là một vấn đề nghiêm trọng nên Chúa Giêsu rất nghiêm khắc đối với cơn cám dỗ này đến nỗi Người coi đó là sự xúc phạm đến Chúa Thánh Thần (Mt 12: 24, 31). Cho nên, phải rất cẩn thận để không mắc mưu của Tên Lừa Đảo.

 

Xin được đề nghị một cách cầu nguyện trong trường hợp này: chủ động đến trước bàn thờ Chúa, chậm răi đọc kinh Lạy Cha. Khi đọc “Lạy Cha chúng con…”, ta chủ động đưa người khác và bản thân ḿnh vào lại trong một gia đ́nh duy nhất có chung một người Cha, ta xin cho Nước T́nh Yêu ngự trị trong tâm hồn ḿnh bằng việc sống tha thứ và chủ động vạch mặt sự cám dỗ của Satan: “Xin đừng để chúng con sa vào chước cám dỗ [của Satan]”. Khi ta gọi tên hắn là đă phát hiện ra tên “ném đá giấu tay” độc ác này và đă hóa giải được phần lớn âm mưu của hắn.

 

Chiêu thứ hai: gây ra “nội chiến”.

 

Mũi tên của Tên Lừa Đảo luôn luôn chỉ có một hướng: con người. Nó không thể tấn công Chúa th́ đối tượng duy nhất để tấn công là chính chúng ta đây. Âm mưu của hắn là biến ta thành một băi chiến trường hỗn loạn. Hẳn ta không bao giờ được quên rằng Satan là một chuyên gia về tâm lư chiến. Chiêu tâm lư chiến đem lại thành công nhanh nhất mà ít tốn kém sức lực nhất là tạo ra một cuộc “nội chiến”. Cái nh́n về bản thân ta sẽ bị bóp méo, bị bôi lên những nét tiêu cực rối mù nào đó khiến ta tự thù nghịch với chính ḿnh và dần dần tự xoay mũi tên chĩa vào bản thân và bắn. Khi ấy, kẻ tấn công và người bị tấn công, kẻ gây thương tích và người bị thương sẽ trở thành một: chính bản thân ta. Hắn muốn ta tự huỷ diệt.

 

Chiêu thứ ba: “tung hoả mù”.

 

Satan luôn cố gắng “che mắt” ta. Một ví dụ cụ thể là hắn t́m cách khiến ta không thấy sự đau khổ của người anh chị em mà ḿnh đang có vấn đề. Rất nguy hiểm! Nhiều lúc Satan dụ ta “nhân danh quyền lợi” cá nhân để lên án tha nhân. Đành rằng quyền lợi cá nhân có thể là điều nên bảo vệ khi nó thật sự chính đáng và công b́nh bác ái, nhưng Tên Lừa Đảo rất tinh vi ở chỗ hắn bóp méo ư nghĩa chân chính của quyền lợi cá nhân thành “cái tôi ích kỷ”. Ta nhận ra điều này khi suy xét kỹ lưỡng và thấy đâu đó ẩn dưới cái nhăn “quyền lợi cá nhân” một ư hướng muốn kiểm soát, khống chế, điều khiển, thay đổi người khác theo quan điểm của ḿnh. Nói cách khác, ta đánh mất ư thức về quyền tự do của người khác. Ta không muốn họ sống khác quan niệm của ta, mặc dù nếu xét kỹ th́ sự khác biệt của họ chỉ là khác ta chứ không xấu xa tự bản chất. Ta bị cám dỗ “quên” đi một chi tiết rất quan trọng cho phẩm giá một con người là: người anh chị em đang đối diện với tôi là một chủ thể riêng biệt có toàn bộ “nhân quyền” như tôi. Âm mưu độc hại ở đây là cướp đi sự nhạy cảm của ta đối với hoàn cảnh của người khác, nhất là người đang trực tiếp “có vấn đề” với ḿnh. Hắn muốn ta chỉ thấy nỗi khổ của bản thân thôi. Ta sẽ bị che mắt để không thấy rằng người anh chị em ấy cũng đang bị cám dỗ, đang đau khổ, đang bị tấn công mà không biết. Rơ ràng Tên Lừa Đảo muốn tạo nên sự đối kháng từ cả hai phía khiến cả hai rơi vào t́nh trạng tranh chấp rối mù.

 

Chiêu thứ bốn: chọn mặt trận mập mờ nhất và bất ổn nhất.

 

Mặt trận được Tên Lừa Đảo ưa thích để triển khai các cuộc tấn công là trí tưởng tượng hay tâm trí của ta. Hắn vẽ lên nhiều h́nh ảnh tiêu cực, trái ngược với h́nh ảnh tốt lành Thiên Chúa đă ghi dấu trong ta. Các h́nh ảnh này thường có gam màu tối của giận hờn, hận thù, cố chấp, tự trách, tư lợi, ích kỷ, tham lam, nhỏ mọn,… Hắn cố gắng làm cho tâm trí ta hướng vào chính bản thân ḿnh và cách nào đó trói buộc ta bằng những h́nh ảnh ấy. Một khi bị cuốn vào ṿng xoáy này, ta sẽ bị luẩn quẩn trong lư luận. Ta càng luẩn quẩn th́ càng dễ vấp váp. Càng vấp váp th́ càng dễ tổn thương. Càng tổn thương th́ chiến lược của Satan càng dễ thành công.

 

Một lưu ư quan trọng: Sự hướng về bản thân có hai phía. Phía thứ nhất dẫn ta về với Thiên Chúa, Đấng ban sức sống. Trường hợp này vẫn được gọi là “tiếng nói lương tâm” hay “tiếng Chúa nói trong tâm hồn” kêu gọi ḿnh trở về với nẻo chính đường ngay để đời ḿnh ngày càng vui hơn, đẹp hơn và hạnh phúc hơn. Nói cách khác, phía này giúp ta sống t́nh yêu đối với bản thân một cách chân thật và tốt lành, nghĩa là không gây hại cho tâm hồn và nhân phẩm của ta. C̣n phía thứ hai, thoạt nh́n th́ có vẻ như ta đang “yêu ḿnh” nhưng thật ra là ta đang bị lừa để “hại ḿnh”. Làm sao để nhận ra điều này? Ví dụ có những dấu hiệu sau đây: sự hướng về bản thân làm cho ḿnh thêm tức giận, chán nản, trách móc, bất an, hối tiếc, chết cứng, cố chấp, mất tự tin, sợ hăi tương lai, nghi ngờ t́nh thương của Chúa, thất vọng,…Sự hướng về bản thân thứ nhất th́ kéo ta bay lên cao về phía b́nh an, c̣n sự hướng về bản thân thứ hai đẩy ta xuống hố sâu tự diệt vong.

 

Chiêu thứ năm: tạo “mê hồn trận”.

 

 Chiêu này được áp dụng khá nhiều. Tên Lừa Đảo t́m cách tạo ra một ảo giác rằng ta đang ở trong một góc bí, góc bế tắc không có lối ra. Nhưng sự thật là: luôn luôn có hướng giải quyết cho một vấn đề dù khó khăn đến đâu. Trước mặt ta là cả một bầu trời rộng mở với nhiều hướng giải quyết khác nhau. Cái góc bế tắc ấy chỉ là một ảo ảnh chứ không phải là thực tế. V́ là ảo ảnh nên nó sẽ không tồn tại lâu nếu ta không tin vào nó. Ảo ảnh vẽ ra trước mắt ta sẽ tự biến mất nếu ta không dán mắt vào nó. Xin đề nghị một cách hóa giải đối với ảo ảnh: B́nh tĩnh để nh́n vấn đề một cách THỰC TẾ. Đưa “mắt” nh́n về một hướng khác. Chủ động điều khiển tâm trí ḿnh thoát khỏi ư nghĩ một chiều. Có thể nhờ người khôn ngoan cùng nh́n vấn đề và phân tích với ḿnh cho có tính khách quan và khoa học.

 

Chiêu thứ sáu: Gây hốt hoảng.

 

Khi một cảm giác, một biến cố, một kinh nghiệm có vẻ không b́nh thường hoặc lạ lẫm xảy ra với ta, Tên Lừa Đảo lập tức t́m cách gây hoang mang, khó chịu, sợ hăi, bất an. Tâm trạng của ta giống như con thuyền bồng bềnh trên ḍng sông. Tên Lừa Đảo rất khoái chơi tṛ khuấy nước để làm con thuyền cḥng chành. Hắn thích nh́n thấy người trên thuyền cuống lên, chạy tới chạy lui t́m cách khống chế sự bấp bênh. Hẳn chúng ta c̣n nhớ câu chuyện về tâm trạng hoảng loạn của các môn đệ Thầy Giêsu khi đối diện với sóng gió (Mc 4: 35-40). Càng hoảng loạn con thuyền càng chông chênh và họ càng mất định hướng. Điều đáng tiếc nhất là họ quên mất tầm vóc của Thầy Giêsu, Đấng đang hiện diện ngay bên cạnh họ. Họ mất niềm tin vào bản thân và mất niềm tin vào Đấng Làm Chủ đang nằm ngủ ngon lành. Xin được gợi ư một phương thức hóa giải chiêu này: B́nh tĩnh! V́ Thầy luôn có đó. Sẽ ổn thôi.

 

Chiêu thứ bảy: áp dụng “kỹ thuật” vơ Aikido.

 

 Nguyên tắc chính của môn vơ Aikido là lợi dụng sức mạnh của đối phương để quật ngă đối phương. Tên Lừa Đảo xem ra cũng khá về kung-fu v́ hắn vẫn t́m mọi cách biến điểm mạnh của ta thành điểm yếu để hạ gục ta. Nói theo dân gian th́ là “mượn gió bẻ măng.” Ta có thể lấy một số ví dụ thực tế như sau. Ví dụ thứ nhất: Nếu thế mạnh của tôi là óc tổ chức, thích làm việc rơ ràng ngăn nắp, th́ mặt trái của tôi sẽ là óc cầu toàn, luôn muốn mọi sự phải diễn ra đúng kế hoạch một cách hoàn hảo. Ta thừa biết rằng cuộc đời này không bao giờ hoàn hảo, nếu không muốn nói rằng khá nhiều thay đổi. Ở đây, Tên Lừa Đảo sẽ t́m cách để khuấy động mặt trái này làm cho tôi mất b́nh an, bất măn, bực tức, tự trách, ân hận, chán nản, mất tự tin, tiếc nuối, đổ thừa, đ̣i hỏi quá cao,… khi sự việc không xảy ra như tôi dự tính. Ví dụ thứ hai: Nếu thế mạnh của tôi là sống có t́nh cảm, t́nh nghĩa th́ mặt trái của tôi có thể là dễ xúc động mạnh và nhất là dễ luẩn quẩn trong cảm xúc tiêu cực. Một người khi bị tấn công về phương diện cảm xúc sẽ dễ hao tốn năng lượng, mất sức đề kháng. Lúc ấy sẽ dễ rơi vào t́nh trạng mất quân b́nh dẫn đến cố chấp, tủi thân, giận dỗi, uất ức, bất cần, thất vọng, muốn buông xuôi bỏ cuộc. Người ấy có khuynh hướng quên đi vai tṛ của lí trí trong việc giúp đánh giá t́nh h́nh một cách thực tế khách quan và lâu dài. Nói cách khác, tầm nh́n của người đang ở trong t́nh trạng quá xúc động là khá ngắn. Ví dụ thứ ba: Bố của Việt chia sẻ kinh nghiệm của những năm đi ‘giúp kẻ liệt’ (nghĩa là đến thăm người đau bệnh, thường là giai đoạn cuối đời và không tự ḿnh làm được các việc cơ bản, để động viên tinh thần họ, cầu nguyện chung với họ, đọc sách thiêng liêng cho họ nghe,…). Bố nói có những lúc ma quỷ rất ranh mănh, cám dỗ ‘kẻ liệt’ phản ứng nóng giận, thậm chí chửi bới, làm cho người đến giúp bực tức không muốn tiếp tục nữa. Lúc ấy, cần phải “dùng nhu chế cương”. Nếu ḿnh cứng lên th́ có thể sẽ trúng tà kế và thất bại. Lúc ấy phải tỉnh táo và khôn ngoan đủ bằng cách trở nên thật “mềm”, dẹp bỏ tự ái để tiếp tục yêu thương th́ mới hoàn thành được sứ mạng.

 Cách đối xử của Satan ở đây rơ ràng là khác hẳn với cách của Chúa, Đấng luôn t́m cách biến đổi điểm yếu, ngay cả tội lỗi, của ta thành điểm mạnh mang lại lợi ích cho ta. Vậy xin gợi ư một cách hóa giải chiêu này của Satan như sau: bám vào Chúa và đặt trọn tất cả những ǵ ḿnh đang mang, kể cả những khiếm khuyết tội lỗi, vào trong t́nh yêu vô điều kiện của Chúa. Xin Chúa giúp ta nhớ rằng Chúa, luôn đón nhận ta như ta là, và xin Người giúp ta bắt chước Người mà biết cách đối xử nhân đạo với bản thân.

 

Chiêu thứ tám: lợi dụng “cơ chế tự vệ” bên trong để tấn công ḿnh và người khác.

 

 Chúng ta đều biết rằng ai cũng có một “bản năng sinh tồn” để giúp họ phản ứng trước những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống mà tồn tại. Xét trên phương diện tinh thần, tâm lư và tâm linh, “bản năng sinh tồn” này được chuyển thành dạng “cơ chế tự vệ”. Một biểu hiện của “cơ chế tự vệ” này là khuynh hướng phóng chiếu lên người khác những điều mà ta cảm thấy bất ổn bên trong. Khi ta phóng chiếu là ta đang muốn tạo cảm giác an toàn trong ḷng ḿnh bằng cách “tấn công” lên người khác. Tại sao? V́ “tấn công” người khác tạo cho ta cảm giác đang “có sức mạnh” và đang “làm chủ t́nh thế”. Tên Lừa Đảo lợi dụng những điều này một cách triệt để.

 

Bây giờ, ta lấy thử một ví dụ cụ thể của việc “tự vệ” bằng cách “phóng chiếu” nhé. Mời bạn cùng phân tích về “óc xét đoán”. Khác với việc phán đoán các dữ liệu mang tính khoa học để xây dựng, xét đoán ở đây mang tính tiêu cực và phá hủy. V́ thế, nó có màu sắc lên án, phê phán, chỉ trích vội vă. Nói cách khác, ta tấn công người khác bằng ư nghĩ và lời nói. Vấn đề đáng nói ở đây là: khi ta tấn công tha nhân th́ thực ra ta đang tự làm tổn thương ḿnh. Để ư một chút, ta sẽ nhận ra rằng lúc lên án một người anh em cũng là lúc tinh thần ta bắt đầu bớt đi sự ổn định. Xét đoán dẫn đến bất an. Xét đoán là cám dỗ một dạng gây hại cho cả đôi bên một cách phổ biến và dễ làm. Ngược lại, khi ta đón nhận người anh em ḿnh với ḷng bao dung, tha thứ, cảm thông, yêu thương th́ ta lại cảm thấy b́nh an hơn, tự do hơn, thoải mái hơn và thanh cao hơn.

 

 Như đă nói, xét đoán tạo ra cảm giác mạnh mẽ và an toàn, nhưng đó chỉ là giả tạo và đầy nguy hiểm. Thêm nữa, xét đoán thường mang tính chủ quan một chiều đưa ta đến nhiều nguy cơ sai lầm. Chẳng lạ ǵ khi xét đoán thường gắn liền với các lư luận tự phụ như: tôi mới là người hiểu rơ vấn đề, tôi tốt hơn người khác,…  Nhưng nếu xét kỹ trên thực tế, không biết được bao nhiêu lần ta thật sự hiểu đúng vấn đề của người khác? Những ǵ ta cho là ḿnh hiểu nhiều có khi lại khá giới hạn và khập khiễng. Có lẽ không ít lần ta đă “hiểu oan” cho anh chị em.

  Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta chọn khía cạnh “xét đoán” để phân tích với nhau. Ta chọn nó v́ đây là vấn đề nghiêm túc trong cuộc sống. Chính Chúa Giêsu dạy: “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, v́ anh em xét đoán thế nào, th́ anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong bằng đấu nào, th́ Thiên Chúa cũng sẽ đong cho anh em đấu ấy. Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của ḿnh th́ lại không để ư tới?” (Mt 7:1-3, Lc 6:37) Thánh Phaolô khuyên “đừng vội xét xử điều ǵ trước kỳ hạn, trước ngày Chúa đến. Chính Người sẽ đưa ra ánh sáng những ǵ ẩn khuất trong bóng tối, và phơi bày những ư định trong thâm tâm con người.” (1Cor 4:5) Tắt một lời, quyền xét đoán thâm tâm người khác thuộc về Thiên Chúa, Đấng “thấu suốt mọi bí ẩn” (Mt 6, 1Sam 16:7) Khi ta bị cám dỗ “xét đoán” người khác là ta đang bị cám dỗ có tham vọng thay thế vị trí của Thiên Chúa. Nói mạnh hơn, nó là một dạng của kiêu ngạo và chống lại vai tṛ tối thượng của Thiên Chúa. Tên Lừa Đảo cũng muốn ta dính vào tội lỗi mà chính hắn đă phạm ngày xưa.

 

Chiêu thứ chín: “điệu hổ ly sơn”. Satan cũng xem ra cũng cũng thuộc ca dao của ông bà ḿnh:

 

                   Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên ḥn núi cao.

Ông bà ḿnh khuyên phải đoàn kết, sống gắn bó với tha nhân th́ mới có sức mạnh. Tên Lừa Đảo cũng áp dụng nhưng theo hướng ngược lại: tách cá nhân ra khỏi cộng đoàn để dễ tấn công. Hắn sẽ cố gắng tạo cho ta những lư lẽ sau đây: đây là vấn đề của riêng tôi, chẳng ai có thể chia sẻ với tôi được, tôi không nên làm phiền người khác, một ḿnh tôi mới giải quyết được…. Chừng nào tay ta không nắm lấy anh em, chừng ấy ta dễ bị khuynh đảo. Gia đ́nh, bạn bè, cộng đoàn tích cực,… là những nơi tiếp thêm sức mạnh để ta đứng vững trong cuộc hành tŕnh. Vậy cách hóa giải chiêu này của Satan là: t́m “đồng minh”. Ta luôn có “đồng minh”!

 V́ “đồng minh” thường làm giảm thế lực của hắn nên hắn cũng t́m cách phân tán “đồng minh” của ta bằng nhiều cách khác nhau. Nếu ta có đồng minh th́ hắn cũng có bè phái (Lc 11:26; Kh 13:1ff). Cuộc chiến bởi thế mà thêm nhiều thú vị gay cấn. Ở đây, ta cần tỉnh táo lưu ư đến những cách mà hắn muốn chia rẽ ta với những đồng minh tốt. Hăy cảnh giác để khỏi trúng kế độc.

 

 Chiêu thứ mười: đánh vào cảm giác để gây hoang mang đức tin.

 

 C̣n sống trên trần gian, con người c̣n gắn bó với cảm giác hoặc cảm xúc v́ là xương là thịt. Việc cảm giác chi phối lên tâm trí và hành xử của con người là điều hiển nhiên. Đặc biệt, trong thế giới hiện đại hôm nay, con người bị cuốn vào ṿng xoáy của cảm giác. Việc hành xử dựa trên cảm giác là rất phổ biến, nhiều khi lệ thuộc vào cảm giác ở mức độ quá mức cần thiết. Chúng ta thử nh́n nhanh qua một vài phương diện sau để thấy vấn đề rơ hơn. Về phương diện vật chất, người thời đại t́m đủ các cách để đạt được sự thỏa măn và khoái cảm cho cơ thể. Về phương diện tương quan, ngày nay người ta chia tay với nhau khá dễ dàng khi “cảm thấy không thích” nữa. Chán là bỏ. Bực là cắt. Dường như chẳng c̣n nhiều kiên nhẫn để đối thoại, càng bớt lắng nghe để hàn gắn,….

 

Tên Lừa Đảo đương nhiên không bỏ qua khía cạnh tâm linh. Như chúng ta biết, đức tin là một chiều kích đặc biệt vượt trên và vượt xa vấn đề cảm giác rất nhiều. Tin gắn với yêu (tin-yêu) và cả hai về bản chất đều là những lựa chọn quyết liệt chứ không chỉ đơn thuần là cảm giác hay cảm xúc. Đức tin và t́nh yêu đích thực không hời hợt, dễ dăi như nhiều người thường quan niệm “thấy th́ tin”. Không, đức tin và t́nh yêu trưởng thành mang kiểu mẫu của chính Thầy Giêsu: “Phúc cho ai không thấy mà vẫn tin.” (Ga 20:29) Nếu tin-yêu chỉ là cảm xúc vui vẻ th́ liệu rằng Giêsu trên thập giá đau đớn tủi nhục ấy có c̣n yêu nổi những kẻ đang giết ḿnh không? Nếu tin-yêu chỉ là hứng khởi nồng nàn th́ nhiều cha mẹ liệu có thể vượt qua bao nhiêu gian nan thách đố trong cuộc sống gia đ́nh mà trung tín đến hôm nay không? Chắc chắn là không! Tắt một lời, đức tin không hạn hẹp và thất thường như cảm giác/xúc. Thậm chí, đi sâu hơn một chút vào đức tin, ta có thể nói rằng: đức tin trưởng thành không cần đến cảm xúc. Một ví dụ cụ thể là Mẹ Maria đứng dưới chân thập giá chứng kiến cảnh con yêu dấu đang chết đau đớn tủi nhục. Lúc ấy là lúc chết lặng vô cảm giác và cũng là lúc đức tin mạnh mẽ nhất. Nói đến đây, có lẽ ta cũng nên nghiệm lại một chút xem có khi nào bị cám dỗ đánh giá đức tin của ḿnh dựa trên cảm giác chưa. Có khi nào ta nghi ngờ, chán nản, thất vọng về niềm tin của ḿnh v́ lư do “chẳng cảm thấy ǵ” không? Nếu có, ta nên cẩn thận để khỏi tự gây đau khổ. Không cảm thấy nồng nàn mà vẫn tin, vẫn yêu là một chuyện hoàn toàn b́nh thường, thậm chí cần thiết và tốt lành. Nhiều vị thánh lớn trong Hội Thánh cũng trải qua nhiều năm “không cảm thấy ǵ” nhưng vẫn tin, vẫn yêu đấy thôi.

 

Chiêu thứ mười một: có bé xé ra to.

 

dỗ này không ai không từng trải qua. Có những khi vấn đề chỉ bằng con chuột chũi th́ ta lại phóng nó to lên bằng quả núi. Lắm lúc chuyện chỉ bé bằng hạt cơm th́ lại bị thổi phồng lên bằng cái mâm. Thay v́ giải quyết nó trong ṿng 5 phút th́ lại cố chấp lê thê thành 5 ngày, 5 tháng, thậm chí 5 năm hoặc lâu hơn. Có bé xé ra to là một việc phổ biến. Mời bạn phân tích chiêu tiếp theo v́ nó có thể minh họa rơ hơn cho chiêu mười một này.

 

Chiêu thứ mười hai: ám ảnh bởi quá khứ đau thương.

 

Người lớn tuổi và từng trải qua nhiều biến cố trong cuộc sống dễ bị tấn công theo chiêu này. Tên Lừa Đảo khó áp dụng chiêu này với trẻ thơ hoặc những người có tinh thần trẻ thơ v́ họ có “tật mau quên”!

 Ám ảnh với quá khứ đau thương là cứ nhớ, cứ sống hoài chuyện đă qua. Có những chuyện xảy ra từ đời nào và chẳng c̣n ư nghĩa ǵ cho cuộc sống hiện tại nhưng vẫn cứ được tua đi tua lại trong ḷng như thể mới xảy ra cách đây 5 phút. Ở đây, Tên Lừa Đảo lợi dụng mặt tối của trí nhớ để giam hăm ta. Khi hắn lèo lái, quá khứ tiêu cực có khuynh ướng phát sinh những tiếc nuối, hờn giận, cố chấp, oán trách, bực bội, bất an, hận thù… Nếu ta chấp nhận cám dỗ này, ta sẽ tự khoá ḿnh vào trong những năng lượng tiêu cực, luẩn quẩn dẫn đến tự tê liệt. Satan không thích thấy ta được tự do bằng việc tha thứ, yêu thương, khoan nhân, đại lượng… Bởi nếu ta như thế, ta sẽ giống Thiên Chúa.

 

Đối với người Công giáo, có một điểm rất tích cực khi đến với bí tích Hoà Giải v́ nơi bí tích này họ lănh nhận lời tha thứ một cách rơ ràng. Một khi lời tha thứ được công bố, những tội đă xưng không bao giờ được nhắc lại. Lời tha thứ ấy giải phóng họ khỏi ám ảnh quá khứ, giúp họ ‘đoạn tuyệt’ với quá khứ để tự tin bước vào tương lai của ân sủng. Cuốn sổ của quá khứ đen tối bị đốt bỏ hoàn toàn và một trang đời mới được mở ra cho t́nh yêu.

 

Tiện đây, mời bạn cùng khám phá một nghịch lư thú vị của vấn đề “quá khứ đau thương”. Nếu ta đă trải qua một biến cố khó khăn, ta có một điểm yếu và một điểm mạnh. Điểm yếu, như phân tích ở trên, là ta có nguy cơ bị cám dỗ rơi vào ám ảnh dĩ văng. Điểm mạnh là: ta đă có kinh nghiệm về sự hiện diện và ‘giải cứu’ của Chúa, có thể là ở…phút 89. Nhờ kinh nghiệm ấy mà ta thêm vững tin, giàu hy vọng. Điều mạnh này rất có lợi cho hành tŕnh tương lai.

 

Chiêu thứ mười ba: đẩy ta vào tuyệt vọng.

 

 Ngày hôm nay thần học nói đến một thứ “tội trọng” là thái độ tuyệt vọng. Tên Lừa Đảo gắng hết sức để kéo tinh thần ta về hướng tuyệt vọng. Tuyệt vọng ở đây mang nhiều mức độ và thể hiện trên nhiều phương diện. Khi bị lôi kéo về hướng tuyệt vọng, ta bị cám dỗ từ chối lối hành xử của Thiên Chúa, Đấng luôn luôn “cho thêm một cơ hội”. Tên Lừa Đảo không bao giờ muốn thấy bản thân ta hay người khác nghĩ đến cụm từ “thêm một cơ hội” v́ đó là chiều hướng của tương lai, của lạc quan, của giải thoát. Chiều hướng này đối ngược với chủ trương của hắn.

 

Làm sao để hóa giải? Xin được gợi ư h́nh ảnh của hai môn đệ Thầy Giêsu: Phêrô và Giuđa. Cả hai đều phản bội Thầy nhưng chỉ có Phêrô hiểu Thầy chính xác: Thầy luôn luôn “cho thêm một cơ hội”. V́ thế, Phêrô đă chọn hướng hy vọng của Thiên Chúa trong khi Giuđa chọn theo hướng tuyệt vọng của Satan.

 

Chiêu thứ mười bốn: thua keo này bày keo khác (Lc 11:26). Tên Lừa Đảo là kẻ không biết mệt mỏi trong khi sức người th́ có hạn. Bởi thế, ta cần những đồng minh ánh sáng hỗ trợ trong cuộc vận lộn với hắn. Bạn mến, ta luôn luôn có đồng minh, và Đồng Minh tuyệt vời nhất của ta là Thiên Chúa, Cha toàn năng và yêu thương.

 

Chúc bạn tỉnh táo trước những quái chiêu khác của Satan. Trong mọi hoàn cảnh, chúng ta luôn có Chúa Thánh Linh hiện diện. Nguyện cho ta luôn bám chặt vào Người. Khi ấy, Tên Lừa Đảo, mặc dù rất bực ḿnh, cũng sẽ đành quay mặt bước đi trong tức tối. Kệ hắn! Hắn tự gây ra thôi. Nếu thương hắn, cầu nguyện cho hắn bớt đi bóng tối hận thù vậy! Nhất là, cầu nguyện cho ta không đi vào con đường của hắn.

  

Joseph Việt, O.Carm.