Ý NGHĨA CUỘC
ĐỜI
1.
Người già có
cái nhìn của
tuổi già.
Người đau
yếu có cái
nhìn của
thân phận
đau yếu. Với
hai cái nhìn
đó, tôi xác
tín cuộc đời
cần phải có
một ý nghĩa.
Ý nghĩa đó,
tôi đã nhận
ra từ lâu,
nhờ đức tin.
Nhưng càng
về già và
càng đau
yếu, tôi
càng thấy rõ
hơn.
Ý nghĩa cuộc
đời là mỗi
người hãy
sống sao cho
tốt để, khi
chết rồi,
được Chúa
thưởng hạnh
phúc trường
sinh.
Như vậy câu
hỏi đặt ra
sẽ như sau:
“Thế nào
là sống
tốt?”.
Tôi hỏi mình
tôi. Nhất là
tôi cầu xin
Chúa cho tôi
biết điều
đó. Với tất
cả tấm lòng
khát khao
khiêm tốn,
tôi cầu xin
điều đó
nhiều lần.
Chúa trả lời
tôi, bằng
cách đưa trí
khôn tôi nhớ
lại Chúa
phán dạy
trong Phúc
Âm thánh
Luca.
- “Anh em
hãy có lòng
xót thương,
như Cha anh
em là Đấng
hay thương
xót.
- Anh em
đừng xét
đoán, thì
anh em sẽ
không bị
Thiên Chúa
xét đoán.
- Anh em
đừng lên án,
thì anh em
sẽ không bị
Thiên Chúa
lên án.
- Anh em hãy
tha thứ, thì
sẽ được
Thiên Chúa
tha thứ.
- Anh em
hãy cho, thì
sẽ được
Thiên Chúa
cho lại.
Người sẽ
đong cho anh
em đấu đủ
lượng đã
dằn, đã lắc
và đầy tràn,
mà đổ vào
vạt áo anh
em. Vì anh
em đong bằng
đấu nào, thì
Thiên Chúa
sẽ đong lại
cho anh em
bằng đấu ấy”
(Lc
6,36-38).
Lời Chúa
trên đây rất
đơn giản.
Qua lời Chúa
dạy, tôi
hiểu ý nghĩa
cuộc đời là
yêu
thương.
Yêu thương
làm nên giá
trị cuộc
đời. Chúa sẽ
căn cứ vào
yêu thương
của mỗi
người, để
thưởng công
cho họ. Yêu
thương, mà
Chúa nói,
gồm những
việc sau
đây:
2.
Việc thứ
nhất của yêu
thương là
biết xót
thương
(Lc 6,36).
“Anh em
hãy có lòng
xót thương,
như Cha anh
em là Đấng
thương xót”.
Qua Phúc
Âm và qua
kinh nghiệm
bản thân,
tôi nhận
thấy xót
thương của
Chúa dành
cho tôi là
tình
yêu
nhưng không,
vượt quá mọi
tình yêu.
Tôi là kẻ
tội lỗi, thế
mà Chúa đã
đi tìm tôi.
Như người
chăn chiên
đi tìm con
chiên lạc
với tất cả
tình âu yếm
(x. Lc
15,4-7).
Như người
cha đón
người con
hoang đàng
với mọi cưng
chiều đặc
biệt (x.
Lc
15,11-24).
Không chỉ có
thế, Chúa
luôn cứu độ
tôi. Chúa
còn gọi tôi
và sai tôi
đi. Chúa
luôn ở với
tôi mọi
ngày. Trước
tình yêu
nhưng không
Chúa dành
cho tôi, tôi
nhận ra bổn
phận phải tạ
ơn và biết
ơn Chúa.
Việc tạ ơn
và biết ơn
tốt nhất tôi
nên làm, là
tôi hãy
sống xót
thương những
kẻ khác, như
Chúa đã xót
thương tôi.
Chúa hay
nhắc nhủ tôi
điều đó,
bằng Phúc Âm
và cũng bằng
thời sự.
Cách đây mấy
ngày, đài
truyền hình
An Giang
giới thiệu
một mô hình
người xót
thương.
Người đó là
một nông
dân, huyện
Chợ Mới,
tỉnh An
Giang. Giáo
lý của ông
đơn giản chỉ
là: Xót
thương bất
cứ ai cần
được giúp
đỡ. Biết ơn
bất cứ ai
giúp đỡ
mình, dù
việc rất
nhỏ.
Cụ thể là từ
lâu nay, ông
làm nhà sửa
nhà, cho
những đối
tượng nghèo.
Có năm ông
bỏ ra tới
100 triệu.
Số nhà mới
và nhà sửa
mỗi năm
không dưới
10 căn. Nghe
và thấy
gương sáng
đó, tôi nhận
ra là Chúa
vẫn hoạt
động mạnh mẽ
nơi nhiều
người, không
phân biệt
tôn giáo.
3.
Việc thứ
hai của yêu
thương là
đừng xét
đoán và đừng
lên án
(Lc 6,37).
Ở đây, Chúa
có ý nói về
sự xét đoán
và lên án
những cá
nhân, kẻ này
người nọ.
Chúa biết
việc xét
đoán và lên
án một người
là những
việc rất
khó. Hơn
nữa, những
việc đó còn
gây nên
nhiều hậu
quả có thể
nguy hiểm
về phần rỗi
cho chính kẻ
chủ động xét
đoán và lên
án, vì họ sẽ
dễ phạm đến
công bình
bác ái và
khiêm tốn.
Để cảnh báo,
Chúa khuyên:
“Đừng xét
đoán, để
khỏi bị
Thiên Chúa
xét đoán.
Đừng lên án,
để khỏi bị
Thiên Chúa
lên án”.
Khi áp dụng
lời Chúa
trên trên
đây vào thực
tế, tôi nghĩ
thế này:
Không xét
đoán và lên
án, khi
không có bổn
phận phải
xét đoán và
lên án.
Không xét
đoán và lên
án, khi
không biết
đúng luật
phải căn cứ
vào mà xét
đoán và lên
án.
Không xét
đoán và lên
án, khi
không có đủ
dữ kiện đầy
đủ và chính
xác.
Không xét
đoán và lên
án, khi lòng
mình không
bình tĩnh,
thiếu tinh
thần công
bình bác ái,
bị áp lực
bởi những
thành kiến
và dư luận
vô trách
nhiệm.
Tôi thấy
việc xét
đoán và lên
án người
khác là việc
rất phức
tạp, gây hậu
quả nghiêm
trọng. Vì
thế, khi bất
đắc dĩ phải
xét đoán và
lên án ai,
chúng ta sẽ
làm việc đó
trong tinh
thần kết hợp
với trái tim
Chúa Giêsu
hiền lành và
khiêm
nhường.
4.
Việc thứ
ba của yêu
thương là
biết tha thứ
(Lc
6,37).
Biết tha thứ
là một yêu
cầu căn bản
của bác ái
Phúc Âm. Hãy
tha thứ như
Chúa tha
thứ. Có tha
thứ cho
người khác
thì mới được
Chúa tha thứ
cho mình.
Tha thứ cho
người khác
là điều kiện
để được Chúa
thứ tha.
“Bấy giờ,
ông Phêrô
đến gần Chúa
Giêsu mà hỏi
rằng: Thưa
Thầy, nếu
anh em cứ
xúc phạm đến
con, thì con
phải tha thứ
đến mấy lần?
Có phải bảy
lần không?
Đức Giêsu
đáp: Thầy
không bảo là
đến bảy lần,
nhưng là đến
bảy mươi lần
bảy”
(Mt
18,21-22).
Chúa có ý
nói là phải
luôn tha
thứ. Tôi
thấy tha thứ
là việc
không dễ
dàng. Nhưng
nhiều người
luôn cố
gắng. Với ơn
Chúa, họ tha
thứ thực sự
cho tất cả
những ai đã
làm khổ họ
bất cứ cách
nào. Đón
nhận sự tha
thứ của họ
hay không,
đó là sự tự
do của mỗi
người.
Khi tha thứ,
lòng chúng
ta được nhẹ
nhàng. Nhất
là chúng ta
được Chúa
tha thứ cho
ta. Đặc biệt
là khi
tha thứ cho
người khác,
chúng ta
cũng xin mọi
người tha
thứ cho
chúng ta.
5.
Việc thứ
bốn của yêu
thương là
cho đi
(Lc 6,38).
Nếu ai hỏi
tôi có gì để
cho đi lúc
này. Tôi
không ngại
trả lời rằng:
Tôi cho đi
chỉ những
giọt nhỏ
tình yêu và
hy sinh,
trong cầu
nguyện, hiến
dâng mình và
chia sẻ tâm
tư. Thân tôi
như hạt lúa
gieo vào
lòng đất.
Tất cả đều
là hồng ân
Thiên Chúa.
Hồng ân lớn
nhất là tôi
tuy dầu tội
lỗi, nhưng
được Chúa
tha thứ và
yêu thương,
được Chúa
cho tham gia
vào chương
trình cứu
chuộc của
Chúa, được
cùng với
Chúa phục vụ
những người
đau khổ,
nghèo hèn bé
mọn. Tôi rất
hạnh phúc vì
ơn trọng đại
đó. Chia
sẻ hạnh phúc
đó cũng là
cho đi.
Tôi biết tôi
cho đi chẳng
được bao
nhiêu. Khả
năng phục vụ
của tôi là
rất giới hạn.
Nhưng, tôi
hy vọng Chúa
là Cha giàu
lòng thương
xót sẽ dủ
thương chấp
nhận của lễ
hèn mọn tôi
dâng.
6.
Nhìn xung
quanh, tôi
thấy vẫn có
những người
nêu gương
sáng cho tôi
về yêu
thương, mà
Chúa dạy.
Qua những
gương sáng
đó, tôi nhận
ra tiềm năng
con người
Việt Nam hôm
nay là rất
phong phú.
Họ mở ra
được nhiều
mối liên hệ
cao đẹp với
người xung
quanh. Họ mở
ra được cái
nhìn sâu sắc
về cuộc sống
đời sau. Họ
mở ra được
một sự hiệp
thông gắn bó
với Thiên
Chúa là Cha
trên trời.
Những người
như thế ví
như những vì
sao bé nhỏ,
chiếu toả
tình yêu với
chiều kích
liêng thiêng
của sự cứu
độ. Họ góp
phần không
nhỏ vào việc
phát triển
Đất Nước và
Hội Thánh
Việt Nam.
Xin ngợi
khen và cảm
tạ Chúa đến
muôn đời.
Long Xuyên,
ngày 02
tháng 02 năm
2012
+ Gm. Gioan
B BÙI TUẦN