Bài 22 –5/6/1996: Ân Sng ca Chúa Kitô ǵn gi M Maria khi Nguyên Ti

 

1- Tín lư v s thánh đức trn ho ca M Maria ngày t giây phút đầu tiên M được hoài thai đă gp phi mt s chng đối Tây phương, căn c vào nhng li ca Thánh Phaolô v nguyên ti cũng như v ph quát tính ca ti li, nhng ǵ được Thánh Âu Quc Tinh mnh m tiếp sc và gii thích.

 

Vị đại tiến sĩ của Giáo Hội này chắc chắn là nhận thức được chức phận của Mẹ Maria là Mẹ của một Người Con hoàn thành thánh thiện đ̣i phải hoàn toàn tinh tuyền và một thánh đức phi thường. Đó là lư do tại sao, trong cuộc tranh luận với Pelagius, ngài đă nhấn mạnh rằng thánh đức của Mẹ Maria là một tặng ân ngoại thường của ân sủng và đă nói theo chiều hướng ấy rằng: “Chúng tôi châm chước cho Đức Trinh Nữ Maria, vị mà, v́ tôn vinh Chúa, tôi không thể nào muốn được đề cập tới về vấn đề tội lỗi. Chúng ta không biết hay sao lư do tại sao Mẹ được ban cho một ân sủng cao cả hơn đối với việc toàn thắng trên tội lỗi, Mẹ là vị đáng thụ thai và hạ sinh Đấng hiển nhiên chẳng có tội lỗi ǵ?” (De natura et gratia, n. 42).

 

Thánh Âu Quốc Tinh đă nhấn mạnh đến t́nh trạng thánh đức trọn hảo của Mẹ Maria và t́nh trạng không có bất cứ một tư tội nào nơi Mẹ v́ phẩm vị cao cả của Mẹ là Mẹ của Chúa. Tuy nhiên, ngài không hiểu làm thế nào để khẳng định được cái t́nh trạng hoàn toàn vô tội này ở vào giây phút hoài thai như thế có thể dung ḥa với tín lư về tính cách phổ quát của nguyên tội cùng với nhu cầu cần cứu chuộc của toàn thể gịng dơi Adong. Cái kết luận này sau đó đă đạt được bởi một kiến thức thấu suốt hơn bao giờ hết của đức tin Giáo Hội, trong việc giải thích làm thế nào Mẹ Maria được hưởng ơn cứu chuộc của Chúa Kitô ngay từ lúc Mẹ được hoài thai.

 

Duns Scotus đă thắng vượt được những chống đối Việc Hoài Thai Vô Nhiễm

 

2- Vào thế kỷ thứ IX, lễ Mẹ Maria Hoài Thai cũng được đưa vào Tây phương, đầu tiên ở miền Nam Ư quốc, ở Naples, rồi tới Anh quốc.

 

Khoảng năm 1128, một đan sĩ ở Canterbury là Eadmer, khi viết luận đề đầu tiên về việc Hoài Thai Vô Nhiễm, đă than phiền rằng việc cử hành phụng vụ thích đáng của lễ này, nhất là trong việc làm thỏa đáng những ai “có một tấm chân t́nh và hết ḷng kính mến Thiên Chúa” (Tract. de conc. B.M.V., 1-2), đă bị gạt ra ngoài hay bị dẹp bỏ. V́ muốn phát động lại việc phục hồi lễ này, người đan sĩ đạo hạnh ấy đă phủ nhận những chống đối của Thánh Âu Quốc Tinh về đặc ân Hoài Thai Vô Nhiễm, căn cứ vào tín lư truyền đạt nguyên tội qua việc truyền sinh loài người. Vị tu sĩ này đă thích đáng sử dụng h́nh ảnh của một cây dẻ “là cây được thụ thai, nuôi dưỡng và h́nh thành ở bên dưới cái cây mang quả có gai của nó nhưng được cây ấy bảo vệ cho khỏi bị châm chích” (Tract. 10). Thậm chí ở bên dưới cái cây mang quả có gai của tác động truyền giống mà tự ḿnh việc truyền giống này cần phải truyền đạt nguyên tội, th́ theo lập luận của Eadmer, Mẹ Maria vẫn được bảo tŕ cho khỏi hết mọi t́ ố bởi ư muốn tỏ tường của Thiên Chúa là Đấng “rơ ràng là có thể làm điều này và muốn làm như thế. Bởi thế, nếu Ngài muốn th́ Ngài thực hiện thôi” (ibid).

 

Bất chấp Eadmer, các đại thần học gia của thế kỷ 13 đă chấp nhận những khó khăn của Thánh Âu Quốc Tinh như là của ḿnh, khi khai triển lập luận như thế này: Việc Cứu Chuộc được Chúa Kitô hoàn thành không trở thành phổ quát nếu t́nh trạng tội lỗi không phải là những ǵ chung cho tất cả mọi người. Và nếu Mẹ Maria không vướng mắc nguyên tội, Mẹ không thể nào được cứu chuộc. Việc cứu chuộc thật sự ở chỗ giải thoát những ai ở trong t́nh trạng tội lỗi.

 

3- Duns Scotus, theo một số thần học gia thời thế kỷ 12, đă t́m thấy cái then chốt để thắng vượt những chống đối này đối với tín lư Hoài Thai Vô Nhiễm của Mẹ Maria. Ngài đă chủ trương rằng Chúa Kitô, vị trung gian tuyệt hảo, đă thi hành tác động trung gian cao cả nhất của ḿnh nơi Mẹ Maria, bằng cách ǵn giữ Mẹ khỏi nguyên tội.

 

Như thế, ngài đă đưa vào thần học quan niệm Cứu Chuộc bằng việc bảo tŕ, nhờ đó Mẹ Maria đă được cứu chuộc bằng một cách thức thậm chí c̣n tuyệt vời hơn nữa: không phải bằng cách được giải phóng khỏi tội lỗi mà bằng việc ǵn giữ cho khỏi tội lỗi.

 

Cái minh thức này của Chân Phươc Duns Scotus, vị sau đó được nh́n nhận là “Tiến Sĩ của Đấng Vô Nhiễm”, đă được các thần học gia nồng hậu đón nhận, nhất là các tu sĩ Ḍng Phanxicô, ngay từ đầu thế kỷ 14. Sau khi được Đức Sixtus IV chấp thuận vào năm 1477 cho Lễ Hoài Thai Vô Nhiễm th́ tín lư này càng ngày càng được chấp nhận hơn ở các trường thần học.

 

Việc tiến triển quan pḥng về phụng vụ và tín lư này đă dọn đường cho việc định tín về đặc ân Thánh Mẫu đó bởi Huấn Quyền Tối Thượng. Huấn Quyền Tối Thượng chỉ xẩy ra nhiều thế kỷ sau đó, và đă được thôi thúc bởi một minh thức nền tảng về đức tin như thế này: Người Mẹ của Chúa Kitô cần phải hoàn toàn thánh thiện ngay từ giây phút đầu đời của ḿnh.

 

4- Không ai lại không thấy được rằng việc khẳng định về đặc ân phi thường này được ban cho Mẹ Maria nhấn mạnh rằng tácđộng cứu chuộc của Chúa Kitô không chỉ giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi mà c̣n ǵn giữ chúng ta khỏi tội lỗi nữa. Chiều kích ǵn giữ này, một chiều kích hoàn toàn ở nơi Mẹ Maria, hiện diện nơi việc can thiệp cứu chuộc mà Chúa Kitô, trong việc giải phóng con người khỏi tội lỗi, cũng ban cho họ ân sủng và sức mạnh để chiến thắng ảnh hưởng của tội lỗi trong đời sống của họ.

 

Tín điều này làm sáng tỏ những tác dụng của ân sủng

 

Như thế, tín điều Mẹ Maria Hoài Thai Vô Nhiễm không làm lu mờ mà c̣n tuyệt vời giúp vào việc làm sáng tỏ những hiệu lực của ơn Chúa Kitô cứu chuộc nơi bản tính của con người nữa.

 

Kitô hữu nh́n lên Mẹ Maria, vị đầu tiên được Chúa Kitô cứu chuộc và là v́ đă được đặc ân không bị lụy thuộc, cho dù một giây lát, quyền lực của sự dữ và tội lỗi, như một mẫu thức và h́nh ảnh toàn vẹn của t́nh trạng thánh thiện (cf. Lumen gentium, n. 65) họ được kêu gọi đạt được trong đời sống của ḿnh nhờ ơn Chúa trợ giúp.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Chuyn dch t L'Osservatore Romano Weekly Edition in English 12/6/1996, trang 11.