Bài
25 – 3/7/1996: Mẹ
Maria tự
nguyện
cộng
tác vào dự
án của
Thiên Chúa
1- Trong
tŕnh thuật
Phúc Âm về
cuộc
Viếng
Thăm,
Bà Isave, “được
đầy
Thánh Linh”,
đă
nghênh
đón
Mẹ
Maria
đến
nhà của
ḿnh và kêu lên rằng:
“Em có phúc v́
đă
tin rằng
những
ǵ Chúa phán sẽ
được
thực
hiện”
(Lk 1:45). Cái diễm
phúc này, cái diễm
phúc
đầu
tiên
được
Phúc Âm Thánh Luca thuật
lại,
cho thấy
Mẹ
Maria như
là một
con người,
nhờ
đức
tin của
Mẹ,
đă
đi
trước
Giáo Hội
trongviệc
hoàn trọn
tinh thần
của
các mối
phúc
đức.
Việc bà Isave chúc tụng đức
tin của Mẹ Maria được tái củng cố bởi việc so sánh với lời loan báo của
thiên thần cho ông Zacaria. Việc đọc sơ sài hai lời loan báo này có thể
sẽ soi ông Zacaria và Mẹ Maria như đă có những phản ứng tương tự như
nhau với sứ điệp thần linh: “Việc ấy thành sự sao được v́ tôi không có
chồng?” (Lk 1:18,34). Thế nhưng, cái khác biệt sâu xa giữa những thái độ
bên trong của hai nhân vật chính trong hai đoạn này có thể được thấy từ
chính lời của vị thiên thần, v́ đă trách ông Zacaria v́ ông không tin,
trong khi đó thiên thần lại trả lời ngay cho vấn đề của Mẹ Maria. Không
như chồng của bà Isave, Mẹ Maria hoàn toàn tuân phục dự án thần linh và
không đặt điều kiện cho việc ưng thuận của Mẹ vào việc ban cho một dấu
hiệu hữu h́nh.
Vị thiên thần, vị cho biết
rằng Mẹ trở thành một người mẹ, được Mẹ Maria cho biết ư định muốn sống
đồng trinh của Mẹ. Tin tưởng rằng việc loan báo này có thể được hoàn
thành, Mẹ đặt vấn đề với vị sứ giả thần linh chỉ nguyên về cách thức
hoàn tất công việc đó thôi, để hoàn thành ư Chúa cách tốt đẹp hơn, ư
muốn Mẹ hoàn toàn muốn thuận phục. “Thánh Au Quốc Tinh đă nhận định rằng:
“Mẹ t́m cách chứ Mẹ không ngờ vực quyền toàn năng của Thiên Chúa” (Sermo
291).
Mẹ Maria cần chuyên chú
lắng nghe và tinh tuyền tin tưởng
2- Cái bối cảnh mà trong đó
xẩy ra hai lời loan báo này cũng giúp vào việc đề cao tính chất tuyệt
hảo nơi đức tin của Mẹ Maria. Trong tŕnh thuật của Thánh Luca, chúng ta
thấy t́nh h́nh thuận lợi hơn của ông Zacaria và cái không tương xứng nơi
lời đáp ứng của ông. Ông nhận được lời loan báo của thiên thần ở trong
đền thờ Giêrusalem, tại bàn thờ trước “nơi cực thánh” (cf. Ex 30:6-8);
thiên thần ngỏ lời cùng ông khi ông đang dâng hương, tức là, khi ông
đang thi hành nhiệm vụ tư tế của ḿnh, ở một giây phút quan trọng trong
đời sống của ông; quyết định thần linh được thông đạt cho ông trong một
thị kiến. Những hoàn cảnh đặc biệt này giúp thuận lợi hơn cho tính chất
chân thực thần linh nơi sứ điệp này và giúp phấn khích trong việc mau
mắn chấp nhận sứ điệp ấy.
Tuy nhiên, việc loan báo
cho Mẹ Maria xẩy ra ở một bối cảnh đơn sơ thường t́nh hơn, không có
những yếu tố linh thánh nào bên ngoài kèm theo lời loan báo cho ông
Zacaria. Thánh Luca không nói chính xác nơi chốn xẩy ra việc Truyền Tin
của Chúa: ngài chỉ tường tŕnh rằng Mẹ Maria ở Nazarét, một ngôi làng
chẳng có tiếng tăm ǵ, một nơi chốn dường như không được tiền định cho
biến cố ấy. Ngoài ra, Vị Thánh kư này cũng không qui tầm quan trọng bất
thường cho giây phút xuất hiện của thiên thần và không diễn tả những
hoàn cảnh lịch sử. Trong cuộc gặp gỡ vị thần sứ, người ta chú trọng
nguyên vào ư nghĩa lời lẽ của ngài, những lời lẽ đ̣i Mẹ Maria phải lắng
nghe và có một đức tin tinh tuyền.
Điều quan tâm cuối cùng
giúp chúng ta cảm nhận được tính chất cao cả của đức tin Mẹ Maria, nhất
là so sánh với khuynh hướng, bấy giờ cũng như hiện nay, nhấn mạnh đến
các dấu hiệu hữu h́nh để có thể tin tưởng chấp nhận. Ngược lại, việc
đồng ư của Mẹ Maria với ư muốn thần linh được tác động duy bởi t́nh Mẹ
kính mến Thiên Chúa.
3- Mẹ Maria được xin chấp
thuận trước một sự thật cao cả hơn rất nhiều so với những ǵ được loan
báo cho ông Zacaria. Việc loan báo cho ông Zacaria được mời gọi tin
tưởng vào một cuộc sinh hạ lạ lùng sẽ xẩy ra trong một cuộc hôn nhân son
sẻ Thiên Chúa muốn cho sinh hoa kết trái: một can thiệp thần linh tương
tự như những cuộc can thiệp mang lại lợi ích cho một số người nữ trong
Cựu Ước: Sarah (Gn
17:15-21; 18:10-14), Rachel (Gn 30:22), mẹ của Samson (Jgs 13:1-7),
Hanna mẹ của Samuel (1 Sm 1:11-20). Nơi những đoạn này, tính chất nhưng
không của tặng ân Chúa ban được đặc biệt nhấn mạnh.
Mẹ Maria được kêu gọi để
tin tưởng vào vai tṛ làm mẹ đồng trinh, một vai tṛ chưa từng được Cứu
Ước đề cập tới. Thật vậy, lời tiên tri lừng danh của Isaia: “Này đây một
thanh nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai và sẽ đặt tên Người là
Emmanuel” (7:14), mặc dù không loại trừ một thứ nhăn quan như thế, hoàn
toàn được giải thích theo ư nghĩa ấy chỉ sau khi Chúa Kitô sinh ra và
theo chiều hướng của mạc khải Phúc Âm.
Mẹ Maria được yêu cầu đồng
ư với một sự thật chứ bao giờ thể hiện trước đó. Mẹ chấp nhận nó bằng
một tâm hồn đơn sơ nhưng gan dạ. Với câu hỏi “Việc ấy thành sự sao
được?”, Mẹ bày tỏ đức tin của Mẹ vào quyền năng thần linh trong việc làm
cho t́nh trạng đồng trinh tương hợp với vai tṛ làm mẹ ngoại lệ và đặc
thù của Mẹ.
Khi trả lời: “Thánh Thần sẽ
xuống trên bà, và quyền phép Đấng Tối Cao sẽ bao phủ bà” (Lk 1:35), vị
thiên thần cống hiến việc Thiên Chúa giải quyết chắc chắn cho vấn đề
được Mẹ Maria đặt ra. T́nh trạng đồng trinh, tưởng chừng là một ngăn trở,
trở thành một bối cảnh cụ thể nhờ đó Thánh Thần hoàn thành nơi Mẹ việc
thụ thai Con Thiên Chúa nhập thể. Lời đáp ứng của vị thiên thần mở đường
cho việc cộng tác của Vị Trinh Nữ với Chúa Thánh Thần trong việc sinh hạ
Chúa Giêsu.
4- Việc tự nguyện hợp tác
của con người được hiện thực nơi việc thi hành dự án thần linh. Bằng
việc tin tưởng vào lời Chúa, Mẹ Maria hợp tác vào việc hoàn tất vai tṛ
làm mẹ được loan báo cho Mẹ.
Tác động đức tin của Mẹ
Maria nhắc lại đức tin của tổ phụ Abraham
Các vị Giáo Phụ của Hội
Thánh thường nhấn mạnh đến khía cạnh này về việc hoài thai trinh nguyên
của Chúa Giêsu. Khi dẫn giải Phúc Âm về biến cố Truyền Tin, Thánh Âu
Quốc Tinh đặc biệt nói rằng: “Vị thiên thần loan báo, người Trinh Nữ
lắng nghe, tin tưởng và thụ thai” (Sermo 13 in Nat. Dom.).
Chưa hết, “Chúa Kitô được tin tưởng và thụ thai bởi đức tin. Việc đức
tin xuất hiện trước nơi tâm can của Mẹ Maria rồi mới tới việc thụ thai
trong cung ḷng của Người Mẹ này” (Sermo 293).
Tác động đức tin của Mẹ
Maria là những ǵ gợi lại đức tin của Abraham, vị ở vào lúc rạng đông
của Cựu Ước, đă tin tưởng vào Thiên Chúa, nhờ đó trở thành cha của một
đại miêu duệ (cf. Gn 15:6; Redemptoris Mater, n. 14). Vào
lúc mở màn cho Tân Ước, Mẹ Maria cũng sử dụng một ảnh hưởng quyết liệt
bằng đức tin của ḿnh nơi việc hoàn tất mầu nhiệm Nhập Thể là những ǵ
mở đầu và tổng hợp tất cả sứ vụ cứu chuộc của Chúa Giêsu.
Mối liên hệ chặt chẽ giữa
đức tin và ơn cứu chuộc, được Chúa Giêsu nhấn mạnh trong đời sống công
khai của Người (cf. Mt 5:34; 10:52; etc.), cũng giúp chúng ta hiểu được
vai tṛ nền tảng được đức tin của Mẹ thực hiện và tiếp tục thực hiện
trong việc cứu độ nhân loại.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
Chuyển
dịch
từ
L'Osservatore Romano Weekly Edition in English 10/7/1996, trang 11.
|