Bài 27– 24/7/1996: Đức Mẹ đă có ư định sống trinh nữ

 

1- Mẹ Maria đặt một câu hỏi với vị thiên thần nói với Mẹ về việc thụ thai và hạ sinh Chúa Giêsu: “Việc này thành sự ra sao v́ tôi không biết đến nam nhân” (Lk 1:34). Vấn nạn này có vẻ lạ lùng, ít là khi chúng ta nhớ đến những tŕnh thuật thánh kinh liên quan tới việc loan báo về một cuộc sinh nở phi thường của một người đàn bà. Những trường hợp này liên quan tới những người đàn bà có chồng mà tự nhiên bị hiếm muộn, những người được Thiên Chúa ban cho tặng ân có một đứa con nhờ cuộc đời phối ngẫu b́nh thường (1 Sm 1:19-20), để đáp ứng lời cầu nguyện thương đau của họ (cf. Gn 15:2; 30:22-23; 1 Sm. 1:10; Lk 1:13).

 

Mẹ Maria nhận được sứ điệp của vị thiên thần ở một hoàn cảnh khác hẳn. Mẹ không phải là một phụ nữ đă lập gia đ́nh bị hiếm muộn; bằng một chọn lựa tự nguyện Mẹ có ư định giữ ḿnh sống đồng trinh. V́ thế, ư hướng giữ ḿnh đồng trinh của Mẹ, hoa trái của t́nh Mẹ kính mến Chúa, trở thành một chướng ngại cho vai tṛ làm mẹ được loan báo cho Mẹ.

 

Thoạt nghe th́ những lời của Mẹ dường như chỉ bày tỏ t́nh trạng đồng trinh hiện hữu của Mẹ: Mẹ Maria khẳng định rằng Mẹ không “biết” đến nam nhân, tức Mẹ là một trinh nữ. Tuy nhiên, bối cảnh mà trong đó vấn đề được đặt ra “Việc ấy thành sự ra sao?” và sau đó là lời khẳng định “v́ tôi không biết đến nam nhân” đă nhấn mạnh đến cả đức đồng trinh hiện hữu của Mẹ Maria và ư hướng muốn sống đời trinh nữ của Mẹ. Lời bày tỏ Mẹ sử dụng, với động từ ở thể hiện tại, cho thấy tính chất vĩnh viễn và liên tục về t́nh trạng này của Mẹ.

 

Mẹ Maria hoàn toàn cộng tác với ư muốn của Thiên Chúa

 

2-  Khi đề cập tới sự khó khăn này, Mẹ Maria không chống lại dự án thần linh một chút nào, nhưng bày tỏ ư hướng của Mẹ muốn hoàn toàn thực hiện nó. Hơn nữa, người con gái thành Nazarét này luôn sống hoàn toàn ḥa hợp với ư muốn thần linh và đă chọn đời sống đồng trinh để làm hài ḷng Chúa. Thật vậy, ư hướng của Mẹ muốn sống đồng trinh đă giúp Mẹ chấp nhận ư muốn của Thiên Chúa “bằng tất cả cái Tôi nhân loại và nữ giới của Mẹ, và việc đáp ứng này của đức tin đă bao gồm cả việc trọn hảo cộng tác với ‘ân sủng của Thiên Chúa có trước và trợ giúp’ lẫn việc trọn hảo cởi mở cho tác động của Thánh Linh” (Redemptoris Mater, n. 13).

 

Đối với một số người th́ những lời nói và ư hướng của Mẹ Maria dường như là những ǵ chưa chắc xẩy ra, v́ nơi thế giới Do Thái, vấn đề đồng trinh đă không được coi có giá trị hay lư tưởng cần phải được theo đuổi. Những bản văn Cựu Ước giống nhau khẳng định điều này ở một số đoạn và diễn đạt từng được biết đến. Trong Sách Các Quan Án chẳng hạn, người con gái của Jephthah, người, khi đối đầu trước cái chết khi c̣n trẻ và độc thân, đă than khóc t́nh trạng đồng trinh của ḿnh, tức là cô than van rằng cô không thể lấy chồng (Jgs 11:38). Hơn nữa, theo lệnh thần linh là “hăy sinh sôi nẩy nở” (Gen 1:28), th́ vấn đề hôn nhân được coi là ơn gọi tự nhiên của người phụ nữ bao gồm cả niềm vui nỗi buồn kèm theo vai tṛ làm mẹ.

 

3- Để hiểu hơn về bối cảnh cho thấy quyết định của Mẹ Maria đă trở nên chín chắn cần phải nhớ rằng ở vào giai đọn ngay trước khi mở màn cho kỷ nguyên Kitô giáo, một thái độ tích cực nào đó đối với sự đồng trinh đă bắt đầu xuất hiện nơi một số thành phần Do Thái. Chẳng hạn như Essenes là vị mà nhiều chứng từ lịch sử quan trọng đă được t́m thấy ở Qumran, đă sống độc thân hay hạn chế việc sử dụng hôn nhân v́ đời sống cộng đồng và t́m cách sống thân mật hơn với Thiên Chúa.

 

Ngoài ra, ở Ai Cập, có một cộng đồng nữ giới có liên hệ với linh đạo của Essene đă sống tiết dục. Những người nữ này, thuộc về một môn phái được Philo of Alexandria gọi là Therapeutate (De Vita Contemplativa, 21-90), đă hiến đời ḿnh choi việc chiêm niệm và t́m kiếm sự khôn ngoan.

 

Dường như Mẹ Maria chưa hề biết đến những nhóm tôn giáo Do Thái này là thành phần thực hành lư tưởng sống độc thân và đồng trinh. Thế nhưng, sự kiện Thánh Gioan Tẩy Giả có lẽ đă sống độc thân và trong một cộng đồng với các môn đệ đă được trân trọng là những ǵ hỗ trợ cho giả thuyết là việc chọn lựa của Mẹ Maria sống đồng trinh đă là những ǵ thuộc về bối cảnh mới mẻ về văn hóa và tôn giáo này.

 

4- Tuy nhiên, trường hợp ngoại lệ của Trinh Nữ Nazarét này không được dẫn chúng ta tới cái sai lầm của việc thắt kết những ư hướng nội tâm của Mẹ với tâm thức của môi trường Mẹ sống, từ đó loại trừ đi tính chất độc đáo của mầu nhiệm đă xẩy ra nơi Mẹ. Đặc biệt là chúng ta không được quên rằng, ngay từ đầu cuộc sống của ḿnh, Mẹ Maria đă lănh nhận một ân sủng kỳ diệu, được vị thiên thần nh́n nhận vào lúc Truyền Tin. “Đầy ân phúc” (Lk 1:28), Mẹ Maria đă trở nên phong phú bằng một sự trọn lành thánh đức, như Giáo Hội giải thích, ở vào chính giây phút đầu tiên của đời sống Mẹ: đặc ân đặc thù Vô Nhiễm Thai đă ảnh hưởng đến toàn bộ phát triển nơi đời sống thiêng liêng của người nữ trẻ thành Nazarét này.

 

Chúa biến đổi sự nghèo khó của Mẹ Maria thành phong phú

 

Bởi thế, cần phải chủ trương rằng Mẹ Maria được hướng dẫn tới lư tưởng đồng trinh bởi một thần hứng phi thường của cùng Vị Thánh Linh, Đấng, trong gịng lịch sử của Giáo Hội, đă tác động nhiều nữ giới tiến đến con đường sống đời tận hiến đồng trinh.

 

Sự hiện diện đặc biệt của ân sủng nơi đời sống của Mẹ Maria dẫn đến kết luận là người nữ trẻ trung này đă hiến ḿnh sống đồng trinh. Đầy những tặng ân phi thường của Chúa từ đầu cuộc sống của ḿnh, Mẹ đă hướng tới một cuộc hiến toàn thân – cả xác lẫn hồn – cho Thiên Chúa, nơi việc hiến dâng bản thân ḿnh như là một trinh nữ.

 

Ngoài ra, cái thần hứng này của Mẹ về đời sống đồng trinh đă ḥa hợp với cái “nghèo khó” trước Thiên Chúa là những ǵ được Cựu Ước coi trọng. Hoàn toàn dấn ḿnh theo con đường ấy, Mẹ Maria cũng từ bỏ cả vai tṛ làm mẹ, một kho tàng riêng của người nữ, rất được cảm mến ở Do Thái. Bởi thế Mẹ “nổi bật trong số thành phần nghèo khó và thấp hèn của Chúa là Đấng được tin tưởng hy vọng hướng về và là nguồn ban ơn cứu độ” (Lumen gentium, n. 55). Tuy nhiên, khi dâng ḿnh cho Thiên Chúa như một kẻ nghèo hèn và chỉ nhắm tới việc phong phú thiêng liêng, hoa trái của t́nh yêu thần linh, ở vào giây phút Truyền Tin, Mẹ Maria khám phá ra rằng Chúa đă biến đổi cái nghèo khó của Mẹ trở nên phong phú: Mẹ sẽ là một Vị Trinh Mẫu của Con Đấng Tối Cao. Sau đó, Mẹ cũng khám phá ra rằng vai tṛ làm mẹ của ḿnh bao gồm tất cả mọi người là thành phần đến để cứu độ  (cf. Catechism of the Catholic Church, n. 501).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Chuyn dch t L'Osservatore Romano Weekly Edition in English 31/7/1996, trang 7.