Bài 31 – Ngày 28/8/1996: Giáo Hội cho thấy Mẹ Maria là một “Trinh Nữ Trọn Đời”

 

1- Giáo Hội luôn luôn tuyên xưng niềm tin của ḿnh vào đức trinh nguyên trọn đời của Mẹ Maria. Cácbản văn cổ xưa nhất, khi đề cập đến việc Chúa Giêsu được thụ thai, đă gọi Mẹ Maria một cách đơn sơ là “trinh nữ”, với hàm ư rằng tính chất này là một sự kiện tồn tại suốt cả cuộc đời của Mẹ.

 

Các Kitô hữu sơ khai đă bày tỏ niềm xác tín tin tưởng này bằng từ ngữ Hy Lạp aeiparthenos – ‘trinh nguyên’ – một từ ngữ được tạo nên để diễn tả con người của Mẹ Maria một cách đặc thù và nổi bật, cũng như để diễn tả bằng một chữ duy nhất niềm tin tưởng của Giáo Hội vào đức trinh nguyên trọn đời của Mẹ. Chúng ta thấy nó được sử dụng trong bản tuyên xưng đức tin thứ hai được Thánh Epiphanius biên soạn năm 374 liên quan tới Mầu Nhiệm Nhập Thể, đó là Con Thiên Chúa “đă nhập thể, tức là Người được Mẹ Maria là đức trinh nữ trọn đời hạ sinh một cách trọn hảo bởi Thánh Linh” (Ancoratus, 119,5; DS 44).

 

Lời diễn tả “trinh nguyên” được tiếp tục bởi Công Đồng Constantinople thứ hai (năm 553), một công đồng khẳng định rằng: Lời Chúa, “nhập thể bởi Người Mẹ của Thiên Chúa thánh thiện và hiển vinh và là Mẹ Maria trinh nguyên, được hạ sinh bởi Mẹ” (DS 422). Tín lư này được củng cố bởi hai Công Đồng Chung khác, đó là Công Đồng Lateranô IV (năm 1215) và Công ĐồngLyons II (1274) (DS 852), cũng như bởi bản văn định tín tín điều Mông Triệu (năm 1950) (DS 3903) trong đó đức đồng trinh trọn đời của Mẹ Maria được coi như là một trong những lư do tai sao Mẹ được đưa về trời hiển vinh cả xác lẫn hồn.  

 

Mẹ Maria đồng trinh trước khi, trong khi và sau khi sinh hạ

 

2- Bằng một công thức vắn gọn, theo truyền thống, Giáo Hội cho thấy Mẹ Maria “đồng trinh trước khi, trong khi sau khi sinh hạ”, khẳng định rằng Mẹ măi măi là một trinh nữ ở cả 3 thời điểm này.

 

Trong 3 thời điểm này, việc khẳng định đức đồng trinh của Mẹ “trước khi sinh hạ” chắc chắn là thời điểm quan trọng nhất, v́ nó liên hệ tới việc Chúa Giêsu được thụ thai và trực tiếp đụng chạm tới chính mầu nhiệm Nhập Thể. Từ ban đầu th́ nó vẫn hằng liên lỉ được Giáo Hội tin tưởng như thế.

 

Đức đồng trinh của Mẹ “trong khi và sau khi sinh con”, mặc dù được hàm chứa nơi danh xưng đồng trinh đă được qui cho Mẹ Maria ngay từ những ngày đầu tiên của Giáo Hội, đă trở thành đối tượng cho việc nghiên cứu sâu xa về tín lư, v́ có một số bắt đầu công khai tỏ ra nghi ngờ. Thánh Giáo Hoàng Hormisdas giải thích rằng “Con Thiên Chúa đă trở thành Con của loài người, được sinh ra trong thời gian theo cách thuưc của con người, sinh ra từ ḷng mẹ của ḿnh (cf Lk 2:23), và nhờ quyền năng của Thiên Chúa, không tác hại tới đức đồng tring mẹ của Người” (DS 368). Tín lư này được Công Đồng Chung Vaticanô II khẳng định, dạy rằng người Con đầu ḷng của Mẹ Maria “không làm giảm thiểu tính chất trọn vẹn đồng trinh của Mẹ ḿnh nhưng thánh hóa nó” (Lumen gentium, n. 57). Về vấn đề Mẹ đồng trinh sau khi sinh con, trước hết cần phải nhận định rằng không có lư do nào để nghĩ rằng ư muốn giữ ḿnh đồng trinh được Mẹ Maria bày tỏ vào lúc Truyền Tin (cf Lk 1:34) sau đó bị thay đổi. Ngoài ra, ư nghĩa trực tiếp của những chữ “Thưa bà, này là con của bầ!”, “Này là mẹ của con” (Jn 19:26) được Chúa Giêsu từ trên cây thập giá ngỏ cùng Mẹ Maria cũng như cùng người môn đệ đặc biệt của Người cũng bao hàm việc Mẹ Maria chẳng có một người con nào khác nữa.

 

Những ai chối bỏ đức đồng trinh sau khi sinh con của Mẹ đă nghĩ rằng họ khám phá ra được một lập lận thuyết phục nơi chữ “trưởng tử” được qui cho Chúa Giêsu trong Phúc Âm (Lk 2:7), hầu như thể chữ này chất chứa sự kiện là Mẹ Maria đă sinh hạ những đứa con khác sau Chúa Giêsu. Thế nhưng, chữ “trưởng tử” theo nghĩa đen tức là “một đứa con chưa có đứa nào trước nó”, và tự ḿnh, nó không liên hệ ǵ tới sự hiện hữu của những đứa con khác. Hơn nữa, v́ Thánh Kư này nhấn mạnh đặc tính này của Con Trẻ, v́ có một số điều bắt buộc theo luật Do Thái liên quan tới việc sinh hạ của đứa con trai đầu ḷng này, không dính dángǵ tới việc người mẹ sinh hạ những đứa con khác. Bởi thế hết mọi người con trai duy nhất đều phải tuân theo những qui định này v́ nó “đầu tiên được sinh ra” (cf Lk 2:23).

 

Một vài cấp độ về mối liên hệ được bao hàm bởi chữ “anh em”

 

3- Theo một số người, th́ đức đồng trinh của Mẹ Maria sau khi sinh con bị chối bỏ bới các bản văn Phúc Âm ghi nhận về sự hiện diện của 4 “người anh em của Chúa Giêsu” là Giacôbê, Giuse, Simon và Giuđa (Mt 13:55-56; Mk 6:3), cũng như của một vài người chị em.

 

Cần phải nhớ rằng không có một từ ngữ đặc biệt nào nơi tiếng Do Thái và Aramaic diễn tả chữ “anh chị em họ”, và những chữ “anh em” và “chị em” bởi thế có một ư nghĩa rất bao rộng bao gồm một số mức độ về mối liên hệ. Thật vậy, cụm từ “những người anh  em của Chúa Giêsu” nói đến “con cái” của một Maria là môn đệ của Chúa Giêsu (cf Mt 27:56), và là người được diễn tả gây chú ư là “Maria khác” (Mt 28:1). “Họ có liên hệ gần gũi với Chúa Giêsu theo diễn tả của Cựu Ước” (Catechism of the Catholic Church, n. 500).

 

Bởi thế, Rất Thánh Maria là “vị trinh nữ trọn đời”. Đặc ân của Mẹ là thành quả từ vai tṛ thiên mẫu của Mẹ, một đặc ân hoàn toàn thánh hiến Mẹ cho sứ vụ cứu chuộc của Chúa Kitô.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Chuyển dịch từ L'Osservatore Romano Weekly Edition in English 4/9/1996, trang 11.