Bài 33 – Ngày 18/9/1996: Mẹ Maria , một Tân Evà, tự nguyện tuân phục Thiên Chúa

 

1- Khi dẫn giải về đoạn Truyền Tin, Công Đồng Chung Vaticanô II đặc b iệt nhấn mạnh đến giá trị của việc Mẹ Maria ưng thuận với những lời của vị sứ giả thần linh. Không giống như những ǵ xẩy ra ở các tŕnh thuật thánh kinh tương tự, sự ưng thuận này được vị thiên thần hiển nhiên đợi chờ: “Vị Cha của t́nh thương muốn rằng Việc Nhập Thể cần phải được dẫn nhập bằng sự ưng thuận về phần của người mẹ được tiền định, nhờ đó, như người đàn bà đă thông phần vào việc gây ra chết chóc thế nào, cũng người đàn bà cần phải góp phần vào sự sống như thế” (Lumen gentium, n. 56).

 

Hiến Chế Ánh Sáng muôn dân nhắc lại cái tương phản giữa tác hành của Evà và tác hành của Mẹ Maria, được Thánh Irenaeus diễn tả: “Như người đàn bà trước – tức là Evà – bị dụ dỗ bởi những lời lẽ của một thiên thần khiến bà quay lưng lại với Thiên Chúa bằng cách bất tuân phục lời của Ngài thế nào, th́ người đàn bà sau – là Mẹ Maria – đă lănh nhận tin mừng từ vị thiên thần loan báo một cách để hạ sinh Thiên Chúa khi tuân theo lời của Ngài; và như người nữ trước đă bị dụ dỗ đến chỗ bất tuân Thiên Chúa thế nào th́ người nữ sau chấp thuận vâng phục Thiên Chú anhư thế, do đó Trinh Nữ Maria đă trở thành vị biện hộ bào chữa cho Evà trinh trong. Và như nhân loại bị chi phối bởi chết chóc gây ra bởi một trinh nữ thế nào th́ nó đă được giải thoát bởi một Trinh Nữ như thế; việc bất tuân phục của một trinh nữ, bởi thế, được quân b́nh lại bới việc tuân phục của một Trinh Nữ…”  (Adv. Haer., V, 19, 1).

 

Mẹ Maria đă cộng tác bằng việc tự do tin tưởng và tuân phục

 

2- Trong việc thốt lên tiếng “xin vâng” trọn vẹn với dự án thần linh, Mẹ Maria hoàn toàn tự do trước Thiên Chúa. Đồng thời Mẹ cũng cảm thấy bản thân ḿnh có trách nhiệm với nhân loại nữa, một nhân loại có tương lai đă được gắn liền với việc trả lời của Mẹ.

 

Thiên Chúa đặt định mệnh của toàn thể nhân loại nơi bàn tay của một người nữ trẻ trung. Tiếng “xin vâng” của Mẹ Maria là tiền đề cho việc hoàn thành dự án được Thiên Chúa v́ yêu thương đă sửa soạn cho việc cứu độ thế giới.

 

Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo đă vắn tắt và thật sự tóm tắt cái giá trị quyết liệt của sự tự do ưng thuận này của Mẹ Maria đối với dự án cứu độ của Thiên Chúa cho toàn thể nhân loại. “Trinh Nữ Maria ‘đă cộng tác vào việc cứu độ nhân loại bằng ḷng tin tưởng và tuân phục tự do’. Mẹ đă thân thưa lời xin vâng của ḿnh ‘nhân danh toàn thể bản tính nhân loại’. Nhờ việc tuân phục của ḿnh, Mẹ đă trở nên một Tân Evà, mẹ của sinh linh” (số 511).  

 

3- Bằng tác hành của ḿnh, Mẹ Maria nhắc nhở mỗi một người chúng ta về trách nhiệm nghiêm trọng của chúng ta trong việc chấp nhận dự án của Thiên Chúa giành cho cuộc đời của chúng ta. Trong việc hoàn toàn tuân theo ư muốn cứu độ của Thiên Chúa được bày tỏ nơi các lời của vị thiên thần, Mẹ trở nên một mô phạm cho những ai được Chúa tuyên bố là diễm phúc, v́ họ “nghe lời Chúa mà giữ lấy” (Lk 11:28). Chúa Giêsu, khi trả lời cho người đàn bà giữa đám đông khen tặng Mẹ ḿnh diễm phúc, đă cho biết lư do đích thực cho niềm hạnh phúc của Mẹ Maria đó là việc Mẹ gắn bó với ư muốn của Thiên Chúa, một sự gắn bó đă dẫn Mẹ đến chỗ chấp nhận vai tṛ làm Mẹ Thiên Chúa.

 

Trong Thông Điệp Mẹ Đấng Cứu Chuộc – Redemptoris Mater, tôi đă vạch ra rằng vai tṛ làm mẹ thiêng liêng mới được Chúa Giêsu nói tới chính yếu liên quan đến Mẹ. Thật vậy, “Không phải hay sao Mẹ Maria là người đầu tiên trong số ‘những ai nghe lời Thiên Chúa mà giữ lấy?’ Bởi thế, không phải hay sao niềm hạnh phúc được Chúa Giêsu nói đến khi trả lời cho người đàn bà giữa đám đông không liên quan tới Mẹ hay sao?” (số 20). Thế nên, ở một nghĩa nào đó, Mẹ Maria được tuyên bố là người môn đệ đầu tiên của Con Mẹ (cf. ibid.), và bằng gương của ḿnh, Mẹ kêu gọi tất cả mọi tín hữu hăy quảng đại đáp ứng ân sủng của Chúa.

 

4- Công Đồng Chung Vaticanô II cắt nghĩa việc hoàn toàn hiến thân của Mẹ Maria cho con người và công cuộc của Chúa Kitô: “Mẹ đă trọn vẹn hiến thân ḿnh, như một nữ tỳ của Chúa, cho con người và công cuộc của Con Mẹ, theo Người và với Người, trong việc phục vụ mầu nhiệm cứu chuộc, bằng ân sủng của Thiên Chúa toàn năng” (Lumen gentium, n. 56).

 

Đối với Mẹ Maria, việc hiến thân cho con người và công cuộc của Chúa Giêsu nghĩa là hiệp nhất sâu xa với Con của Mẹ, là dấn thân từ mẫu trong việc nuôi dưỡng việc tăng trưởng về nhân loại của Người và hợp tác với công cuộc cứu độ của Người.

 

Mẹ Maria đă trở thành căn nguyên cứu độ cho toàn thể nhân loại - Mary became cause of salvation for all humanity

 

Mẹ Maria thực hiện khía cạnh cuối cùng là “theo Người” trong việc hiến thân ḿnh cho Chúa Giêsu, tức như một điều kiện phụ trợ là hoa trái của ân sủng. Tuy nhiên, điều này quả thực là một việc hợp tác, v́ nó được hiện thực “với Người” và, mở màn vào lúc Truyền Tin, nó bao gồm việc chủ động tham phần vào công cuộc cứu chuộc. Công Đồng Chung Vaticanô nhận định rằng: “Thế nên, các vị Nghị Phụ đă có lư để thấy rằng Mẹ Maria không phải chỉ thụ động được Thiên Chúa bao gồm, mà là tự do hợp tác vào công cuộc cứu độ nhân loại bằng đức tin và sự tuân phục. V́, như Thánh Irenaeus nói, Mẹ ‘v́ vâng phục, đă trở nên căn nguyên cứu độ cho chính ḿnh cũng như cho toàn thể nhân loại (Adv. Haer. III, 22, 4)’" (ibid.).

 

Mẹ Maria, được liên kết với cuộc chiến thắng của Chúa Kitô trên tội lỗi gây ra bởi những vị cha mẹ tiên khởi của chúng ta, trở thành thực sự là “người mẹ của sinh linh” (ibid.). Vai tṛ làm mẹ của Mẹ, khi tự do chấp nhận vâng phục dự án thần linh, trở nên như một nguồn mạch sự sống cho toàn thể nhân loại vậy.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Chuyển dịch từ L'Osservatore Romano Weekly Edition in English 25/9/1996, trang 19.