Bài 35 – Ngày 6/11/1996:
Mẹ Maria chúc tụng Ḷng Thương Xót Chúa
1- Được hứng khởi bởi
truyền thống Cựu Ước, bằng bài ca Magnificat – Ngợi Khen, Mẹ
Maria chúc tụng các kỳ công Thiên Chúa đă làm nơi Mẹ. Bài ca này là việc
Mẹ Maria đáp ứng mầu nhiệm Truyền Tin, ở chỗ, thiên thần đă mời gọi Mẹ
hân hoan và giờ đây Mẹ bày tỏ niềm hoan hỉ của tâm linh Mẹ trong Thiên
Chúa là Đấng Cứu Độ của Mẹ. Niềm vui của Mẹ xuất phát từ cảm nghiệm
riêng tư về việc Thiên Chúa từ ái nh́n đến Mẹ là một tạo vật nghèo hèn
không có một tiếng tăm nào về lịch sử.
Tiếng Magnificat,
bản Latinh về một tiếng Hy Lạp có cùng một cùng nghĩa, chúc tụng sự vĩ
đại của Thiên Chúa, Đấng mạc khải toàn năng của Ngài ra qua sứ điệp của
vị thiên thần, vượt trên những niềm mong đợi và hy vọng của dân Giao Ước,
và thậm chí vượt lên trên những khát vọng cao quí nhất của linh hồn con
người.
Đấng toàn năng đă làm
cho tôi những sự trọng đại
Trước sự hiện diện của Vị
Chúa toàn năng và nhân hậu, Mẹ Maria bày tỏ cảm quan thấp hèn của ḿnh
rằng: “Linh hồn tôi chúc tụng Chúa và thần trí tôi hân hoan trong Thiên
Chúa Đấng Cứu Độ tôi, v́ Ngài đă trông đến phận thấp hèn nữ tỳ Ngài” (Lk
1:47-48). Tiếng Hy Lạp
"tapeínosis" có lẽ được
vay mượn từ bài ca của bà Hannah, mẹ của Samuel. Nó nhắc lại “nỗi nhục
nhă” và “khốn khổ” của một người đàn bà hiếm muộn (cf. 1 Sam 1: 11),
người tỏ lộ nỗi đớn đau của ḿnh cho Chúa. Cùng một diễn tả như thế, Mẹ
Maria cho thấy t́nh trạng bần cùng của Mẹ và việc Mẹ nhận thức về việc
nhỏ mọn trước nhan Thiên Chúa, Đấng tự ư nh́n đến Mẹ là một người con
gái thường hèn ở Nazarét và đă mời gọi Mẹ làm Mẹ của Đấng Thiên Sai.
2- Những lời “vậy từ nay
muôn đời sẽ khen tôi diễm phúc” (Lk 1:48) xuất phát từ sự kiện là bà
Elizabeth là người đầu tiên công bố Mẹ Maria “diễm phúc” (Lk 1:45). Bài
ca này c̣n dám tiên đoán rằng việc công bố ấy sẽ được kéo dài và gia
tăng luôn măi. Đồng thời nó chứng thực cho việc biệt tôn đối với Người
Mẹ của Chúa Giêsu là vị đă hiện diện nơi cộng đồng Kitô hữu ngay từ thế
kỷ đầu tiên. Ca vịnh Magnificat là hoa trái đầu tiên của các h́nh
thức tôn sùng khác nhau, được truyền từ thế hệ này đến thế hệ kia, những
thế hệ đă được Giáo Hội bày tỏ t́nh yêu mến của ḿnh đối với Vị Trinh Nữ
Nazarét này.
3- “V́ Đấng toàn năng đă
làm cho tôi những sự trọng đại và danh Ngài là thánh. Ngài thương đến
những ai kính sợ Người từ đời nọ đến đời kia” (Lk 1:49-50).
Đâu là “những điều trọng
đại” Đấng Toàn Năng đă thực hiện nơi Mẹ Maria? Lời diễn tả này lập lại
theo Cựu Ước để ám chỉ việc giải thoát dân Yến Duyên khỏi Ai Cập hay
Babylon. Trong ca vịnh Magnificat, nó ám chỉ đến biến cố thụ thai tinh
tuyền mầu nhiệm của Chúa Giêsu, một biến cố xẩy ra ở Nazarét sau khi
thiên thần loan báo.
Trong ca vịnh Magnificat,
một bài ca thật sự có tính cách thần học v́ nó cho thấy cảm nghiệm của
Mẹ Maria về việc Thiên Chúa nh́n đến Mẹ, Thiên Chúa chẳng những là
Đấng Toàn Năng không ǵ là bất khả, như lời sứ thần Gabiên tuyên bố
(x LK 1:37), mà c̣n là Đấng Nhân Hậu, tỏ ra êm ái và trung thành
với hết mọi con người.
4- “Ngài đă rat ay uy
quyền, đánh tan người kiêu ngạo với những ư nghĩ kiêu căng của họ; Ngài
đă hạ người uy quyền xuống khỏi ṭa cao và đă nâng người hèn mọn lên;
Ngài đă cho kẻ đói khó no đầy ân phúc và để người giầu có trở về tay
không” (Lk 1:51-53).
Nhờ đọc rộng hiểu nhiều về
lịch sử, Mẹ Maria dẫn chúng ta tới chỗ khám phá ra những tiêu chuẩn nơi
hành động nhiệm mầu của Thiên Chúa. Khi lật đổ những phán đoán của thế
gian, Ngài ra tay trợ giúp thành phần nghèo khổ và thấp hèn, ratay triệt
hạ thành phần giầu có và uy quyền, và bằng đường lối lạ lùng của ḿnh,
Ngài cho no đầy thiện hảo thành phần khiêm hạ kư thác đời sống của ḿnh
cho Ngài (cf. Redemptoris Mater, n. 37).
Trong khi những lời của bài
ca này cho chúng ta thấy Mẹ Maria như là một mẫu gương cụ thể và cao
quí, chúng cũng giúp cho chúng ta hiểu rằng chính tấm ḷng khiêm hạ là
những ǵ thu hút ḷng nhân lành của Thiên Chúa.
Thiên Chúa hoàn trọn nơi
Mẹ Maria một cách dồi dào phong phú
5- Sau hết, bài ca này tôn
tụng việc Thiên Chúa hoàn trọn những lời hứa của Ngài và ḷng trung
thành của Ngài với thành phần dân tuyển chọn: “Ngài đă cứu giúp Yến
Duyên tôi tớ của Ngài, bởi nhớ lại ḷng Ngài xót thương, như NGài phán
với tổ phụ của chúng ta, với Abraham và ḍng dơi của ông đến muốn đời” (Lk
1:54-55).
Đầy những tặng ân thần linh,
Mẹ Maria không chỉ lưu ư đền trường hợp riêng của ḿnh, mà c̣n nhận thấy
được rằng những tặng ân ấy xuất phát từ t́nh thương của Thiên Chúa đối
với tất cả dân của Ngài ra sao nữa. Nơi Mẹ, Thiên Chúa hoạn trọn những
lời hứa của ḿnh bằng một ḷng trung thành và quảng đại bao la.
Được hứng khởi bởi Cựu Ước
và bởi linh đạo của nữ tử Sion, ca vịnh Magnificat vượt lên trên các bản
văn tiên tri nó bắt nguồn, cho thấy nơi Mẹ là một con người “đầy ân phúc”,
mở màn cho việc can thiệp thần linh vượt trên những niềm hy vọng thiên
sai của dân Yến Duyên: đó là mầu nhiệm Nhập Thể thánh của Ngôi Lời.
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL,
Chuyển
dịch
từ
L'Osservatore Romano Weekly Edition in English 13/11/1996, trang 11.
|