Bài 36 – Ngày 20/11/1996: Giáng Sinh cho thy M Maria gn gũi vi Chúa Giêsu

 

1- Trong câu chuyện về việc Chúa Giêsu được hạ sinh, Thánh kư Luca tŕnh thuật lại một vài sự kiện giúp chúng ta hiểu hơn về ư nghĩa của biến cố này.

 

Trước hết ngài đề cập tới vấn đề làm sổ đinh theo lệnh của Hoàng Đế Ceasar Augustus, một lệnh truyền buộc Thánh Giuse “thuộc nhà và gịng dơi Đavít” và Maria là vợ của ḿnh phải đi “về thành Đavít được gọi là Bêlem” (Lk 2:4).

 

Khi cho chúng ta biết về hoàn cảnh diễn ra cuộc hành tŕnh và hạ sinh ấy, vị Thánh kư tŕnh bày cho chúng ta thấy một t́nh trạng khó khăn và nghèo khổ, một t́nh trạng khiến chúng ta thoáng thấy được một vài đặc tính căn bản về vương quốc thiên sai: một vương quốc không vinh vang hay thế lực trần thế, một vương quốc thuộc về Đấng, trong đời sống công khai, sẽ nói về bản thân ḿnh rằng: “Con Người không có chỗ dựa đầu” (Lk 9:58).

 

2- Tŕnh thuật của Thánh Luca chất chứa một ít ghi nhận dường như không quan trọng, những ghi nhận nhắm tới việc làm khơi lên nơi độc giả một sự hiểu biết hơn về mầu nhiệm Giáng Sinh cùng với những cảm thức của vị đă hạ sinh Người Con Thiên Chúa.

 

Việc diễn tả về cuộc hạ sinh này, được thuật lại một cách sơ sài, cho thấy Mẹ Maria như chuyên chú tham phần vào những ǵ đang xẩy ra nơi Mẹ: “Bà sinh hạ người con trai đầu ḷng của ḿnh và bọc Người trong khăn rồi đặt Người trong một máng cỏ…” (Lk 2:7). Hành động của Vị Trinh Nữ này là thành quả của việc Mẹ hoàn toàn sẵn sàng hợp tác với dự án của Thiên Chúa, một sự sẵn sàng chấp nhận đă được Mẹ bày tỏ vào lúc Truyền Tin: “xin hăy thực hiện nơi tôi theo như lời của ngài” (Lk 1:38).

 

Mẹ Maria thông phần vào sứ vụ cứu chuộc của Con

 

Mẹ Maria trải qua việc sinh hạ người con trong một hoàn cảnh cực kỳ bần cùng nghèo khổ: Mẹ không thể cống hiến cho Người Con Thiên Chúa thậm chí những ǵ được các bà mẹ thường cống hiến cho một hài nhi mới sinh; trái lại, Mẹ đă phải đặt Người nằm “trong một máng cỏ”, một cái nôi bần cùng hoàn toàn ngược lại với phẩm vị của “Con Đấng Tối Cao”.

 

3- Phúc Âm ghi nhận rằng “không có chỗ nào cho các vị trong quán trọ” (Lk 2:7). Câu này, nhắc lại đoạn Mở Đầu của Thánh Gioan: “Dân riêng của Người không tiếp nhận Người” (Jn 1:11), thực sự là tiên báo về nhiều chối từ Chúa Giêsu sẽ gặp phải trong cuộc đời công khai của Người. Cụm từ “v́ các vị” là cụm từ liên kết Người Con với Người Mẹ trong việc ruồng bỏ này, và cho thấy Mẹ Maria đă liên kết ra sao với thân mệnh của Con ḿnh trong việc chịu khổ đau và thông phần vào sứ vụ cứu chuộc của Người.

Bị “dân riêng của ḿnh” phủ nhận, Chúa Giêsu được tiếp nhận bởi các mục đồng là thành phần mộc mạc chẳng có tiếng tăm ǵ nhưng lại được Thiên Chúa chọn làm thành phần đầu tiên đón nhận tin mừng về cuộc giáng sinh của Đấng Cứu Thế. Sứ điệp được Thiên Thần loan báo cho họ là một lời mời gọi hăy vui lên: “Này đây tôi báo cho các người một tin rất vui mừng cũng là tin cho toàn dân” (Lk 2:10), kèm theo lời yêu cầu là chế ngự sợ hăi: “Đừng sợ”.

 

Thật vậy, như đối với Mẹ Maria ở vào lúc Truyền Tin thế nào th́ cũng xẩy ra cho cả họ nữa tin vui Chúa Giêsu hạ sinh cho thấy dấu hiệu cao cả của ư muốn Thiên Chúa đối với con người. Nơi vị Cứu Chuộc thần linh, được chiêm ngưỡng trong cảnh khó nghèo ở hang đá Bêlem, chúng ta có thể thấy một lời mời gọi tin tưởng tiến đến với Đấng là niềm hy vọng của nhân loại.

 

Bài ca của thiên thần là “Vinh danh Chúa Cả trên trời, b́nh an dưới thế cho người Chúa thương!” cũng có thể được chuyển dịch là cho “người thiện tâm” (Lk 2:14), cho thành phần mục đồng thấy những ǵ được Mẹ Maria diễn tả trong ca vịnh Magnificat: việc Chúa Giêsu được hạ sinh là dấu hiệu cho thấy t́nh yêu nhân hậu của Thiên Chúa, một t́nh yêu đặc biệt được tỏ cho thành phần nghèo khổ và khiêm hạ.

 

4- Các mục đồng đă nhiệt liệt và mau mắn đáp ứng lời mời gọi của vị thiên thần: “Nào chúng ta hăy đến Bêlem để xem điều ấy xẩy ra được Chúa tỏ cho chúng ta biết” (Lk 2:15).

 

Họ không luốn công t́m kiếm: “Và họ… đă thấy Mẹ Maria và Thánh Giuse, cùng hài nhi” (Lk 2:16). Đối với họ, như Công Đồng Chung Vaticanô II nhắc nhở, “Người Mẹ của Thiên Chúa hân hoan tỏ cho thấy Người Con đầu ḷng của ḿnh” (Lumen gentium, n. 57). Đó là giây phút quyết liệt trong cuộc đời của họ.

 

Mẹ Maria ngẫm nghĩ trong ḷng những biến cố ấy

 

Ước muốn bộc phát của thành phần mục đồng trong việc tỏ ra cho thấy những ǵ “đă nói với họ về con trẻ này” (Lk 2:17), sau khi được cảm nghiệm tuyệt vời về cuộc gặp gỡ Người Mẹ và Con Mẹ, gợi lên cho thành phần truyền bá phúc âm hóa ở mọi thời đại tầm quan trọng, thậm chí, nhu cầu cần thiết về một mối liên hệ thiêng liêng sâu xa với Mẹ Maria, để nhờ đó nhận biết Chúa Giêsu hơn nữa và trở thành những kẻ hân hoan loan báo Phúc Âm cứu độ của Người.

 

Về những biến cố đặc biệt này, Thánh Luca nói với chúng ta rằng Mẹ Maria “đă lưu giữ tất cả những sự ấy mà ngẫm nghĩ trong ḷng ḿnh” (Lk 2:19). Trong khi các mục đồng trải qua từ sợ hăi đến lạ lùng và chúc tụng, th́ Vị Trinh Nữ này, với đức tin của ḿnh, đă sống động hóa kư ức về các biến cố liên quan đến Con của Mẹ, và sâu xa hóa kiến thức của Mẹ về những biến cố ấy bằng cách suy niệm trong ḷng của ḿnh, tức là trong thẳm cung của bản thân Mẹ. Nhờ đó, Mẹ gợi ư cho người mẹ khác là Giáo Hội cũng cần phải duy tŕ tặng ân và sứ vụ chiêm ngắm và suy tư về thần học, để hiểu biết hơn trong việc chấp nhận mầu nhiệm cứu độ, trong việc hiểu mầu nhiệm này một cách thấu đáo hơn và trong việc loan báo mầu nhiệm ấy bằng một nỗ lực mới mẻ cho dân chúng thuộc hết mọi thời đại.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Chuyn dch t L'Osservatore Romano Weekly Edition in English 27/11/1996, trang 11.