Bài 37 – Ngày 27/11/1996: Giáo Hi tuyên b M Maria là M Thiên Chúa

 

1- Vic chiêm ngưỡng mu nhim giáng sinh ca Đấng Cu Thế đă dn dân Kitô hu đến ch chng nhng kêu cu Đức Trinh N như M ca Chúa Giêsu mà c̣n nh́n nhn M như là M Thiên Chúa. Chân lư này đă được khng định và coi như thuc v di sn đức tin ca Giáo Hi t nhng thế k đầu ca k nguyên Kitô giáo, cho đến khi nó được long trng tuyên b Công Đồng Chung Êphêsô năm 431.

 

Trong cộng đồng Kitô hữu tiên khởi, khi mà các môn đệ nhận thức hơn về vai tṛ Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa th́ vấn đề Mẹ Maria là Theotókos, là Mẹ Thiên Chúa càng sáng tỏ hơn. Đây là một tước hiệu không xuất hiện một cách rơ ràng trong các bản Phúc Âm, thế nhưng, nơi các bản phúc âm ấy, cụm từ “Mẹ của Chúa Giêsu” đă được đề cập đến và đă khẳng định rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa (Jn 20:28; cf. 5:18; 10:30, 33). Dù sao Mẹ Maria cũng được cho thấy như là Mẹ của Emmanuel nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (cf. Mt 1:22-23).

 

Ở ngay thế kỷ thứ 3, như suy diễn từ một chứng từ văn tự cổ, th́ Kitô hữu ở Ai Cập đă dâng lời kinh nguyện này lên Mẹ Maria: “Chúng con chạy đến cùng sự cầu bầu của Mẹ, Ôi Mẹ Thiên Chúa thánh hảo: đừng chế chối những lời thỉnh nguyện của chúng con trong lúc khển thiết của chúng con, nhưng xin hăy giải cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, Ôi Đức Trinh Nữ hiển vinh và diễm phúc” (from the Liturgy of the Hours). Lời diễn tả Theotĩkos này xuất hiện một cách tỏ tường lần đầu tiên nơi chứng từ cổ này.

 

Theo thần thoại của dân ngoại th́ hay xẩy ra là có một nữ thần được cho thấy như là mẹ của một vị thần nào đó. Chẳng hạn, vị thần siêu việt Zeus đă có nữ thần Rhea là mẹ của ḿnh. Bối cảnh này có lẽ đă giúp cho Kitô hữu sử dụng tước hiệu "Theotĩkos ", “Mẹ Thiên Chúa” cho Mẹ của Chúa Giêsu. Tuy nhiên cần phải lưu ư là tước hiệu này không hiện hữu mà là được Kitô hữu đặt ra để diễn tả một niềm tin không liên quan ǵ tới khoa thần thoại học ngoại giáo, một niềm tin tưởng vào việc thụ thai trinh nguyên nơi cung ḷng của Mẹ Maria Đấng măi là Lời hằng hữu của Thiên Chúa.

 

Công Đồng Chung Êphêsô đă tuyên bố Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa.

 

2- Vào thế kỷ thứ tư, từ ngữ Theotĩkos thường được sử dụng ở Đông và Tây. Việc tôn sùng và thần học càng ngày càng đề cập đến từ ngữ ấy, một từ ngữ bấy giờ đă trở thành gia sản đức tin của Giáo Hội.

 

Bởi thế người ta có thể hiểu được cái phong trào chống đối mạnh mẽ xuất hiện vào thế kỷ thứ 5 khi Nestoriô tỏ ra ngờ vực về tính chất đúng đắn của tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa”. Thật vậy, khi có khuynh hướng chủ trương rằng Mẹ Maria chỉ là mẹ của con người Giêsu, ông đă cho rằng “Mẹ của Chúa Kitô” là lời bày tỏ chính xác duy nhất về tín lư. Nestoriô đă đi đến chỗ sai lạc này là bởi v́ ông khó chấp nhận mối hiệp nhất về ngôi vị của Chúa Kitô cũng như v́ ông giải thích sai lệch về sự phân biệt giữa hai bản tính – thần tính và nhân tính – hiện hữu nơi Người.

 

Vào năm 431, Công Đồng Êphêsô đă lên án luận điệu của ông, và để khẳng định việc tồn tại của thần tính và nhân tính nơi một ngôi vị duy nhất của Người Con này, đă công bố Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa.

 

3- Giờ đây, những khó khăn và những chống đối mà Nestôriô khơi lên cống hiến cho chúng ta cơ hội để thực hiện một số phản tỉnh hữu dụng đối với việc hiểu biết và giải thích một cách đúng đắn tước hiệu này. Lời diễn tả Theotĩkos, theo nghĩa đen là “người đă sinh ra Thiên Chúa”, thoạt tiên có thể là những ǵ lạ lùng; thật vậy, vấn đề được đặt ra là làm thế nào để một con người tạo vật lại có thể hạ sinh Thiên Chúa được chứ. Câu trả lời theo đức tin của Giáo Hội đă rơ ràng đó là: vai tṛ làm mẹ thần linh của Mẹ Maria chỉ ám chỉ tới việc hạ sinh về lănh vực nhân loại của Người Con Thiên Chúa, chứ không liên quan ǵ tới việc hạ sinh thần linh của Người. Người Con này của Thiên Chúa từ đời đời được hạ sinh bởi Thiên Chúa Cha, và đồng bản thể với Ngài. Dĩ nhiên, Mẹ Maria không hề dính dáng tới việc hạ sinh đời đời này. Tuy nhiên, Người Con này của Thiên Chúa đă mặc lấy nhân tính của chúng ta 2000 năm trước và đă được thụ thai cùng hạ sinh bởi Mẹ Maria. 

 

Trong việc công bố Mẹ Maria là “Mẹ Thiên Chúa”, bởi thế, Giáo Hội có ư xác nhận rằng Mẹ là “Mẹ của Lời Nhập Thể”, Đấng là Thiên Chúa”. Vai tṛ làm mẹ của mẹ, thế nên, không bao gồm cả 3 Ngôi, mà chỉ liên quan tới Ngôi Hai, là Người Con, Đấng, khi nhập thể, đă mặc lấy nhân tính từ Mẹ.

 

Vai tṛ làm mẹ là một mối liên hệ giữa người với người: một người mẹ không phải chỉ là mẹ của thân xác hay của một tạo vật về thể lư được sinh ra bởi cung ḷng của bà, thế nhưng là mẹ của con người bà sinh ra. Bởi thế, theo bản tính nhân loiại của ḿnh, khi sinh hạ con người của Đức Giêsu, Đấng là một ngôi vị thần linh, th́ Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa. 

 

Việc Đức Trinh Nữ ưng thuận trước Việc Nhập Thể

 

4- Trong việc tuyên bố Mẹ Maria là “Mẹ Thiên Chúa”, trong chỉ một câu duy nhất, Giáo Hội tuyên xưng niềm tin của ḿnh liên quan tới cả Người Con lẫn Người Mẹ. Mối hiệp nhất này đă được thấy ở Công Đồng Chung Êphêsô; khi định tín vai tṛ thần linh của Mẹ Maria, các vị Nghị Phụ có ư nhấn mạnh đến niềm tin của các vị nơi thần tính của Chúa Kitô. Bất chấp những chống đối xưa và mới đây về tính cách thích đáng của việc nhận biết Mẹ Maria với tước hiệu này, Kitô hữu ở hết mọi thời đại, khi giải thích đúng đắn ư nghĩa về vai tṛ làm mẹ này, đă làm cho nó thành một phát biểu hồng phúc của những ǵ họ tin tưởng vào thần tính của Chúa Kitô cũng như của ḷng họ mến yêu giành cho Đức Trinh Nữ.

 

Một đàng Giáo Hội nh́n nhận Theotĩkos như những ǵ bảo đảm cho thực tại về Nhập Thể, v́, như Thánh Âu Quốc Tinh nói, “nếu Người Mẹ này là những ǵ hư cấu, th́ xác thịt cũng là những ǵ hư cấu… và là vết xẹo của Phục Sinh” (Tract. in Ev. Ioannis, 8, 6-7). Mặt khác, Giáo Hội cũng ngỡ ngàng chiêm ngắm và trân trọng cử hành những điều cao cả đại thể Mẹ Maria nhận được bởi Đấng đă muốn trở thành Con của Mẹ. Lời diễn tả “Mẹ Thiên Chúa” liên quan tới Lời Thiên Chúa, Đấng trong việc Nhập Thể đă mặc lấy t́nh trạng thấp hèn của thân phận con người để nâng con người lên làm con cái thần linh. Thế nhưng, nơi ư nghĩa của phẩm vị cao trọng được ban cho Vị Trinh Nữ Nazarét này, tước hiệu ấy cũng công bố cả tính chất cao cả của giới nữ và ơn gọi cao cả của họ. Thật vậy, Thiên Chúa đối xử với Mẹ Maria như là một con người tự do và hữu trách và không thực hiện việc Nhập Thể của Con Ngài cho tới sau khi Ngài có được sự đồng ư của Mẹ.

 

Theo gương của các Kitô hữu Ai Cập xưa kia, chớ ǵ tín hữu kư thác ḿnh cho Mẹ, vị v́ là Mẹ Thiên Chúa, có thể chiếm được từ Người Con thần linh của ḿnh ơn giải thoát khỏi sự dữ và ơn cứu độ đời đời.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Chuyn dch t L'Osservatore Romano Weekly Edition in English 4/12/1996, trang 11.