Bài 43 – Ngày 29/1/1997: “Đời sống ẩn dật” của Mẹ Maria là mẫu gương cho các bà mẹ

 

1- Các Phúc Âm cống hiến rất ít tín liệu về nhũng năm tháng Thánh Gia sống ở Nazarét. Thánh Mathêu kể cho chúng ta biết về quyết định của thánh Giuse, sau khi từ Ai Cập về, nhận Nazarétlàm nơi cư trú vĩnh viễn cho Thánh Gia (cf 2:22-23), thế rồi không cho biết thêm ǵ nữa ngoài chi tiết Thấh Giuse là một người thợ mộc (cf 13:55). Về phần ḿnh, Thánh Luca hai lần nhắc đến việc trở về Nazarét của Thánh Gia (cf 2:39,51) và cống hiến hai chi tiết vắn gọn về các năm tháng của Chúa Giêsu thời thiếu thơ, trước và sau t́nh tiết cuộc hành tŕnh lên Giêrusalem: “Con trẻ tăng trưởng khỏe mạnh, đầy những khôn ngoan; và ơn nghĩa Chúa ở với Người” (2:40), và “Chúa Giêsu gia tăng khôn ngoan, tuổi tác và ơn nghĩa trước Thiên Chúa và loài người” (2:52).

 

Khi thuật lại những nhận định ngắn ngủi ấy, Thánh Luca có lẽ muấn nói đến những hồi niệm của Mẹ Maria về một giai đoạn sâu xa thân mật với Con của Mẹ. Mối hiệp nhất giữa Chúa Giêsu và vị “đầy ân phúc” vượt ra ngoài những ǵ b́nh thường hiện hữu giữa người mẹ và ngtười con, v́ nó được bắt nguồn từ một thân phận siêu nhiên đặc biệt và được củng cố bởi sự tuân hợp đặc biệt của cả hai với ư muốn thần linh.

 

Bởi thế chúng ta có thể kết luận rằng bầu không khí tĩnh lặng và an b́nh trong ngôi nhà Nazarét và việc các Đấng t́m cách hoàn trọn dự án của Thiên Chúa là những ǵ đă cống hiến chiều sâu phi thường và đặc thù nơi mối hiệp nhất của người mẹ và người con.

 

2- Việc Mẹ Maria ư thức rằng Mẹ đang thi hành một công việc được Thiên Chúa ủy thác cho Mẹ đă cống hiến một ư nghĩa cao cả hơn cho cuộc sống hằng ngày của Mẹ. Những công việc thường hèn của cuộc sống hằng ngày mang một thứ giá trị đặc biệt trong con mắt của Mẹ, v́ Mẹ đă thi hành chúng như là việc phục vụ cho sứ vụ của Con Mẹ.

 

Gương mẫu của Mẹ Maria là những ǵ chiếu rạng và phấn khích kinh nghiệm của rất nhiều người nữ thi hành các việc làm hằng ngày của ḿnh hoàn toàn ở nhà. Đó là vấn đề của một thứ nỗ lực khiêm hạ, ẩn kín, đơn điệu, và thường không được cảm nhận. Tuy nhiên, những năm tháng dài Mẹ Maria sống ở ngôi nhà Nazarét cho thấy khả năng lớn lao cao cả của t́nh yêu đích thực và do đó cũng của cả ơn cứu độ. Thật vậy, cái giản dị nơi đời sống của rất nhiều người vợ, được coi như là một sứ vụ phụng vụ và yêu thương, có một giá trị phi thường trước mắt Chúa.

 

Người ta có thể dám nói rằng đối với Mẹ Maria th́ đời sống ở Nazartét không bị chi phối bởi cái đơn điệu tẻ nhạt. Trong sự giao tiếp của ḿnh với Chúa Giêsu tăng trưởng, Mẹ đă cố gắng đi sâu vào mầu nhiệm của Con Mẹ nhờ chiêm ngưỡng và tôn thờ. Thánh Luca nói rằng: Mẹ Maria đă giữ tất cả những sự ấy mà suy niệm trong ḷng Mẹ” (Lk 2:19; cf. 2:51).

 

“Tất cả những điều ấy”: chúng là những biến cố mà Mẹ vừa là tham dự viên vừa là khách bàng quan, mở đầu là biến cố Truyền Tin; thế nhưng, trên hết, chính là đời sống của Con Mẹ. Hằng ngày của việc sống thân mật với Người là lời mời gọi nhận biết Người hơn, khám phá ra một cách sâu xa hơn ư nghĩa của việc Ngtười hiện diện và mầu nhiệm về bản thân của người.

 

3- Có người nghĩ rằng việc Mẹ Maria tin tưởng là diều dễ dàng, khi Mẹ sống hằng ngày giao tiếp với Chúa Giêsu. Tuy nhiên, về vấn đề này, chúng ta cần phải nhớ rằng các khía cạnh đặc thù về con người của Con Mẹ thường được dấu ẩn; cho dù cách thức tác hành của Người là những ǵ mô phạm đáng noi gương bắt chước nhưng Người đă sống một đời sống giống như đời sống của những người cùng trang lứa.

 

Trong 30 năm sống ở Nazarét, Chúa Giêsu đă không tỏ ra những tính chất siêu nhiên của ḿnh và không hề làm phép lạ. Ở những lần biểu lộ phi thường đầu tiên của bản thân ḿnh, những biểu lộ liên hệ với lúc ban đầu cho việc Người rao giảng, th́ họ hàng thân thuộc của Người (thành phần được gọi là “anh em” trong Phúc Âm) – như được dẫn giải – cảm thấy có trách nhiệm mang Người về nhà, v́ họ cảm thấy hành động của Người bất b́nh thường (cf Mk 3:21).

 

Trong bầu không khí xứng đáng và chuyên chăm làm việc ở Nazarét, Mẹ Maria đă cố t́m hiểu các công cuộc của Đấng Quan Pḥng nơi sứ vụ của Con Mẹ. Một chủ đề để Mẹ của Người đặc biệt suy niệm về vấn đề này chắc chắn là câu phát biểu của Chúa Giêsu trong đền thờ Giêrusalem khi Người lên 12 tuổi: “Cha mẹ không biết rằng Con cầnh phải ở nơi nhà của Cha Con hay sao?” (Lk 2:49). Khi suy niệm về câu nói ấy, Mẹ Maria có thể hiểu biết hơn cái ư nghĩa của vai tṛ làm con thần linh của Chúa Giêsu và vai tṛ làm mẹ của ḿnh, khi Mẹ đă nỗ lực nhận thức thấy nơi cách hành xử của Con Mẹ những dấu vết cho thấy Người giống với Đấng được Người gọi là “Cha của Con”.

 

4- Mối hiệp thông về đời sống với Chúa Giêsu ở ngôi nhà Nazarét đă đưa Mẹ Maria chẳng những thắng tiến “trong cuộc hành tŕnh đức tin của Mẹ” (Lumen Gentium, số 58), mà c̣n trong niềm hy vọng nữa. Nhân đức này, được vun trồng và bảo tŕ bằng việc Mẹ tưởng nhớ đến biến cố Truyền Tin và những lời của ông Simêon, một nhân đức bao trùm tất cả cuộc sống của Mẹ, nhưng được thực hành đặc biệt là trong 30 năm thinh lặng và ẩn khuất ở Nazarét.

 

Ở nhà, Đức Trinh Nữ cảm nghiệm được niềm hy vọng ở h́nh thức cao cả nhất của nó; Mẹ biết rằng Mẹ sẽ không bị thất vọng nếu Mẹ không biết đến những thời điểm hay những đường lối Thiên Chúa sẽ hoàn thành lời hứa của Ngài. Trong bóng đêm của đức tin cũng như trong sự thiếu vắng của những dấu hiệu đặc biệt loan báo lúc khởi đầu công cuộc thiên sai của Con Mẹ, Mẹ vẫn hy vọng không cần đến chứng cớ nào trong việc đợi chờ việc hoàn thành lời hứa của Thiên Chúa.

 

Là một môi trường để tăng trưởng đức tin và đức cậy, ngôi nhà Nazarét trở thành một nơi chốn cho chứng từ cao quí của đức ái. NT́nh yêu mà Chúa Kitô muốn tuôn đổ xuống trên thế giới này được thắp lên và bừng cháy trước hết nơi tâm hồn của Mẹ của Người: chính ở ngôi nhà này mà việc loan báo Phúc Âm về t́nh yêu thần linh đă được sửa soạn.

 

Nh́n vào Nazarét, khi chiêm ngưỡng mầu nhiệm nơi cuộc đời ẩn dật của Chúa Giêsu và Đức Trinh Nữ, chúngta được mời gọi suy nghĩ về mầu nhiệm của cuộc sống chúng ta – như Thánh Phaolô nhắc nhở – “được dấu ẩn với Chúa Kitô trongt Thiên Chúa” (Col 3:3).

 

Nó thường là một đời sống dường như thường hèn và mờ mịt trước mắt thế gian, thế nhưng nó lại là cuộc đời, theo gương của Mẹ Maria, có thể tỏ ra cho thấy những tiềm năng không ngờ của ơn cứu độ, chiếu tỏa t́nh yêu và b́nh an của Chúa Kitô.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Chuyển dịch từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh.

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/audiences/1997/documents/hf_jp-ii_aud_29011997_en.html