ĐTC Gioan
Phaolô II: Giáo Lư Thánh Mẫu Bài 44 - Ngày 26/2/1997: Chúa Giêsu làm
phép lạ theo yêu cầu của Mẹ
1- Trong đoạn
về tiệc cưới ở Cana, Thánh Gioan cho thấy việc can thiệp đầu tiên của Mẹ
Maria vào đời sống công khai của Chúa Giêsu và nhấn mạnh đến việc hợp
tác của Mẹ trong sứ vụ của Con Mẹ.
Mở đầu tŕnh
thuật này, Vị Thánh kư nói cho chúng ta biết rằng “Mẹ của Chúa Giêsu ở
đó” (Gioan 2:1), như thể cho rằng việc hiện diện của Mẹ là lư do để cặp
vợ chồng này mời cả Chúa Giêsu và các môn đệ của Người nữa (cf.
Redemptoris Mater,
n. 21), nên ngài c̣n thêm rằng “Chúa Giêsu cũng được mời dự đám cưới
cùng với các môn đệ của Người” (Gioan 2:2). Bằng những ư tứ ấy, Thánh
Gioan dường như muốn nói rằng ở tiệc cưới Cana, cũng như ở biến cố trọng
yếu Nhập Thể, th́ chính Mẹ Maria là vị giới thiệu Đấng Cứu Thế.
Ư nghĩa và vai
tṛ về sự hiện diện của Đức Trinh Nữ trở thành hiển nhiên khi xẩy ra
t́nh trạng hết rượu. Là một người nội trợ lành nghề và khéo léo, Mẹ thấy
ngay t́nh h́nh và lập tức can thiệp để không làm mất vui của ai, nhất là
để giúp cho cặp vợ chồng mới gặp phải khó khăn.
Đến với Chúa
Giêsu bằng những lời lẽ: “Họ hết rượu rồi” (Gioan 2:3), Mẹ Maria bày tỏ
cùng Người mối quan tâm của Mẹ về t́nh h́nh ấy, mong Người giải quyết
cho. Đúng hơn, theo một số nhà chú giải thánh kinh, Mẹ của Người mong
thấy một dấu lạ, v́ Chúa Giêsu không có rượu bên ḿnh.
2- Việc quyết
định của Mẹ Maria, vị có thể t́m được rượu cần thiết ở một nơi nào đó,
cho thấy đức tin can trường của ḿnh, v́ cho đến lúc bấy giờ Chúa Giêsu
chưa làm một phép lạ nào, cả ở Nazarét hay trong đời sống công khai của
Người.
Ở Cana, Đức
Trinh Nữ một lần nữa cho thấy việc Mẹ hoàn toàn thuận lợi cho Thiên
Chúa. Nơi Biến Cố Truyền Tin Mẹ đă góp phần vào phép lạ thụ thai trinh
nguyên bằng ḷng tin tưởng vào Chúa Giêsu trước khi được thấy Người; ở
đây, ḷng tin tưởng của Mẹ vào quyền năng chưa được tỏ hiện của Chúa
Giêsu khiến Người thực hiện “dấu lạ” đầu tiên của Người, việc biến nước
lă thành rượu.
Như thế, về
niềm tin, Mẹ đi trước các môn đệ, thành phần, như Thánh Gioan nói, sẽ
tin sau phép lạ ấy: Chúa Giêsu “đă tỏ vinh quang của Người; và các môn
đệ của Người đă tin vào Người” (Gioan 2:11). Vậy, Mẹ Maria đă kiên cường
đức tin của các vị bằng việc có được dấu lạ ấy.
3- Câu Chúa
Giêsu trả lời cho Mẹ Maria “Này bà, bà và tôi có can chi đâu? Giờ của
tôi chưa đến” (Gioan 2:4), như diễn tả một chối từ, như thể thử thách
đức tin của Mẹ Người.
Theo một lời
dẫn giải th́ từ lúc bắt đầu sứ vụ của ḿnh, Chúa Giêsu dường như đặt lại
vấn đề về mối liên hệ tự nhiên của người con được Mẹ của Người căn cứ.
Câu này, theo kiểu nói địa phương, cố ư nhấn mạnh đến khoảng cách giữa
con người với nhau, bằng cách loại trừ đi một mối hiệp thông về sự sống.
Khoảng cách này không loại trừ ḷng tôn kính và cảm mến; chữ “bà” được
Người ngỏ cùng Mẹ của Người được sử dụng với một giọng điệu sẽ được tái
diễn trong các cuộc đối thoại với người đàn bà Canaan (xem Mathêu
15:28), với người phụ nữ Samaritanô (xem Gioan 4:21), với người đàn bà
ngoại t́nh (xem Gioan 8:10) và với Maria Mai Đệ Liên (xem Gioan 20:13),
trong những bối cảnh cho thấy mối liên hệ tích cực của Chúa Giêsu với
thành phần nữ nhân giao tiếp với Người.
Bằng câu phát
biểu “Này bà, bà và tôi đâu có liên can chi?”, Chúa Giêsu có ư đặt việc
hợp tác của Mẹ Maria vào tầm mức cứu độ, một việc cứu độ nhờ bao gồm cả
đức tin và đức cậy của Mẹ, cần Mẹ phải vượt ra ngoài vai trṭ làm mẹ tự
nhiên của Mẹ.
4- Quan trọng
hơn nữa đó là lư do Chúa Giêsu nêu lên là “Giờ của tôi chưa tới” (Gioan
2:4).
Một số học giả
đă nghiên cứu đoạn sách thánh này, theo lời dẫn giải của Thánh Âu Quốc
Tinh, đồng hóa cái “giờ” này với biến cố Khổ Nạn. Trái lại, đối với
những học giả khác, nó nói tới phép lạ đầu tiên cho thấy quyền năng
thiên sai của vị tiên tri ở Nazarét. Tuy nhiên, có những học giả khác
chủ trương rằng câu nói này có tính cách nghi vấn và nối dài vấn đề
trước đó: “Bà có can chi với tôi đâu? Giờ của tôi đă đến rồi hay sao?”
Chúa Giêsu muốn Mẹ Maria hiểu rằng từ nay trở đi Người không c̣n lệ
thuộc vào Mẹ, mà Người cần phải khởi động nđể thực hiện công việc của
Cha Người. Bởi thế Mẹ Maria đă thành thật không nài nỉ Người mà tiến đến
với thành phần phục vụ, bảo họ hăy nghe theo lời của Người.
Dầu sao ḷng
tin tưởng của Mẹ đă được tưởng thưởng. Chúa Giêsu, Đấng Mẹ đă hoàn toàn
để Người tự do tác hành, thực hiện phép lạ, khi nhận thấy ḷng can đảm
và chân thành của Mẹ Người: “Chúa Giêsu đă nói cùng họ rằng ‘Hăy đổ đầy
nước các chum’. Và họ đă đổ nước đầy đến miệng” (Gioan 2:7). Như thế
việc tuân phục của họ cũng giúp vào việc có được vô khối rượu uống.
Lời Mẹ Maria
yêu cầu: “Hăy làm những ǵ Người bảo”, vẫn giữ nguyên giá trị của ḿnh
đối với thành phần Kitô hữu ở mọi thời đại và được nhắm đến chỗ tái tấu
cái hiệu quả tuyệt vời của nó nơi cuộc sống của hết mọi người. Đó là một
lời kêu gọi hăy dứt khoát tin tưởng, nhất là khi người ta không hiểu ư
nghĩa hay thiện ích của những ǵ Chúa Kitô mong muốn.
Như trong
tŕnh thuật về người phụ nữ Canaan (xem Mathêu 15:24-26), việc từ chối
ra mặt của Chúa Giêsu đă đề cao đức tin của người đàn bà này thế nào th́
những lời Con của Mẹ nói “giờ của tôi chưa đến”, cùng với việc thực hiện
phép lạ đầu tiên ấy, cũng cho thấy đức tin cao cả của Người Mẹ này và
quyền năng của lời Mẹ nguyện cầu.
Đoạn về tiệc
cưới ở Cana thúc giục chúng ta trở nên can trường trong đức tin và cảm
nghiệm trong đời sống của chúng ta sự thật của những lời Phúc Âm: “Hăy
xin sẽ được” (Mathêu 7:7; Luca 11:9).
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
Chuyển dịch
từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh.
http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/audiences/1997/documents/hf_jp-ii_aud_26021997_en.html
|