ĐTC Gioan
Phaolô II – Giáo Lư Thánh Mẫu - Bài 45 Ngày 5/3/1997: Mẹï Maria tích cực
trong sứ vụ của Con Mẹ
1- Khi diễn tả
sự hiện diện của Mẹ Maria trong cuộc đời công khai của Chúa Giêsu, Công
Đồng Chung Vaticanô II nhắc lại việc Mẹ can dự ở Cana khi xẩy ra phép lạ
đầu tiên: “Ở tiệc cưới Cana, v́ cảm thương, bằng lời chuyển cầu của
ḿnh, Mẹ đă mở màn cho các phép lạ của Chúa Giêsu Thiên Sai” (cf. Jn
2:1-11)” (Lumen
gentium,
n. 58).
Theo Thánh kư
Gioan, Công Đồng này cũng cho thấy vai tṛ thầm kín và hiệu nghiệm của
Mẹ, khi Mẹ dùng lời nói để thuyết phục Con Mẹ thi hành “dấu lạ tiên
khởi” của Người. Mặc dù ảnh hưởng của Mẹ âm thầm và từ mẫu, th́ sự hiện
diện của Mẹ là những ǵ quan trọng.
Việc khởi động
của Đức Trinh Nữ này lại càng lạ lùng nếu người ta lưu ư tới vị thế thấp
kém của nữ giới trong xă hội Do Thái. Thật vậy, ở Cana, Chúa Giêsu chẳng
những nh́n nhận phẩm giá và vai tṛ của nữ giới mà c̣n, bằng việc đón
nhận việc can thiệp của Mẹ ḿnh, Người cống hiến cho Mẹ cơ hội tham dự
vào công cuộc thiên sai của Người. Từ ngữ “Bà” được Chúa Giêsu ngỏ cùng
Mẹ Maria (cf Jn 2:24) không tương phản với ư hướng của Người. Thật vậy,
nó không có giọng điệu tiêu cực, và Chúa Giêsu sẽ sử dụng nó một lần nữa
khi Người ngỏ cùng Mẹ của Người ở dưới chân thập tự giá (cf Jn 19:25).
Theo một số dẫn giải gia th́ tước hiệu “Bà” cho thấy Mẹ Maria là Tân
Evà, người mẹ về đức tin của tất cả mọi tín hữu.
Trong văn kiện
đă được trích dẫn, Công Đồng sử dụng lời diễn tả “v́ cảm thương” như để
hiểu rằng Mẹ Maria được tác động bởi tâm can xót thương của Mẹ. Cảm nhận
được t́nh trạng cuối cùng bị trục trặc của đôi tân hôn và khách khứa gây
ra bởi thiếu rượu, Đức Trinh Nữ đă cảm thương gợi ư cho Chúa Giêsu để
Ngtười ra tay can thiệp bằng quyền lực thiên sai của Người.
Đối với một số
người th́ điều yêu cầu của Mẹ Maria tỏ ra quá đáng, v́ nó hạ giá sự khởi
đầu các phép lạ của Đấng Thiên Sai thành một tác động mộ mến của con
cái. Chính Chúa Giêsu đă giải quyết cái khó khăn này, ở chỗ, khi đồng ư
với yêu cầu của Mẹ ḿnh, Người chứng tỏ cho thấy cái dồi dào sung măn
của Chúa khi đáp ứng các mong đợi của nhân loại, cũng tỏ ra những ǵ
t́nh yêu của một người mẹ có thể làm.
2- Câu diễn tả
“khơiû sự các phép lạ của Người” được Công Đồng lấy từ bài Phúc Âm của
Thánh Gioan khiến chúng ta chú ư. Chữ Hy Lạp arche, chuyển dịch là “khởi
sự”, được Thánh Gioan sử dụng trong Lời Mở Đầu cho Phúc Âm của ḿnh: “Từ
bàn đầu đă có Lời” (1:1). Cái trùng hợp ư nghĩa này cho thấy môt5t sự
song hành giữa chính những khởi nguyên về vinh hiển của Chúa Kitô trong
cơi vĩnh hằng cũng như nơi việc tỏ ḿnh đầu tiên của vinh quang ấy nơi
sứ vụ trần gian.
Khi nhấn mạnh
đến việc khởi động của Mẹ Maria nơi phép lạ đều tiên này rồi sau đó nhắc
lại việc hiện diện của Mẹ trên Đồi Canvê dưới chân Thập Giá, Vị Thánh kư
giúp chúng ta hiểu việc hợp tác của Mẹ Maria nới rộng ra sao tới toàn
thể công cuộc của Chúa Kitô. Lời yêu cầu của Đức Trinh Nữ được đặt vào
trong dự án cứu độ thần linh.
Trong “dấu lạ”
đầu tiên được Chúa Giêsu thực hiện này, cácvị Giáo Phụ của Giáo Hội đă
thoáng thấy một chiều kích tiêu biểu quan trọng, khi thấy việc biến đổi
nước lă thành rượu như là một lời loan báo về việc chuyển từ Cựu Ước
sang Tân Ước. Ở Cana, chính thứ nước ở trong cácchum, được dùng để thanh
tẩy của người Do Thái cũng như cho việc hoàn tất những qui định pháp lư
(cf. Mk 7:1-15), thứ nước trở thành thứ rượu mới của lễ cưới, một biểu
hiệu cho mối hiệp nhất vĩnh viễn giữa Thiên Chúa và nhân loại.
3. Bối cảnh
của một tiệc cưới, được Chúa Giêsu chọn thực hiện phép lạ đầu tiên của
ḿnh, ám chỉ đến biểu hiệu cưới hỏi thường được sử dụng trong Cựu Ước để
nói về giao ước giữa Thiên Chúa và Dân Ngài (cf. Hos 2:21; Jer 2:1-8; Ps
44; etc.), và ở trong Tân Ước để biểu hiệu cho mối hiệp nhất của Chúa
Kitô với Giáo Hội (cf. Jn 3:28-30; Eph 5:25-32; Rv 21:1-2, etc.).
Sự hiện diện
của Chúa Giêsu ở Cana cũng là một dấu hiệu cho dự án thần linh của Thiên
Chúa đối với hôn nhân. Theo chiều hướng này th́ t́nh trạng thiếu rượu có
thể được giải thích như là một ám chỉ đến t́nh trạng thiếu yêu thương
thường bất hạnh đe dọa mối hiệp nhất hôn nhân. Mẹ Maria xin Chúa Giêsu
can thiệp cho tất cả mọi đôi phối ngẫu, thành phần chỉ có thể thoát khỏi
những thứ nguy hiểm của sự bất trung, hiểu lầm và chia rẽ nbằng một t́nh
yêu dựa vào Thiên Chúa. Aân sủng của bí tích này cống hiến cho đôi phối
ngẫu thứ sức mạnh thượng thặng của t́nh yêu thương, một t́nh yêu có thể
kiên cường việc dấn thân trung thành của họ ngay cả giữa những hoàn cảnh
khó khăn.
Theo giải
thích của các tácgiả Kitô hữu th́ phép lạ ở Cana cũng có một ư nghĩa sâu
xa về Thánh Thể. Khi thực hiện phép lạ này gần thời điểm Lễ Vượt Qua của
Người Do Thái (cf Jn 2:13), Chúa Giêsu, như Người đă hóa bánh ra nhiều
(cf Jn 6:4), cho thấy ư hướng của Người muốn sửa soạn một bữa tiệc vượt
qua thực sự là Thánh Thể. Ước muốn của Người ở tiệc cưới Cana dường như
được nhấn mạnh hơn nữa bởi có rượu là những ǵ ám chỉ máu Tân Ước cũng
như bởi bối cảnh của một bữa tiệc.
Như thế, sau
khi trở thành lư do cho sự hiện diện của Chúa Giêsu ở việc cử hành này,
Mẹ Maria đạt được phép lạ của thứ rượu mới tiêu biểu cho Thánh Thể, dấu
hiệu cao cả cho sự hiện diện của Người Con phục sinh Mẹ giữa các môn đệ.
4- Ở cuối
tŕnh thuật về phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu, một phép lạ xẩy ra nhờ
đức tin vững mạnh của Mẹ Chúa đối với Người Con thần linh của Mẹ, Thánh
kư Gioan đă kết thúc: “và các môn đệ đă tin vào Người” (2:11). Ở Cana,
Mẹ Maria bắt đầu cuộc hành tŕnh đức tin của Giáo Hội, đi trước các môn
đệ và hướng dẫn việc chú trọng của những người tôi tớ vào Chúa Kitô.
Việc Mẹ kiên tŕ chuyển cầu cũng phấn khích những ai có những lúc trải
qua cảm nghiệm về “sự thinh lặng của Thiên Chúa”. Họ cần phải hy vọng
hơn bao giờ hết, luôn tin tưởng vào ḷng lành Chúa.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
Chuyển dịch
từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh.
http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/audiences/1997/documents/hf_jp-ii_aud_05031997_en.html
|