48- ĐTC Gioan Phaolô II với Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 9/4/1997 về vai tṛ đồng công hợp tác của Mẹ Maria

 

1.         Qua các thế kỷ, Giáo Hội đă suy tư về vai tṛ hợp tác của Mẹ Maria trong công cuộc cứu độ, bằng cách sâu xa phân tính việc Mẹ liên kết với hy tế cứu chuộc của Chúa Kitô. Thánh Âu Quốc Tinh đă tặng cho Đức Trinh Nữ này tước hiệu ‘vị đồng công’ vào Việc Cứu Chuộc (cf. De Sancta Virginitate, 6; PL 40, 399), một tước hiệu nhấn mạnh đến tác động Mẹ liên kết nhưng phụ thuộc vào Chúa Kitô Đấng Cứu Thế.

 

Việc suy tư đă được tiến triển theo những chiều hướng ấy, nhất là từ thế kỷ 15. Có một số cảm thấy lo sợ trước ư muốn như đặt Mẹ Maria lên ngang hàng với Chúa Kitô. Thật sự giáo huấn của Giáo Hội đă rơ ràng phân biệt giữa Người Mẹ và Người Con trong công cuộc cứu độ, khi giải thích về việc phụ trợ của Mẹ Maria như là một vị đồng hợp tác với Đấng Cứu Chuộc duy nhất. 

 

Ngoài ra, khi Thánh Phaolô nói: ‘V́ chúng ta là những người đồng tác hành của Thiên Chúa’ (1Cor 3:9), thánh nhân chủ trương con người thực sự có trách nhiệm hợp tác với Thiên Chúa. Việc hợp tác của các tín hữu, một thứ hợp tác hiển nhiên không hề bao gồm tính cách ngang hàng với Ngài, được thể hiện nơi việc loan báo Phúc Âm cũng như nơi việc họ góp phần của ḿnh để làm cho Phúc Âm đi sâu vào ḷng người.

 

2.         Tuy nhiên, áp dụng vào trường hợp của Mẹ Maria, chữ ‘vị đồng hợp tác’ có một ư nghĩa đặc biệt. Việc Kitô hữu hợp tác vào việc cứu độ xẩy ra sau biến cố Canvê, một biến cố có những hoa trái họ cần phải nỗ lực để lan truyền bằng việc nguyện cầu và hy sinh. Trái lại, Mẹ Maria, đă hợp tác trong chính biến cố này và bằng vai tṛ làm mẹ; bởi thế, vài tṛ hợp tác của Mẹ bao gồm toàn thể công cuộc cứu độ của Chúa Kitô. Một ḿnh Mẹ được liên kết như thế với một hy tế cứu chuộc chiếm đạt ơn cứu độ cho tất cả nhân loại. Hiệp nhất với Chúa Kitô và phụ thuộc vào Người, Mẹ đă cộng tác để chiếm đạt ơn cứu độ cho toàn thể loài người.

 

Vai tṛ của Đức Trinh Nữ này với tư cách là vị đồng hợp tác được bắt nguồn từ vai tṛ làm mẹ thần linh. Bằng việc hạ sinh Đấng được tiền định mang lại ơn cứu chuộc cho con người, bằng việc dưỡng nuôi Người, dâng Người trong đền thờ và chịu khổ với Người khi Người chết đi trên cây Thập Giá, ‘Mẹ đă hợp tác một cách hết sức đặc biệt… vào công cuộc của Đấng Cứu Thế’ (Lumen Gentium, 61). Việc Thiên Chúa kêu gọi cộng tác vào công cuộc cứu độ liên quan đến hết mọi người, nhưng việc tham phần của Mẹ Chúa Cứu Thế vào Việc Cứu Chuộcnhân loại là một sự kiện đặc thù không thể tái diễn.

 

Cho dù thân phận của Mẹ có chuyên biệt như thế, Mẹ Maria cũng là một người lănh nhận ơn cứu độ. Mẹ là người đầu tiên được cứu độ, được Chúa Kitô cứu chuộc ‘một cách cao vời nhất’ nơi việc Hoài Thai Vô Nhiễm Tội của Mẹ (cf. Bull Ineffabilis Deus, in Pius IX, Acta, 1, 605) và được tràn đầy tặng ân Thánh Linh.

 

3.         Chủ trương này giờ đây dẫn tới vấn đề đâu là ư nghĩa của việc Mẹ Maria đặc biệt hợp tác vào dự án cứu độ? Vấn đề này cần phải được t́m thấy nơi ư hướng đặc biệt của Thiên Chúa đối với Người Mẹ của Đấng Cứu Chuộc, vị mà, vào hai dịp trọng đại, một ở Caba và một dưới chân Thập Giá, Chúa Giêsu đă gọi là ‘Bà’ (cf. Jn 2:4;19:26). Chúa cũng muốn đặt vị Tân Evà này bên cạnh Tân Adong trong Việc Cứu Chuộc. Nhị vị cha mẹ tiên khởi của chúng ta đă chọn con đường tội lỗi với tư cách là một cặp thế nào th́ một đôi mới là Con Thiên Chúa và việc hợp tác của Mẹ Người, cũng tái thiết nhân loại trở về với phẩm vị nguyên thủy của họ.

 

Như thế, Mẹ Maria, Tân Evà, trở nên một h́nh ảnh toàn hảo của Giáo Hội. Theo dự án thần linh, ở dưới chân Thập Giá, Mẹ đại diện cho nhân loại được cứu chuộc, một nhân loại, trong việc cần được cứu độ, đă có thể thực hiện việc góp phần vào sự tỏ bày công cuộc cứu độ này.

 

4.         Công Đồng Vaticanô II đă ư thức được tín lư này và xác nhận nó, khi nhấn mạnh arằng việc góp phần của Đức Trinh Nữ chẳng những vào việc hạ sinh của Đấng Cứu Chuộc, mà c̣n vào đời sống của Nhiệm Thể Người qua các thế kỷ cho tới ‘cánh chung’: Nơi Giáo Hội, Mẹ Maria ‘đă cộng tác’ (cf. Lumen gentium, n. 63) và ‘đang cộng tác’ (cùng nguồn, 53) vào công cuộc cứu độ. Khi diễn tả mầu nhiệm Truyền Tin, Công Đồng đă nói rằng Vị Trinh Nữ Nazarét, ‘bằng việc tận tuyệt dấn thân và không bị trở ngại bởi tội lỗi đối với ư muốn của Thiên Chúa, đă hoàn toàn hiến ḿnh, như một tỳ nữ của Chúa, cho bản thân Con Mẹ và công cuộc của Con Mẹ, phụ thuộc vào Người và cùng với Người, phục vụ mầu nhiệm Cứu Chuộc theo ân sủng của Thiên Chúa Toàn Năng’ (cùng nguồn, 56).

 

Ngoài ra, Công Đồng Chung Vaticanô II c̣n cho thấy Mẹ Maria chẳng những như là ‘Người Mẹ của Đấng Cứu Chuộc thần linh’, mà c̣n aaaaalà ‘một hợp tác viên quảng đại cách chuyên biệt’, vị ‘đă cộng tác bằng việc tuân phục của ḿnh, bằng đức tin, đức cậy và đức mến nồng cháy vào cộng việc của Chúa Cứu Thế’. Công Đồng này cũng nhắc lại rằng hoa trái cao quí của việc hợp tác này là vai tṛ mẹ hoàn vũ của Mẹ: ‘Đó là lư do Mẹ là mẹ đối với chúng ta trong lănh vực ân sủng’ (cùng nguồn, 61).

 

Bởi thế, chúng ta có thể hướng về Đức Trinh Nữ, tin tưởng kêu cầu Mẹ trợ giúp với ư thức về vai tṛ đặc thù của Mẹ được Thiên Chúa ủy thác cho, vai tṛ cộng tác vào việc Cứu Chuộc, một vai tṛ Mẹ đă thi hành suốt cuộc đời của Mẹ và đặc biệt là ở dưới chân Thập Giá.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/audiences/1997/documents/hf_jp-ii_aud_09041997_en.html