Bài 51 – 21/5/1997: Mẹ
Maria là chứng nhân về tất cả mầu nhiệm vượt qua
1- Sau khi Chúa Giêsu được
an táng trong mồ, Mẹ Maria “một ḿnh vẫn c̣n ngọn lửa đức tin, để sửa
soạn lănh nhận việc loan báo vui mừng và bàng hoàng về cuộc Phục Sinh” (Address
at the General Audience, 3 April 1996; L’Osservatore Romano
English edition, 10 April 1996, p. 7). Niềm trông đợi này được cảm
nghiệm thấy vào Thứ Bảy Tuần Thánh này là một trong những giây phút cao
quí nhất đối với Người Mẹ của Chúa Kitô: trong bóng tối bao trùm thế
giới, Mẹ hoàn toàn kư thác bản thân Mẹ cho Vị Thiên Chúa của sự sống, và
nghĩ tưởng về những lời của Con Mẹ, Mẹ hy vọng những lời hứa hẹn thần
linh được nên trọn.
Các Phúc Âm đề cập tới
những lần xuất hiện khác nhau của Chúa Kitô phục sinh, thế nhưng không
có một cuộc gặp gỡ nào giữa Chúa Giêsu và Mẹ của Người. Cái im lặng này
không được đi đến kết luận rằng sau khi Phục Sinh, Chúa Kitô không hiện
ra với Mẹ Maria; trái lại, nó mời gọi chúng ta t́m kiếm những lư do tại
sao các vị Thánh Kư cố ư làm như vậy.
Giả sử về một thứ “quên sót”
nào đó đă xẩy ra th́ sự im lặng này có thể được gán ghép cho sự kiện là
những ǵ cần thiết cho kiến thức cứu độ của chúng ta th́ đă được kư thác
cho lời lẽ của những ai “được Thiên Chúa tuyển chọn để làm chứng nhân”
(Acts 10:41), tức là các vị Tông Đồ, thành phần cống hiến chứng từ của
ḿnh về Cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu “bằng quyền năng cao cả” (x Acts
4:33). Trước khi xuất hiện với các vị, Đấng Phục Sinh đă xuất hiện với
vài phụ nữ trung thành v́ phần vụ thuộc giáo hội của họ: “Hăy đi nói với
anh em của Thày đến Galilêa và ở đó họ sẽ gặp Thày” (Mt 28:10).
Nếu các vị tác giả của Tân
Ước không nói về cuộc hội ngộ giữa Mẹ Maria và Người Con phục sinh của
Mẹ, th́ điều này có lẽ được gán ghép cho sự kiện là một chứng từ như thế
được coi như quá thiên kiến bởi những ai chối bỏ vấn đề Phục Sinh của
Chúa và v́ thế không đáng tin tưởng.
2- Hơn nữa, các Phúc Âm
tường tŕnh cho thấy một con số ít oi những lần xuất hiện của Chúa Giêsu
sống lại và chắc chắn là không phải là một tổng hợp trọn vẹn tất cả
những ǵ đă xẩy ra trong ṿng 40 ngày sau Phục Sinh. Thánh Phaolô nhắc
nhở là Người đă hiện ra “với hơn 500 anh em một lúc” (1Cor 15:6). Làm
sao chúng ta có thể giải thích sự kiện một biến cố ngoại thường được rất
nhiều người biết đến lại không được các vị Thánh Kư đề cập tới chứ? Đó
là một dấu hiệu hiển nhiên cho thấy rằng c̣n có những lần xuất hiện khác
nữa của Đấng Phục Sinh không được ghi lại, cho dù chúng thuộc về những
biến cố tỏ tường đă xẩy ra.
Làm thế nào mà Đức Trinh
Nữ, vị hiện diện nơi cộng đồng môn đệ tiên khởi (x Acts 1:14), lại bị
loại trừ khỏi những ai đă gặp gỡ Người Con thần linh của Mẹ sau khi
Người sống lại từ trong kẻ chết?
3- Thật vậy, cũng có lư mà
nghĩ rằng Người Mẹ này là người đầu tiên được Chúa Giêsu phục sinh hiện
ra. Có thể nào lại có chuyện Mẹ Maria không có mặt trong nhóm phụ nữ đi
ra mồ vào lúc rạng đông (x Mk 16:1; Mt 28:1) lại không cho thấy rằng Mẹ
đă được gặp gỡ Chúa Giêsu rồi hay sao? Điều suy diễn này cũng có thể
được khẳng định bởi sự kiện là những chứng nhân đầu tiên về Cuộc Phục
Sinh, theo ư muốn của Chúa Giêsu, là thành phần nữ giới đă trung thành
đứng dưới chân Thập Giá và v́ thế kiên trung hơn với niềm tin.
Đúng vậy, Đấng Phục Sinh đă
kư thác cho một người trong họ là Chị Maria Mai Đệ Liên sứ điệp cần phải
truyền đạt cho các Tông Đồ (x Jn 20:17-18). Có lẽ sự kiện này cũng cho
chúng ta có thể nghĩ rằng Chúa Giêsu đă tỏ ḿnh ra trước hết với Mẹ của
Người, Vị đă trung thành nhất và đă giữ niềm tin tưởng của ḿnh vững
vàng khi bị thử thách.
Sau hết, tính chất chuyên
nhất và đặc biệt của việc Đức Trinh Nữ hiện diện ở Đồi Canvê cùng với
việc Mẹ hoàn toàn hiệp nhất với Con Mẹ trong cuộc chịu khổ nạn của Người
trên Thập Giá dường như mặc nhiên cộng nhận một chia sẻ rất đặc biệt về
phần của Mẹ nơi mầu nhiệm Phục Sinh.
Một tác giả ở thế kỷ thứ 5
là Sedulius chủ trương rằng trong ánh quang của sự sống phục sinh của
ḿnh, Chúa Kitô trước hết đă tỏ ḿnh ra cho Mẹ của Người. Thật vậy, Mẹ,
khi được Truyền Tin, đă là con đường để Người tiến vào thế gian, đă được
kêu gọi để loan truyền tin mừng kỳ diệu của Cuộc Phục Sinh để trở thành
người loan báo cho việc Người đến trong vinh quang. Bởi thế, được tràn
đầy vinh quang của Đấng Phục Sinh, Mẹ tiên báo về ánh quang rạng ngời
của Giáo Hội (cf. Sedulius, Paschale carmen, 5, 357-364, CSEL 10,
140f).
4- Cũng có lư để nghĩ rằng
Mẹ Maria, là h́nh ảnh và là mô phạm của một Giáo Hội đang đợi chờ Đấng
Phục Sinh và gặp gỡ Người nơi nhóm tah2nh phần môn đệ trong những lần
hiện ra Phục Sinh, đă được giao tiếp riêng với Người Con phục sinh của
Mẹ, nhờ đó Mẹ có thể hoan lạc bằng một niềm vui vượt qua trọn vẹn.
Hiện diện ở Đồi Canvê vào
Thứ Sáu Tuần Thánh (x Jn 19:25) và ở Căn Thượng Lầu vào Ngày Lễ Ngũ Tuần
(x Acts 1:14), Đức Trinh Nữ có thể cũng là một chứng nhân đặc biệt cho
Cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô, nhờ đó mới hoàn trọn việc Mẹ tham dự vào
tất cả các giây phút thiết yếu của mầu nhiệm vượt qua. Bằng việc đón
nhận Chúa Giêsu phục sinh, Mẹ Maria cũng là một dấu hiệu và là một
ngưỡng vọng của nhân loại đang hy vọng chiếm được tầm vóc trọn vẹn của
ḿnh bằng việc phục sinh từ trong cơi chết.
Trong Mùa Phục Sinh, cộng
đồng Kitô hữu ngỏ cùng Người Mẹ của Chúa và mời Mẹ hăy vui lên: Regina
Caeli, laetare. Alleluia!. - Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, hăy vui mừng.
Alleluia!. Như thế, cộng đồng này nhớ đến niềm vui của Mẹ Maria nơi Cuộc
Phục Sinh của Chúa Giêsu, kéo dài trong thời gian “niềm hân hoan” được
vị Thiên Thần ngỏ cùng Mẹ vào lúc truyền Tin, nhờ đó Mẹ trở thành căn
nguyên “hân hoan trọng đại” cho tất cả mọi người.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
Chuyển dịch
trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/audiences/1997/documents/hf_jp-ii_aud_21051997_en.html
|