Mô Phạm Đức Tin: Nữ Tỳ Xin Vâng

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

 

“Đầy ơn phúc” - v́ đă tin (Luca 1:45)

 

Tất cả mọi đặc ân và vai tṛ cao trọng của Mẹ Maria đều phát xuất từ thiên chức Mẹ Maria là Mẹ của Thiên Chúa. Tức là, v́ Mẹ Maria được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ của Thiên Chúa mà Mẹ đă được Ngài ban cho các đặc ân khác tương xứng với chúc phận và phẩm vị làm Mẹ Thiên Chúa của Mẹ. Đúng thế, v́ là Mẹ của Thiên Chúa nên linh hồn của Mẹ Maria ngay từ giây phút được hoài thai không thể nào có thể nhiễm lây nguyên tội, có thể bị Satan cai trị, và thân xác của Mẹ là nơi thụ thai và cưu mang Con Thiên Chúa vô cùng cao cả không thể nào thuộc về một nam nhân nào và không thể nào bị hư nát trong ḷng đất trong khi thân xác của Con Mẹ được phục sinh vinh hiển.

 

Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra ở đây là làm thế nào để Mẹ chỉ là một tạo vật thuần túy, vừa hữu h́nh và hữu hạn lại có thể sinh ra Đấng hằng hữu vừa vô h́nh và vô hạn? Đúng thế, về bản chất, Mẹ Maria không thể nào có trước Thiên Chúa để sinh ra Thiên Chúa, bằng không Thiên Chúa sẽ không c̣n là Thiên Chúa nữa, không c̣n là Đấng hiện hữu và hằng hữu nữa. Thế nhưng, chính v́ "bởi quyền năng Đấng Tối Cao" (Lk 1:35), chứ không phải "bởi huyết nhục, bởi dục t́nh hay ư muốn nam nhân" (Jn 1:13; Mt 1:20) mà Mẹ đă trở thành một dụng cụ và phương tiện được Thiên Chúa trong việc "thụ thai và hạ sinh một con trai ... và Người sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao" (Lk 1:31-32).

 

Về phần ḿnh, Mẹ Maria cảm thấy ḿnh quả thực được vô cùng diễm phúc trở nên "Mẹ của Chúa tôi" (Lk 1:43) đến độ Mẹ không thể nào không thốt lên bài ca vịnh Magnificat ngợi khen cảm tạ Thiên Chúa "đă thương đến phận hèn nữ tỳ của Ngài" và "đă làm nơi tôi những điều cao trọng v́ danh Ngài là thánh" (Lk 1:48-49). Tuy nhiên, cái diễm phúc được làm Mẹ của Thiên Chúa như thế Mẹ chẳng những cảm thấy bất xứng không bao giờ nghĩ đến mà thậm chí c̣n không muốn nhận v́ Mẹ đă khấn hứa giữ ḿnh đồng trinh, muốn hoàn toàn thuộc trọn về Chúa chứ không muốn ḿnh thuộc về bất cứ tạo vật nào. Thế nhưng Mẹ vẫn tuyệt đối tín phục Thánh ư Chúa, chứ không theo ư ḿnh, nhờ đó, Mẹ luôn "đầy ân phúc", không bao giờ làm mất ḷng Chúa.

 

Đó là lư do Mẹ Maria chẳng những được "đầy ân phúc" v́ "Chúa ở cùng bà" (Lk 1:28) mà c̣n v́ "bà được ơn nghĩa với Thiên Chúa" (Lk 1:30), nghĩa là ở chỗ luôn tin tưởng vào Chúa và sẵn sàng làm trọn Thánh ư Chúa trong tất cả mọi sự. Bởi thế, Mẹ đă được người chị họ Elizabeth đầy Thánh Thần lên tiếng chúc khen rằng: "Em có phúc v́ em đă tin rằng những điều Chúa phán cùng em sẽ được nên trọn" (Lk 1:45). Vần đề được đặt ra ở đây là tại sao Mẹ Maria không "có phúc v́ đă yêu" v́ t́nh yêu mới là những ǵ bất biến vĩnh hằng, mà là "v́ đă tin" trong khi đức tin chỉ tồn tại duy ở đời này và nếu t́nh trạng "có phúc" của Mẹ Maria "v́ đă tin" th́ cái phúc của Mẹ sẽ chẳng c̣n một khi đức tin qua đi?

Thế nhưng, đức tin lại là thần đức liên quan mật thiết với đức tuân phục, đến độ được gọi là "đức tin tuân phục - obedience of faith hay obedient faith" (Rm 1:5), và ai tuân phục th́ không bao giờ qua đi: "Thế giới cùng với những thứ quyến dũ của nó sẽ qua đi, nhưng ai làm theo ư muốn của Thiên Chúa sẽ tồn tại muôn đời" (1Jn 2:17). Đức tin đồng thời cũng không thể tách khỏi đức ái, ở chỗ, "đức tin thể hiện qua đức ái" (Gal 5:6), bằng không "đức tin không viện làm là đức tin chết" (Jam 2:6). Nếu đức cậy được coi như nội tâm của đức tin, như dầu ngọn đèn đức tin, th́ đức ái là tầm vóc viên trọn và trọn hảo nhất của đức tin, là ngọn lửa cháy sáng tiêu biểu cho chân lư và sự sống: "ánh sáng sự sống" (Jn 8:12).

 

 

Đức Tin Tuân Phục - Xin Vâng 

 

Trong hai chiều kích chính yếu của Đức Tin, tuân phục và yêu thương, th́ chiều kích tuân phục liên quan đến nội tâm của chủ thể tin tưởng, và chiều kích yêu thương liên quan đối tượng của chủ thể tin tưởng. 

 

Đức tin đích thực được tỏ ra ở chỗ tuân phục, đầu tiên bằng việc chấp nhận chân lư đức tin hay mạc khải thần linh, sau đó bằng việc trung thành đáp ứng những đ̣i hỏi của chân lư đức tin, của mạc khải thần linh, và việc đáp ứng này có liên hệ mật thiết đến chiều kích yêu thương của đức tin.

 

Về chiều kích đức tin tuân phục, Mẹ Maria đă chấp nhận chân lư đức tin hay mạc khải thần linh như thế nào? Theo Thánh Kinh Tân Ước th́ đức tin tuân phục của Mẹ Maria đă được thể hiện tỏ tường nhất nơi hai trường hợp, trường hợp thứ nhất ở biến cố Lời Nhập Thể và trường hợp thứ hai ở biến cố "Đức Kitô, Con Thiên Chúa" Khổ Giá.

 

Trước hết, nơi trường hợp Lời Nhập Thể, Mẹ Maria đă sống đức tin một cách tuyệt đối tuân phục, bằng lời "Xin hăy thực hiện nơi tôi như lời thiên thần truyền" (Lk 1:38). Ở chỗ, không phải là Mẹ không biết ư Chúa muốn ǵ, trái lại, Mẹ biết rơ rằng Ngài muốn Mẹ thụ thai và hạ sinh Con Đấng Tối Cao (x Lk 1:31-32). Và Mẹ cũng không hề lên tiếng từ chối ư định tối cao và toàn hảo của Thiên Chúa.

 

Thế nhưng, dầu sao, theo trí khôn và khả năng hạn hẹp của loài người, Mẹ vẫn không biết được đường lối thực hiện ư định của Đấng Toàn Năng nơi Mẹ là một trinh nữ "không hề biết đến nam nhân" (Lk 1:34), bởi đó Mẹ muốn biết để nhờ đó Mẹ có thể thực hiện ư muốn của Ngài nơi Mẹ.

 

Ở đây Mẹ Maria không hề tỏ ra hồ nghi việc Thiên Chúa làm, đến độ, xin dấu chứng như tư tế Giacaria bố của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả (x Lk 1:18), người đă cùng vợ ḿnh xin những ǵ được chính vị sứ thần của Thiên Chúa hiện ra báo tin cho ông hay ở một nơi thánh trong lúc ông đang thi hành thừa tác vụ tư tế thay dân chúng, và dấu chứng cho một người hồ nghi "không tin" (x Lk 1:20) như ông đó là ông bị "câm" (Lk 1:20).

 

Sau khi nghe lời sứ thần trấn an dẫn giải về sự kiện đang mang thai của người chị họ trong lúc tuổi già (x Lk 1:36), nhất là lời: "không có việc ǵ Thiên Chúa không làm được" (Lk 1:37), th́ bấy giờ, cho dù vẫn không biết được cách thức cụ thể và thực tế liên quan đến vấn đề thụ thai theo kiểu vợ chồng b́nh thường, nhưng với tất cả tự do nhân bản và ư thức thần linh của ḿnh, Mẹ đă thốt lên lời "Xin Vâng" (Lk 1:38).

 

Lời đáp ứng "Xin Vâng" của Mẹ Maria trong giây phút Truyền Tin Lời Nhập Thể, có thể nói là vô cùng khẩn thiết và quan trọng cho cả dự án cứu độ và công cuộc cứu độ của Thiên Chúa này, quả thực đă liên quan đến đức tin tuân phục của Mẹ, đó là, ở khía cạnh thứ nhất, Mẹ đă tỏ ra tin tưởng vào một tạo vật thuần túy như Mẹ, dù bản tính của vị tạo vật này rất ư là cao trọng hơn bản tính loài người của Mẹ, đó là tin tưởng vào vị sứ thần "được Thiên Chúa sai" (Lk 1:26) và thưa lời xin vâng với những ǵ vị thiên thần này nói, như tin tưởng và xin vâng với chính Thiên Chúa.

 

Ở khía cạnh thứ hai, từ việc trực tiếp tin tưởng vào những lời thiên sứ dẫn giải cho Mẹ biết khi ngài trả lời vấn nạn của Mẹ, Mẹ Maria c̣n cho thấy đức tin tuân phục của ḿnh nơi quyền phép toàn năng của Thiên Chúa nữa, Vị Thiên Chúa luôn "hiện hữu" (Ex 3:14) - hiện diện dọc suốt gịng Lịch Sử Ơn Cứu Độ của dân Do Thái như là một vị Thiên Chúa chân thật duy nhất qua những biến cố phi thường của họ, như biến cố vượt qua hay Xuất Ai Cập và biến cố hồi hương sau thời gian lưu đầy ở Babylon.

 

Đối với việc Mẹ tỏ ra đức tin tuân phục liên quan đến vị sứ thần, một việc không phải là dễ dàng ǵ. Tư tế Giacaria, thân phụ của vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả tương lai, một tư tế có một người vợ được Thánh Kinh công nhận "là công chính trước nhan Thiên Chúa nghiêm chỉnh tuân giữ tất cả mọi giới răn và chỉ thị của Chúa" (Lk 1:6), đến độ, Thiên Chúa rất hài ḷng với hai vợ chồng già tốt lành thánh đức về phần hồn nhưng về phần trần thế vẫn son sẻ không có con cái ǵ mà vẫn cầu xin cho bằng được này, và "lời cầu xin của các ngươi đă được nhận lời" (Lk 1:13), như người chồng tư tế đă được vị thiên sứ vừa hiện ra báo tin cho biết.

 

Ấy thế mà vị tư tế này lại không tin lời sứ thần báo tin, phải chăng v́ ông ta không tin rằng đó là vị thiên sứ của Thiên Chúa, mà là một thần linh nào đó, đến độ, như Thánh Kư Luca cho biết: "Ông Giacaria hết sức bấn loạn khi trông thấy ngài và bàng hoàng khiếp sợ" (Lk 1:12). Cũng có thể v́ hoảng sợ như thế mà ông đă có phản ứng tiêu cực thiếu tin tưởng vào lời sứ thần. Thế nhưng, nếu ông hoảng sợ đến thất kinh và bị mất hết hồn hết vía như vậy th́ ông đâu c̣n ḷng trí nào để mà nghe thấy một cách hết sức rơ ràng lời nói của vị thần hiện ra với ông, nhờ đó ông mới có thể nói lại với vị này chứ? 

 

Phải chăng, sau khi, nhờ chính lời thiên thần tràn đầy Thánh Linh bởi trời mà ông đă lấy lại được b́nh tĩnh, để rồi ông trở nên tỉnh táo hơn, đến độ v́ muốn biết chắc xem có phải vị thần bấy giờ thực sự là từ Thiên Chúa mà đến hay chăng, nên ông đă lên tiếng xin dấu lạ - "làm sao để tôi biết được điều ấy chứ?", nhờ đó, với dấu chứng ấy, ông có thể tin đó là vị sứ thần của Thiên Chúa, đáng tin tưởng? Nếu vị tư tế này tin đó là thần sứ của Thiên Chúa th́ ông đă không đặt vấn đề dấu chứng với ngài, và ngài cũng đă không cần phải đi đến chỗ tự xưng ḿnh: "Ta là Ga-Biên, vị đứng chầu trước Thiên Chúa. Ta được sai đến để nói cùng ngươi và mang cho ngươi tin vui" (Lk 1:19).

 

Việc xin dấu chứng của tư tế Giacaria và thái độ ông tỏ ra không tin rằng vị thần hiện ra với ông ấy là thiên sứ của Thiên Chúa, trầm trọng và nặng đến nỗi đă khiến ông bị phạt khá nặng, ở chỗ ông bị câm không nói được nữa, như là chính dấu chứng cho thấy vị thần ấy là thiên sứ của Thiên Chúa. Tính chất trầm trọng và nặng này của thái độ thiếu niềm tin của ông là vị sứ thần Thiên Chúa đă hiện ra với ông ở một địa điểm trang nghiêm là nơi thánh trong Đền Thờ, và vào một thời điểm linh thánh khi ông đại diện dân chúng xông hương kính Chúa, một biến cố hiện ra không thể nào xuất phát từ thần dữ hay từ một vị thần linh ma quái nào ngoại trừ vị sứ thần của Thiên Chúa.

 

Khi so sánh với trường hợp của tư tế Giacaria, như được phân tích theo suy đoán trên đây mới thấy được đức tin tuân phục của Mẹ Maria như thế nào trong biến cố Truyền Tin Lời Nhập Thể cho Mẹ. Trước hết, về thân phận, Mẹ chỉ là một thiếu nữ tầm thường, vô danh tiểu tốt trong dân, chứ không phải nam nhi, vốn được coi trọng hơn nữ giới, chứ chưa nói ǵ đến một nam nhi đóng vai tư tế trong dân như tư tế Giacaria.

 

Sau nữa, về bản thân, Mẹ Maria cũng không được Thánh Kư Luca cho biết về tŕnh độ sống đạo của Mẹ ra sao, như ngài đă cho biết roĩ ràng về hai vợ chồng tư tế Giacaria liên quan tới đời sống thánh đức của họ, mà chỉ vỏn vẹn cho biết trạng thái sống bề ngoài của Mẹ kèm theo tên của Mẹ mà thôi: "một trinh nữ đă đính hôn với một nam nhân tên là Giuse thuộc ḍng dơi Đavít. Tên của người trinh nữ này là Maria" (Lk 1:27).

 

Sau hết, về địa điểm và thời điểm hiện ra của cùng vị sứ thần Gabiên th́ chỉ xẩy ra ở một căn nhà nghèo hèn, chứ không phải ở Đền Thờ, và vào một lúc tầm thường đến độ không thấy vị Thánh Kư nói đến, chẳng hạn lúc Mẹ đang cầu nguyện ban sáng, hay vào lúc Mẹ đang làm việc v.v., chỉ biết rằng lúc ấy chỉ có một ḿnh Mẹ mà thôi, chứ không có dân chúng đang đợi ở ngoài như trường hợp của tư tế Giacaria (x Lk 1:21).

 

Chính v́ đức tin mạnh mẽ của Mẹ mà Mẹ đă không cảm thấy hoảng sợ khiếp kinh như tư tế Giacaria lúc sứ thần Gabiên hiện ra với Mẹ. Cho dù, ngay từ ban đầu khi vị sứ thần này vừa hiện ra, Mẹ được Thánh Kư Luca thuật lại rằng Mẹ tỏ ra "rất ư là xao xuyến" (Lk 1:29), nhưng không phải v́ bấy giờ Mẹ đối diện với một nam nhân sáng láng tuyệt đẹp, hay một vị thần linh nào đó như tư tế Giacaria tưởng tượng ở trường hợp của ông, mà chỉ sau khi Mẹ nghe lời vị thiên sứ này chào mà thôi. Đó là lư do Thánh Luca đă viết thêm cùng với những lời trên đây rằng: "Vị trinh nữ này tỏ ra rất ư là xao xuyến trước những lời của ngài và ngẫm nghĩ xem lời ngài chào ấy có ư nghĩa ǵ" (Lk 1:29).

 

Trong việc Mẹ ngẫm nghĩ về lời vị sứ thần Gabiên chào: "Kính mừng đầy ân phúc! Chúa ở cùng người" (Lk 1:28), h́nh như Mẹ thắc mắc tại sao trong lời chào của thiên sứ không có tên "Maria" của Mẹ như kiểu chào b́nh thường trong dân gian, phổ thông ở khắp mọi nơi và ở mọi thời, trong mọi văn hóa, mà lại chào "đầy ân phúc" mà thôi. Bởi đó, chính vị là sứ thần của Thiên Chúa, thấu hiểu được tâm trạng của Mẹ bấy giờ, và những ǵ Mẹ đang ngẫm nghĩ, ngài đă chẳng những trấn an Mẹ rằng: "Hỡi Maria, xin đừng sợ", mà c̣n giải thích về danh xưng mới "đầy ân phúc" của Mẹ như sau: "Người đă được ơn nghĩa trước mặt Thiên Chúa" (Lk 1:30).

 

Như thế t́nh trạng hay danh xưng mới "đầy ân phúc" của Mẹ là ở chỗ Mẹ "được ơn nghĩa với Thiên Chúa", nói trắng ra là ở chỗ Mẹ luôn sống đẹp ḷng Thiên Chúa, không hề làm mất ḷng Ngài một tí nào, ở bất nơi cứ đâu và vào bất cứ lúc nào trong đời sống trần gian của Mẹ, trái lại, Mẹ c̣n liên lỉ gia tăng t́nh trạng "đầy ân phúc" của Mẹ, t́nh trạng làm đẹp ḷng Thiên Chúa vô cùng toàn thiện đáng tôn thờ, đáng kính mến của Mẹ trong mọi sự bất cứ giá nào, cho đến độ, theo giới hạn tự nhiên của bản tính loài người nơi Mẹ, Mẹ không c̣n chịu đựng được t́nh trạng "đầy ân phúc" nữa nơi Mẹ, một khi Thiên Chúa không tiếp tục ǵn giữ Mẹ bằng một ân sủng đặc biệt, mà Mẹ đă nghỉ yên trong Chúa và đă về trời với Ngài.

 

Sau lời chào và trấn an Mẹ, vị thiên sứ tiếp tục cho Mẹ biết rằng chính v́ Mẹ "đầy ân phúc" như vậy, "được ơn nghĩa với Thiên Chúa" như thế, Thiên Chúa đă vô cùng hài ḷng về Mẹ và sẽ thực hiện dự án thần linh của Ngài "vào lúc thời điểm viên trọn" (Gal 4:4) nơi Mẹ, đó là dự án "Người sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai và đặt tên cho người con này là Giêsu..." C̣n vấn đề cách thức làm sao để thực hiện việc sinh con trong khi Mẹ chỉ là một trinh nữ, "không hề biết đến nam nhân" (Lk 1:34), cho dù "đă đính hôn với một người tên là Giuse" (Lk 1:27), vị thiên sứ cho biết rằng: "Thánh Linh sẽ xuống trên người và quyến phép Đấng Tối Cao sẽ bao phủ người..." (Lk 1:35).

 

Mẹ đă thưa "xin vâng" tất cả những ǵ vị thiên sứ nói với Mẹ, v́ Mẹ tin rằng vị thiên sứ ấy được Thiên Chúa sai đến và v́ thế tất cả những lời ngài nói đều chân thật không thể sai lầm. Và sở dĩ Mẹ tin tưởng trong ḷng và chấp nhận bằng ngôn từ tất cả những ǵ được nói với Mẹ từ vị thiên sứ là v́ Mẹ tin rằng ngài từ Thiên Chúa mà đến, là đại diện của Thiên Chúa, và vâng lời ngài là vâng lời chính Thiên Chúa vậy. Ở đây chúng ta thấy Mẹ Maria chẳng những là gương mẫu cho thành phần tu sĩ sau này về lời khấn đồng trinh mà c̣n cả lời khấn tuân phục bề trên một cách tin tưởng và trọn lành nữa.

 

Tuy nhiên, việc Mẹ Maria tin tưởng và tuân phục vị sứ thần Gabiên không phải chỉ có thế, mà đó mới chỉ là cửa ngơ dẫn đến việc Mẹ tin tưởng và tuân phục chính Thiên Chúa, chính dự án thần linh của Thiên Chúa là nội dung của sứ điệp được vị thiên sứ từ trời xuống loan báo cho Mẹ. Lời Mẹ thưa cùng vị đại diện của Thiên Chúa truyền tin Lời Nhập Thể cho Mẹ rằng "xin hăy thực hiện nơi tôi như lời ngài truyền" (Lk 1:38) có nghĩa là "xin dự án thần linh của Thiên Chúa hăy nên trọn nơi tôi là tôi tớ của Ngài", hay "xin Thiên Chúa hăy hoàn thành những ǵ Ngài muốn về việc nhập thể của Đấng Cứu Thế nơi tôi".

 

Ngay trong lời thân thưa vô cùng dễ thương này của Mẹ Maria, liên quan đến cấu trúc của câu nói, có một cái ǵ rất đức tin tuân phục được sâu xa chất chứa ở đó, đến độ dường như ngược lại với hai chữ vắn gọn "xin vâng" tóm tắt nguyên cả câu nói của Mẹ. Bởi v́, động từ "xin vâng" tóm gọn này cho thấy chủ thể "xin vâng" mang tính cách chủ động, dấn thân.

 

Nhưng nguyên câu thưa của Mẹ Maria lại ở thể thụ động, thụ động không phải ở văn phạm của câu nói mà là ở chính bản thân của người nói là Mẹ Maria: "xin hăy thực hiện nơi tôi như lời ngài truyền", nhưng thụ động một cách tích cực, một cách sẵn sàng, một cách đáp ứng, một cách tuân phục của một người bề dưới, của một "tỳ nữ Chúa" (Lk 1:38), Đấng là chủ tể mọi sự nhất là muốn chủ động nơi lịch sử loại người nói chung và trong các tâm hồn nói riêng.

 

Theo tiến tŕnh tu đức Kitô giáo, bậc trọn lành cao nhất của Kitô hữu đó là t́nh trạng họ được hoàn toàn hiệp nhất nên một với "Thiên Chúa là thần linh trong tinh thần và chân lư" (Jn 4:24), một tŕnh độ được tu đức gọi là "thần hiệp" hay "hiệp sinh" (sau bậc tu đức "khởi sinh" ban đầu và "tiến sinh" chuyển tiếp), tức ở mức độ tâm hồn Kitô hữu được Thiên Chúa hoàn toàn chiếm đoạt và làm chủ, muốn làm ǵ th́ làm nơi họ, trong bất cứ sự ǵ và vào bất cứ lúc nào, để Thiên Chúa, qua Thánh Linh của Ngài, như "gió muốn thổi đâu th́ thổi" (Jn 3:8).

 

Tâm hồn sống trọn lành bấy giờ chỉ biết luôn ở trong trạng thái (như thể thụ động) lắng nghe tiếng Chúa và mau mắn đáp ứng (một cách tích cực) ư muốn của Ngài ngay khi được Ngài tỏ ra cho qua những dấu chỉ thời đại. Để lên tới bậc tu đức trọn lành cao nhất này, linh hồn chẳng những phải hoàn toàn từ bỏ ư nghĩ của trí khôn và ư riêng của ḷng muốn ḿnh, dù những ư nghĩ ấy có đúng mấy và ư muốn ấy có tốt mấy chăng nữa, mà c̣n phải tuyệt đối phó thác tất cả mọi sự, bao gồm cả con người lẫn cuộc đời ḿnh cùng những sự thuộc về ḿnh, cho thượng trí vô cùng khôn ngoan của Đấng Quan Pḥng thần linh đầy yêu thương của họ.

 

Như thế, qua câu thưa "xin hăy thực hiện nơi tôi như lời ngài truyền" (Lk 1:38), Mẹ Maria cho thấy tŕnh độ hiệp nhất nên một của Mẹ đối với Thiên Chúa tới đâu. Ở chỗ, Mẹ chẳng những đă tin tưởng chấp nhận dự án thần linh của Thiên Chúa nơi Mẹ, tức là Mẹ chấp nhận làm Mẹ "Con Đấng Tối Cao... Con Thiên Chúa" (Lk 1:32,35), mà nhất là Mẹ c̣n tuyệt đối phó thác tất cả mọi sự, nhất là thân xác trinh nguyên của Mẹ, cho quyền năng của Thiên Chúa trong việc làm cho một trinh nữ như Mẹ trở thành một người mẹ, có thể thụ thai và sinh con, không cần đến người nam mà Mẹ đă đính hôn, để nhờ đó ứng nghiệm lời tiên tri Isaia đă tiên báo: "Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh con..." (Is 7:14).

 

Đức tin tuân phục của Mẹ Maria không phải chỉ được tỏ ra nơi Biến Cố Truyền Tin Lời Nhập Thể mà c̣n nơi Biến Cố Khổ Giá của "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mt 16:16) nữa. Nếu đức tin tuân phục của Mẹ chỉ được thể hiện một cách trọn lành ở Biến Cố Lời Nhập Thể mà không ở Biến Cố Khổ Giá của Con Mẹ th́ Mẹ chẳng những không có đức tin tuân phục trọn lành thực sự mà thậm chí Mẹ không c̣n là "đầy ân phúc" và được "đầy ân phúc" nữa. Thật vậy, chính v́ Mẹ là "đầy ân phúc" mà Mẹ liên lỉ tỏ ra đức tin tuân phục của Mẹ cho đến cùng, nhất là lúc Mẹ đứng dưới chân thập giá của Con Mẹ (x Jn 19:25).

 

Đừng tưởng rằng Mẹ không bị thử thách đức tin. Nếu "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống", một chân lư đức tin, chẳng những đă trở nên nền tảng cho chung Kitô giáo và riêng Giáo Hội do Người thành lập, mà c̣n trở thành cớ vấp phạm cho chung dân Do Thái và cho riêng Hội Đồng Đầu Mục Do Thái, mà nhất là cho chính các môn đệ của Người, thành phần đă được Người tuyển chọn ở với Người để nhận biết Người mà sau này trở thành chứng nhân tiên khởi của Người và cho Người, th́ chân lư đức tin vô cùng thiết yếu cho phần rỗi của loài người này cũng đă trở nên thách đố cho chính Mẹ Maria. Ở chỗ nào và tại sao? 

 

Ở chỗ nào? - Ở chính đức tin tuân phục của Mẹ! Tại sao? - Tại v́ những lời sứ thần Gabiên đă nói cùng Mẹ trong biến cố Truyền Tin Lời Nhập Thể, nhưng lời dường như hoàn toàn mâu thuẫn và trái nghịch hoàn toàn với những ǵ đang xẩy ra khi Mẹ Maria đứng bên thập giá của Con Mẹ.

 

Thật vậy, chính v́ tin rằng "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mt 16:16) mà chung tông đồ đoàn và riêng vị trưởng tông đồ đoàn là Simon Phêrô đă vấp phạm. Trước hết, vị trưởng tông đồ đoàn này, ngay sau khi nghe Thày ḿnh tiết lộ cho biết về thân phận vô cùng bất hạnh của Ngài hoàn toàn trái ngược với thân phân "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" của Ngài th́ đă chân thành và kín đáo can ngăn Ngài, không ngờ đă bị chính Ngài thậm tệ quở trách: "Đồ Satan, hăy xéo đi cho khuất mắt Ta. V́ ngươi không phán đoán theo chiều hướng của Thiên Chúa mà chỉ theo kiểu của loài người mà thôi" (Mt 16:23). Chưa hết, vị trưởng tông đồ đoàn này c̣n 3 lần trắng trợn chối bỏ Thày ḿnh là Đấng đă được ông công khai mau mắn tuyên xưng "là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống". 

 

Nếu Giuđa Íchca, người môn đệ phản nộp Thày ḿnh, quả thực cũng tin tưởng rằng "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" th́ phải chăng đó là lư do mạnh, tuy không phải là lư do chính - lư do tham tiền của, để hắn quyết định mưu toan bán Ngài, v́ tưởng rằng cho dù có bị bọn quân quốc của Hội Đồng Đầu Mục Do Thái bắt qua việc hắn mưu toan bán Thày và nộp Thày bằng cái hôn báo hiệu chăng nữa, Ngài vẫn có thể thoát thân, như đă từng xẩy ra? Thế nhưng, sự vụ hoàn toàn xẩy ra ngược lại, bởi thế, sau khi thấy rằng Ngài chẳng những không thoát thân mà c̣n bị lên án tử nữa (x Mt 27:3), người môn đệ bất hạnh này đă đi thắt cổ tự tử (x Mt 27:5) v́ cảm thấy tội phản nộp Thày của ḿnh vô cùng phạm thượng và vô cùng đáng phạt, đến độ không thể tha thứ được, v́ nó là tội phạm đến không phải là một con người thuần túy mà là phạm đến chính "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống"!

 

Đối với Mẹ Maria, v́ Mẹ vốn "luôn ghi nhớ tất cả mọi sự đó mà suy niệm trong ḷng" (Lk 1:19,51), mà những lời thiên sứ Gabiên đă nói với Mẹ về Đấng Mẹ được thụ thai và hạ sinh là "Con Đấng Tối Cao" (Lk 1:32), là "Con Thiên Chúa" (Lk 1:35) lại càng làm cho Mẹ suy tư hơn nữa, nhất là khi Mẹ đứng dưới chân thập giá của một con người đang hấp hối, không thể xuống khỏi thập giá! "Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai báu Đavít cha của Người. Người sẽ muôn đời cai trị nhà Giacóp, triều đại của Người sẽ vô cùng bất tận" làm sao có thể ứng nghiệm với một con người đang kêu lên cùng trời cao rằng: "Chúa Trời con ơi, Chúa Trời con ơi, sao Ngài lại bỏ rơi con" (Mt 27:46).

 

Không biết lúc bấy giờ, lúc tận mắt chứng kiến thấy và tận tai nghe thấy những lời than van yếm thế của Đấng bị treo trên thập giá là Con của Mẹ ấy Mẹ có nghĩ rằng Con Mẹ có thực sự là "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" hay chăng? Nếu phải th́ tại sao Người lại ra nông nỗi này, trở nên vô cùng nhục nhă và tang thương đến như thế! Chắc chắn là không, bằng không, theo thường t́nh, không một người mẹ nào thương con hơn bản thân ḿnh có thể đứng nổi, nếu không muốn nói là bất tỉnh hay quị xuống, khi thấy đứa con vô cùng đáng yêu của ḿnh trở nên như một vết thương và không c̣n h́nh hài như thế. 

 

Vậy mà Mẹ Maria vẫn "đứng" (Jn 19:25), đứng bên thập giá của Con Mẹ và với Con Mẹ. Nghĩa là bấy giờ đức tin tuân phục của Mẹ và nơi Mẹ đă trở thành sức mạnh thiêng liêng để Mẹ có thể chẳng những chịu đựng đớn đau trong ḷng với tư cách là một người mẹ mà c̣n với vai tṛ Đồng Công Cứu Chuộc trong việc thông công với Con ḿnh để cứu chuộc loài người của Mẹ. Mẹ vẫn c̣n nhớ lời tiên báo của tư tế Simêon nói như liên quan đến vai tṛ đồng công cứu chuộc của Mẹ trong Đền Thờ khi ông nói về người Con trai đầu ḷng của Mẹ lúc Mẹ dâng Người theo luật Moisen sau 40 ngày hạ sinh Người, đó là "Con Trẻ này sẽ nên cớ vấp phạm và chỗi dậy cho nhiều người trong dân Yến Duyên, một dấu hiệu phản khắc, và chính bản thân của cô sẽ bị một lưỡi gươm đâm thâu qua để tư tưởng nơi nhiều tâm hồn được bộc lộ ra" (Lk 2:34-35).

 

Đối với Mẹ, "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" càng khổ nạn và tử giá mới càng chứng tỏ Người quả thực là Đấng Thiên sai, v́ Người đến chỉ làm theo ư Cha của Người chứ không phải ư của Người. Và theo tự nhiên không một phàm nhân nào có thể chịu được nhục nhă và đớn đau như Người th́ Người phải là Thiên Chúa Nhập Thể.

 

Chính v́ tuyệt đối tin rằng Đấng khổ nạn và tử giá là Con của Mẹ, Đấng đồng thời là chính Con Thiên Chúa, Đấng đến để cứu toàn thể loài người chứ không phải chỉ riêng dân Do Thái về chính trị, mà Mẹ chắc chắn không chỉ "đứng" dưới chân thập giá của Con Mẹ bằng một đức tin tuân phục mà c̣n bằng một đức mến bao la, một đức mến cao cả phong phú tới độ chẳng những có thể bù đắp lại tất cả những xúc phạm Người phải chịu bấy giờ trong cuộc khổ nạn và tử giá, mà c̣n có thể tái sinh nhân loại trong Người và bởi Người nữa.  

 


 Đức Tin Yêu Thương - Nữ Tỳ

(c̣n tiếp)