Cặp Bài Trùng

cho một Việt Nam Tân Đông Âu

 

ớng về những mốc điểm lịch sử

 Tháng 3 - Ngày 25 (1984): Nước Nga được dâng cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria,

Tháng 4 - Ngày 30 (1975): Việt Nam hoàn toàn bị nhuộm đỏ bởi cộng sản chế độ hóa,

Tháng 5 - Ngày 13 (1981): Vị Giáo Hoàng Balan, Giám Mục Áo Trắng bị mưu sát.

Tháng 6 - Ngày 4 (1989): Bâu cử tự do ở Balan, mở màn cho biến cố Đông Âu.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

 

Cặp Bài Trùng cho một Tân Đông Âu Việt Nam là ai?

 

Trong chuyến hồi hương cùng gia đ́nh viếng thăm quê hương Việt Nam yêu dấu vào mùa hè năm 2006, tôi đă từng nghĩ đến cặp bài trùng cho một tân Đông Âu Việt Nam này, và trong bài "Hành Tŕnh Việt Nam", một bài viết đă được Nguyệt San Dân Chúa Mỹ Châu phổ biến trong số báo tháng 11/2006 và đă được thâu thành CD Hành Tŕnh Việt Nam, tôi đă bày tỏ cảm nhận của tôi về một "Ần Tượng Việt Nam" và ước nguyện của tôi trong đoạn "Ngưỡng Vọng Việt Nam" như sau:

 

Ấn Tượng Việt Nam

 

"Cái h́nh ảnh sâu đậm nhất về Việt Nam vẫn c̣n theo đuổi tôi cho đến nay, và đă trở thành biểu hiệu cho cái Ấn Tượng Việt Nam trong tôi, đó là h́nh ảnh một nước Việt Nam hầu như toàn là xe 'mô-tô'. Nhất là ở đường phố Hà Nội và Sài G̣n. Những chiếc xe mô-tô chạy ồ ạt, chạy loạn xạ, chạy đâm đầu vào nhau, chạy xoẹt qua mặt nhau, chạy chen lấn nhau, chạy không cho ai qua đường v.v. Đúng thế, Việt Nam quê hương tôi, trước con mắt của một người Việt kiều như tôi, sau 31 năm tái ngộ, chẳng khác ǵ như một đàn chiên không chủ chăn về phương diện chính trị. Vâng, Ấn Tượng Việt Nam trong tôi đó là một nước Việt Nam cần có một vị chủ chiên.  Chính v́ thế, ngay từ khi Ấn Tượng Việt Nam này từ từ hiện h́nh nơi tôi trong chuyến xuyên Việt vừa rồi, tôi càng thiết tha khẩn cầu hơn cho quê hương tôi, cho dân tộc tôi, sớm được Đấng Quan Pḥng Thần Linh là Chúa của lịch sử sai đến đất nước tang thương rách nát, bần cùng, hết sức tội nghiệp đáng thương của tôi, đang gắng gượng chỗi dậy về kinh tế, một Gioan Phaolô II và một Mikhail Gorbachev Việt Nam, để một Đông Âu sụp đổ không đổ máu năm 1989, và một Liên Sô giải thể tốt đẹp năm 1991, được mau chóng tái diễn ở Việt Nam".

 

Ngưỡng Vọng Việt Nam

 

 "Trong chuyến xuyên Việt 2006 của ḿnh, khi có dịp, tôi đều chân thành chia sẻ tâm sự của ḿnh với tất cả những ai có vẻ tâm đầu ư hợp với ḿnh. Dù là những người hướng dẫn viên du lịch, những người tài xế, những giáo viên, những tiếp viên nhà hàng v.v., dù họ là lương hay giáo, mà phần đông không phải người đồng đạo, thậm chí dù họ là cộng sản nằm vùng. Tôi đă bày tỏ niềm xác tín của tôi về một định mệnh Việt Nam, một tương lai Việt Nam, chủ yếu ở những tư tưởng tiêu biểu sau đây:

 

1.      Thiên Chúa là Đấng Quan Pḥng Thần Linh mới hoàn toàn làm chủ lịch sử, chứ không phải con người, dù là Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh v.v. Đến thời điểm của ḿnh, Ngài sẽ thực hiện dự án của Ngài, như Ngài đă làm ở Đông Âu năm 1989 và Liên Sô năm 1991. Sự tồn tại hiện nay của cộng sản Việt Nam, Bắc Hàn, Cuba và Trung Hoa là chứng cớ hùng hồn cho thấy Vị Chúa của lịch sử đă quả thực nhúng tay vào biến cố Đông Âu Sụp Đổ và Liên Sô Giải Thể. Bởi v́, kinh nghiệm lịch sử cho thấy, không một lực lượng bên ngoài nào có thể dẹp được cộng sản, vậy th́ tại sao đầu năo cộng sản Liên Sô và Đông Âu tự động biến mất chứ, nếu không phải có bàn tay thần linh nào đó nhúng vào, qua những nhân vật lịch sử được Ngài sai đến vào đúng thời điểm của Ngài. Hiện tượng Việt Nam và Trung Quốc đang biến h́nh, bề trong với một tinh thần glasnost (cởi mở) và perestroika (cải tổ) như Gobarchev trước đây, và bề ngoài với một bộ mặt kinh tế tư bản cạnh tranh thị trường, phải chăng là dấu chỉ thời đại cho thấy chính quyền Việt Nam sau 1975 đă công nhận rằng chủ nghĩa cộng sản là sai lầm, là hoàn toàn lỗi thời? Phải chăng thời cơ đă điểm!

 

2.      Đúng thế, lịch sử, nếu thuần túy do con người cho ḿnh có quyền lèo lái, th́ có những lúc, nếu không muốn nói là rất nhiều khi, trở thành như một tṛ hề chính trị: trước 1975, bên này th́ vênh vang đuổi được Mỹ ngụy, giờ đây, lại kéo mời Mỹ trở lại (trong chuyến xuyên Việt 2006, tôi chẳng thấy chữ Nga hay chữ Tầu là bậc quan thày của cộng sản Việt Nam đâu cả, mà chỉ thấy toàn là chữ Mỹ ở những chỗ cần phải viết thêm tiếng ngoại quốc; con đường từ phi trường Tân Sơn Nhất tiến vào thành phố Hồ Chí Minh, như người tài xế taxi chở tôi ra phi trường về lại Mỹ cho biết, chính phủ đang có dự định sửa sang cho rộng lớn để đón tiếp Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush vào tháng 11/2006, cũng chính người tài xế này thành thật cho tôi biết rằng những điều tôi chia sẻ rất hay và mới lạ, anh chưa hề nghe thấy); cũng trước 1975, bên kia bỏ rơi Việt Nam, (làm cho dân tôi vô cùng điêu linh khốn đốn, chẳng những vào Tháng Tư Đen ở miền Nam nói chung và Sài G̣n thất thủ nói riêng, mà c̣n trong suốt thập niên 1980, với phong trào vượt biên đầy tử vong và uất nhục kinh hoàng khôn xiết tả), giờ đây lại trở lại ve văn Việt Nam v.v. Thật chẳng ra làm sao. Y như tṛ trẻ con vậy!

 

3.      Bởi vậy, cần phải có một thành phần lănh đạo v́ dân v́ nước, không tham quyền cố vị. Nhờ Mỹ nhưng dứt khoát không lụy Mỹ, dù có v́ thế mà bị Mỹ sát hại, như một chí sĩ Ngô Đ́nh Diệm bất khuất thời đệ nhất cộng ḥa. Trong thành phần chính phủ Việt Nam hiện nay, tôi tin rằng, không thể nào tất cả đều là cá mè một lứa. Trong một gia đ́nh thân t́nh với nhau mà c̣n có lúc bất ḥa với nhau, huống chi trong một chính phủ, dù là độc đảng. Chắc chắn có một cá nhân hay thiểu số nào đó, c̣n tâm huyết với dân nước, mà chưa thể làm ǵ nổi, v́ chưa tới thời cơ, cờ chưa đến tay. Trong chuyến xuyên Việt 2006, tôi được nghe cả người tài xế lẫn người hướng dẫn viên du lịch ở miền trung của nhóm tôi, khi xe chạy dọc theo bờ biển Đà Nẵng, thi nhau thuật lại rằng, bờ biển Đà Nẵng không c̣n một em thanh thiếu niên lang thang lêu lổng. Tất cả đă được phục vụ ở những trung tâm giành cho các em trong thành phố. Người nào c̣n thấy một em nào bụi đời mà báo cáo với chính quyền sẽ được thưởng hiện kim. Hai người này cho biết đó là công tŕnh của ông nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng, nay được thăng chức Bí Thư Thành Ủy. Vị này, c̣n được anh tài xế cho biết là, dân chúng thường tụ họp tại nhà tư của ông, để gặp ông sau giờ làm việc của ông, và được ông giải quyết cho rất nhiều vấn đề. Tôi rất mừng khi nghe được có ít là một cá nhân như thế. Vậy, nếu cờ đến tay, ở vào vị trí của một Gobarchev Liên Sô trước đây, những cá nhân v́ dân v́ nước như thế chẳng lẽ không làm được việc hay sao? Mà nếu lịch sử thuộc về chủ quyền của Thần Linh hơn là loài người, th́ dù một cá nhân, cũng vẫn làm được những ǵ Ngài muốn, khi đến thời điểm của nó.

4.      Thế nhưng, tôi vẫn không cầu xin Vị Chủ Tể Lịch Sử ban cho dân nước Việt Nam tôi một thứ ḥa b́nh kiểu Mỹ quốc. Ḥa b́nh kiểu dân chủ quá khích, theo cá nhân chủ nghĩa, theo trào lưu 'pro choice' trong mọi sự, theo chiều hướng duy nhân bản, duy ngă độc tôn, ư dân là ư trời. Ở chỗ, đặt nặng quyền làm người hơn t́nh làm người. Ở chỗ, ly dị, phá thai, hôn nhân đồng tính v.v. là tất cả những ǵ được pháp luật công nhận thuộc về quyền làm người. Không ai được đụng đến. Không ai được ngăn cản. Tôi cũng không cầu xin Đấng Quan Pḥng Thần Linh cho quê hương Việt Nam tôi trở thành một đệ nhất cường quốc như Hoa Kỳ. Một đệ nhất cường quốc đă hơn cả chục năm nay đi đâu cũng bị khủng bố, v́ thái độ tân thực dân đế quốc về kinh tế của họ, lạm dụng quyền lực kinh tế, viện trợ 'nhân đạo', để nhúng tay vào guồng máy chính trị của thành phần tiểu quốc. Bởi thế, tôi c̣n dám xin Đấng Toàn Năng rằng, thà cứ để cho dân tộc tôi quằn quại dưới chế độ hiện nay, mà giữ được đạo, mà mạnh đức tin, mà c̣n nhân nghĩa, c̣n hơn được tự do, được thái ḥa, mà trở thành vô thần, trở thành bất nhân. Nhưng tôi vẫn hết sức tin tưởng rằng, nếu tôi là một tạo vật c̣n biết yêu giống thương ṇi, th́ Vị Chúa Ḥa B́nh, Đấng dựng nên con người không phải để đọa đầy họ, mà là để cho họ được hưởng sự sống, một sự sống viên măn ngay trên đời này, nhất là được trường sinh vinh phúc, c̣n thương yêu quê hương dân tộc tôi biết là chừng nào. Chắc chắn, một ngày kia, sắp tới (?), Ngài sẽ ban cho dân nước Việt Nam rất thân yêu của tôi, một quê hương bé nhỏ trải qua cả một lịch sử toàn tranh đấu, với 'một ngàn năm đô hộ giặc tầu, một trăm năm đô hộ giặc tây, 30 năm nội chiến từng ngày', 31 năm 'giải phóng' long đong v.v., được b́nh an trong chân lư, một thứ b́nh an của nền văn hóa sự sống, một thứ b́nh an của văn minh yêu thương!"

 

 

Con Bài Gioan Phaolô II - Totus Tuus

 

Thật vậy, để thực hiện dự án thần linh của ḿnh nơi lịch sử loài người ở vào thời điểm thế kỷ 20, vị chủ tể của lịch sử là Thiên Chúa đă quan pḥng định liệu sai đến với thế giới, như lịch sử hiển nhiên cho thấy, một cặp bài trùng lạ lùng là một Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về lănh vực tôn giáo, vị sống tinh thần tin yêu phó thác - totus tuus (tất cả của con là của Mẹ) và một lănh tụ Gorbachev về lănh vực chính trị, vị chủ trương chính sách cải tổ - Perestroika.

 

Con bài Tổng Giám Mục ở Krakow được cộng sản Balan mong muốn!

 

Trước hết, con bài Gioan Phaolô II đă được Thiên Chúa bất ngờ, hoàn toàn bất ngờ, không ai có thể ngờ, cả trong Giáo Hội lẫn chung thế giới bấy giờ, xuất hiện trên ngai ṭa Thánh Phêrô của Giáo Hội Công Giáo, một vị giáo hoàng chẳng những không phải là người Ư sau 455 năm liên tục (1523-1978), mà c̣n là vị giáo hoàng xuất thân từ một quốc gia cộng sản nữa mới thật là ly kỳ và huyền bí. Vấn đề ly kỳ và huyền bí ở đây là tại sao ở một nước cộng sản, như Balan, vốn thuộc về thế giới vô thần, hoàn toàn cấm đạo và bắt đạo, th́ làm sao vị giáo hoàng này có thể học linh mục, làm linh mục, rồi c̣n làm giám mục, nhất là trở thành tổng giám mục, hồng y để sau cùng làm giáo hoàng như thế chứ? Vấn đề ly kỳ và huyền bí hết sức lạ lùng là ở chỗ, như chứng tích lịch sử đă hùng hồn cho thấy, chính cộng sản Balan lại là tác nhân đă vô t́nh trực tiếp nhúng tay vào việc đưa nhân vật mang tên Karol Wojtyla lên làm giáo hoàng Gioan Phaolô II! Như thế nào?

 

Trong cuốn "His Holiness" - John Paul II and The Hidden History of Our Time của cặp tác giả Carl Bernstein và Marco Politi, được Doubleday xuất bản, ấn bản đầu tiên vào Tháng 10/1996, ở phần 2 về "Father Karol", trang 99-100, đă cho biết cái thâm cung bí sử của sự kiện làm thế nào có được một vị tổng giám mục Karol Wojtyla ở Tổng Giáo Phận Krakow, một chức vụ bất khả thiếu để từ đó có thể được phong hồng y và nhờ đó mới có hàm trở thành giáo hoàng tương lai. Câu chuyện xẩy ra rất đơn giản như thế này. Đó là, vào năm 1962 vị chủ chăn của Tổng Giáo Phận Krakow là Đức Tổng Giám Mục Baziak qua đời. Vị giáo chủ của Giáo Hội Balan bấy giờ là Đức Hồng Y Wyszynski cần phải t́m một vị thay thế Đức Tổng Giám Mục Baziak. Vị giáo chủ này đă phải tŕnh sang Ṭa Thánh Vatican một danh sách 3 vị được ngài chọn và cho rằng có thể làm Tổng Giám Mục cho Tổng Giáo Phận Krakow.

 

Thế nhưng, theo phương thức bấy giờ, danh sách của ngài cần phải được chính quyền cộng sản Balan ở Warsaw duyệt chuẩn trước. Tiếc thay, danh sách 3 vị đầu tiên đă bị chính quyền không chấp nhận, cả danh sách 3 vị khác ở lần thứ hai cũng thế. Tại sao? Tại v́ trong cả 2 danh sách này đều không có tên Karol Wojtyla, vị Giám Mục đang xử lư thường vụ như một vị tổng giám mục tạm thời ở Tổng Giáo Phận Krakow bấy giờ. Đức Hồng Y giáo chủ Balan Wyszynski không chọn Đức Giám Mục Karol Wojtyla trong hai danh sách của ngài không phải v́ ngài ác cảm cá nhân với vị giám mục đang xử lư thường vụ ở tổng giáo phận này, cho bằng ngài lo cho tương lai của riêng tổng giáo phận ấy cũng như cho chung vận mạng của Giáo Hội Balan dưới thời cộng sản. Đại khái là trước con mắt của vị giáo chủ th́ giám mục Wojtyla không thích hợp với vị thế tổng giám mục ở Krakow v́ giám mục Wojtyla không có tinh thần chống cộng mănh liệt như ngài, mà chỉ là một triết gia bất tranh đấu.

 

Trong khi đó, dưới con mắt của chính quyền cộng sản, họ muốn trong danh sách của vị giáo chủ này có tên của một nhân vật theo họ có thể làm suy yếu đi quyền lực của vị giáo chủ này, và nhân vật được họ nhắm tới là giám mục Wojtyla, vị nhân vật luôn trầm lặng và thiên về trí thức hơn chính trị, một nhân vật họ nghĩ rằng họ có thể nắm đầu, v́ có tinh thần cởi mở và dễ đối thoại hơn vị giáo chủ. Bởi thế, sau hai danh sách bị bác bỏ, vị giáo chủ đang lúc bối rối trong việc thành lập danh sách thứ 3, th́ Zenon Kliszko là nhân vật cao cấp thứ hai của chính quyền cộng sản Warsaw có quyền chấp nhận hay phủ quyết bấy giờ cho biết rằng ông ta muốn có tên của giám mục Wojtyla. Thế là, cuối cùng, tên Wojtyla đă chẳng những được vị giáo chủ Wyszynski bất đắc dĩ gửi sang Ṭa Thánh theo ư của chính quyền cộng sản Balan, mà c̣n được Ṭa Thánh chọn (trong 3 tên) làm Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Krakow, và Đức Giám Mục Wojtyla đă được Đức Thánh Cha Phaolô VI vào ngày 13/1/1964 chính thức bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Krakow, và vào ngày 26/6/1967 được cùng vị giáo hoàng phong hồng y.

 

Vấn đề được đặt ra ở đây là, nếu chính quyền cộng sản Balan biết trước rằng vị tổng giám mục được đỉnh cao trí tuệ của họ gián tiếp đưa lên để có thể nắm đầu nhưng không ngờ lại là tay triết gia nhân bản bất khuất về nhân quyền th́ họ có chủ động và tích cực "pro' ngài như thế hay chăng? Chắc chắn là không! Thế nhưng tại sao những ǵ họ cho rằng khôn ngoan nhất và lợi lộc nhất cho họ lại trở thành những ǵ bất hạnh nhất cho họ như thế? Chẳng lẽ đây chỉ là những ǵ ngẫu nhiên hay t́nh cờ, hoàn toàn không phải là một bài học lịch sử điển h́nh nhất và hùng hồn nhất cho thấy quả thực "người tính không bằng trời tính" hay "gậy ông đập lưng ông" sao, và v́ thế lịch sử chỉ ở trong tay Đấng Tối Cao vô cùng khôn ngoan thượng trí, chứ không phải ở trong tay bất cứ một nhân vật nào, dù nhân vật ấy có quyền bính đến thế nào và độc ác đến đâu chăng nữa, nhưng tự ḿnh họ lại hoàn toàn mù tịt không biết ǵ về tương lai của ḿnh và chẳng thể làm chủ được vận mệnh của chính bản thân ḿnh, nên họ đă tỏ ra những tác hành chẳng khác ǵ như một thứ múa rối trong màn bi thảm kịch diễn xuất của ḿnh mà thôi!

 

Trong biến cố con bài Gioan Phaolô II được chính cộng sản trực tiếp và chủ động nhúng tay vào để giúp ngài trở thành Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Krakow như thế, cảm nhận của Thánh Phaolô về sự khôn ngoan của thế gian trước Thiên Chúa tối cao vô cùng khôn ngoan thượng trí  thật là chính xác và hoàn toàn ứng nghiệm:

 

“Thiên Chúa đă chọn những ai bị thế gian cho là ngu xuẩn để những kẻ khôn ngoan phải hổ ngươi; và Ngài cũng đă chọn thành phần yếu kém trong thế gian để kẻ hùng mạnh phải bẽ mặt. Ngài đă chọn thành phần hèn mọn và bị khinh chê trong thế gian, những ai chẳng là ǵ, để những kẻ có ǵ trở thành chẳng c̣n ǵ,  hầu nhân loại không thể nào vênh vang trước nhan Thiên Chúa”. (1Cor 1:27-29)

 

Con bài Gioan Phaolô II ở biến cố dường như "t́nh cờ" được làm Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Krakow trên đây mới chỉ là giai đoạn mở màn cho thấy tiến tŕnh vô cùng huyền diệu của Đấng Tối Cao, một tiến tŕnh đă chẳng những dẫn vị tổng giám mục tiền định này tiến đến chỗ trở thành vị Giáo Hoàng thứ 264 của Giáo Hội Chúa Kitô, mà c̣n đến tận chỗ làm biến đổi lịch sử Âu Châu nói riêng và thế giới nói chung. Ở chỗ nào? Nếu không phải cũng ở chỗ "mưu sự tại nhân thành sự tại thiên"!

 

Con bài vị Giám Mục mặc áo trắng bị cộng sản Nga Sô mưu sát?

 

Đúng thế, con bài Gioan Phaolô II không phải chỉ được Vị Chủ Tể lịch sử sai đến với Giáo Hội Công Giáo thôi mà c̣n nhờ vai tṛ lănh đạo thế giới Công Giáo của ḿnh ngài c̣n được sai đến với chung nhân loại nữa. (Phải chăng đó là lư do loài người đă đáp lễ ngài khi ngài qua đời ở Thánh Lễ an táng của ngài với một con số đông đảo chưa từng thấy trong lịch sử loài người như thế?). Và sứ mệnh này của ngài không phải chỉ bao gồm 104 chuyến tông du khắp thế giới để mang "vui mừng và hy vọng - gaudium et spes" đến cho nhân loại trong thời điểm giáo triều dài 26 năm rưỡi (16/10/1978-2/4/2005) của ngài, mà c̣n cho cả lịch sử mai hậu, một tương lai thế giới có thể nói đă được báo động từ phát súng lệnh vang lên từ Quảng Trường Thánh Phêrô vào chiều ngày 13/5/1981.

 

Cho đến nay, lịch sử chỉ cho thấy tay sát thủ quốc tế mang danh Ali Agca người Thổ Nhĩ Kỳ là kẻ ra tay bắn hạ vị giáo hoàng này, nhưng thành phần giật giây bên trong hậu trường vẫn chưa được hoàn toàn sáng tỏ.

 

Căn cứ vào những chi tiết từ tác phẩm “Hồi Niệm và Căn Tính” của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, một tác phẩm được ra mắt vào ngày 22/2/2005, trước khi ngài qua đời gần 1 tháng rưỡi, về vụ ngài bị ám sát, một ủy ban của quốc hội Ư đă quyết định mở lại hồ sơ vụ này. Vị chủ tịch của Ủy Ban Điều Tra của Quốc Hội này là ông Paolo Guoffanti đă cho các cơ quan Ư biết hôm Thứ Tư 23/2/2004 là “Chúng tôi sẽ lập tức mở lại vụ tấn công Đức Giáo Hoàng này”.  Ông này nói thêm là cuộc tái điều tra ấy sẽ được bắt đầu bằng “việc thu tích hồ sơ theo thủ tục liên quan đến tội ác ghê tởm ấy, bằng cách mở lại những ǵ liên quan tới Nga Sô, cả KGB lẫn GRU” là cơ quan t́nh báo quân sự của Nga. Vị chủ tịch này khẳng định là quyết định tái điều tra vụ này được thực hiện “sau những điều được chính Đức Giáo Hoàng chứng thực về nguồn gốc ư hệ của tội ác này”.

 

Cuối cùng, ủy ban của quốc hội Ư đă đi đến chỗ kết luận rằng chính Nga Sô đă giật giây mưu sát vị Giáo Hoàng người Balan. Vị chủ tịch của ủy ban này là Paolo Guoffanti đă nói rằng ông tin tưởng “không hề nghi ngờ tí nào là các nhà lănh đạo Sô Viết bay giờ đă ra lệnh thực hiện cuộc ám sát này”. Theo bản tường tŕnh của Ư th́ Khối Liên Bang Sô Viết đă tổ chức cuộc ám sát này là v́ việc Đức Gioan Phaolô II ủng hộ Công Đoàn Balan là phong trào được thấy là nguy hiểm cho sự hiện diện của chế độ cộng sản ở Đông Âu. Bản tường tŕnh này cũng cho biết rằng nhân vật ám sát Đức Gioan Phaolô II là Mehmet Ali Agca là người được đặc vụ Bulgaria liên lạc theo lệnh của các đồng chí Nga Sô của họ. Tờ nhật báo Corriere della Sera xuất bản ở Ư vào ngày 30/3/2005 cũng đă cho biết rằng người ta đă t́m thấy hồ sơ về vụ ám sát Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II năm 1981, và căn cứ theo sở mật vụ của cộng sản Đông Đức ngày xưa th́ hồ sơ cho thấy mật vụ KGB của cộng sản Nga đă ra lệnh cho nhân viên t́nh báo của Bulgaria thi hành âm mưu ám sát Đức Gioan Phaolô II.

 

Nếu quả thực chính cộng sản Liên Sô đă âm mưu sát hại ngài, th́, một lần nữa, (sau lần khờ dại đă muốn ngài làm tổng giám mục ở Krakow v́ tưởng dễ nắm đầu ngài), chính cộng sản lại đă không ngờ, v́ muốn triệt hạ ngài như một mối đại nguy cho cả thế giới thuộc chế độ cộng sản của họ, nhất là ở Âu Châu, họ đă lọt ngay vào tṛng của dự án thần linh được Đấng Tối Cao ấn định về thời điểm tận số của chế độ cộng sản Âu Châu. Diễn tiến lịch sử của dự án thần linh này xẩy ra như thế này.

 

Tại Quảng Trường Thánh Phêrô, vào lúc 5 giờ chiều ngày 13/5/1981, ngay trước buổi triều kiến chung Thứ Tư (general audience) hằng tuần, đă đột nhiên vang tiếng súng……, thật ra là mấy tiếng súng chứ không phải một, những tiếng súng vang lên chỉ cách chiếc giáo hoàng xa của Đức Gioan Phaolô II có 20 bộ (hay 6 thước), khi ngài ở trên chiếc xe đang chạy chung quanh quảng trường này theo thường lệ để chào tín hữu đang qui tụ chờ ngài bấy giờ. Hậu quả là viên đạn phát ra từ ṇng súng lục tự động 9 ly ấy đă xuyên vào thân thể của vị Giáo Hoàng này, trúng bao tử của ngài, cùi trỏ bên cánh tay phải của ngài và ngón tay trỏ bên trái của ngài. Ngài đă được cấp tốc đưa vào bệnh viện, và chỉ khi tới bệnh viện ngài mới hoàn toàn bất tỉnh nhân sự. Cuộc giải phẫu cứu mạng ngài đă kéo dài 5 tiếng 20 phút, và thân thể ở vào tuổi gần 61 của ngài bấy giờ đă bị mất đi tới 60% lượng máu loang chảy trong ḿnh. Tuy nhiên, kể từ biến cố bị ám sát hụt ấy, sức khỏe của con người vốn yêu chuộng thể thao này đă trở nên suy kém, cho tới ngày ngài qua đời 24 năm sau bởi một cơn kịch bệnh cuối cùng, kết thúc cuộc đời gần 85 tuổi đời của ngài (18/5/1920-2/4/2005).

 

Đức Gioan Phaolô II đă cho biết những ǵ xẩy ra sau đó, sau tiếng súng nổ và sau khi ngài được đưa vào bệnh viện thế này: “Tôi đă không tỉnh dạy cho đến ngày hôm sau, vào khoảng buổi trưa” (Hồi Niệm và Căn Tính, ấn bản Anh ngữ trang 161). Cũng trong phần phụ trương này, (ở trang 163-164), ngài c̣n cho biết thêm về con người ra tay ám sát ngài như sau:

 

Vào khoảng Giáng Sinh năm 1983, tôi đă thăm kẻ tấn công tôi đang bị nhốt trong tù. Chúng tôi nói chuyện lâu giờ. Aĺ Agca, ai cũng đều biết, là một tay sát thủ chuyên nghiệp. Tức là cuộc tấn công này không phải bởi sáng kiến riêng tư của anh ta, mà là từ ư nghĩ của một người khác; một người nào đó đă sai khiến anh ta thực hiện điều này. Trong cuộc nói chuyện của chúng tôi, Aĺ Agca vẫn c̣n tỏ ra lấy làm ngạc nhiên không hiểu tại sao một cuộc cố t́nh ám sát như vậy mà lại có thể bất thành cho được. Anh ta đă rất ư là thận trọng xếp đặt mọi sự, chú ư tới từng chi tiết nhỏ một. Thế mà nạn nhân được nhắm tới của anh ta lại thoát chết. Làm sao có thể xây ra như thế được chứ? Cái hay là ở chỗ t́nh trạng bối rối của anh ta đă dẫn anh ta tới vấn đề về đạo giáo. Anh ta muốn biết về bí mật Fatima, và bí mật này thực sự là ǵ. Đó là mối quan tâm chính của anh ta; anh ta muốn biết điều này hơn bất cứ một cái ǵ khác. Có lẽ những vấn nạn dai dẳng đă cho thấy rằng anh ta đă nắm được một điều ǵ đó thực sự là hệ trọng. Aĺ Agca có lẽ đă cảm thấy được rằng có một quyền lực cao cả, vượt trên cả quyền lực của anh ta, trên cả khả năng bắn giết nữa. Bởi vậy anh ta đă bắt đầu t́m kiếm quyền lực cao cả này. Tôi hy vọng và cầu xin cho anh ta t́m thấy quyền lực cao cả ấy”. 

 

Quả thực con bài Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng lấy khẩu hiệu có tính chất Thánh Mẫu "totus tuus - tất cả của con là của Mẹ", có liên quan chặt chẽ với Thánh Mẫu Fatima và Bí Mật Fatima. Nhận định này đă được chứng thực nơi những lời Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Sodano nói ở vào cuối Thánh Lễ phong chân phước cho 2 trong 3 thiếu nhi thụ khải là Phanxicô và Giaxinta ở Linh Địa Fatima ngày 13/5/2000.

 

“Trong dịp trọng đại ngài đến Fatima này, Đức Thánh Cha đă chỉ thị cho tôi việc công bố cho anh chị em biết. Như anh chị em đă rơ, mục đích của việc ngài viếng thăm Fatima là để phong chân phước cho hai ‘mục đồng nhỏ’. Tuy nhiên, ngài cũng muốn cuộc hành hương của ngài đây là một cử chỉ lập lại ḷng ngài tri ân cảm tạ Đức Mẹ về việc Mẹ đă phù tŕ giáo triều của ngài trong những năm qua. Việc phù tŕ này của Mẹ dường như được dính liền với chi tiết được gọi là ‘phần thứ ba’ của bí mật Fatima.

 

“Bản văn này chất chứa một thị kiến tiên tri tương tự như những thị kiến trong Thánh Kinh, những thị kiến ấy không diễn tả những chi tiết về các biến cố tương lai bằng h́nh ảnh rơ ràng, mà là tổng hợp và tóm gọn các biến cố có cùng một bối cảnh, những biến cố trải rộng qua một thời gian liên tục và kéo dài không được xác định. Bởi thế, bản văn ấy cần phải được giải thích bằng một mấu chốt biểu tượng.

 

“Thị kiến Fatima này trước hết liên quan đến cuộc chiến gây ra bởi chế độ vô thần chống lại Giáo Hội cũng như thành phần Kitô hữu, thị kiến cũng diễn tả cho thấy cuộc khổ đau khôn xiết của các chứng nhân đức tin trong thế kỷ cuối cùng của thiên niên kỷ thứ hai. Đó là một Con Đường Thập Giá gian nan khốn khó mà các Vị Giáo Hoàng của thế kỷ 20 phải trải qua.

 

“Theo ‘các mục đồng nhỏ’ giải thích, mới đây cũng đă được Nữ Tu Lucia xác nhận, th́ vị ‘giám mục mặc áo trắng’, vị đang cầu nguyện cho tất cả mọi tín hữu là Đức Giáo Hoàng. Khi ngài đang t́m hết cách tiến đến Cây Thập Giá ở giữa các thi thể của những vị tử đạo (là các vị giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và nhiều giáo dân), th́ ngài cũng bị ngă xuống đất như chết trước một phát súng nổ.

 

“Sau cuộc cố sát ngày 13/5/1981, Đức Thánh Cha đă thấy rơ là chính nhờ ‘bàn tay từ mẫu đă điều khiển lằn đạn’, mà ‘Vị Giáo Hoàng hấp hối’ đứng khựng lại ‘trước ngưỡng cửa tử thần’ (Pope John Paul II, Meditation with the Italian Bishops from the Policlinico Gemelli, Insegnamenti, vol. XVII/1, 1994, p.106). Trong dịp vị giám mục cai quản giáo phận Leiria-Fatima vào lúc ấy viếng thăm Rôma, Đức Giáo Hoàng đă quyết định đưa cho vị này viên đạn c̣n ở chiếc xe díp sau cuộc cố sát, để mang về giữ ở Đền Thánh. Theo ư vị giám mục này, viên đạn ấy sau đó đă được đặt ở triều thiên tượng Mẹ Fatima.

 

“Những biến cố liên tục trong năm 1989, cả ở Liên Bang Sô Viết cũng như ở một số quốc gia Đông Âu, đă dẫn đến việc sụp đổ của chế độ Cộng Sản, một chế độ cổ vơ chủ nghĩa vô thần. Bởi thế Đức Thánh Cha cũng hết ḷng tạ ơn Rất Thánh Trinh Nữ về điều này nữa..."

 

“Đức Thánh Cha cũng hết ḷng tạ ơn Rất Thánh Trinh Nữ về điều này nữa...”, tức là ngài tạ ơn Thánh Mẫu Fatima về "việc sụp đổ của chế độ Cộng Sản" ở Đông Âu và Liên Sô, một biến cố ngài đă được Thiên Chúa dùng sau khi ngài thực hiện đúng như những ǵ Thiên Chúa muốn, đó là Thiên Chúa muốn Đức Thánh Cha phải hiệp cùng với các vị giám mục trên thế giới hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria th́ Thiên Chúa mới làm và sẽ làm cho Nước Nga trở lại, một vấn đề được Mẹ Maria tỏ cho Nữ Tu Lucia là một trong 3 thiếu nhi thụ khải ở Fatima năm 1917 biết vào ngày 13/6/1929, và cũng là vấn đề tối quan trọng đă được chị viết đệ tŕnh lên Đức Thánh Cha Piô XII trong bức thư ngày 24/10/1940.

 

Thế nhưng, qua một thời gian 44 năm, ư muốn này của Thiên Chúa vẫn không thể nào hoàn thành cho tới sau khi Đức Gioan Phaolô II bị ám sát vào ngày 13/5/1981, và v́ nhận thức được thời điểm ḿnh bị ám sát chết hụt trùng hợp với chính ngày Mẹ Maria hiện ra ở Fatima lần đầu tiên 64 năm trước đó (13/5/1917), nhất là thấy rằng h́nh ảnh về vị giám mục mặc áo trắng trong thị kiến của Bí Mật Fatima phần thứ ba quả nhiên hoàn toàn ứng nghiệm nơi bản thân ngài là Giám Mục Rôma khi bị ám sát cũng đang mặc áo trắng, vị giáo hoàng "totus tuus" này, đúng 1 năm sau, 13/5/1982, đă đích thân sang Linh Địa Fatima để chẳng những tạ ơn Thánh Mẫu Fatima đă cứu mạng ngài mà c̣n đáp ứng ư muốn của Thiên Chúa trong việc hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, một cuộc hiến dâng ngài đă long trọng lập lại trước Thánh Tượng Mẹ Fatima được mang tới từ Linh Địa Fatima, với sự hiệp dâng của các vị giám mục trên khắp thế giới, tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày Lễ Mẹ Thai Lời 25/3/1984.

 

Quả thực việc hiến dâng này đă có tác dụng hết sức lạ lùng và mau chóng hoàn toàn bất ngờ trước khi xẩy ra biến cố cộng sản Đông Âu sụp đổ năm 1989 và cộng sản Liên Sô giải thể năm 1991, đó là biến cố xuất hiện con bài Gobarchev vào tháng 3/1985, đúng một năm sau đó...  

 

Về phương diện cá nhân, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II lại qui mọi sự thay đổi phi thường ngoài sức tự nhiên, cả trong lănh vực quyền lực chính trị, kinh tế và quân sự ở Đông Âu và Liên Sô này về cho Mẹ Fatima, như ngài đă không ngần ngại tỏ ra cảm nhận thần linh của ḿnh trong cuốn “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” của ngài (Alfred A Knopf, New York, 1994), khi trả lời cho vấn đề “Thiên Chúa có nhúng tay vào việc sụp đổ của Cộng Sản hay không?”, như thế này:

 

Chúng ta nói thế nào về ba trẻ ở Fatima là những người, ngay trước cuộc bùng nổ Cách Mạng Tháng Mười, bỗng nhiên nghe thấy rằng: ‘Nước Nga sẽ trở lại’ và ‘Cuối cùng Trái Tim Mẹ sẽ thắng’…? Chúng không thể nào tạo tĩnh ra được những tiên đoán này. Chúng không đủ hiểu biết về lịch sử hay địa dư, lại càng mù tịt về các biến động trong xă hội cũng như các phát triển về ư thức hệ. Thế mà, việc đă xẩy ra đúng như lời chúng nói. Có lẽ đó là lư do tại sao… cần phải có một cuộc ám sát ở Công Trường Thánh Phêrô vào đúng ngày 13-5-1981, ngày kỷ niệm lần hiện ra thứ nhất ở Fatima…”.

 

Tuy nhiên, về mặt chính trị xă hội, trong nguyệt san The Catholic World Report, 10/1993, trang 45-46, chính Gorbachev, lănh tụ cuối cùng của Công Sản Liên Sô, và Lech Walesa, chủ tịch Công Đoàn Liên Kết Ba-Lan chống cộng cũng là vị tổng thống đầu tiên thời hậu Cộng Sản, đă phải công nhận vai tṛ then chốt của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong riêng Biến Cố Đông Âu và của chung lịch sử Âu Châu hiện đại này như sau.

 

Nguyên chủ tịch Công Đoàn Liên Kết Ba-Lan Walesa đă cảm nhận thế này: “Năm 1979, Đức Giáo Hoàng đă nói ở Balan: ‘Không thể nào có một Châu Âu chân chính mà lại không có một Balan tự do’. Ngày nay đây, Âu Châu đă trở thành các quốc gia tự do, tôi nghĩ rằng nhiều người tạ ơn Thiên Chúa, Đấng đă ban Gioan Phaolô II cho thế giới”.

 

Cựu lănh tụ cộng sản Liên Sô Gorbachev cũng đă xác nhận như sau: “Tôi xin nói rằng mọi sự ở Đông Âu không thể nào xẩy ra nếu thiếu vị giáo hoàng này, thiếu tư tưởng của ngài – kể cả tư tưởng chính trị – và thiếu việc ngài nắm vững t́nh h́nh thế giới. Một cuộc thay đổi tận gốc rễ đă thực hiện nơi lịch sử Châu Âu, và Gioan Phaolô đă đóng một vai tṛ quyết liệt”.

 

 

Con Bài Gorbachev - Perestroika

 

Phải, Gorbachev là con bài trùng với con bài Gioan Phaolô II được Thiên Chúa sử dụng trong việc biến đổi lịch sử loài người vào cuối thế kỷ 20, ở chỗ chấm dứt chế độ và chủ nghĩa cộng sản ở Âu Châu cùng với cuộc Chiến Tranh Lạnh giữa hai khối tư bản và cộng sản. Ở chỗ nào? - Ở chủ trương nhân bản chân thực của cả hai vị!

 

Đúng thế, Gioan Phaolô II và Gorbachev là cặp bài trùng ở chủ trương nhân bản chân thực của cả hai vị. Nhận định này đă được chứng thực rơ ràng nơi cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật vào ngày 1/12/1989, một cuộc gặp gỡ quan trọng nhất lịch sử của thế kỷ 20. Cuộc gặp gỡ kèo dài 76 phút, hoàn toàn ngoại lệ với những cuộc triều kiến thường lệ của giáo hoàng. 

 

Sau đây là những tài liệu lịch sử cho thấy chiều kích nhân bản chân thực của cặp bài trùng Gioan Phaolô II và Gorbachev này. Trước hết là cuộc phỏng vấn vào ngày 3/4/2005, tức ngay sau ngày con bài Gioan Phaolô II qua đời (2/4/2005), được thực hiện bởi phóng viên Irina Lagunina của RFE/RL với nguyên lănh tụ Gorbachev, và sau đó là một số trích đoạn nguyên văn về những lời đối thoại quan trọng về nhân bản chân thực của cặp bài trùng này, tài liệu bằng Nga ngữ, được Anna Melyakova chuyển dịch sang Anh ngữ cho National Security Archive ở Washington US (Source: State Archive of the Russian Federation [GARF], Moscow. Yakovlev Collection. Fond 10063. Opis 1. Delo 394. On file at the National Security Archive.)

 

 

 

Cuộc phỏng vấn của phóng viên Irina Lagunina với con bài Gorbachev ngày 3/4/2005

 

(Những chỗ in nghiêng và đậm là do người viết/dịch tự ư muốn nhấn mạnh đến ư nghĩa nhân bản của cặp bài trùng này)

 

Vấn: Chỉ có duy một vị lănh tụ Sô Viết đă gặp Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị đă t́m gặp ngài và đă được ngài tiếp - đó là Ông Mikhail Gorbachev, vị tổng thống đầu tiên và cuối cùng của Liên Bang Sô Viết. Cuộc gặp gỡ này xẩy ra vào năm 1989. Thưa Ông Mikhail Gorbachev, ông đă trở thành vị lănh đạo Sô Viết đầu tiên gặp gỡ Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Vậy th́ tại sao vào thời điểm này ông đă quyết định xin được một cuộc triều kiến như thế?

 

Đáp: Ồ, tôi nghĩ t́nh huống là như thế này. Nhiều điều đă xẩy ra mà đă không xẩy ra ở các thập niên trước. Tôi nghĩ rằng điều ấy có liên hệ với sự kiện là vào năm 1989 chúng tôi đă thực hiện được nhiều tiến bộ về phía ḿnh, và, không ngờ, vai tṛ lănh đạo của kỷ nguyên parestroika của chúng tôi đă ủng hộ cho những dự án tưởng niệm mừng 1000 năm (trong năm 1988) Nga Sô trở thành Kitô giáo, một biến cố đă được một phái đoàn đông đảo đại biểu của Vatican do Đức Hồng Y Casaroli lănh đạo tham dự. Nói chung, những ǵ bấy giờ xẩy ra trong xứ sở này đă gây tác dụng đến những vấn đề ở bên ngoài, bao gồm cả mối liên hệ của chúng tôi với Vatican. Lúc ấy Đức Hồng Y Casaroli đă mang đến một bức thư dài của vị giáo hoàng, một bức thư có thể coi là những bước khởi đầu cho cuộc triều kiến của tôi. Hơn thế nữa, quí vị đă biết rằng vào thời ấy chính vai tṛ lănh đạo của chúng tôi đă khởi động việc phác họa luật lệ tự do về tôn giáo. Tôi đă mời các vị làm đầu của tất cả các đạo giáo ngồi xuống với Bộ Chính Trị, và ở Liên Sô chúng tôi thực sự có đủ mọi tôn giáo trên thế giới. Tất cả là để tŕnh bày về cái bối cảnh chúng tôi bấy giờ đang sống. Bởi thế mới xẩy ra chuyện cuộc triều kiến này được bao gồm trong một chuyến viếng thăm b́nh thường ở Ư quốc.

 

Tôi có thể nói là cuộc triều kiến này đă xẩy ra tốt đẹp, rất hào hứng, trong một bầu không khí tuyệt vời, có tính cách trân trọng và đầy những quan tâm. Khởi đầu, để chứng tỏ Đức Thánh Cha là một người thuộc sắc dân Slav tới đâu và ngài đă tỏ ra tôn trọng một tân Khối Sô Viết ra sao, ngài đă đề nghị là chúng tôi bỏ ra 10 phút đầu để tṛ chuyện với nhau thôi và ngài đă nói bằng tiếng Nga. Ngài đă nói rằng: "Tôi đă mở rộng kiến thức của tôi ra cho cơ hội này". Và cuộc đàm đạo đơn sơ đă diễn ra như thế. Rồi sau đó chúng tôi mới đi vào cuộc bàn luận rất trọng yếu.   


Vấn: Thưa Ông Mikhail Gorbachev, ông đă nói rằng vị giáo hoàng đă gửi cho ông một bức thư dài. Bức thư này nói những ǵ vậy?

 

Đáp: Chính yếu th́ tôi chỉ có thể nói một cách tổng quát vậy thôi, người ta cần phải tham khảo ở văn khố. Tôi đă có một cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y Casaroli và ngài đă chuyển đến cho tôi những lời chào nồng hậu nhất của vị giáo hoàng, cùng với những thiện cảm của vị giáo hoàng này về những cải cách của chúng tôi, về những biến chuyển theo chiều hướng dân chủ của chúng tôi đang diễn tiến nơi xứ sở của chúng tôi. Ngoài ra, khi tôi gặp vị giáo hoàng này, ngài cũng đă đích thân lập lại tất cả những điều ấy và nói: "Tôi chỉ trích thuyết cộng sản, thế nhưng tôi muốn ngài biết rằng tôi cũng chỉ trích tất cả những ǵ là đồi bại của chủ nghĩa tư bản nữa. Cần phải tiến đến một thứ tự do, một thứ dân chủ, một xă hội tôn trọng con người như là một giá trị tối hậu. Cần phải cống hiến cho dân chúng khả năng chọn lựa, bao gồm khả năng chọn lấy đạo giáo cho ḿnh". Và về vấn đề này, chúng tôi đă thực hiện được một số bước tiến là những ǵ được ngài ủng hộ. Và ngài đă ủng hộ chúng ở trong bức thư ngài viết. Sau đó, trong cuộc đàm luận về vấn đề Âu Châu, vấn đề rất quan trọng, đó là theo ảnh hưởng của parestroika đă xẩy ra những thay đổi nơi các vị thế thuộc vai tṛ lănh đạo của Sô Viết và những thay đổi này rất tích cực đối với Trung Âu và Đông Âu là nơi rất quan trọng. Thế rồi tôi đă nghe thấy một câu mà sau này rất thường được nghe lại. Ngài nói rằng: "trong tương lai, Âu Châu sẽ có thể thở bằng hai buồng phổi", nghĩa là khi những thay đổi như thế xẩy ra ở Khối Sô Viết, ở Đông Âu, th́ có thể xẩy ra việc tái hữu nghị, việc thắng vượt t́nh trạng ly giáo, một vấn đề rất quan trọng đối với châu lục của chúng ta. Nói chung, như quí vị biết, cảm nhận về t́nh h́nh đó là: việc chấp nhận những cải cách về perestroika của chúng tôi và việc ngài dẫn giải các quan điểm của ngài về chủ nghĩa cộng sản cũng như về chủ nghĩa tư bản.

 

C̣n nữa, gần đây không lâu ngài bất ngờ nói rằng ngài quan tâm là khi được dịp tái thiết xứ sở của ḿnh, chính quyền của ḿnh, th́ nhiều xứ sở ở Trung Âu lại đụng phải chủ nghĩa duy vật, nhưng là một thứ chủ nghĩa duy vật khác - loại theo chiều hướng thị trường. Để rồi những ǵ thiết yếu về thiêng liêng th́ bị cho là tầm thường và cứ thế tiếp tục bị tàn phai.

 

Vấn: Thưa Ông Mikhail Gorbachev, chúng ta hăy tiến sâu hơn vào lịch sử một chút. Khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ủng hộ Công Đoàn Liên Kết và thực sự đă bắt đầu làm suy yếu vị thế ở Balan của (vị lănh tụ Đảng Cộng Sản là Tướng Wojciech) Jaruzelski, th́ vai tṛ lănh đạo của Sô Viết phản ứng ra sao với Giáo Hội Công Giáo cũng như với chính vị giáo hoàng này? 

 

Đáp: Đến đây chúng tôi muốn nói rằng vị giáo hoàng này thực sự là một con người phi thường. Một trong những tính chất ngoại thường của vị giáo hoàng này cho thấy ngài là một người tôi tớ dấn thân của Giáo Hội Chúa Kitô. Sau hết, với tư cách lănh đạo quốc đô Vatican, ngài đă làm rất nhiều, lợi dụng các cơ hội trong vị thế của ḿnh, ngài đă làm rất nhiều để dọn đường cho việc chấm dứt Chiến Tranh Lạnh, cho việc chung sống giữa các dân tộc. Ngài đă làm rất nhiều để giúp cho con người khỏi nguy cơ của một cuộc xung đột về nguyên tử. Ngài là một con người - tôi dám nói thẳng là - đă sử dụng vị thế cao cả của ḿnh một cách tốt đẹp nhất có thể. Ngài là một con người không coi trọng tính toán về chính trị, nhưng là có những phán đoán về thế giới, về các t́nh h́nh, về bản chất, về môi trường, theo quyền được có sự sống, được một sự sống xứng đáng cho con người, cũng như theo trách nhiệm của những ai liên quan tới những ǵ đang xẩy ra trên thế giới. Tôi nghĩ rằng chưa bao giờ có một nhân vật bênh vực nổi nang nào như thế đối với thành phần nghèo khổ, thành phần bị đàn áp, thành phần bị chà đạp ở các trường hợp khác nhau cũng như ở các t́nh trạng khác nhau, dù nói về lịch sử hay về những thứ xung đột đang xẩy ra. Ngài là một nhà nhân bản. Đúng thật như vậy. Một Nhà Nhân Bản được viết hoa, có lẽ là nhà nhân bản đầu tiên trong lịch sử thế giới.

 

Tôi đă có cơ hội nói chuyện trao đổi với ngài sau năm 1989; thật vậy, những cuộc liên lạc của chúng tôi đă tiếp tục một cách cụ thể măi cho đến cùng. Vừa mới đây đă có một cuộc trao đổi ngắn về một số vấn đề. Mùa hè năm ngoái tôi đă viết một bức thư cho ngài cũng như cho (Tổng Thống Hoa Kỳ) George Bush nói rằng những ǵ đang xẩy ra ở Iraq sau cuộc chiến tranh được tuyên bố chấm dứt có thể sẽ trở thành một cuộc xung đột chung về tôn giáo. Tuy nhiên, một bên là dân Hồi giáo và bên kia là liên minh bao gồm chính yếu các nước Kitô giáo. Đó là một vấn đề rất tồi tệ, rất nguy hiểm, và nó chẳng những gây bất ổn t́nh h́nh ở vùng này - mà c̣n tạo nên một phản ứng khắp thế giới nữa, nên vấn đề ấy cần phải được quan tâm tớiVị giáo hoàng đă trả lời vấn đề này và tôi được ngài nói cho biết rằng lần tới Tổng Thống Bush gặp ngài, ngài sẽ rất mạnh mẽ và quyết liệt yêu cầu thoái lui lập tức các lực lượng khỏi Iraq để cho nhân dân Iraq có thể dàn xếp nội vụ của họ.

Dĩ nhiên, thành thật mà nói, ngài đă muốn, trong những ngày c̣n sống, tiến hành đường lối tương kiến và hợp tác cùng đối thoại tốt đẹp hơn giữa Giáo Hội Chính Thống và Công Giáo Rôma, thế nhưng vấn đề lại không vậy. Tôi nghĩ rằng ngài đă lo lắng điều này vô ích. Một điều như thế không thể nào mau chóng xẩy ra được. Những vấn đề đă xẩy ra cả 700 năm - lại có thể giải quyết tất cả trong khoảng thời gian mấy tuần, mấy tháng hay thậm chí mấy năm hay chăng? Không. Hơn nữa, chính Giáo Hội Chính Thống lại đang gặp phải khó khăn, xuất phát từ một kỷ nguyên bị bách hại, đàn áp, hủy hoại, những ǵ thuộc về kỷ nguyên của Sô Viết. Giáo Hội này đă được tái sinh và trải qua nhiều khó khăn, trục trặc. Thế nhưng, theo các tiêu chuẩn của ḿnh, th́ không có một cái ǵ là ghê gớm đă xẩy ra hết. V́ 700 năm, họ đă căi nhau và họ vẫn c̣n căi cọ. Trong ṿng 100 năm th́ hết mọi sự mới xong được.

 

 

Cuộc gặp gỡ lịch sử ngày 1/12/1989 ở Vatican giữa Lănh Tụ Gorbachev và Đức Gioan Phaolô II 

 

Trong cuộc gặp gỡ này, lănh tụ Gorbachev mở lời và kết thúc, và qua tất cả 11 lần trao đổi với nhau, lănh tụ Gorbachev dường như làm chủ t́nh h́nh, trong khi chỉ có 1 lần Đức Gioan Phaolô II nói dài là lần thứ 4, lănh tụ Gorbachev đă nói dài 2 lần là lần 6 và lần 8. Nhưng chính yếu cả hai vị đều xoay quanh chủ đề perestroika. Những chỗ in nghiêng và đậm là do người viết/dịch tự ư muốn nhấn mạnh đến ư nghĩa nhân bản của cặp bài trùng này:

 

Lănh Tụ Gorbachev: Tôi xin nói rằng tôi lấy làm trân trọng những lời của ngài mở đầu cho cuộc đàm đạo liên quan tới sự kiện, trong số những điều khác, đây là một cuộc gặp gỡ giữa hai người thuộc sắc dân Slav. Tôi không có ư nói tôi là một vận động viên hiệp nhất của sắc dân Slav, thế nhưng, tôi tin tưởng vào sứ vụ của dân Slav trong việc củng cố kiến thức về các thứ giá trị nhân bản của sự sống, ḥa b́nh và của thiện hảo ở khắp nơi.

 

Đức Gioan Phaolô II: Phải, đúng thế. B́nh an và thiện hảo.

 

Lănh Tụ Gorbachev: Chúng tôi tiếp nhận sứ vụ của ngài ở nơi cao cả này. Tôi quen thuộc với những bài nói ngài ngỏ cùng thế giới, quen với việc ngài suy tư về những vấn đề của thế giới. Tôi thậm chí c̣n nhận thấy rằng chúng ta thường sử dụng những bày tỏ tương tự như nhau. Điều này có nghĩa là có một đồng thuận ở tận nguồn - ở trong tâm tưởng của chúng ta (biệt chú của người viết/dịch: câu nói này của Lănh Tụ Gorbachev cho thấy quả nhiên và hiển nhiên ư nghĩa về "cặp bài trùng" giữa hai nhân vật lịch sử này). Tôi không biết tại sao, nhưng tôi chắc là cuộc gặp gỡ này sẽ xẩy ra. Không những v́ nó quan tâm đến nhân loại, cho dù điều này rất quan trọng v́ chúng ta là những người đương thời. Thế nhưng, trước hết và trên hết chính v́ chúng ta có rất nhiều những ư nghĩ và quan tâm đồng nhất. Tôi cám ơn ngài mời tôi viếng thăm Vatican, và nhân danh một xứ sở rộng lớn tôi được đại diện tôi xin bày tỏ ḷng trọng kính đối với những nỗ lực kiến tạo ḥa b́nh của ngài.

 

Đức Gioan Phaolô II: Chúng tôi đang cố gắng. Về phần ḿnh, tôi xin cám ơn Ông Tổng Thống về sứ điệp mới đây của ông, một sứ điệp tôi đă đọc mấy lần và vẫn suy đi nghĩ lại. Nó là một sứ điệp rất quan trọng, tôi thấy có một nội dung đầy những tư tưởng giống như của tôi. (biệt chú của người viết/dịch: câu nói này của Đức Gioan Phaolô II cũng cho thấy quả nhiên và hiển nhiên ư nghĩa về "cặp bài trùng" giữa hai nhân vật lịch sử này).

 

Lănh Tụ Gorbachev: Phần tôi, tôi đă suy nghĩ về sứ điệp của ngài lâu dài trước khi trả lời cho sứ điệp ấy.

 

Đức Gioan Phaolô II: Dĩ nhiên vấn đề chính yếu gây quan tâm đến tất cả nhân loại đó là vấn đề chiến tranh và ḥa b́nh. Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa v́ gần đây mối nguy chiến tranh đă suy giảm và t́nh trạng căng thẳng nơi các mối liên hệ giữa Đông và Tây đă lắng xuống. Chúng tôi nhận biết và đánh giá cao hoạt động của ông cho ḥa b́nh thế giới và mong rằng nó được tiếp tục một cách tốt đẹp.

 

Lănh Tụ Gorbachev: Tôi xin cám ơn ngài về điều này.

 

Đức Gioan Phaolô II: Tất cả chúng ta đều cần đến ḥa b́nh và t́nh đoàn kết nơi các dân nước. Thật là vấn đề quan trọng trong việc có được bước tiến ở nơi những liên hệ giữa các đại quyền lực ở các tuyến đầu khác nhau, bao gồm cả những vấn đề của các xứ sở đang phát triển. T́nh h́nh ở Thế Giới Thứ Ba là một trong những vấn đề được tôi quan tâm nhất. Tôi đă viết về nó trong thông điệp "Về Những Quan Tâm Xă Hội".

 

Tôi muốn nói về những yếu tố liên quan tới chữ "perestroika", một từ ngữ đă sâu xa đụng chạm tới tất cả mọi khía cạnh trong đời sống của nhân dân Sô Viết và không phải chỉ có họ thôi. Tiến tŕnh này giúp chúng ta có thể cùng nhau kiếm được một cách nào đó tiến vào một chiều kích mới cho việc chung sống của dân chúng, một đời sống phản ảnh ở một mức độ cao hơn những đ̣i hỏi của tinh thần con người, của các quốc gia khác nhau, của những thứ quyền lợi cá nhân cũng như quốc gia. Những nỗ lực được ông đang thực hiện, đối với chúng tôi, không phải chỉ là những ǵ rất đáng chú ư. Chúng tôi cũng thông phần cả với chúng nữa.

 

Dĩ nhiên, một trong những quyền lợi căn bản của con người là quyền tự do theo lương tâm, từ đó xuất phát ra quyền tự do về tôn giáo. V́ những lư do hiển nhiên, khía cạnh này là mối quan tâm nhất đối với tôi, với Giáo Hội và với Ṭa Thánh. Dầu sao th́ sứ vụ của chúng tôi là tôn giáo. Để có được cơ hội thi hành sứ vụ của ḿnh nơi các xứ sở khác nhau ở dưới những chính sách chính trị khác nhau, chúng tôi cần được bảm đảm là quyền tự do lương tâm được tuân giữ ở những xứ sở ấy.

 

Về vấn đề này, tôi muốn nói rằng chúng tôi đang nóng ḷng chờ đợi và rất hy vọng là xứ sở của ông chấp nhận một thứ luật nâng đỡ quyền tự do lương tâm. Chúng tôi hy vọng rằng việc đưa ra một khoản luật như vậy sẽ nới rộng khả năng sống đạo của tất cả mọi người công dân Sô Viết. Một người trở thành tín hữu qua việc chọn lựa tự do; không thể nào bắt người khác phải tin tưởng. Ở Khối Liên Sô, nhất là ở Nga, cũng như ở một số các xứ sở lân cận, đại đa số tín hữu là Kitô hữu Chính Thống giáo. Dĩ nhiên, chúng tôi hy vọng rằng những người anh em Chính Thống giáo của chúng tôi đạt được tự do hơn nữa. Ngoài ra, chúng tôi đă bắt đầu đường lối đối thoại đại kết, một cuộc đối thoại đang chủ động phát triển nơi các giáo hội Chính Thống, đặc biệt nơi Giáo Hội Chính Thống Nga. Chúng tôi thông công với nhau ở nhiều điều chung.

 

Lại nữa, có nhiều niềm tin khác ở Liên Bang Sô Viết, bao gồm cả những người Công giáo thuộc các Giáo Hội theo lễ nghi Latinh và Byzantine, hay Đông phương. Những người Công giáo theo lễ nghi Đông phương nh́n nhận Giáo Hoàng là Giám Mục Rôma và là vị mục tử của họ. Với vai tṛ mục tử của họ, ngài có trách nhiệm đối với đời sống đạo của họ ở một ư nghĩa cao nhất và trọn vẹn nhất của từ ngữ này. Ở một số xứ sở th́ Giáo Hội Công Giáo Latinh lại là thành phần chủ yếu. T́nh trạng này bao gồm hầu hết dân chúng nước Lithuania, một phần dân chúng nước Latvia, cũng như các lănh thổ mà ở trong các thế kỷ quá khứ thuộc về Nền Cộng Ḥa các quốc gia - Khối Thịnh Vượng Chung Polish-Lithuania.

 

Tôi biết rằng mặc dù đa số tín hữu ở Belorussia và Ukraine là Chính Thống giáo, cũng có một số khá đông tín hữu Công giáo thuộc những hệ phái Latinh và Byzantine. T́nh h́nh của thành phần tín hữu Công giáo này được tôi và Ṭa Thánh đặc biệt quan tâm, v́ trên 40 năm qua từ khi chấm dứt chiến tranh họ đă bị từ chối quyền tự do tôn giáo căn bản, thực tế họ đă bị ở ngoài ṿng luật pháp. Chúng tôi hy vọng rằng luật lệ mới về quyền tự do lương tâm sẽ tạo nên cho họ, cũng như cho tất cả mọi tín hữu, cơ hội công khai hành đạo và có được các cấu trúc giáo hội riêng.

 

Dĩ nhiên là quyền tự do lương tâm cũng được bao gồm cả tín hữu giáo phái Thánh Tẩy, Thệ Phản, Do Thái và Hồi giáo.

 

Lănh Tụ Gorbachev: Phải, những người Hồi giáo là một yếu tố thật sự đối với chúng tôi.

 

Đức Gioan Phaolô II: Thưa Tổng Thống, có một vấn đề trong sứ điệp của ông về việc bổ nhiệm những người đại diện từ cả hai bên. Ư nghĩ này đă được bàn luận trong cuộc ngài gặp gỡ Đức Tổng Giám Mục Sodano. Tôi muốn nói rằng tôi hoàn toàn đồng ư với ư nghĩ này. Nó là một vấn đề rất quan trọng đối với chúng ta để có được một người đại diện như thế. Chúng ta đă thiếu mất điều này từ khi chiến tranh xẩy ra. Chúng tôi đă không có cách nào để bàn luận về t́nh h́nh của người Công giáo với thành phần lănh đạo. Tôi phải nói rằng mới đây những bước đầu tiên đă được thực hiện về vấn đề này, trước tiên và trên hết ở Lithuania. Việc chỉ định một giám mục cho Belorussia là một bước quan trọng, cho dù vị này không thể hoàn toàn thi hành sứ vụ Giáo Phẩm của ḿnh. Chúng tôi hy vọng rằng t́nh h́nh sẽ thay đổi.

 

Việc cơ cấu hóa những liên hệ của chúng ta - mặc dù chúng ta vẫn cần phải xác định vai tṛ của những người đại diện cho chúng ta - sẽ giúp chúng ta có thể bảo tồn việc tiếp xúc về các vấn đề nhân quyền cũng như các vấn đề khác, và chúng ta mới có thể trao đổi những mối quan tâm với nhau. Ṭa Thánh đă có liên hệ với trên 100 quốc gia, bao gồm nhiều quốc gia Hồi giáo. Theo chỗ hiểu biết của chúng tôi th́ việc thiết lập những liên hệ như thế với Khối Sô Viết sẽ rất hữu ích cho những vấn đề đă lâu vẫn mong chờ được giải quyết từ các quyền lực chính trị của xứ sở ông với những quyền lực địa phương của các nước cộng ḥa. Nếu có thể, tôi muốn có được những ǵ là vững chắc hơn trong vấn đề này.

 

Lănh Tụ Gorbachev: Tôi đă hết sức cẩn trọng lắng nghe những lời của ngài, và về phía ḿnh, tôi muốn nói về ba mối quan tâm, đó là: ḥa b́nh, perestroika của chúng tôi, và quyền tự do lương tâm và tôn giáo là những ǵ liên hệ tới perestroika.

 

Tôi xin bảo đảm với ngài rằng đường lối của chúng tôi, con đường được chúng tôi gọi là lối suy nghĩ mới mẻ, không phải chỉ là một khuynh hướng thời trang hay một nỗ lực trong việc muốn được chú ư tới. Nó là thành quả của sâu xa suy tư về t́nh h́nh của xứ sở chúng tôi, ở Âu Châu và trên thế giới. Tôi cần phải nói rằng, một khi chúng tôi đă chấp nhận lối suy nghĩ mới mẻ này, nó giúp chúng tôi trở nên dễ thở hơn. Điều này đă được tiếp theo sau bởi các dự án và ư nghĩ cụ thể về cách thức làm thế nào để thiết lập những mối liên hệ mới và cùng nhau chung sống một cách mới mẻ.

 

Khi chúng tôi mới loan báo những ư nghĩ này, có một số người tuyên bố rằng chúng chỉ là những ǵ ảo tưởng và quái gở. Nhưng giờ đây đă có những thành quả chính trị hẳn hoi. Tiến tŕnh Helsinki (biệt chú của người viết/dịch: tiến tŕnh Helsinki được 35 quốc gia kư kết ở Phần Lan từ mùa hè năm 1975 liên quan tới việc cải tiến những liên hệ giữa khối cộng sản và Tây phương) đang tiến xa hơn và trở thành mạnh mẽ hơn. Âu Châu cần phải đóng vai tṛ lịch sử của ḿnh trong việc cải tiến ḥa b́nh. Nó có rất nhiều kinh nghiệm lịch sử, truyền thống, văn hóa, và khả năng trí óc giúp chúng ta có thể nói về sứ vụ kiến tạo ḥa b́nh lịch sử của Âu Châu.

 

Vatican có thể đóng góp lớn lao cho lư tưởng chung này, cả với tư cách như là một quốc gia và như là thể hiện của một trào lưu rộng lớn. Tôi nghĩ như thế chẳng những v́ Vatican đă kư vào Đạo Luật Chung Kết Helsinki mà c̣n vị tôi biết rằng gần đây ngài đă thực hiện việc làm phong phú hơn cho tiến tŕnh này.

 

Chúng tôi đă đồng ư loại trừ một loại trong các thứ vũ khí nguyên tử. Có một cơ hội thực sự trong việc giảm bớt những thứ vũ khi chiến lược xuống mức 50%. Tôi sẽ bàn điều này với Tổng Thống Bush. Những cuộc bàn luận về người Hung Gia Lợi đang tiến triển. Ngay cả các tướng lănh đă bắt đầu các cuộc gặp gỡ nhau. Tắt một lời là thế giới đang thay đổi.

 

Thưa Ngài Giáo Hoàng, tôi phải nói rằng tôi cảm thấy bàng hoàng trước phản ứng của dân chúng đối với những dự án của chúng tôi và những ư nghĩ của chúng tôi. Chúng tôi không quá tham vọng như thể coi ḿnh là những ǵ chuyên chở cho một sứ vụ cứu độ cao cả. Cái cương lĩnh mới của Âu Châu đó là mời gọi người khác hăy cùng suy nghĩ về cách thức xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Người ta không được cho rằng ḿnh nắm được tất cả sự thật và cố gắng áp đặt nó trên người khác. Chẳng hạn, các phần tử của chúng ta, bao gồm cả chính phủ US, tuyên bố rằng họ ủng hộ perestroika. Đúng là phần đông thành phần b́nh thường và các chính trị gia ủng hộ nó. Thế nhưng, có người đă nói rằng Âu Châu cần phải được canh tân chỉ theo nền tảng của những thứ giá trị Tây phương và bất cứ điều ǵ khác với những thứ giá trị đó cần phải loại trừ. Đó không phải là cách để đối xử với các quốc gia, với lịch sử của họ, truyền thống của họ và căn tính của họ.

 

Trong quá khứ, Khối Sô Viết bị tố cáo là xuất cảng việc cách mạng. Giờ đây một số người lại đang cố gắng xuất cảng những thứ giá trị khác. Đó không phải là đường lối chúng tôi đang theo đuổi. Nó nhắc nhở tôi về những cuộc chiến tranh tôn giáo trong quá khứ. Chúng ta cần phải học được một điều ǵ đó từ lúc ấy.

 

Đối với những vấn đề về tôn giáo, chúng tôi hành sử chúng trong khuôn khổ kiến thức phổ quát của chúng tôi về những thứ giá trị nhân bản. Nơi vấn đề này cũng như những vấn đề khác, dân chúng là thành phần thẩm quyền trên hết. Hết mọi sự đều lệ thuộc vào việc chọn lựa của dân chúng. Việc áp dụng triết lư và tôn giáo ra sao là tùy ở con người. Tôi nghĩ chúng tôi đă đạt tới vấn đề này khi chúng tôi có thể thiết lập những mối liên hệ giữa các quốc gia và giữa dân chúng trên căn bản tôn trọng.  

 

Có lần Tổng Thống Reagan đă cố gắng dạy tôi làm thế nào để điều hành các sự vụ ở xứ sở của chúng tôi. Tôi đă nói với ông ấy rằng chúng ta không thể nào đàm thoại với nhau theo kiểu ấy. Một cuộc đàm thoại chỉ có thể diễn ra dựa trên những ǵ là thiết thực và tương kính. Tôi đă nói với ông ấy rằng: ông không phải là một thày giáo và tôi không phải là một học tṛ. Ông không phải là một công tố viên và tôi không phải là một bị cáo nhân. Vậy nếu chúng ta muốn nói về chính trị, về cách thức làm thế nào để thay đổi thế giới nên tốt hơn, th́ chúng ta cần phải thực hiện điều này một cách ngang hàng với nhau. Ông ấy đă hiểu điều này và chúng tôi đă có thể làm những ǵ chúng tôi đă làm.

 

Tôi biết rằng ngài đă hoan nghênh những thành quả của cuộc đối thoại ấy, và tôi rất trân trọng việc hỗ trợ của ngài. Chúng tôi dự tính làm việc với chính quyền hiện tại theo cùng những nguyên tắc này. Mỗi bên hăy cứ như thế, trong khi tôn trọng những truyền thống của bên kia. Các thứ giá trị nhân bản phổ quát cần phải trở thành đích điểm chính yếu, trong khi việc chọn lựa chính sách chính trị này hay chính sách chính trị kia là vấn đề cần phải được giành cho dân chúng.

 

Ngày nay chúng ta đang đối diện với vấn đề nhức nhối v việc sinh tồn. Vấn đề này bao gồm mối đe dọa của những thứ khí giới nguyên tử, những vấn đề về môi sinh, về các nguồn liệu thiên nhiên, về khía cạnh tín liệu, và Cuộc Cách Mạng Khoa Học Kỹ Thuật, một cuộc cách mạng cùng với tiến bộ gây ra nhiều thứ phức tạp. Tất cả những điều ấy là những vấn đề toàn cầu, hoàn vũ. Chúng ta cần phải thấy được chúng, chúng không thể nào bị coi thường. Chúng ta cần phải hiểu chúng, cần phải thay đổi cách suy tư của chúng ta, và nhờ đó thay đổi cả những chính sách của chúng ta. Chúng ta cần phải chuyển từ việc đối chọi sang việc hợp tác. Đây sẽ là một con đường dài và khó khăn, nhưng tôi không đồng ư với thành phần bi quan yếm thế của xứ sở chúng tôi.

 

Đức Gioan Phaolô II: Tôi cũng thế.

 

Lănh Tụ Gorbachev: Hành tinh của chúng ta tràn ngập những việc chăm sóc. Tuy nhiên, nếu chúng ta hợp sức lại chúng ta có được những cơ hội tiến bước theo đúng hướng để xây dựng một thế giới mới trên căn bản của các thứ giá trị phổ quát.

 

Ngài đă đề cập tới các vấn đề của Thế Giới Thứ Ba. Tôi cũng muốn nói về chúng nữa. Chúng ta không thể nào thoải mái trong khi hằng triệu triệu con người đang sống ở những điều kiện thê thảm nghèo khổ, đói khát và cùng cực. Tôi quen thuộc những bài nói của ngài về vấn đề này. Chúng ta có những quan điểm trùng hợp (biệt chú của người viết/dịch: ở đây chúng ta lại thấy được một lần nữa chứng cớ về hai con bài trùng Gioan Phaolô II và Gorbachev).

 

Nói chung, có nhiều vấn đề chúng ta có thể cùng nhau hoạt động và tiếp tục thường xuyên trao đổi ư kiến. Mỗi người theo đường lối của ḿnh, chúng ta có thể thực hiện những đóng góp độc đáo của chúng ta vào việc giải quyết các vấn đề hoàn vũ.

 

Giờ đây đến perestroika. Ngay lúc này đây (biệt chú của người viết/dịch: dường như ở đây vị này đang nói tới biến cố Đông Âu đang diễn ra sắp tới hồi kết thúc) nó đang trải qua một thời điểm căng thẳng nhất trong giai đoạn quan trọng. Khía cạnh khó khăn nhất đó là perestroika về tư tưởng. Khó ḷng mà loại trừ đi những quan niệm cũ. Những khó khăn lớn lao nổi lên v́ những thay đổi ảnh hưởng đến một số khuynh hướng sống c̣n của dân chúng. Một số đang gắng lợi dụng t́nh trạng lầm lẫn nơi tâm trí của dân chúng gây ra bởi những thay đổi sâu xa. Chúng ta cần phải lưu ư tới vấn đề này.

 

Tôi cũng xin nói rằng các vấn đề ở quê hương của ngài - Balan - là những ǵ rất gắn bó với tôi. Trong những năm gần đây, tôi đă thực hiện và sẽ tiếp tục làm mọi sự có thể để bảo đảm mối liên hệ tốt đẹp giữa Balan, Nga và Liên Bang Sô Viết.

 

Đức Gioan Phaolô II: Nhân danh quê hương của ḿnh, tôi xin cám ơn ông.

 

Lănh Tụ Gorbachev: Mới đây tôi gặp Ông Mazowiecki và ông ta đă nói nhiều điều tốt đẹp về ngài.

 

Đang xẩy ra những thay đổi lớn ở các xứ sở khác nữa. Về vấn đề này tôi muốn nói đến chứng liệu về một điểm nữa. Các chính trị gia Tây phương cần phải thực hiện một đường lối hữu trách về những thay đổi này. Chúng là những ǵ rất quan trọng để được hành sử một cách khác đi. Nếu chúng thành công th́ thế giới sẽ thay đổi. Ngay lúc này đây đang có một chọn lựa để bắt đầu đường lối phát triển tốt đẹp, cho dù có thể là một chọn lựa khó khăn. Tôi nghĩ rằng đa số chính trị gia thật sự hiểu được điều này.

 

Mở đầu cho cuộc nói chuyện này ngài đă nói rằng ngài đang cầu nguyện cho perestroika và sự thành công của nó. Tôi muốn nói rằng chúng tôi xin ghi nhận việc ủng hộ của ngài.

 

Chúng tôi đang trải qua những thay đổi lớn lao về lănh vực thiêng liêng. Chúng tôi muốn đạt được các mục đích của chúng tôi bằng phương tiện dân chủ. Tuy nhiên, căn cứ vào những biến cố của những năm qua, tôi thấy rằng nguyên những phương sách về dân chủ thôi vẫn chưa đủ. Chúng tôi cần cả đạo lư nữa. Dân chủ có thể mang đến cả sự dữ lẫn sự lành. Đó là bản chất của nó. Đối với chúng tôi, thật là quan trọng trong vấn đề thiết lập một xă hội có luân lư bao gồm những chân lư phổ quát về con người như tốt lành, bác ái, và tương trợ. Theo chiều hướng của những thay đổi đang xẩy ra, chúng tôi tin rằng cần tôn trọng thế giới nội tại của thành phần công dân đạo hữu của chúng tôi. Chúng tôi đặc biệt cảm thấy như thế về dân Chính Thống của chúng tôi v́ có quá nhiều điều đă bị hủy hoại.  

 

Đa số thành phần tín hữu ở xứ sở của chúng tôi - bao gồm Chính Thống, Hồi giáo và Công giáo - đều ủng hộ perestroika. Trong một tương lai gần, Cộng Ḥa Xă Hội Liên Bang Sô Viết sẽ thông qua luật về quyền tự do lương tâm. Chúng tôi chú trọng tới việc có các tôn giáo khác nhau góp phần vào việc canh tân và nhân bản hóa xă hội của chúng tôi. Thế nhưng, căn cứ vào tính chất đặc biệt và đặc thù của t́nh h́nh này th́ cần phải làm sao đừng để cho những vấn đề ấy bị chính trị hóa. Thành phần tín hữu ở xứ sở của chúng tôi được phép tham dự vào tiến tŕnh chính trị, giờ đây, thậm chí lại c̣n có cả một số đại biểu xuất thân từ hàng giáo sĩ nữa. Vấn đề quan trọng ở đây là tất cả mọi vấn đề được giải quyết một cách b́nh thường và nhân bản. 

 

Tôi hiểu được những ư nghĩ của ngài về cách thức làm thế nào để giảm bớt các vấn đề của người Công giáo, tất cả chúng tôi đều hiểu chúng nữa. Chúng tôi đang hướng đến khoản luật tương lai này như là một phương tiện để ổn định tất cả mọi vấn đề. Sau khi chúng tôi thông qua khoản luật này, sẽ là thời điểm giành cho những việc áp dụng thực hành để giải quyết mọi sự cho ổn thỏa.

 

Lịch sử đă ghi dấu vết trên những người Công giáo Đông phương Uniate. Vấn đề quan trọng là các sự việc cần phải êm thắm ổn định, trước hết nơi mối liên hệ giữa các tôn giáo khác nhau. Chúng tôi hoan hô việc thiết lập một mối liên hệ với Giáo Hội Chính Thống Nga. Chẳng những thành phần tín hữu mà c̣n cả xứ sở này rất trân trọng về sự kiện có các vị đại diện của Vatican được Hồng Y Casaroli dẫn đầu đến tham dự cuộc cử hành ngàn năm lănh nhận Phép Rửa của Nga.

 

Chúng tôi hy vọng rằng vế phía ngài sẽ có những phấn khích trong việc giữ cho những tiến tŕnh đang diễn ra khỏi leo thang trong việc loại trừ đi những phiền toái hiện nay. Chúng tôi cũng xin ngài hiểu cho rằng cấu trúc của Giáo Hội Công giáo ở xứ sở của chúng tôi thích ứng với những giới hạn của quốc gia. Ở đây tôi không có ư khuyên răn và tin tưởng vào kinh nghiệm cùng sự khôn ngoan của ngài.  

 

Toàn thể xứ sở này đă nghe thấy nó khi ngài nói rằng cần phải tránh đi vấn đề chính trị hóa trong các vấn đề nghiêm trọng. Tôi cần phải nói liên quan tới những biến cố quá rơ ràng là vai tṛ lănh đạo đây, ở một số chỗ, cảm thấy ḿnh bị bó tay. Ở Lvov, t́nh h́nh đă trở nên quá gay go tới độ vai tṛ lănh đạo đây không biết làm sao để có thể b́nh thường hóa nó. Tới chỗ này, chúng tôi hướng về cả hai phía của cuộc xung khắc, hướng về vai tṛ lănh đạo của Ukrainian, xin họ giúp cho t́nh h́nh được trở nên êm thắm.

 

Khi khoản luật ấy được thông qua, chúng tôi mới được dịp để b́nh thường hóa t́nh này này theo pháp lư. Thế nhưng, tôi cần phải thẳng thắn nói rằng có nhiều vấn đề cụ thể, theo chúng tôi nghĩ, cần phải được giải quyết bằng những thỏa thuận giữa chính các vị lănh đạo tôn giáo với nhau. Điều ấy không có nghĩa là chúng tôi phủi tay vô trách nhiệm, như một câu nói thời danh đă diễn tả. Tôi muốn nói như thế này: chúng tôi sẽ chấp nhận bất cứ thỏa thuận nào ngài có được với Giáo Hội Chính Thống. Chúng tôi cần những cảm xúc mạnh mẽ lắng xuống để chỉnh đốn lại t́nh h́nh.

 

Khi tôi gặp Đức Tổng Giám Mục Sodano, vị đă nói rằng ngài cần có 2 vị tổng giám mục ở lănh thổ Cộng Ḥa Liên Bang Sô Viết - v́ tín hữu Công giáo ở những phần lănh thổ thuộc Âu Châu và Á Châu. Được, để chúng tôi cứu xét vấn đề này. Tôi nghĩ điều này là những ǵ dĩ nhiên thôi.

 

Tôi đă hứng khởi nghe rằng ngài có ư nghĩ chỉ định những vị đại diện thường trực, những vị có thể hành tŕnh theo phần nhiệm được vai tṛ lănh đạo trao phó để trao đổi những ư kiến. Theo đường lối này th́ các mối liên hệ của chúng ta sẽ có tính cách b́nh thường, tự nhiên. Chúng tôi chấp nhận một phương sách như thế và sẵn sàng với phương sách ấy.

 

Thành phần đại diện của ngài có thể thiết lập việc giao tiếp với các cơ cấu chính quyền của chúng tôi lo về những vấn đề tôn giáo.

 

Tuy nhiên, chúng tôi không muốn vội vàng hấp tấp với vấn đề này. Vội gấp với một vấn đề tế nhị hay ho như thế có thể hết sức nguy hiểm.

 

Tôi hy vọng là sau cuộc gặp gỡ này, mối liên hệ của chúng ta sẽ đạt được một cái đà mới, và tôi cho rằng vào một lúc nào đó trong tương lai ngài có thể đến viếng thăm Cộng Ḥa Liên Bang Sô Viết.

 

Đức Gioan Phaolô II: Nếu điều này được phép th́ tôi rất lấy làm hân hoan.

 

Lănh Tụ Gorbachev: Chúng tôi cần phải cứu xét tới ngày tháng cho một chuyến đi như thế một cách êm thấm và không hấp tấp. Tôi muốn nói thẳng là năm tới những hứa hẹn này sẽ là một hứa hẹn nóng bỏng đối với chúng tôi. Chúng tôi sẽ chọn một thời điểm nào thích thuận cho ngài cũng như khi nào th́ cuộc viếng thăm mang lại thiện ích nhất.

 

Đức Gioan Phaolô II: Hay lắm.

 

Lănh Tụ Gorbachev: Tôi muốn bày tỏ là tôi rất lấy làm vui khi chúng ta đă có được một cuộc bàn luận bao rộng như thế trong một bầu không khí điềm đạm như vậy. Chúng ta đă đụng chạm tới những vấn đề quan trọng vốn gây rắc rối cho tất cả chúng ta cũng như tới các vấn đề cụ thể hơn.

 

Đức Gioan Phaolô II: Tôi cám ơn ông về việc ông nói về những ư nghĩ của ḿnh đối với các vấn đề quốc tế. Dĩ nhiên chúng ta chính yếu chạm tới các vấn đề về Âu Châu và ở một mức độ nào đó tới cả Bắc Mỹ nữa. Thế nhưng cũng c̣n các phần đất khác trên thế giới đang ở trong t́nh trạng gặp trục trặc.

 

Tôi đặc biệt quan tâm về t́nh h́nh ở Lebanon và nói chung ở Trung Đông; ở một mức độ nào đó ở cả Đông Nam Á và Trung Mỹ Châu. Nói chung có rất là ít nơi trên thế giới mà không gặp phải khó khăn. Có lẽ chúng ta cùng nhau hoạt động về mặt này. Ở những vấn đề ấy Giáo Hội và Giáo Hoàng chỉ có thể đại diện về khía cạnh luân lư. Cần phải giúp những quốc gia ấy bằng phương tiện chính trị để thắng vượt được những t́nh h́nh thê thảm họ gặp phải.

 

Tôi cám ơn ông về việc ông bàn đến vấn đề perestroika. Chúng tôi đang đứng từ bên ngoài quan sát nó. Thưa Tổng Thống, ông ấp ủ nó bên trong, trong ḷng cũa ông cũng như trong các việc làm của ông. Tôi nghĩ rằng chúng tôi hiểu được một cách đúng đắn là sức mạnh của perestroika là ở trong hồn sống của nó. Ông đă đúng khi nói rằng những thay đổi không được xẩy ra quá nhanh. Chúng tôi cũng đồng ư rằng không phải chỉ có những thứ cấu trúc mới cần phải được thay đổi, mà cả lối suy nghĩ nữa.   

 

Thật là sai lầm khi có ai cho rằng những thay đổi ở Âu Châu và trên thế giới cần phải phỏng theo mẫu thức Tây phương. Điều này nghịch với những niềm xác tín sâu xa của tôi. Âu Châu, với tư cách là một tham dự viên vào lịch sử của thế giới, cần phải thở bằng hai buồng phổi.

 

Lănh Tụ Gorbachev: Đó là một h́nh ảnh rất thích đáng.

 

Đức Gioan Phaolô II: Tôi đă nghĩ về điều này khá sớm, ngay từ năm 1980, khi tôi tuyên bố các vị quan thày của Âu Châu, ngoài Thánh Biển Đức thuộc truyền thống Latinh, c̣n có Thánh Cyrilô và Mêthôđiô đại diện cho các truyền thống Byzantine Đông Phương, Hy Lạp, Slav và Nga. Đó là niềm tin tưởng về Âu Châu của tôi.

 

Tôi hết sức cám ơn ông đă ngỏ lời mời. Tôi hân hoan được dịp viếng thăm Khối Sô Viết, Nga, để gặp gỡ tín hữu Công giáo và chẳng những họ mà c̣n viếng thăm những nơi thánh đối với Kitô hữu chúng ta nữa, những nơi như là một nguồn hứng khởi. Cám ơn ông đă ngỏ lời mời. Tôi có thể cảm nhận được rơ ràng tầm mức lớn lao và quan trọng của nó.

 

Sau hết, tôi cám ơn ông rất nhiều về việc ông xác nhận liên quan tới vấn đề trao đổi những người đại diện giữa vai tṛ lănh đạo Sô Viết và Ṭa Thánh. Tôi hy vọng rằng điều này sẽ giúp vào việc giải quyết các vấn đề về sự vụ tôn giáo. Chúng ta cần phải thực hiện điều này một cách êm thắm, thậm chí rất êm thắm, không thể nào để cho những vấn đề này bị chính trị hóa.

 

Tóm lại, một lần nữa tôi cám ơn ông đă ngỏ lời mời. Tôi hy vọng rằng thời điểm sẽ đến cho cuộc viếng thăm của tôi. Tuy nhiên, tôi là người ít biết về Đông Âu. Tôi là một người sắc dân Slav Tây phương. Tôi không biết những tỉnh thành trước cuộc chiến đă từng ở Balan mà giờ đây lại thuộc về Khối Sô Viết. Những tỉnh thành này là Lvov và Vilnius. Thế nhưng, trên hết, tôi muốn gặp gỡ và cảm được những ǵ tôi gọi là "tinh túy Đông phương".  

 

Lănh Tụ Gorbachev: Tôi xin cám ơn ngài về bầu không khí và nội dung của cuộc nói chuyện hôm nay. Tôi sẽ dựa theo cuộc đối thoại này mà tiếp tục.

 

 

Làm thế nào để có được

Cặp Bài Trùng cho một Tân Đông Âu Việt Nam?

 

 

Căn cứ vào những tiết lộ của Lănh Tụ Gorbachev trong cả bài phỏng vấn lẫn cuộc gặp gỡ Đức Gioan Phaolô II của ông, chúng ta cũng thấy được cái cốt lơi then chốt của cặp bài trùng Gioan Phaolô II và Gorbachev này. Ở chỗ, như Lănh Tụ Gorbachev cho biết ở bài phỏng vấn trong bài, Đức Gioan Phaolô II đă khẳng định với ông rằng:

 

"Tôi chỉ trích thuyết cộng sản, thế nhưng tôi muốn ngài biết rằng tôi cũng chỉ trích tất cả những ǵ là đồi bại của chủ nghĩa tư bản nữa. Cần phải tiến đến một thứ tự do, một thứ dân chủ, một xă hội tôn trọng con người như là một giá trị tối hậu. Cần phải cống hiến cho dân chúng khả năng chọn lựa, bao gồm khả năng chọn lấy đạo giáo cho ḿnh",

 

Chính Lănh Tụ Gorbachev cũng chủ trương theo chiều hướng y như vậy khi tuyên bố ngay trong cuộc gặp gỡ lịch sử với Đức Gioan Phaolô II rằng:

 

Chúng tôi đang trải qua những thay đổi lớn lao về lănh vực thiêng liêng. Chúng tôi muốn đạt được các mục đích của chúng tôi bằng phương tiện dân chủ. Tuy nhiên, căn cứ vào những biến cố của những năm qua, tôi thấy rằng nguyên những phương sách về dân chủ thôi vẫn chưa đủ. Chúng tôi cần cả đạo lư nữa. Dân chủ có thể mang đến cả sự dữ lẫn sự lành. Đó là bản chất của nó. Đối với chúng tôi, thật là quan trọng trong vấn đề thiết lập một xă hội có luân lư bao gồm những chân lư phổ quát về con người như tốt lành, bác ái, và tương trợ. Theo chiều hướng của những thay đổi đang xẩy ra, chúng tôi tin rằng cần tôn trọng thế giới nội tại của thành phần công dân đạo hữu của chúng tôi”.

 

Đó là lư do ngay trong chuyền Hành Tŕnh Việt Nam của tôi năm 2006, tôi đă hường về cặp bài trùng lịch sử thiên định ở vào cuối thế kỷ 20 cũng là cuối đệ nhị thiên kỷ Kitô giáo này khi bày tỏ niềm Ngưỡng Vọng Việt Nam, như đă được trích lại ở đầu bài này, thế này:

 

Đúng thế, Việt Nam quê hương tôi, trước con mắt của một người Việt kiều như tôi, sau 31 năm tái ngộ, chẳng khác ǵ như một đàn chiên không chủ chăn về phương diện chính trị. Vâng, Ấn Tượng Việt Nam trong tôi đó là một nước Việt Nam cần có một vị chủ chiên.  Chính v́ thế, ngay từ khi Ấn Tượng Việt Nam này từ từ hiện h́nh nơi tôi trong chuyến xuyên Việt vừa rồi, tôi càng thiết tha khẩn cầu hơn cho quê hương tôi, cho dân tộc tôi, sớm được Đấng Quan Pḥng Thần Linh là Chúa của lịch sử sai đến đất nước tang thương rách nát, bần cùng, hết sức tội nghiệp đáng thương của tôi, đang gắng gượng chỗi dậy về kinh tế, một Gioan Phaolô II và một Mikhail Gorbachev Việt Nam, để một Đông Âu sụp đổ không đổ máu năm 1989, và một Liên Sô giải thể tốt đẹp năm 1991, được mau chóng tái diễn ở Việt Nam"….

 

“Thế nhưng, tôi vẫn không cầu xin Vị Chủ Tể Lịch Sử ban cho dân nước Việt Nam tôi một thứ ḥa b́nh kiểu Mỹ quốc. Ḥa b́nh kiểu dân chủ quá khích, theo cá nhân chủ nghĩa, theo trào lưu 'pro choice' trong mọi sự, theo chiều hướng duy nhân bản, duy ngă độc tôn, ư dân là ư trời. Ở chỗ, đặt nặng quyền làm người hơn t́nh làm người. Ở chỗ, ly dị, phá thai, hôn nhân đồng tính v.v. là tất cả những ǵ được pháp luật công nhận thuộc về quyền làm người. Không ai được đụng đến. Không ai được ngăn cản. Tôi cũng không cầu xin Đấng Quan Pḥng Thần Linh cho quê hương Việt Nam tôi trở thành một đệ nhất cường quốc như Hoa Kỳ. Một đệ nhất cường quốc đă hơn cả chục năm nay đi đâu cũng bị khủng bố, v́ thái độ tân thực dân đế quốc về kinh tế của họ, lạm dụng quyền lực kinh tế, viện trợ 'nhân đạo', để nhúng tay vào guồng máy chính trị của thành phần tiểu quốc. Bởi thế, tôi c̣n dám xin Đấng Toàn Năng rằng, thà cứ để cho dân tộc tôi quằn quại dưới chế độ hiện nay, mà giữ được đạo, mà mạnh đức tin, mà c̣n nhân nghĩa, c̣n hơn được tự do, được thái ḥa, mà trở thành vô thần, trở thành bất nhân”.)

 

Vấn đề được đặt ra ở đây là nếu một Đông Âu cộng sản đă hoàn toàn sụp đổ một cách bất bạo động theo chiều hướng và chủ trương của Giáo Hội Công Giáo nói chung và Đức Gioan Phaolô II nói riêng, hoàn toàn không đổ máu vào năm 1989, cùng với một Liên Sô cộng sản cũng đă được giải thể một cách tốt đẹp vào năm 1991, nhờ bởi cặp bài trùng Gioan Phaolô II - totus tuus và Gorbachev - perestroika, th́ Việt Nam cộng sản có cần một cặp bài trùng như vậy hay chăng?

 

Nếu không th́ làm sao Việt Nam thoát được một chế độ cộng sản vô cùng thối nát nhưng vẫn cứ phây phây tồn tại, cho dù trong t́nh trạng kinh niên cao mỡ - chorestorol, ở chỗ, huyết mạch cai trị bám đầy những mỡ tham lam tư bản, đến độ, nó đă liên lỉ bị minor strokes (đột quị nhẹ) từ cuối năm 2006 tới nay, qua các cuộc xuống đường lẻ tẻ khắp nơi trong nước, gây ra bởi t́nh trạng nghẹt máu hay cao máu - high blood pressure ở sinh hoạt xă hội đang xẩy ra đầy những đàn áp bóc lột? Phải chăng bằng một cú tai biến mạch máu năo trầm trọng đến hôn mê… tới độ cùng tất biến! Nhưng cho tới bao giờ?

 

Nếu có th́ nhân vật nào được sai đến như con bài Gioan Phaolô II và ai sẽ đóng vai tṛ như con bài Gorbachev đây? H́nh như, thấp thoáng đâu đây, đă có một Gioan Phaolô II rồi đó! Một khi tới thời điểm của Đấng làm chủ lịch sử, như đă từng xẩy ra ở biến cố cộng sản Âu Châu, con bài trùng Gorbachev sẽ xuất hiện, nhưng, như lịch sử cho thấy, con bài trùng Gorbachev này chỉ xuất đầu lộ diện sau biến cố Đức Gioan Phaolô II hiệp cùng các vị giám mục trên thế giới hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria ngày 25/3/1984 mà thôi.

 

Bởi thế, hàng giáo phẩm Việt Nam, trong đó Thiên Chúa đă gài sẵn con bài Gioan Phaolô II mà chúng ta không biết, có thể thực hiện việc hiến dâng rất quan thiết bất khả thiếu này, như một xác tín mănh liệt và quyết liệt khẳng định rằng:

 

1- Thiên Chúa mới là chủ tể của lịch sử, chứ không phải bất cứ một lực lượng trần thế nào, và tới thời điểm ấn định của ḿnh, như ở biến cố cộng sản Âu Châu, Ngài sẽ tỏ ḿnh ra bằng việc hoàn thành dự án thần linh của ḿnh trong lịch sử, trước con mắt đầy ngỡ ngàng của cả thành phần tranh đấu lẫn đối phương;

 

2- Ánh sáng chân lư cuối cùng chắc chắn sẽ xua tan bóng tối gian ác, yêu thương mạnh hơn sự chết chắc chắn vĩnh viễn sẽ chiến thắng hận thù sát hại, và hạt lúa miến có thật sự mục nát đi mới chắc chắn trổ sinh muôn vàn hoa trái, mới trở thành những giọt máu trổ bông cho một tương lai Việt Nam rạng ngời;

 

3- Chiếc đầu ngạo mạn của Satan và bọn ngụy thần (bao gồm cả cộng sản vẫn được coi là tiền hô của quỉ vương) cuối cùng sẽ bị đạp nát bởi gót chân của Nữ Vương Trời Đất Maria là thành phần bị bách hại v́ sự công chính, như một Đức Gioan Phaolô II ngày 13/5/1981, một gót chân bị kẻ thù (cộng sản) ŕnh cắn ở ngay Quảng Trường Thánh Phêrô là thủ đô của Quốc Gia Vatican, nơi cũng ở ngay giữa Giáo Đô Rôma, nhưng lại là nhân vật được Thiên Chúa sử dụng để hủy diệt chính cộng sản Âu Châu, bắt đầu từ chính quê hương Balan của ngài!

 

Sau đây là bản kinh hiến dâng Nước Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, một bản kinh đă được người viết soạn dọn cho dịp Mừng Năm Thánh 2010 của Giáo Hội ở Việt Nam, theo hai Bản Kinh Hiến Dâng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, một bản ngài đă dùng để dâng nước Đại Hàn vào Chúa Nhật 6/5/1984, và một ngài đă dùng để dâng nước Ấn Độ vào Chúa Nhật 9/2/1986, và bản kinh này chỉ được điều chỉnh ở một số chi tiết đặc biệt (được gạch dưới) trực tiếp liên quan tới quê hương và Giáo Hội Việt Nam cho hợp với quê hương và Giáo Hội Việt Nam.

    

“Lạy  Thiên Chúa Thánh Mẫu,/ chúng con xin chạy đến cùng Mẹ,/ khi nhớ đến những lời cuối cùng của Con Mẹ nói cùng Mẹ/ lúc Mẹ đứng dưới chân Thập Giá:/ “Đó là con của Bà!”

 

“Ôi Mẹ Rất Yêu Dấu,/ đó là con cái của Mẹ/ ở trên trái đất này,/ đó là những người con nam nữ Việt Nam của Mẹ.

“Theo gương Chúa Giêsu là Đấng đă trao phó người môn đệ yêu dấu cho Mẹ chăm sóc,/ chúng con xin kư thác cho Mẹ/ toàn thể nhân dân Việt Nam hiện đang sống trên quê hương hay khắp nơi trên thế giới./ Xin Mẹ hăy ở bên họ/ bằng sự chở che từ mẫu./ Xin Mẹ hăy giang tay ôm ấp lấy tất cả những ai nh́n lên Mẹ / và xin Mẹ dâng lên Thiên Chúa các lời họ nguyện cầu.

 

“Hỡi Người Mẹ của mọi cá nhân và mọi dân tộc,/ Mẹ biết tất cả mọi nỗi đớn đau và niềm hy vọng của hết mọi người./ Với tư cách làm mẹ,/ Mẹ biết cuộc đối chọi giữa ánh sáng và bóng tối,/ giữa sự thiện và sự ác,/ đang diễn ra trên thế giới cũng như ở Việt Nam, và trong cơi ḷng của chúng con.

 

“Mẹ đă cưu mang Chúa Giêsu/ là Con Người và là Con Thiên Chúa,/ nơi Người/ nhân dân Việt Nam đă thấy được “đường lối, sự thật và sự sống”,/ bằng một niềm vui diệu vợi nhưng cũng đầy khổ đau,/ gây ra bởi 1000 nô lệ Bắc phương,/ 100 năm nô lệ Tây phương,/ 20 năm nội chiến từng ngày,/ và  40 năm thống nhất suy vong.

 

“Ôi Mẹ T́nh Thương,/ giờ đây/ chúng con xin kư thác cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội đầy yêu thương của Mẹ/ toàn thể nhân dân và Giáo Hội của quê hương Việt Nam./ Xin Mẹ ǵn giữ chúng con cho khỏi hết mọi thứ bất công,/ chia rẽ,/ bạo lực và chiến tranh./ Xin Mẹ ǵn giữ chúng con cho khỏi mưu chước cám dỗ/ và cho khỏi t́nh trạng làm nô lệ cho tội lỗi và sự dữ,/ cả sự dữ cộng sản vô thần toàn phi nhân/ lẫn sự dữ tư bản duy nhân đầy vô luân.

 

“Xin Mẹ ở với chúng con!/ Giúp chúng con thắng vượt nghi ngờ bằng tin tưởng,/ vị kỷ bằng phục vụ,/ kiêu hănh bằng hiền từ,/ hận thù bằng yêu thương./ Xin Mẹ giúp chúng con sống Phúc Âm/ bằng ‘cái ngu dại’ của Thập Giá,/ thà chịu khổ đau mà mạnh đức tin c̣n hơn được hưởng thụ mà mất đức tin,/ biết làm chứng cho Chúa Giêsu là Đấng đă chết trên Thập Giá,/ để chúng con được sống lại với Người/ nơi sự sống mới chân thật với Cha/ trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần.

 

“Ôi Mẹ Chúa Kitô,/ xin hăy an ủi và ban sức mạnh cho tất cả những ai đau khổ:/ thành phần nghèo nàn,/ cô đơn,/ bệnh nạn,/ bị hất hủi,/ bị áp bức chà đạp,/ bị lăng quên,/ thành phần tranh đấu cho nhân quyền nhưng luôn bị đàn áp,/ hành hung,/ tù đầy.

 

“Lạy Mẹ Maria Rất Thánh,/ nhân dịp (chẳng hạn: Năm Thánh 2010/ mừng kỷ niệm 350 năm/ thiết lập hai Giáo Phận Tông Ṭa đầu tiền Đàng Ngoài và Đàng Trong,/ và 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam),/ chúng con xin kư thác cho Mẹ Giáo Hội ở Việt Nam,/ với các vị giám mục,/ giáo sĩ,/ tu sĩ và giáo dân,/ của Giáo Hội này,/ cùng với cảm nghiệm Thập Giá đẫm máu trên đất Việt trong hai thế kỷ 18 và 19./ Là phần thể của Thân Ḿnh Chúa Kitô trên trái đất,/ Giáo Hội ở Việt Nam/ đang t́m cách noi gương bắt chước Người Con thần linh của Mẹ/ và trở thành cho nhân dân của quê hương Việt Nam/ tiếng nói của Người,/ chân tay của Người,/ thân ḿnh hy hiến của Người./ Chúng con xin đặt trước nhan Mẹ/ công cuộc canh tân thiêng liêng trọng đại của Giáo Hội Việt Nam,/ cả trong hàng ngũ giáo phẩm lẫn chung trong cộng đồng dân Chúa,/ nỗ lực của Giáo Hội Việt Nam trong việc loan truyền Phúc Âm của t́nh yêu nhân hậu,/ ḷng mong ước của Giáo Hội Việt Nam/ muốn trở thành năng lực ḥa giải trong xă hội.

 

“Lạy Mẹ Maria,/ Nữ Vương Ḥa B́nh,/ con cái của Mẹ trông ngóng ḥa b́nh./ Họ đói khát công lư./ Họ mong được sống ḥa thuận,/ bất chấp mọi thứ bạo lực và chia rẽ đang xẩy ra trên thế giới này./ Người Con của Mẹ đă cầu cùng Cha/ ‘xin cho họ tất cả được hiệp nhất nên một’,/ hôm nay đây,/ chúng con cũng cầu xin như Người./ Chúng con cậy vào lời chuyển cầu của Mẹ trước ngai ṭa ân sủng Chúa. / Xin Mẹ cầu cho chúng con/ được ơn sống hoàn toàn hiệp nhất với Chúa Giêsu/ và với anh chị em của chúng con./ Chớ ǵ tất cả những ǵ chúng con nói và làm/ đều gia tăng việc tôn vinh chúc tụng Chúa Cha,/ Chúa Con/ và Chúa Thánh Thần./ Amen”.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Rancho Cucamonga, California 16/1/2012

 

 

 

Hôm 29/4/2012, Chúa Nhật Lễ Chúa Chiên Lành, cũng là thời điểm áo ngày kỷ niệm 37 năm quốc biến 30/4/1975-2012, tôi đă tung ra một bài viết xong từ ngày 16/1/2012 trên.  Bài viết này tôi gửi đi khắp nơi trên thế giới, đến các vị Giám Mục Việt Nam, đến các vị linh mục, đến Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Hoa Kỳ, đến các nhóm huongvechua, tamlinhvaodoi, conggiaovietnam, dongcong, thieunhifatima,  tongdofatima, honnho, tonghoimancoi, tongdochuatinhthuong va thanhuu, cmc, các nhóm x và y v.v .Sau đó, tôi đă nhận được một ít emails hồi âm cả cảnh giác lẫn khen tặng.

 

Về khen tặng, chẳng hạn có những email của Cha Giuse Nguyễn Văn Tịnh ở Đức, nguyên đệ nhất chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Hoa Kỳ (1980-1984), như sau:

 

Sent: Wednesday, May 02, 2012 2:21 AM

Subject: Alleluia! Chu Cao Tan Tinh qui men!

 

Thanh thuc cam on Chu da gui cho toi bai «cap bai trung la ai?". Bai viet rat la gia tri, nen toi cung da chuyen tiep cho chung 20 nguoi ban: Ai cung tran qưi bai viet do cua Chu! - Nhan tien, toi gui bieu Chu mot ban kinh. - Chuc Chu, Thim va bao  quyen luon duoc song an-lanh. Oremus pro invicem nhe! Men chao Chu trong Chua va Duc Me: lm. Giuse Tinh, FD

 

Về cảnh giác, có 2 emails liên quan tới một nhân vật ở đoạn mở đầu bài tôi viết, đó là Bí thư Thành Ủy Đà Nẵng. Email cảnh giác lần đầu của một người anh em đă được tôi vắn gọn hồi âm và nhận được phản ứng tích cực như sau:

 

"Trước tiên, tôi xin kính chào và nói lên lòng ngưỡng mộ của tôi đối với ông. Cám ơn ông đã có ý kiến tiếp thu và rất lịch lãm trong những gì ông phản hồi. Tôi đã được đọc khá nhiều bài viết của ông và tự nhận rằng mình còn phải học hỏi ông khá nhiều...  Tôi nêu lên những chi tiết vừa rồi chỉ là để tránh những ngộ nhận đáng tiếc cho độc giả chứ không hề có ý phản bác ông - một người mà tôi vẫn kính trọng dù chưa hề gặp mặt. Kính xin ông lượng thứ nếu có gì mạo phạm".

 

Email cảnh giác thứ hai hôm Thứ Ba ngày 2/5/2012, có lời lẽ khá kịch liệt hơn đối với nhân vật được email thứ 1 nêu lên, và người viết email này đă có một số tâm t́nh rất gay gắt với hàng giáo phẩm chỉ v́ muốn bảo vệ Giáo Hội và bênh vực tín hữu Công giáo đang bị cộng sản Việt Nam đàn áp v.v. Bởi thế, tôi đă lợi dụng cơ hội này để kín đáo khuyến khích người anh em này sống đức tin, nguyên văn như sau:

 

Cám ơn anh đă cho tôi biết thêm về nhân vật đă được Ông ... cho tôi biết và tôi đă lập tức công khai nhận lỗi rồi. 

 

Thật ra, khi tôi viết về nhân vật này từ năm 2006, theo ư hướng của tôi qua nội dung của toàn bài viết bấy giờ cũng như bài viết mới được tung ra, th́ không phải là tôi ca tụng cá nhân nhân vật này cho bằng ca tụng cái tinh thần phục vụ của bất cứ ai nếu có như vậy, điển h́nh là nơi nhân vật bấy giờ tôi nghe thấy nói về mà thôi. Do đó tôi đă không hề nêu lên danh tánh, v́ khi nghe về nhân vật này tôi cũng không hỏi đến danh tánh của họ dù bấy giờ cảm phục họ. Nghĩa là tôi chỉ ấn tượng về tinh thần phục vụ được thể hiện nơi nhân vật ấy (bấy giờ) hay bất cứ nhân vật nào, một tinh thần cần có cho một tương lai dân tộc Việt Nam có thể thoát sự sữ cộng sản vô thần. Đọc kỹ lại toàn đoạn tôi viết liên quan đến nhân vật này, nhất là ở những chỗ mầu, anh có thể thấy những điều tôi muốn nhấn mạnh trên đây.

 

Bởi vậy, cần phải có một thành phần lănh đạo v́ dân v́ nước, không tham quyền cố vị. Nhờ Mỹ nhưng dứt khoát không lụy Mỹ, dù có v́ thế mà bị Mỹ sát hại, như một chí sĩ Ngô Đ́nh Diệm bất khuất thời đệ nhất cộng ḥa. Trong thành phần chính phủ Việt Nam hiện nay, tôi tin rằng, không thể nào tất cả đều là cá mè một lứa. Trong một gia đ́nh thân t́nh với nhau mà c̣n có lúc bất ḥa với nhau, huống chi trong một chính phủ, dù là độc đảng. Chắc chắn có một cá nhân hay thiểu số nào đó, c̣n tâm huyết với dân nước, mà chưa thể làm ǵ nổi, v́ chưa tới thời cơ, cờ chưa đến tay. Trong chuyến xuyên Việt 2006, tôi được nghe cả người tài xế lẫn người hướng dẫn viên du lịch ở miền trung của nhóm tôi, khi xe chạy dọc theo bờ biển Đà Nẵng, thi nhau thuật lại rằng, bờ biển Đà Nẵng không c̣n một em thanh thiếu niên lang thang lêu lổng. Tất cả đă được phục vụ ở những trung tâm giành cho các em trong thành phố. Người nào c̣n thấy một em nào bụi đời mà báo cáo với chính quyền sẽ được thưởng hiện kim. Hai người này cho biết đó là công tŕnh của ông nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng, nay được thăng chức Bí Thư Thành Ủy. Vị này, c̣n được anh tài xế cho biết là, dân chúng thường tụ họp tại nhà tư của ông, để gặp ông sau giờ làm việc của ông, và được ông giải quyết cho rất nhiều vấn đề. Tôi rất mừng khi nghe được có ít là một cá nhân như thế. Vậy, nếu cờ đến tay, ở vào vị trí của một Gobarchev Liên Sô trước đây, những cá nhân v́ dân v́ nước như thế chẳng lẽ không làm được việc hay sao? Mà nếu lịch sử thuộc về chủ quyền của Thần Linh hơn là loài người, th́ dù một cá nhân, cũng vẫn làm được những ǵ Ngài muốn, khi đến thời điểm của nó.

 

Toàn bài viết của tôi, bao gồm cả đoạn dẫn nhập và đoạn kết thúc, cùng với đoạn thân bài rất dài bao gồm tài liệu dịch thuật của tôi về ĐTC GPII và về Gorbachev, kể cả đoạn tôi nghiên cứu về vị Giáo Hoàng thời danh của chúng ta này, tôi chỉ bày tỏ duy một điều, đó là:

 

Chúng ta hăy tin tưởng vào Đấng Quan Pḥng Thần Linh, Đấng đă tỏ ḿnh ra qua biến cố cộng sản Đông Âu 1989 và Liên Sô 1991 thế nào, Ngài cũng tiếp tục tỏ ḿnh ra nơi phần c̣n lại của thế giới cộng sản thối nát nhưng vẫn không ai dẹp nổi cho tới nay.

 

B́nh thường th́ Vị Thiên Chúa của chúng ta thích tỏ ḿnh ra một cách hiển nhiên cho lợi ích đức tin thiêng liêng của chúng ta nơi những ǵ chúng ta không thể làm được, tức nơi những trường hợp chỉ có Ngài ra tay mới thành. Đó là lư do Chúa Giêsu đă có ư để cho người bạn thân của Người là Lazarô chết đi đă rồi mới ra tay hồi sinh cho người bạn thân của ḿnh, để nhờ phép lạ hồi sinh này, cả thành phần môn đệ và dân chúng tin tưởng vào Người khi họ chứng kiến tận mắt thấy Lazarô bước ra khỏi mồ (xem Gioan 11:15,42).

 

Dựa vào niềm tin sâu xa mănh liệt và siêu việt này, chúng ta c̣n thấy, như đă hiển nhiên thấy, Thiên Chúa là Đấng vô cùng khôn ngoan và toàn năng có thể sử dụng bất cứ một cá nhân nào, dù họ thuộc về thế giới cộng sản là một chủ nghĩa và chế độ tự bản chất sai lầm và xấu xa chăng nữa. Chẳng hạn như Ngài đă sử dụng nhân vật lănh đạo thế giới cộng sản Gobarchev để làm cặp bài trùng với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II của chúng ta trong việc hiện thực dự án phi cộng sản hóa Âu Châu vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990.

 

Do đó, chúng ta hăy cầu xin Ngài sai một Gobarchev Việt Nam đến ... biết đâu nhân vật này đă được Ngài gài sẵn đâu đó rồi, nhân vật được tôi đề cập đến ở phần cuối bài viết liên quan đến vấn đề hiến dâng Nước Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria như ĐTC GPII đă làm đối với sự kiện "Nước Nga trở lại". Cả trong hàng giáo phẩm Việt Nam hiện nay cũng vậy, nều thời điểm của Chúa sắp tới trên quê hương đất nước của chúng ta th́ Ngài đă gài con bài Gioan Phaolô II đâu đó.

 

Việc Hiến Dâng Nước Việt Nam cho Mẹ Maria này là việc chúng ta thể hiện niềm tin tưởng của chúng ta vào Thiên Chúa là Chủ Tể Lịch Sử loài người, là việc chúng ta chân nhận rằng chúng ta hoàn toàn bất lực trong công cuộc tận diệt sự dữ cộng sản vô thần trên quê hương yêu dấu của chúng ta, và chúng ta chỉ c̣n biết xin Ngài hăy tỏ ḿnh ra qua Trái Tim của Người Mẹ đă Toàn Thắng ngụy thần ngay từ lúc hoài thai vô nhiễm, ở dưới chân Thập Giá Chúa Giêsu và trong biến cố Âu Châu phi cộng sản cuối thế kỷ 20 vừa rồi.

 

Theo chiều hướng tin tưởng này, và chỉ khi nào chúng ta càng tin tưởng như thế, tin tưởng vào Vị Quan Pḥng Thần Linh làm chủ lịch sử loài người, Đấng sẽ hoàn thành dự án thần linh vô cùng huyền nhiệm của Ngài vào một thời điểm ấn định nào đó, chúng ta là loài người tự bản chất yếu đuối mới càng hy vọng và trở nên can trường trong việc chiến đấu cho công lư và ḥa b́nh, bằng không, chúng ta sẽ dễ dàng bị chán nản, hận thù và hung dữ mà thôi, một khi chúng ta thấy nỗ lực tranh đấu của chúng ta vô hiệu trong khi dân chúng càng bị đàn áp và chết chóc thảm thương...

 

Xin b́nh an của Chúa Kitô Phục Sinh, một thứ b́nh an thế gian không thể nào có và chỉ có Người mới có thể ban cho chúng ta (xem Gioan 14:27), luôn ở cùng chúng ta như một dấu chứng cho thấy quyền năng phục sinh và t́nh yêu mạnh hơn sự chết của Người, để nhờ đó chúng ta có thể tiếp tục tin tưởng tranh đấu cho một quê hương và dân tộc Việt Nam trở thành nơi hiện diện thần linh và tỏ ḿnh ra của "Đấng là tất cả trong mọi sự" (1Cor 15:28). Amen.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL