Đất Nguồn Bất Ổn Chính Trị.
Nguyễn Quang Duy
Ổn định chính trị là một chiêu bài luôn được dùng để thu hút đầu tư quốc tế và trấn an cán bộ đảng viên về sự vững mạnh của đảng Cộng sản Việt Nam. Thế tại sao ngày 2/5/2012, Nguyễn Tấn Dũng đă phải nhìn nhận các vụ khiếu kiện đất đai tạo ra những điểm nóng là những mầm mống gây bất ổn chính trị - xã hội ? Đến ngày 7/5/2012, trong bài diễn văn khai mạc Hội Nghị Trung Ương Đảng Lần Thứ 5 về việc “sửa sai Hiến Pháp”, Nguyễn Phú Trọng yêu cầu khi bàn về vấn đề đất đai phải theo hướng “giữ vững ổn định chính trị” ?
Đất là nguồn sống của nông dân, nắm được nguồn sống của người dân là đảng Cộng sản nắm được quyền lực kinh tế và chính trị. Chả thế sáu mươi năm về trước, năm 1952, Hồ Chí Minh đă phải nhiều lần sang Tàu sang Nga xin phê chuẩn Chương Tŕnh Cải Cách Ruộng Đất nhằm tước đọat quyền tư hữu ruộng đất của nông dân. Trong sáu mươi năm qua, phương cách độc quyền quản lư đất đai đưa Việt Nam và cả Trung Hoa, từ bế tắc này sang bế tắc khác dẫn đến bất ổn chính trị dấu hiệu cáo chung của thời đại cộng sản.
Dưới chế độ cộng sản, đảng và nhà nước quản lư đất, người dân chỉ là những người thuê đất. Theo luật do nhà nước cộng sản đặt ra năm 1993 th́ nông dân chỉ được giao đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối trong ṿng 20 năm. Như thế năm 2013 sẽ là năm kết thúc 20 năm giao đất.
Cứ mỗi lần phân chia lại ruộng đất là mỗi lần cán bộ đảng viên địa phương có ṭan quyền quyết định. Để được giữ đất nông dân phải cầu cạnh hối lộ, tạo cơ hội tham nhũng lạm quyền. Ngay cả đựơc hối lộ nhà cầm quyền địa phương có ṭan quyền lấy lại đất giao cho gia đ́nh, bà con hay những người có thể trả cho họ những khỏan tiền cao hơn.
Người cầm sổ đỏ thường nghĩ là đất, là nhà của họ. Thực ra đất và nhà đó vẫn thuộc về đảng và nhà nước cộng sản. Bởi thế bất cứ lúc nào nhà cầm quyền các cấp vẫn nhân danh lợi ích quốc gia để trưng mua, trưng dụng hay cưỡng chế đất đai. Việc này đẩy hằng triệu người thành dân oan mất đất, mất nhà mất nguồn sống. Khi đảng Cộng sản c̣n cai trị một ngày kia có thể đến phiên bạn mất đất, mất nhà.
Chính nhờ nắm quyền quản lư ban phát đất nên nhà cầm quyền trở thành địa chủ cường hào đỏ, trong khi người nông dân trở thành dân “vô sản” không một tấc đất trong tay và càng ngày càng trở nên nghèo khó. Tầng lớp nông dân vô sản mỗi ngày một đông hơn, một bất măn hơn, trở nên bạo động hơn và sẵn sàng hy sinh cho quyền được sống của họ và gia đ́nh.
Đầu năm nay gia đ́nh Đ̣an văn Vươn đă nổ súng chống trả công an bộ đội. Tín hiệu của sự chống trả cho thấy đến lúc người dân Việt sẵn sàng “một là sống hai là chết” bảo vệ miếng cơm manh áo của họ không để lọt vào tay bạo quyền cộng sản.
Sang tháng tư, hằng ngàn người dân Văn Giang Hưng Yên đă ném bom xăng đánh trả lực lượng công an. Khi công an rút đi th́ dân kéo nhau ra đồng chiếm lại đất đai.
Khi cuộc đấu tranh Văn Giang c̣n nóng th́ lực lượng công an và chó săn lại đồng lọat tấn công nông dân Vụ Bản, Nam Định. Tại Vụ Bản c̣n có 1 điểm đáng chú ư là bà con đă treo các lá cờ đỏ với mũi sao vàng chũi xuống đất, dấu hiệu cáo chung của đảng Cộng sản Việt Nam.
Cuộc đấu tranh càng ngày càng trở nên sáng tạo và đa dạng. Trưa 22-5-2012, tại Cái Răng, Cần Thơ, bà Phạm Thị Lài (SN 1960) và con gái là Hồ Nguyên Thủy (SN1979) đă khỏa thân để ngăn cản việc chiếm đất của gia đ́nh.

 

 
Khác với cuộc nổi dậy của nông dân Thái B́nh năm 1996, lần này các cuộc đấu tranh bề nổi đă nhanh chóng biến mất. Nhưng là đấu tranh để bảo vệ quyền sống nên bề sâu cuộc đấu tranh mỗi lúc một nóng hơn.
Tin tức nông dân Việt Nam nổi dậy chống nhà cầm quyền cộng sản đă được các hăng thông tin quốc tế nhanh chóng truyền đi.
Đặc biệt tại Canberra thủ đô Úc Đại Lợi, một dân oan Việt Nam anh Trương Quốc Việt đến tọa kháng trước toà đại sứ cộng sản và trước Quốc Hội Liên Bang. Anh đă được dân biểu Philip Ruddock và dân biểu Laurie Ferguson thuộc Ủy Ban Điều Tra Nhân Quyền của Quốc Hội Úc, quan tâm đến thăm hỏi. Anh Việt cho hai dân biểu biết anh sẽ trở về Việt Nam. Dân Biểu Philip Ruddock đề nghị anh gởi đơn tường tŕnh sự việc cho Hội đồng Nhân Quyền, họ sẽ xem xét và yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội giải thích về trường hợp của anh và gia đ́nh.
Qua một Thông báo Báo Chí ra ngày 25-5-2012, anh Trương Quốc Việt cho biết: “Ngày 11/5/2012 gia đ́nh tôi tại VN đă bị Công An đến “viếng thăm” và ngày 23/5/2012 một số nhân viên của Công ty của tôi đă nhận được giấy mời đi gặp Công an. Tôi cho đây là một h́nh thức khủng bố tinh thần, đe doạ và áp đảo người thân trong gia đ́nh tôi và những người cộng sự làm việc của tôi của nhà nước và công an CSVN để buộc tôi phải im tiếng.” Anh Việt đă gởi bản Thông Báo đến các dân biểu tại Úc đề nghị họ lên tiếng yêu cầu nhà nước Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngừng việc đe dọa và khủng bố này trên nhân viên và thân nhân của gia đ́nh anh.
Ngày 22/5/2012, những người Việt Cồn Dầu Đà Nẵng tầm trú tại Thái Lan đă lên đường sang Hoa Kỳ định cư. Với chính phủ Tây Phương việc các lực lượng vũ trang tấn công đàn áp nông dân để cướp đất, cướp ruộng vừơn là đă vi phạm nhân quyền. Và nếu nạn nhân chứng minh được họ bị đe dọa khi về lại Việt Nam họ được xem là những người tị nạn chính trị. Để ngừa trước một làn sóng thuyền nhân mới rời Việt Nam đi t́m tự do, Chính phủ các quốc gia Tây Phương hiện rất quan tâm đến hành động cướp đất đàn áp dân oan của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Trước khi sự kiện Văn Giang xảy ra, Khối 8406 đă ra Tuyên bố về vấn đề nông dân bị tước đoạt quyền tư hữu ruộng đất tại Việt Nam. Bản Tuyên bố kêu gọi mọi người lên tiếng bênh vực quyền lợi của các dân oan mất đất mất nhà.
Ngày 15/05/2012 vừa qua, Ủy ban Công lư và Hoà b́nh thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đưa ra một bản Nhận định chính thức kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản “…nên cấp tốc sửa đổi Luật đất đai để người dân được quyền sở hữu đất và hạn chế tối đa quyền thu hồi đất của các cấp chính quyền”. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền cũng đă lên tiếng về việc nông dân bị tước đoạt ruộng đất và lên án việc dùng bạo lực để đàn áp nông dân.
Đạo Ḥa Hảo và Đạo Cao Đài là hai tôn giáo với đa số các tín đồ thuộc gia đ́nh nông dân và nhiều gia đ́nh là nạn nhân của cưỡng chế đất. Chưa kể nhiều nơi thờ phượng và cơ sở các tôn giáo hiện đang bị nhà cầm quyền chiếm đóng. Cuộc đấu tranh giành lại đất thờ phượng vẫn ngấm ngầm tồn tại có khả năng bộc phát bất cứ lúc nào. Khi các tôn giáo nhập cuộc là lúc đảng cộng sản cáo chung.
Các cuộc đấu tranh đă buộc đảng Cộng sản phải cho mở Hội nghị Trung ương Đảng bàn về việc sửa sai Hiến pháp và sửa sai quan hệ sở hữu đất đai. Ngay khi Hội Nghị chấm dứt, Phó Chủ nhiệm Quốc hội Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng đ̣i hỏi phải xét lại cả cách hành xử của nhà nước cộng sản v́ “Pháp luật không cho phép đập phá nhà của công dân. Pháp luật không cho phép đánh hội đồng các nhà báo (và bất cứ công dân nào khác).” Điều buồn cười là pháp luật lại chính do nhà nước cộng sản sọan ra. Họ sọan ra mà không tuân theo.
Ngay cả cái gọi là “Hiến Pháp” nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Điều 23 quy định trong trường hợp thật cần thiết v́ lư do quốc pḥng, an ninh và v́ lợi ích quốc gia, th́ việc trưng mua, trưng dụng phải trả cho người dân theo giá thị trường. Hiến Pháp này do đảng Cộng sản họp nhau sọan ra, thế mà họ c̣n không tôn trọng nói ǵ đến những việc khác.
Phó Giáo sư Phạm Duy Nghĩa, Chủ nhiệm Khoa Luật, Đại học Kinh tế th́ ví Hiến Pháp của nhà nước cộng sản chỉ là “…cương lĩnh của nhà nước, của những người lănh đạo,…” Điều này cho thấy ở thời điểm cáo chung đảng Cộng sản không c̣n tôn trọng các quy định mà chính họ đă đặt ra.
C̣n về phía người dân ông Phạm Duy Nghĩa nhận xét :” Dư âm của tâm lư thần dân đă tồn tại ở Việt Nam cả ngàn năm nay không thể một sớm một chiều mà tan biến được. Cần phải có quá tŕnh và thời gian để người dân nhận biết đầy đủ về quyền công dân của ḿnh, hiểu rằng quyền được nói, được biết, được tự do hội họp, biểu t́nh của công dân là những quyền đương nhiên họ được hưởng. Khi tinh thần công dân tăng lên mới xuất hiện nhu cầu đ̣i các quyền đó phải được tôn trọng.” Quy luật đấu tranh cho thấy là thần dân khi gặp bạo chúa tham quan th́ chỉ c̣n một cách là đ̣an kết đứng lên lật đổ bạo quyền.
Sự kiện Tiên Lăng, Văn Giang, Vụ Bản vừa qua, đă đánh động nhận thức của người dân, để giữ được đất đai là nguồn sống của họ và gia đ́nh, tạo ra tinh thần đ̣an kết, gắn bó với nhau và công khai sẵn sàng trực diện đấu tranh. Khi người dân đứng lên đấu tranh đ̣i quyền sống, th́ nhà cầm quyền cộng sản sẽ mất dần quyền lực.
Trên thực tế nhà cầm quyền địa phương phải sống bằng “bán” (thực ra là cho thuê) đất và tham nhũng để lấy tiền đóng cho Trung Ương. Trung Ương cũng cần “bán” đất để có tiền chi cho các lực lượng vũ trang. Khi các vụ cưỡng chế đất đai gia tăng, nhà cầm quyền sản Việt nam phải tăng cường các lực lượng vũ trang và như thế rất cần có tiền.
Tài nguyên đất liền th́ đă bị tận khai. Tài Nguyên biển th́ bị Trung cộng phong tỏa. Vay nợ quốc tế th́ càng ngày càng gặp khó khăn. Đầu tư quốc tế th́ gặp phải “bất ổn chính trị” càng ngày càng sút giảm. Kinh tế khủng hỏang triền miên không lối gỡ. Thuế th́ thất thu. Đảng Cộng sản chỉ c̣n một lối thóat duy nhất là “bán” đất. Mà “bán” đất th́ phải mạnh tay cưỡng chế. Cưỡng chế th́ dân lại nổi lọan. Khi ấy chính trị càng trở nên bất ổn. Càng bất ổn chính trị th́ cơ hội sống c̣n của đảng Cộng sản càng thấp.
Sáu mươi năm về trước Hồ chí Minh đă lừa bịp “người cày có ruộng” để những người nông dân chất phát liều thân chiến đấu. Ngày nay chế độ Cộng sản đang trên đường phá sản, người dân đang nhận ra đảng cộng sản chỉ là bọn cướp đất, cướp nguồn sống của người dân. Hằng triệu Đ̣an văn Vươn đang đứng lên bằng tất cả những phương tiện có được để giành lại quyền sống cho họ và gia đ́nh.
Đất không phải chỉ là nguồn bất ổn chính trị, đất sẽ là nguồn khởi phát để người dân đứng lên lật đổ bạo quyền cộng sản. Với giới cầm quyền cộng sản chính trị đồng nghĩa với cai trị, bởi thế Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn phú Trọng run sợ phải công khai xác nhận đất là nguồn bất ổn chính trị.
Bài viết tới người viết xin chia sẻ cùng bạn đọc suy nghĩ về cai trị và chính trị. Xin đón đọc.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi.
28/5/2012