Tôi đi biểu t́nh ở Philippines

Mẹ NấmĐứng giữa Manila tôi biết ḿnh có mặt hôm nay ở đây để thấy rằng từ trước đến giờ tôi chỉ hiểu thế nào là tự do nhưng không thật sự cảm được tự do. Tôi nghiệm ra: ḷng tự hào dân tộc là thứ mà dân tộc tôi không thiếu, nhưng tự do để bày tỏ nó công khai th́ lại vô cùng thiếu thốn. Nh́n những người bạn Phi, tôi đau đớn nhận ra rằng ḷng tự hào dân tộc của đồng bào tôi đă và đang bị bỏ tù. Và chính v́ như thế nó không c̣n vẹn nguyên, nó chỉ c̣n là một niềm tự hào dân tộc bị tật nguyền...
Khó mà so sánh cảm giác khi đứng giữa đoàn biểu t́nh phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc ở trung tâm tài chính Makati, thủ đô Manila, Philippines, và cảm giác của những ngày hè rực lửa năm ngoái ở bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Nh́n các bạn xung quanh hét vang trời "China Back Off - Back Off" thật mạnh mẽ và khí thế, tôi nhớ tiếng hô giữa ḷng Hà Nội vào đầu tháng 8 năm ngoái, "Phản đối Trung Quốc xâm lược - Phản đối, phản đối". Tự nhiên thấy mũi cay cay, nước mắt cứ chực trào ra.
Có thể không ai hiểu được cảm giác đó của tôi, cũng như anh bạn người Đức đi bên cạnh an ủi: "Đừng khóc, phải đứng thẳng để hô thay cho các bạn Việt Nam khác chứ!".
Bạn tôi biết, hôm nay tôi đi biểu t́nh thay cho rất nhiều người bạn ở nhà. 
Trước khi đi anh bạn tôi có nói: "Rồi em sẽ thấy, biểu t́nh ở xứ tự do nó khác xa với lần em đi tham gia ở nhà. Ở đây, bày tỏ chính kiến và thái độ đối với quốc gia là điều vui vẻ nhất.
Và quả đúng như vậy, người Phi hô khẩu hiệu mạnh mẽ, dứt khoát, và họ cũng hát ḥ, nhảy múa để bày tỏ ḷng yêu chuộng ḥa b́nh của ḿnh.
"Biểu t́nh không phải là hành vi quá khích, biểu t́nh là quyền bày tỏ thái độ của con người. Tại sao chính phủ Việt Nam lại cấm công dân ḿnh yêu nước?" - Florenz đă hỏi với tôi khi nghe tôi bảo rằng, tôi có mặt ở đây v́ những người ngư dân Lư Sơn mà tôi đă gặp, v́ những người bạn tôi đă bị bắt giam, và v́ chính bản thân tôi đă bị giữ trái phép ở đồn công an hơn một ngày khi tôi tuyên bố "Với trách nhiệm của một công dân, tôi sẽ đi biểu t́nh phản đối Trung Quốc xâm lược" vào ngày 5/06/2011 tại Sài G̣n.
Người Phi không biểu t́nh v́ muốn làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ ngoại giao.
Họ biểu t́nh v́ t́nh yêu với đất nước ḿnh, và để chứng minh cho Trung Quốc thấy, họ yêu ḥa b́nh và đ̣i hỏi công bằng bằng luật pháp quốc tế.
Họ đă cười khi Trung Quốc đưa ra các cảnh báo với công dân của ḿnh không nên đi một ḿnh ở Manila vào trưa hôm nay ngày 11/05/2012.
Lănh sự quán vắng lặng, không có cảnh các nhân viên an ninh thường phục lom lom chỉa máy quay phim chụp h́nh vào đám đông biểu t́nh, không có hàng rào và các biển cấm chụp h́nh.
Lực lượng cảnh sát đứng đằng sau và trước đoàn biểu t́nh từ nhiều phía để làm nhiệm vụ giữ ǵn trật tự giao thông.
Một anh cảnh sát dẫn tôi băng qua đường để đi vào đám đông khi anh bạn tôi đẩy tôi ra phía trước: "Quỳnh, em phải đi vào chỗ kia ḱa. Chụp h́nh nhiêu đó đủ rồi, em cần đứng trong biển người đó, mới cảm nhận được hết cảm giác của hôm nay".Và quả thật, tôi thấy ḿnh sắp khóc mấy lần khi đứng giữa đoàn biểu t́nh ở Philippines mà mơ về Việt Nam. 
Đứng giữa Manila tôi biết rằng ḿnh có mặt hôm nay ở đây để thấy rằng từ trước đến giờ tôi chỉ hiểu thế nào là tự do nhưng không thật sự cảm được tự do. 
Tôi nghiệm ra rằng: ḷng tự hào dân tộc là thứ mà dân tộc tôi không thiếu, nhưng tự do để bày tỏ nó công khai th́ lại vô cùng thiếu thốn. 
Nh́n những người bạn Phi, tôi đau đớn nhận ra rằng ḷng tự hào dân tộc của đồng bào tôi đă và đang bị bỏ tù. Và chính v́ như thế nó không c̣n vẹn nguyên, nó chỉ c̣n là một niềm tự hào dân tộc bị tật nguyền.