TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG
Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần.
Từ trái sang:
Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, các tướng Lê Nguyên Vỹ, Lê Văn Hưng, Nguyễn
Khoa Nam, Trần Văn Hai và
Phạm Văn Phú.
(link tiểu sử)
Bài đọc suy gẫm:
30-4 : Những Trận Đánh Cuối Cùng, Sài G̣n Thất Thủ, tác
giả Trọng Đạt tổng kết một số diễn biến và những trận đánh của
những ngày cuối. H́nh ảnh chỉ có tính cách minh họa.
…Ngày 4-4-1975 Phan Rang và Phan Thiết được sáp nhập vào Quân
khu 3. Tại Phan Rang lực lượng ta gồm 2 trung đoàn bộ binh 4 và
5 thuộc sư đoàn 2, 1 lữ đoàn Dù, 1 liên đoàn Biệt Động quân, 4
tiểu đoàn Địa phương quân, sư đoàn 6 Không quân, Hải quân gồm 2
khu trục hạm, một giang pháo hạm, một hải vận hạm… Trung Tướng
Nguyễn Vĩnh Nghi Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 đóng tại Tháp
Chàm.
Phan Rang phố xá vắng tanh, dân di tản về Phan Thiết rất
nhiều, ngày 14-4 Việt Cộng tấn công tuyến pḥng thủ Phan Rang
tại phi trường, một tiểu đoàn Dù đụng độ Việt Cộng, địch bỏ xác
cả 100 tên. Ngày 15-4 Phó Thủ tướng đặc trách Quốc pḥng Trần
văn Đôn và Tướng Toàn thị sát mặt trận. Khi phái đoàn vừa về th́
Việt Cộng tấn công mạnh, địch tăng cường sư đoàn 325 và nhiều
chiến xa. Quân đội VNCH phản công dữ dội nhưng không thể chống
lại lực lượng quá đông của địch phải rút lui, trung đoàn 4 và 5
tan ră.
Khuya ngày 16-4 chỉ có 200 người thoát ṿng vây, các sĩ quan
thuộc Bộ tư lệnh tiền phương và và sư đoàn 6 không quân bị bắt
hết, các đơn vị ta tại đây coi như tan ră, Việt Cộng chiếm được
40 máy bay tại Phan Rang.
Hai hôm sau ngày 18-4 Phan Thiết cũng bị lọt vào tay Cộng
quân
Quân đoàn 4 BV gồm các đơn vị đă chiếm QK 2 theo Quốc lộ 1,
Quốc lộ 20 tiến về Sài G̣n, gần giao điểm của hai Quốc lộ này là
Xuân Lộc thuộc tỉnh Long khánh cách Sài G̣n 60 cây số, Xuân lộc
giữ vị trí quan trọng bảo vệ phi trường Biên Hoà.
Phạm vi trách nhiệm của sư đoàn 18 là Long Khánh, phụ trách
an ninh phía Bắc căn cứ Long B́nh, Quốc lộ 15 và căn cứ Không
quân Biên Hoà. CSBV huy động 4 sư đoàn thuộc Quân đoàn 4 đă bị
sứt mẻ: sư đoàn 6 gồm 2300 người, sư đoàn 7 có 4100, sư đoàn
341, sư đoàn 1 gồm 3400 người sư đoàn 325 gồm5000 người, trung
đoàn biệt lập 95B gồm 1200 người.
BV khi tấn công Xuân Lộc nhằm các mục tiêu.
-Tấn công tuyến pḥng thủ then chốt phía đông như Xuân Lộc,
Bà Rịa, Vũng Tầu.
- Kéo lực lượng Việt nam Cộng Hoà ra ngoài để tiêu diệt, mở
cửa lớn để vào Sài G̣n.
-Thu hút lực lượng Việt Nam Cộng Hoà vào phía đông để đưa các
lực lượng khác tới bắc và tây bắc Sài G̣n. Giữa tháng 3 sư đoàn
18 bắt được một số tù binh c̣n nhỏ tuổi, mới được đưa từ ngoài
Bắc vào, lấy cung tù binh biết trước ư dịnh củaVC, sư đoàn 18
chuẩn bị sẵn sàng chờ địch. Bộ binh và pháo binh được đưa lên
giữ các cao điểm quan trọng, gia đ́nh binh sĩ được đưa về hậu cứ
Biên Hoà.
Phù hiệu Sư Đoàn 18 Bộ
Binh và Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, vị Tư Lệnh cuối cùng của sư
doàn 18 BB. Ông cũng là vị Tư Lệnh chiến trường của mặt trận
Xuân Lộc. Trong những ngày tháng Tư, chỉ huy Sư Đoàn 18 và các
Lực Lượng bạn đánh một trận đánh để đời tại Long Khánh, Xuân
Lộc. Dù bị lép vế với số quân áp đảo của quân chủ lực cộng
sản, chiến thuật biển người, nhưng các chiến binh Quân Lực Việt
Nam Cộng Ḥa tham chiến đă anh dũng can trường, bẽ găy mọi mưu
toan tấn công của địch. Xuân Lộc vẫn oai hùng đứng vững hiên
ngang cho tới khi thay đổi chiến thuật.
Sáng 9-4 Việt Cộng pháo Xuân Lộc 4000 quả, cho hai tiểu đoàn
đặc công đột nhập thị xă bị đẩy lui bỏ lại hằng trăm xác chết,
dân bị trúng đạn nhiều người chết, địch pháo phi trường Biên
Hoà. Ngày 11-4 tiểu đoàn 2/52 VNCH băng rừng tăng cường Xuân Lộc
đă phục kích tiêu diệt một đoàn xe 30 chiếc , gần 100 tên VC bỏ
xác. Quân đội VNCH kháng cự mănh liệt tại Xuân Lộc, biệt đội kỹ
thuật của ta bắt được điện báo VC và biết vị trí đóng quân của
chúng để gọi máy bay oanh kích khiến thiệt hại của địch cao.
Xuân Lộc tuy không phải là mục tiêu cuối cùng nhưng vẫn là mục
tiêu chính, VC đưa thêm quân vào chiến trường, sáng ngày 16-4
Tướng Toàn cho lệnh thả 2 trái bom CBU (Daisy Cutter) tại Bắc
Gầu Giây tiêu diệt nhiều đơn vị bộ binh, thiết giáp, pháo binh
địch. Bị Việt Cộng tố cáo trên dư luận quốc tế nên Mỹ không dám
cung cấp ng̣i nổ, sự thực họ chỉ thử nghiệm vũ khí cũng như ngăn
chận đà tiến quá nhanh của VC để dễ di tản khỏi VN.
Ngày 20-4 Tướng Toàn bay trực thăng vào Xuân Lộc gặp Tướng
Đảo bàn kế hoạch lui binh, sư đoàn 18 rút lui vào lúc đêm vừa
đánh vừa rút, giữ trật tự b́nh tĩnh, tối 20 trung đoàn 48 về đến
Long Giao đặt pháo binh yểm trợ tổng quát cho cuộc lui binh, sau
đó truyền tin, công binh, pháo binh, quân y… rút theo.
Sư đoàn 18 thiệt hại 30% quân số, Địa phương quân nghĩa quân
bị thiệt hại nặng, VC chết 5000, 37 xe tăng bị bắn cháy. Sư đoàn
18 để 2500 quân ở ngoài và 2500 quân ở trong thị xă, VC pháo
2000 quả, đến tối sư đoàn 6 VC phải gom quân rút lui. Trân đánh
kéo dài mấy ngày, VC đưa thêm vào mặt trận một sư đoàn nữa ngày
10 để tấn công thị xă nhưng vẫn bị đẩy lui. Địch pháo 2000 quả
vào tuyến pḥng thủ nhưng sư đoàn 18 vẫn đứng vững. Trước đấy sư
đoàn này được coi như một sư đoàn loại dở, tệ thế nhưng đă đẩy
lui nhiều đợt tấn công dữ dội của đối phương. Trong mấy ngày tấn
công VC đă pháo 8000 quả vào Xuân Lộc nhưng sư đoàn 18 vẫn bám
sát trận địa chiến đấu rất dũng mănh không lùi một bước.
Sư đoàn 18 lui binh tốt đẹp cho thấy khuyết điểm của Quân
đoàn 1 và 2.
- Thiếu chuẩn bị, không lập kế hoạch lui binh, không kiểm
soát đôn đốc từ cấp chỉ huy.
- Gia đ́nh binh sĩ, dân chúng di tản làm rối loạn hàng ngũ,
sư đoàn 18 đă có kế hoạch cho di tản gia đ́nh binh sĩ về Biên
Hoà trước nên không sẩy ra hỗn loạn. Ngày 18-4 Ủy ban Quốc pḥng
Thượng viện Mỹ bác bỏ đề nghị viện trợ khẩn cấp cho VNCH của
Tổng thống Ford.
Từ ngày 8-4 -1975 Lê Đức Thọ, người thực sự cầm đầu Bắc Việt
chủ toạ phiên họp tại Lộc Ninh với các cán bộ thuộc Trung ương
Cục miền Nam và Bộ Tổng tham mưu CS. Thọ tuyên bố thành lập Bộ
Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài G̣n Chợ Lớn, Tư lệnh Đại Tướng
Văn Tiến Dũng, Chính ủy Phạm Hùng, Phó Tư Lệnh Thượng Tướng Trần
Văn Trà. Bộ Tư lệnh bàn kế hoạch đánh chiếm Bộ TTM, dinh Độc
Lập, Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh Sát Quốc Gia,
Phi trường Tân Sơn Nhất.
Ngày 21-4, Nguyễn Văn thiệu từ chức Tổng thống tại dinh Độc
lập để rồi mấy hôm sau ra khỏi nước.
Phó Tổng thống Trần văn Hương lên thay, trong khi ấy các nhà
ngoại giao quốc tế ra sức vận động hai bên để tránh cho Sài G̣n
khỏi trở thành băi chiến trường. Mấy hôm sau Cộng quân bắn 4
trái hoả tiễn 120 ly vào Khánh Hội làm cháy mấy chục căn nhà.
Đài BBC nói BV cảnh cáo chính phủ Trần Văn Hương phải bàn giao
cho một chính quyền do họ chỉ định, người ta hiểu ngay đó là
nhóm chính khách thứ ba do ông Dương Văn Minh lănh đạo. Ngày
27-4 Quốc Hội nhóm họp để biểu quyết việc trao quyền cho Dương
Văn Minh.
Trung tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn 3 QLVNCH tổ
chức pḥng thủ Thủ đô trên 5 tuyến chính với khoảng cách tới
trung tâm thành phố xa hơn tầm pháo của đại bác 130 ly VC đồng
thời bảo vệ các căn cứ quan trọng tại Biên Hoà, Củ chi, Lai Khê,
Long B́nh.
Phía tây bắc là tuyến Củ chi với sư đoàn 25 BB và hai liên
đoàn 8, 9 Biệt động quân. Tuyến B́nh Dương ở phía bắc với sư
đoàn 5 BB. Tuyến Biên Hoà phía đông bắc với sư đoàn 18 BB và lực
lượng Xung kích Quân đoàn 3. Tuyến Vũng tầu và Quốc lộ 15 do lữ
đoàn 1 Dù cùng với một tiểu đoàn thuộc sư đoàn 3 BB và các đơn
vị thiết giáp, Địa phương quân, nghĩa quân của tiểu khu Phước
Tuy phụ trách. Tuyến Long An phía nam ngoài lực lượng địa phương
quân, nghĩa quân cơ hữu c̣n có sư đoàn sư đoàn 22 BB phụ trách
cộng với sự tăng cường của trung đoàn 12 thuộc sư đoàn 7 BB và
trung đoàn 14 thuộc sư đoàn 9 BB và Liên đoàn 6 BĐQ.
Năm tuyến pḥng thủ chính của ta cũng trùng với 5 hướng tấn
công của năm quân đoàn địch: Hướng tây nam là đoàn 232, Tư lệnh
trung tướng Lê đức Anh với các sư đoàn 3, 5, 8, 9 BB và 27 đặc
công và 4 trung đoàn độc lập 16, 24, 88, 71 và trung đoàn pḥng
không tiến từ sông Vàm Cỏ Đông và Hậu Nghĩa. Quân đoàn 3, Tư
lệnh thiếu Tướng Vũ Lăng gồm các sư đoàn 10, 316, 320 và 968
tiến về phía Tây Ninh. Phía bắc là quân đoàn 1, Tư lệnh là Thiếu
Tướng Nguyễn Hoà gồm các sư đoàn 312, 320B và 308 từ Lộc Ninh và
Phước Long tiến về khu tập trung ở phía nam sông Bé. Quân đoàn
4, Tư lệnh Thiếu tướng Hoàng Cầm gồm các sư đoàn 6, 7 và 341 sau
khi chiếm Xuân Lộc đang tiến về Trảng Bom. Mũi sau cùng là quân
đoàn 2 , Tư lệnh thiếu tướng Nguyễn Hữu An gồm các sư đoàn 3 Sao
vàng, 304, 324B, và 325 tiến đánh Long Thành, Vũng Tầu, Phước
Lễ.
Kế hoạch BV như sau: Hướng tây bắc quân đoàn 3 và địa phương
quân Tây ninh, Củ chi, các lực lượng đặc công biệt động, tăng
pháo tiến đánh căn cứ Đồng Dù, tiêu diệt sư đoàn 25 từ Củ chi
đến Trảng bàng rồi tiến đánh Tân sơn nhất, phối hợp với quân
đoàn 1 đánh Bộ Tổng tham mưu sau đó tiến về Dinh Độc Lập. Hướng
bắc quân đoàn 1 cùng các lực lượng đặc công, pháo binh, hoả
tiễn.. bao vây căn cứ B́nh Dương, Bến Cát rồi đánh BTTM, BTL các
binh chủng G̣ gấp rồi tiến về dinh Độc Lập. Hướng đông quân đoàn
4 tiến đánh Biên Hoà, phi trường BH rồi tiến vào quận 1 SG.
Hướng Đông nam quân đoàn 2 đánh Bà Rịa, Vũng Tầu.. để chặn đường
rút lui của VNCH, chiếm căn cứ Nươc Trong, Long thành, pháo kích
phi trường TSN, chiếm Long b́nh. Hướng tây, tây nam đoàn 232
chiếm Hậu nghĩa, rồi tiến đánh Biệt Khu Thủ Đô.
Quân đội VNCH như chúng ta đă biết từ cuối tháng 3-1975 đă
mất gần một nửa lực lượng chủ lực. Tại Quân khu 3 ta chỉ c̣n 3
sư đoàn 25, 5, 18 và các đơn vị di tản từ miền Trung về với quân
số thiếu hụt, tổng cộng gần 6 sư đoàn để đối đầu với khoảng 20
sư đoàn BV. Lực lượng hai bên như sau.
“Về tương quan lực lượng giữa hai bên th́ QLVNCH chỉ có 6 sư
đoàn để bảo vệ thủ đô chống lại một lực lượng đông đảo với quân
số gần 20 sư đoàn CSBV. Ba sư đoàn 7, 9 và 21 BB thuộc quân đoàn
IV QLVNCH không thể dùng để tiếp ứng do điều kiện an ninh lănh
thổ của vùng đồng bằng sông Cửu Long. CS cũng đă xác nhận cán
cân lực lượng trong chiến dịch này như sau:
Ta: 4 quân đoàn 1, 2, 3, 4, và 232 bao gồm 15 sư đoàn bộ
binh, 5 lữ đoàn bộ binh biệt lập, 4 trung đoàn tăng thiết giáp
và 6 trung đoàn đặc công. Quân số tổng cộng khoảng 280 ngàn với
400 xe tăng và 420 pháo.
Địch: 5 sư đoàn bộ binh 5, 18, 22 và 25, sư đoàn TQLC, 2 lữ
đoàn Dù, lữ đoàn 3 Kỵ binh và 4 liên đoàn Biệt động quân. Quân
số tổng cộng khoảng 240 ngàn với 625 xe tăng thiết giáp và 400
pháo”
Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập.
Quân số của BV gồm 280 ngàn người trong đó đa số là thành
phần tác chiến, lính VC không có lương nên không có các đơn vị
hành chánh tài chánh, chúng cũng không có cứu thương y tế, bác
sĩ, y tá… nên nói chung thực lực địch đông đảo hơn ta nhiều.
Quân số của VNCH là 240 ngàn nhưng trong đó chỉ có khoảng sáu
chục ngàn là lính nhà nghề, c̣n lại là địa phương quân, nghĩa
quân và các thành phần không chiến đấu. BV có đầy đủ đạn dược
trong khi ta gặp khó khăn về tiếp liệu, lực lượng hai bên trên
thực tế chênh lệch, ưu thế quân sự về phía địch.
Bắt đầu từ 26-4-1975 VC đă bắt đầu tấn công vào Trường Thiết
Giáp Long Thành, căn cứ Nước Trong , đặc công tấn công Tân cảng
, cầu xa lộ, đài ra đa Phú Lâm nhưng thất bại bị đẩy lui.
Sáng ngày 27-4 sư đoàn 3 BV tấn công chiếm Phước Lễ, Lữ đoàn
Dù rút về Vũng Tầu, sư đoàn 18 được lệnh lui về giữ Trảng Bom.
Phía tây các căn cứ dọc theo Vàm Cỏ Đông lần lượt bị VC chiếm,
chúng pháo phi trường Biên Hoà dữ dội, sư đoàn 3 Không quân phải
di về Tân sơn nhất và Cần thơ. Phía tây nam đoàn 232 cắt quốc lộ
4 nhiều nơi để chận viện binh từ quân khu 4, phía bắc quân đoàn
1 BV tiến về Thủ Đầu Một, phía tây bắc quân đoàn 3 BV cắt quốc
lộ 1 và 21 để chặn đường rút của sư đoàn 25 BB.
Chiều ngày 28-4 Tướng Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức Tổng
thống tại dinh Độc Lập, chừng một tiếng sau, phi công nằm vùng
trung úy Nguyễn Thành Trung hướng dẫn năm phi cơ A-37 của ta do
Việt Cộng chiếm được ném bom phi trường Tân Sơn Nhất rung chuyển
cả trời đất khiến dân chúng Đô thành hốt hoảng. Tối hôm ấy BTL
Quân đoàn 3 di chuyển từ Biên Hoà về G̣ Vấp.
Người phi công chiến đấu
cuối cùng. H́nh dưới:
Phi Cơ AC-119K của Không Lực VNCH bị rớt trong ngày
29-4-1975.
30-4 Binh sĩ VNCH ngăn
địch trên cầu xa lộ (Tân Cảng)
Từ 4 giờ sáng ngày 29-4 BTTM, phi trường Tân Sơn nhất, BTL
Hải quân bị pháo kích dữ dội. Cộng quân chiếm được Nhơn Trạch
đặt hai khẩu 130 ly pháo 300 quả vào Tân Sơn Nhất gây nhiều
thiệt hại nặng, các băi đậu phi cơ, bồn chứa nhiên liệu, kho đạn
bị trúng pháo kích gây nhiều đám cháy lớn. Sư đoàn 325 BV chiếm
Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, tiến về Cát Lái. Sư đoàn 304 chiếm căn
cứ Nước Trong.
Trong khi ấy Dương văn Minh cử ba người sứ giả đến trại Đê
Vít tại Tân Sơn Nhất để thương thuyết ngưng bắn với phái đoàn
Quân sự VC nhưng bị Đại tá Vơ Đông Giang bác bỏ.
Tại Biên Ḥa sư đoàn 18 cùng với lực lượng xung kích Quân
đoàn 3, Lữ đoàn 4 Dù và 469 TQLC … vẫn giữ được pḥng tuyến.
Buổi chiều Bộ Tư lệnh Hải quân và Không quân di tản. Một liên
đoàn BĐQ tại Bến Tranh Bắc Mỹ Tho được lệnh trực thăng vận về
Cần Đước ngăn chận Việt Cộng trên liên tỉnh lộ 5A nhưng không có
trực thăng, do đó Chợ Lớn được coi như bỏ ngỏ. Đến tối Cộng quân
đụng độ với các chiến đoàn 315, 322 tại hai hướng đông bắc thành
phố. Trung tướng Vĩnh Lộc, tân Tổng tham mưu trưởng lệnh cho sư
đoàn 18 BB về giữ khu vực nằm giũa Thủ Đức và nghĩa trang Quân
đội.
Phía bắc, căn cứ Lai Khê của sư đoàn 5 bị địch pháo kích dữ
dội, quận Bến Cát bị tấn công.
Phía tây 2 liên đoàn 8, 9 BĐQ bị thiệt hại nặng , VC bỏ xác
cả trăm tên cùng 18 xe tăng bị bắn cháy, quốc lộ 1 giữa Sài G̣n
và Củ Chi bị gián đoạn.
Sư đoàn 22 BB vẫn làm chủ được t́nh h́nh phía nam, mặc dù bị
VC tấn công.
Chiều 29-4 toà Đại sứ Mỹ bắt đầu di tản bằng trực thăng, sau
19 giờ bay liên tục 80 trực thăng đă chở đi được hơn 1,000 người
Mỹ và khoảng 6,000 người Việt Nam ra ngoài hạm đội.
Ngày 30-4 một trung đoàn BV giao tranh ác liệt với quân Dù
tại Ngă Tư Bẩy Hiền và Lăng Cha Cả, VC bị thiệt hại nặng tới 50%
quân số. Địch tấn công trại Hoàng Hoa Thám, BTL không quân, căn
cứ sư đoàn 25 BB VNCH thất thủ, chuẩn Tướng Lư Ṭng Bá bị bắt.
Mặt trận Ngă Tư Bảy
Hiền, Tổng Tham Mưu, những chiến sĩ Biệt Kích 81 Dù bắn cháy xe
tăng cộng sản ngay tại cổng Phi Long (cổng vô phi trường Tân Sơn
Nhất), Lăng Cha Cả.
H́nh dưới: Các chiến sĩ binh chủng Biệt Động Quân được
điều động trấn giữ tại mặt trận Phú Lâm.
Cộng quân xâm nhập Ngă Tư Bẩy Hiền, trong ṿng 15 phút có 6
chiến xa bị liên đoàn 81 Biệt Cách Dù bắn hạ, địch bị chận đánh
tơi bời phải rút khỏi ngă tư Bẩy Hiền.
Theo Tướng Hoàng Lạc, ông Dương Văn Minh lại cử người tới Tân
Sơn Nhất để thương thuyết với VC xem có vớt vát được tí nào
không nhưng họ vẫn một mực đ̣i phải buông súng đầu hàng nếu
không chúng sẽ bắn phá dữ dội thành phố. Sài G̣n bây giờ đang
nằm trong tầm pháo của quân thù. Tướng Dương Văn Minh phần v́
thấy pḥng tuyến của ta đă sụp đổ dưới các trận tấn công, pháo
kích của địch, chúng đă vào sát thành phố không hy vọng cứu văn
được t́nh thế. Lúc 10 giờ 30, trên đài phát thanh, ông tân Tổng
thống kêu gọi các cấp chỉ huy, binh sĩ QĐVNCH ngưng bắn giao nạp
vũ khí cho các đơn vị Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam để tránh đổ máu
vô ích. Khi ấy tiếng súng trận khắp nơi đều đă im bặt.
Dương Văn Minh tuyên bố ngưng bắn th́ Lê Đức Thọ ban lệnh cho
các quân đoàn BV không chấp nhận đ́nh chiến “cứ tiến thẳng vào
Sài G̣n tước vũ khí và bắt quân ngụy đầu hàng không điều kiện.”
Cộng quân tiến vào Thủ Đô đang bỏ ngỏ làm bốn ngả: Cánh thứ nhất
từ Long Khánh theo xa lộ Biên Hoà, thứ hai từ Củ Chi qua Ngă Tư
Bẩy Hiền, thứ ba từ Long An kéo lên qua ngả Phú Lâm Chợ Lớn,
cánh cuối cùng từ B́nh Dương theo xa lộ Đại Hàn vào Hàng Xanh.
Theo báo Sài G̣n Giải Phóng năm 1976 nhân ngày kỷ niệm chiến
thắng 30-4, VC cho biết đoàn quân vào dinh Độc Lập trước nhất là
cánh từ Long An , họ có chụp h́nh những chiếc xe lội nước PT-76
vào sân dinh và bộ đội thiết giáp VC trên xe nhẩy xuống. Theo
tài liệu của kư giả ngoại quốc hoặc do lời kể của các viên chức
chính phủ trong dinh Độc Lập th́ cánh quân từ Biên Hoà cùng với
các xe T-54 đă tiến chiếm dinh Độc Lập trước tiên.
Báo VC năm 1976 cho biết người đi đầu là một viên đại uư,
được các viên chức tiếp đón tại cửa vào, y hỏi thăm đường lên
lầu rồi vội kéo cờ vàng của ta xuống để treo cờ Mặt trận lên để
chứng tỏ giang sơn này, đất nước này đă hoàn toàn thuộc về CS.
Trong số các sĩ quan BV vào tiếp thu dinh Độc Lập sau đó, người
cấp bậc cao nhất là một Đại tá kư giả chiến trường (journaliste
de guerre), các tài liệu Mỹ (Vietnam, A History; The World
Almanac Of The Vietnam War) đều nói tên người này là Bùi Tín.
Báo chí VC năm 76 đăng tấm h́nh ngày 30-4-1975 tại dinh Độc Lập,
Dương Văn Minh nói với viên Đại Tá VC bước vào dinh.
“Chúng tôi chờ các ông đến để bàn giao quyền hành.”
Viên Đại tá VC (không thấy nói tên) người to lớn nắm tay trợn
mắt la lối dữ tợn trước ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu nguyên
văn.
“Các ông c̣n cái ǵ nữa để mà bàn giao, các ông phải đầu hàng
vô điều kiện”.
Rồi hống hách bắt Tướng Dương Văn Minh phải lên đài phát
thanh tuyên bố đầu hàng. Bùi Tín nói láo hoàn toàn, trong khi ấy
Quân khu 4 vẫn c̣n nguyên vẹn với hơn 200 ngàn địa phương quân
và ba sư đoàn BB chủ lực. V́ là một bọn nhà quê, VC không biết
một tí ǵ về nghi lễ quốc tế của chiến tranh, quân sự. Khi tiếp
thu một cuộc đầu hàng tại mặt trận, nếu là cấp bậc thấp hơn phải
chào người cấp bậc cao dù kẻ ấy thua trận, kế đó bắt họ kư giấy
đầu hàng không thể chửi bới vô phép như vậy. Theo lời kể của cựu
dân biểu Lư Quí Chung th́ cả những tên sĩ quan cấp úy BV khi mới
vào dinh cũng quát tháo những người cầm đầu chính phủ và gọi họ
bằng anh.
“Các anh phải hàng hết.”
Chúng ta thấy rơ các thanh niên xuất thân từ một xă hội bán
khai lạc hậu như miền Bắc chỉ là những người thiếu giáo dục.
Sau khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng th́ các mặt trận
quanh Sài g̣n đều im tiếng súng chỉ c̣n một vài trận lẻ tẻ như
tại Hố Nai, bốn tiếng sau lệnh đầu hàng, Thiếu Uư Tư, Biệt kích
Dù và năm người lính thân tín dùng súng chống chiến xa M-72 phục
kích bắn cháy, lật một xe Jeep, một T-54, 2 xe Molotova… rồi
chạy thoát hết. Khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng th́
Tướng Phạm Văn Phú Tư lệnh Quân đoàn 2 và Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư
lệnh sư đoàn 5 tự sát.
Một vị sĩ quan với
nhiều suy tư sau khi nghe lịnh đầu hàng của tướng Dương Văn
Minh qua radio. H́nh
bên: Cảnh trong sân Dinh Độc Lập sau khi việt cộng vào.
Quân khu 4 vẫn c̣n nguyên vẹn, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam
không cho giật sập cầu Long An như Tỉnh trưởng đề nghị. Theo lời
kể của Trung úy Lê Ngọc Danh, sĩ quan tùy viên của Tướng Nam
th́, trước khi tự sát ông đă thắp nhang lễ vái trước bàn thờ
Phật. Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó tự sát chiều tối
30-4, hôm sau 1-5 Tướng Nam cũng tự sát lúc 7 giờ rưỡi sáng,
Chuẩn tướng Trần Văn Hai tư lệnh sư đoàn 7 cũng tự vẫn.
Thực ra rất nhiều người quyên sinh trước ngày tàn của chế độ,
của đất nước như thiếu tá Đặng Sĩ Vinh thuộc BTL Cảnh sát Quốc
gia tự sát lúc 2 giờ chiều 30-4 cùng vợ và 7 người con tại nhà
riêng. Trung tá Vũ đ́nh Duy, Trung tá Nguyễn Văn Hoàn thuộc Đơn
vị 101 tự sát… Các quân nhân Biệt kích Dù cũng như nhiều binh
chủng khác đă mở lựu đạn tự tử v́ chán chường thất vọng khi thấy
đất nước lọt vào tay quân thù. Ngoài ra c̣n nhiều người tự sát
ngoài mặt trận như Trung tá Nguyễn Hữu Thống trung đoàn trưởng
trung đoàn 42 (sư đoàn 22) khi tầu Hải quân vào Qui Nhơn cứu đám
tàn quân của sư đoàn cuối tháng 3-75 , Trung tá Thống từ chối di
tản ở lại tự sát. Đại Tá Lê Cầu, Trung đoàn trưởng trung đoàn 47
(sư đoàn 22) cũng tự sát ngoài mặt trận khi không c̣n lối thoát.
Tháng 4 năm 2006 một cựu sĩ quan tham mưu của Quân đoàn 4
tiết lộ ngày 30-4-1975 họ đă dự định hành quân qua Miên sang
Thái Lan hoặc ra Phú Quốc lập pḥng tuyến chống lại CS, cũng có
người cho rằng Quân khu 4 chờ chính phủ Sài G̣n dời xuống để
tiếp tục chiến đấu nhưng ông Dương Văn Minh lại đầu hàng địch.
Theo lời kể của Trung uư Danh, tuỳ viên của Tướng Nam th́ ông là
người nhân ái, sùng đạo Phật không muốn đổ máu, ông hay lễ bái
trước bàn thờ Phật tại văn pḥng.
“Là một tư lệnh Quân đoàn, đă nắm trong tay nhiều đơn vị
trung thành, tướng Nguyễn Khoa Nam có thể ra lệnh tiếp tục chiến
đấu, nhưng là vị tướng có ḷng nhân ái, không muốn binh sĩ và
đồng bào đổ máu vô ích, ông không cho phá cầu, ông không muốn có
người chết thêm.”
Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Bút kư của Trung úy Lê Ngọc
Danh.
Di tản tại Bến Bạch
Đằng. Sau ngày 30-4, đất nước toàn bộ rơi vào tay cộng sản.
Những cuộc vượt biên, vượt biển kinh hoàng, liều chết đi t́m Tự
Do của người dân Việt Nam cũng bắt đầu.
Nhận xét về Tướng Dương Văn Minh nhiều người hồi đó cũng như
bây giờ chỉ trích chê bai ông là kẻ đầu hàng địch, dâng nước cho
Việt Cộng, nhưng cũng có nhiều người đồng ư với quyết định
củaTướng Minh cho rằng tiếp tục chiến đấu sẽ chỉ gây thêm tang
tóc đổ máu cho quân dân một cách vô ích không hy vọng ǵ cứu văn
t́nh thế. Sau khi ra định cư tại Hải ngoại, Đại Tướng Dương Văn
Minh đă trả lời phỏng vấn:
“Tôi không cứu được nước nhưng tôi phải cứu dân”.
Nhiều người bỏ nước chạy trước khi Sài G̣n thất thủ cả tuần
hoặc hai ba tuần lễ nhưng nay cũng vẫn lớn tiếng chê bai Tướng
Minh đầu hàng phản bội!.
Quyết định đầu hàng của Dương Văn Minh có thể coi là hợp t́nh
huống v́ dù tiếp tục chiến đấu anh dũng cũng vẫn thua, tuy nhiên
sau này ông lại chấp nhận để Việt Cộng phục hồi quyền công dân
cho ḿnh và đi bầu Quốc Hội VC th́ thật là thiếu tự trọng, một
người cấp bậc Đại Tướng bốn sao như ông không thể hèn nhát như
vậy được. Trong khi có những Tướng lănh, quân nhân… tự sát để
giữ danh dự cho QĐVNCH th́ lại có những nhà quân sự, công chức
cao cấp hèn nhát bỏ chạy và rồi sau đó c̣n huyênh hoang tuyên bố
chỉ trích người này người nọ.
Việt Cộng bắt đầu mở chiến dịch tấn công Sài G̣n từ 26-4-
1975, bốn ngày sau pḥng tuyến của ta đă hoàn toàn sụp đổ. Trước
khi Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống người ta đă đoán biết công
việc của ông chỉ là để đầu hàng. Một viên chức hành chánh thân
cận của ông Trần Văn Hương sau này tiết lộ hồi đó ông Hương cho
biết người ta đă sắp đặt sẵn để ông Thiệu bàn giao cho ông Hương
rồi ông Hương bàn giao cho ông Minh, ngay cả việc Dương Văn Minh
yêu cầu cơ quan Tuỳ viên quân sự DAO Mỹ rút lui cũng là do người
ta sắp đặt cả. Khi Dương Văn Minh đang làm lễ bàn giao ngày 28-4
th́ đài BBC đă nói.
“Hôm nay tại Sài G̣n ông Dương Văn Minh được cử giữ chức vụ
Quyền Tổng thống do ông Trần Văn Hương trao lại để chuẩn bị cho
một cuộc đầu hàng.”
Như thế mọi việc đă được sắp đặt cả, tất cả chỉ là một tấn
tuồng hề chính trị. Nhiều người không tin tưởng ông Dương văn
Minh, họ cho rằng sau cuộc đảo chính 1-11-1963, cờ đă đến tay mà
ông không phất được th́ chẳng bao giờ thành công. Khi hai Tướng
Thiệu và Khiêm ra đi hôm 24-4, quân dân đều thất vọng lớn, ai
nấy thừa hiểu số phận của miền Nam như thế nào, lại nữa hai hôm
sau đó, Tổng Thống Trần Văn Hương hiệu triệu đồng bào về t́nh
h́nh vô cùng bi đát của đất nước, ông đă khóc lóc trên làn sóng
điện về viễn ảnh “cái núi xương sông máu của thành phố Sài G̣n”
khiến cho quân dân ai nấy mất hết tinh thần.
Phần th́ ta không đủ lực lượng để chống lại gần 20 sư đoàn
Cộng quân, phần v́ đạn dược thiếu hụt do cắt quân viện, lại nữa
trong hàng lănh đạo nhiều người bỏ trốn như ngày 28-4 các ông
Tổng tham mưu trưởng, Tư lệnh quân đoàn 3 và nhiều ông lớn khác
đă “tẩu vi thượng sách”, cha chung không ai khóc… Đài BBC Luân
Đôn cũng tuyên truyền phá hoại khiến binh sĩ thất vọng chán
chường, tinh thần chiến đấu của quân ta không c̣n nữa. Lực lượng
pḥng thủ dần dần ră ngũ, một số đơn vị can đảm chiến đấu tới
cùng nhưng dù tinh thần chiến đấu cao tới đâu cũng không thể
địch nổi lực lượng quá đông đảo và hoả lực hùng hậu của quân
thù.
Sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Quân khu 4 vẫn c̣n
nguyên vẹn 3 sư đoàn chủ lực và hơn 200 ngàn địa phương quân,
một lực lượng đông đảo chiếm 40% tổng số ĐPQ toàn quốc. Điều này
cho ta thấy rơ sự bố trí lực lượng của ta sai lầm và phí phạm.
Tháng 3-1975, trong khi vùng 1, 2 bị Cộng quân tấn công vây hăm
tơi bời ta vẫn không chịu rút bớt quân từ Vùng 4 lên yểm trợ
tuyến đầu và cuối tháng 4-1975 khi Sài G̣n như người bệnh nhân
hấp hối cũng vẫn không chịu dốc quân từ vùng 4 lên đánh xả láng
một ván bài chót.
Trận đánh cuối cùng đă kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương
chỉ kéo dài có mấy ngày từ 26-4 cho tới 30-4 -1975, cũng vào
ngày này 30 năm trước đó, năm 1945 tại Bá Linh quân Đức đầu hàng
Nga. Sài G̣n tái diễn lịch sử nước Đức Thế Chiến Thứ Hai, có
khác chăng tại Bá Linh giới lănh đạo không bỏ trốn và ép buộc
quân đội của họ chiến đấu tới người lính cuối cùng.
Kể từ ngày Cộng quân đánh chiếm quận Đức Lập 9-3-1975 và Ban
Mê Thuột 10-3 để mở đầu cuộc Tổng công kích cho tới 30-4-1975,
ngày kết thúc chỉ vỏn vẹn có năm mươi mấy ngày. Vơ Nguyên Giáp
ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội nửa đêm 19-12-1946 là ngày
khởi đầu cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ đến trưa ngày
30-4-1975 là ngày kết thúc tính ra đă gần 30 năm.
Theo thời gian những bí mật dần dần được tiết lộ, trận chiến
mất nước 1975 đă được sắp đạt sẵn y như một vở tuồng hề, Việt
Nam đă trở thành băi chiến trường tan nát v́ bom đạn, tệ hại hơn
thế nữa, nó đă trở thành món hàng mua bán đổi chác giữa các thế
lực siêu cường.
Trọng Đạt
H́nh ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam
California, Hoa Kỳ.
Links:
Blog Mười Sáu