Tuyên bố về quyền tư hữu ruộng đất tại Việt Nam
nhân vụ án Đoàn Văn Vươn
20-04-2012
Kính gửi:
- Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
- Quư nông dân Việt Nam đang từng ngày nuôi sống Quê hương.
Xét rằng: Kể từ khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam năm 1930, đảng Cộng sản Việt Nam luôn tuyên bố nông dân là hậu thuẫn chủ yếu nhất của ḿnh, lực lượng quan trọng nhất của đất nước, luôn hứa hẹn “phân phối đất đai công bằng” và “người cày có ruộng” để lôi kéo giới nông dân -từng chiếm 80-90% dân số- đi theo đảng làm “cách mạng”.
Xét rằng: Trên thực tế, suốt cuộc Cải cách Ruộng đất (1953-1956), hàng vạn nông dân làm ăn tài giỏi đă bị đày đọa, bị lănh án tử h́nh v́ bị gán cho tội “địa chủ”. Sau biến cố “long trời lở đất” đầy máu và nước mắt này, ruộng được chia cho các bần cố nông đă mau chóng bị tước lấy, đưa vào hợp tác xă nông nghiệp. Nhưng chủ trương này chỉ mang lại đói khổ không những cho nông dân mà c̣n cho cả nước Việt Nam Dân chủ.
Xét rằng: Sau cuộc thống nhất hai miền năm 1975, chính sách nông nghiệp sai lầm và bất nhân, coi khinh quyền tư hữu đất đai ấy được tiếp tục trên toàn cơi Việt Nam, kèm theo các chính sách "cải tạo xă hội chủ nghĩa" "cải tạo công thương nghiệp", coi khinh quyền tư hữu tư liệu sản xuất, đă đẩy cả nước tiến dần đến bờ vực thẳm phá sản kiệt quệ, khiến cho năm 1988, đảng Cộng sản phải thôi siết chặt kinh tế, đề ra Nghị quyết 10 về khoán các sản phẩm nông nghiệp cho nông dân. Đất nước có gạo ăn và c̣n dư để xuất khẩu. Thế nhưng nông dân vẫn lâm cảnh đói nghèo, v́ không được làm chủ chính mảnh đất ḿnh đang đổ tiền của, mồ hôi và công sức.
Xét rằng: Việc tước đoạt quyền tư hữu ruộng đất (vốn là một quyền tự bản tính con người, được nhân loại văn minh công nhận qua Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền điều 17) đă bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam pháp chế hóa bằng điều 17-18 của Hiến pháp 1992 và điều 1 của Luật đất đai 1993 qua công thức “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lư”. Ghê gớm hơn nữa, bằng điều 1 của Luật đất đai 2003 qua công thức “Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai”. Hậu quả là người dân chỉ c̣n quyền sử dụng, riêng nông dân chỉ c̣n được giao ruộng trồng lúa trong 20 năm hay giao đất trồng cây lưu niên trong 50 năm. Thế nhưng hạn thời này có khi bị nhà cầm quyền địa phương tùy tiện rút ngắn. Đây là phương cách quan trọng nhất để đảng CS duy tŕ quyền lực thống trị lâu dài và là nguồn gốc chủ yếu nhất của mọi bất công trong xă hội Việt Nam hiện nay.
Xét rằng: Trên lư thuyết, sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm ảo, chỉ mang tính lừa gạt; c̣n trong thực tế, “nhà nước đại diện chủ sở hữu” chính là đảng Cộng sản đang độc quyền thống trị cả nước và các thành viên, cán bộ của đảng đang nắm quyền tại mỗi địa phương, từ tỉnh xuống quận, huyện và xă. Kể từ khi mở cửa kinh tế thị trường, kêu gọi ngoại quốc vào đầu tư, phát triển các khu công nghiệp (năm 1986), những viên chức này đă vừa áp dụng nguyên tắc pháp lư kỳ lạ của Luật đất đai nói trên, vừa lợi dụng vô số kẽ hở của hàng trăm văn bản thực hiện (trong đó rất nhiều văn bản vênh nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau, hiểu theo cách nào cũng được) để đuổi hàng triệu người dân ra khỏi mảnh đất đang làm nơi sinh sống hay làm chỗ hành nghề, ra khỏi đầm ao hay ruộng vườn đang chăn nuôi hay đang canh tác. Hành động bất công này thường được thực hiện với sự phối hợp đầy âm mưu của chính quyền các cấp và của nhiều ban ngành trong bộ máy cai trị. Việc toa rập giữa thành phố Hải Pḥng, huyện Tiên Lăng, xă Vinh Quang, giữa cấp ủy, chính quyền, ṭa án, công an, mặt trận, quân đội trong vụ đàn áp, cướp bóc, tàn phá, giam cầm, truy tố gia đ́nh ông Đoàn Văn Vươn là trường hợp điển h́nh.
Xét rằng: Lối bồi hoàn với giá rẻ như bèo, không đủ để người dân xây lại nhà cửa và làm lại nghề cũ hay chuyển sang nghề mới; hay tệ hơn nữa là lối cướp trắng công sức, tàn phá hoa màu, triệt hạ gia cư, hành hung gia chủ
- đă đẩy hàng trăm ngàn gia đ́nh đến chỗ dở sống dở chết, mờ mịt tương lai, khiến con nhỏ bỏ học, con lớn đi làm lao nô hay t́nh nô khắp bốn phương trời, hoặc cả gia đ́nh phải dắt díu nhau chạy ra nước ngoài như đồng bào Thượng tại Tây Nguyên kể từ năm 2001, giáo dân Cồn Dầu Đà Nẵng kể từ năm 2010.
- đă tạo nên nạn “dân oan” chưa từng có trong lịch sử Dân tộc với hàng ngàn đoàn người lũ lượt đi khiếu kiện từ đời cha đến đời con, từ đời ông đến đời cháu, từ quê lên tỉnh, từ nam chí bắc, từ địa phương tới trung ương, trước văn pḥng Quốc hội, cơ quan Mặt trận, trụ sở tiếp dân của chính quyền… với hàng đống đơn từ, hàng ngàn cuộc bố ráp xua đuổi, hàng vạn nỗi âu lo tuyệt vọng…
- đă dồn nhân dân đến bước đường cùng phải chống lại bằng hành động có khi mang tính bạo lực nhiều ít, khiến nhiều người bị án tù như tại Thái B́nh năm 1997, tại Quận 9 Sài G̣n năm 2008, tại Khoái Châu, Hưng Yên năm 2008, tại Bến Tre năm 2011, tại Lục Ngạn Bắc Giang năm 2012, hoặc bị giam cầm như tại Dak Ngo, Đak Nông năm 2011, tại Tiên Lăng, Hải Pḥng năm 2012…
- đă gây thương tích cho dân oan tại Kiên Giang năm 2008, gây vong mạng cho dân oan tại Trảng Bom, Đồng Nai năm 2008, tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa năm 2010, hoặc đă khiến dân tự sát v́ uất ức như anh Phạm Thành Sơn tại Sơn Trà, Đà Nẵng năm 2011, anh Nguyễn Văn Tưởng ở Thăng B́nh Quảng Nam năm 2012.
Xét rằng: Ngoài lư do quốc pḥng, công ích, phát triển, nhiều cán bộ đảng viên đă trưng thu chiếm đoạt nhà cửa đất đai (có khi bờ xôi ruộng mật) chỉ để đầu cơ bất động sản, phân lô chia chác với nhau, cho xí nghiệp ngoại quốc thuê mướn, bán cho công ty trong nước kinh doanh, xây dựng sân golf hoặc khu giải trí du lịch, hoặc có khi để quy hoạch treo hàng chục năm trời… Điều này gây hại vừa cho an ninh lương thực, vừa cho an sinh xă hội, vừa cho an dân trị quốc.
Xét rằng: Cùng sử dụng đất nông nghiệp nhưng hộ nông dân bị “hạn điền” khi được giao đất và khi được chuyển quyền sử dụng đất (2 hoặc 3 hecta), c̣n tổ chức th́ không. Các doanh nghiệp chỉ cần lập dự án tŕnh cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu xét thấy khả thi, Nhà nước có thể giao quyền sử dụng đất cho họ với diện tích hàng ngàn hecta. Với hạn điền này, bên cạnh hạn thời 20 năm cho ruộng lúa, đầm cá và 50 năm cho vườn cây lưu niên, nông dân không thể an tâm và hăng hái đầu tư cho việc nuôi trồng hay canh tác, như thế cũng tác hại lên sự phát triển của toàn xă hội. Ngoài ra, có trường hợp cá nhân cán bộ cướp được hàng trăm hécta đất, khiến nông dân trở nên tá điền, bị bầm dập đủ điều khi thuê ruộng, thậm chí trở thành nông nô cho những địa chủ đỏ mới, như tại Ḥn Đất, Kiên Giang. Đó là chưa kể Tổng Công ty Lương thực Miền nam của Nhà nước từ nhiều năm nay bắt chẹt nông dân miền Nam, buộc phải bán lúa giá thấp cho họ.
Chính v́ lẽ đó, Khối 8406 chúng tôi
1- Đ̣i Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam phải nghe tiếng nói của nhân dân, của các tôn giáo, của giới trí thức mà sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trả lại cho người dân quyền tư hữu ruộng đất vốn có từ xưa; sửa đổi tận gốc Luật đất đai 2003, hủy bỏ nguyên tắc bất công phi lư lừa đảo: “Đất đai thuộc về toàn dân với nhà nước đại diện sở hữu”, để người dân sở hữu thực sự và trọn vẹn mảnh đất của ḿnh, nhất là v́ nhiều xáo trộn và xung đột xă hội sẽ diễn ra khi sắp đến hạn thời 20 năm thuê đất mà Luật đất đai 1993 đă tùy tiện áp đặt.
2- Đ̣i Nhà nước CHXHCN Việt Nam phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho các dân oan đă bị tù v́ đ̣i quyền sống về đất đai, v́ bảo vệ ruộng vườn nhà cửa của họ, như 7 dân oan Bến Tre bị xử ngày 30-5-2011 (trong đó có mục sư Dương Kim Khải), 11 dân oan Lục Ngạn, Bắc Giang bị xử ngày 08-03-2012, 4 thành viên gia đ́nh ông Đoàn Văn Vươn đang bị giam giữ từ 05-01-2012 v́ bị vu tội “sát nhân và chống lại người thi hành công vụ”.
3- Đ̣i Nhà nước phải chấm dứt sách nhiễu cuộc sống, cấm cản hành nghề hay trả lại tự do cho các luật sư từng bênh vực dân oan như Lê Trần Luật, Lê Thị Công Nhân, Huỳnh Văn Đông, Cù Huy Hà Vũ…, phải chấm dứt gây rối công việc của những chức sắc tôn giáo đă và đang dấn thân bảo vệ những cá nhân, cộng đồng hoặc tổ chức mất đất đai nhà cửa.
4- Đ̣i Viện Kiểm sát, Thanh tra nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân Việt Nam, các ṭa án địa phương phải tái duyệt, xem xét và giải quyết hợp t́nh hợp lư hàng triệu đơn khiếu nại của dân oan ba miền, từ nông dân, thị dân đến giáo dân và các ḍng họ.
5- Kêu gọi lực lượng công an và quân đội, vốn xuất thân từ nhân dân và được nhân dân trả lương nuôi sống, phải thôi làm công cụ mù quáng của các “nhóm lợi ích”, các “tư bản đỏ” để trấn áp và tước đoạt dân lành.
6- Kêu gọi các chính phủ năm châu và các tổ chức quốc tế luôn gắn điều kiện quyền tư hữu đất đai, quyền sống của con người vào các dự án viện trợ giúp Việt Nam phát triển kinh tế, từ xây dựng cơ sở hạ tầng đến xây dựng các khu dân sinh, các công tŕnh văn hóa, các nhà máy xí nghiệp.
7- Kêu gọi mọi thành viên Khối 8406 trong lẫn ngoài nước, mọi tổ chức thiện nguyện, mọi tổ chức nhân quyền, mọi tổ chức tranh đấu của con Hồng cháu Lạc khắp nơi tiếp tục nỗ lực xoa dịu đau khổ và bênh vực quyền lợi của các dân oan tại Việt Nam.
Nhân dịp này, Khối 8406 xin chúc mừng thành công của Cộng đồng Người Việt Tự do tại Hoa Kỳ qua Kiến nghị thư Nhân quyền 150 ngàn chữ kư gởi cho Tổng thống B. Obama, cũng như xin ủng hộ Cộng đồng Người Việt Tự do tại Úc châu trong việc lấy chữ kư của đồng bào khắp thế giới cho Kiến nghị thư Nhân quyền gởi Quốc hội Úc châu.
Tuyên bố tại Việt Nam ngày 20-04-2012, thời điểm nhà cầm quyền dự định cưỡng chế ngày hàng ngàn hộ dân oan Văn Giang, Hưng Yên để tiến hành dự án đô thị Ecopark.
Ban Đại diện lâm thời Khối 8406.
1. Kỹ sư Đỗ Nam Hải - 441 Nguyễn Kiệm, P. 9, Q. Phú Nhuận, Sài G̣n, VN.
2. Linh mục Phan Văn Lợi - 16/46 Trần Phú, Thành phố Huế, VN.
3. Giáo sư Nguyễn Chính Kết - Đại diện Khối 8406 tại hải ngoại.
Với sự hiệp thông của Linh mục Nguyễn Văn Lư, cựu quân nhân Trần Anh Kim, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và nhiều tù nhân chính trị, tôn giáo khác đang ở trong lao tù Cộng sản.
Phụ lục:
1) Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền: