Buổi tối khi tôi gặp Einstein

- Một bài học về cuộc sống từ chính nhà bác học lừng danh thế giới qua lời kể của nhà văn Mỹ Jerome Weidman. Câu chuyện, được trích từ “Những câu chuyện vĩ đại” của tạp chí Reader’s Digest, vừa được đăng tải trên một tờ báo Pháp như một lời kêu gọi hăy hành động như Einstein cho một thế giới tốt đẹp hơn.
 
Âm nhạc là nguồn cảm hứng của Albert Einstein -  Ảnh: LIFE
Khi c̣n rất trẻ, mới đặt những bước chập chững vào đời, một tối tôi được mời tham dự một buổi chiêu đăi của giới thượng lưu tại tư gia một mạnh thường quân nổi tiếng của New York. Sau bữa tối, nữ chủ nhân dẫn chúng tôi đến một pḥng tiếp tân lớn để tham dự một buổi ḥa nhạc thính pḥng.
Trớ trêu là tôi không phải một “tín đồ” của âm nhạc. Cho dù có cố hết sức tập trung đi nữa, tôi cũng không sao nhớ nổi một giai điệu, nói ǵ đến thứ nghệ thuật mà người ta gọi là “âm nhạc” vốn chỉ gợi lên trong tôi một mớ âm thanh hỗn độn. Thế nên, tôi ngồi vào giữa khối người đông đảo và chờ những nốt nhạc đầu tiên vang lên để vờ như lim dim thưởng thức, c̣n đôi tai khép kín mặc cho hồn ḿnh lang thang phiêu lăng.
“Nào, hăy nói cho tôi biết kể từ khi nào cậu ác cảm với âm nhạc đến thế”
Cuối cùng, khi những tiếng vỗ tay vang lên kéo tôi khỏi những giấc mơ, tôi hiểu ḿnh đă có thể trở lại với thế giới thực mà không lo màng nhĩ của ḿnh bị tra tấn nữa. Chợt một giọng nói trầm ấm rót vào tai phải của tôi: “Cậu có thích Bach không?”.
Bach? Những ǵ tôi biết về ông cũng chẳng hơn những ǵ tôi biết về sự phân ră hạt nhân. Thế nhưng, tôi lại nhận ra gương mặt của người vừa hỏi tôi. Chân dung của ông nổi tiếng khắp thế giới với mái tóc trắng bù xù, cái ống điếu lúc nào cũng gắn chặt ở góc miệng. Tôi đang ngồi cạnh Albert Einstein mà!
“Tôi có thích Bach không ?”, tôi ấp úng. Tôi nhận ra trong ánh mắt như xuyên thấu kia, không chỉ là một sự lịch sự thông thường. Nhất là tôi có cảm giác ông không phải là người dễ bị lừa chút nào.
 
Albert Einstein - Ảnh: Getty Images
 
"Hăy đánh thức tâm hồn để thế giới đưa cái đẹp vào cư ngụ"
Albert Einstein
Bởi vậy, tôi lúng túng thú nhận với ông là tôi không biết và cũng chưa từng nghe một tác phẩm nào của nhà soạn nhạc này cả.
Một chút bối rối thoảng qua trên gương mặt của Einstein: “Cậu chưa bao giờ nghe Bach à?”.
Nghe thế, đúng là thiếu chút nữa là đủ lộn ruột lên rồi!
“Tôi tuyệt nhiên không có ǵ phản đối Bach cả - tôi vội đính chính - Chỉ là tôi không có khiếu âm nhạc hay tôi chưa bao giờ “cảm” được âm nhạc thôi”.
Vẻ nghiêm trọng hiện rơ trên gương mặt ông. “Xin theo tôi” - ông nói với một giọng mà tôi không sao từ chối nổi.
Ông đứng dậy và nắm tay tôi kéo đi. Tôi theo sát ông. Tôi bối rối bước đi mà mắt gắn chặt xuống thảm lót sàn, giữa những thực khách giờ đang dơi mắt nh́n chúng tôi và th́ thầm đoán già đoán non không biết có chuyện ǵ xảy ra giữa hai chúng tôi. Einstein chẳng màng để ư đến điều này.
Ông bước lên cầu thang chừng như đă quen thuộc. Lên đến lầu, ông đưa tôi vào một pḥng đầy sách và khép cửa lại.
“Nào, hăy nói cho tôi biết kể từ khi nào cậu ác cảm với âm nhạc đến thế” - ông nói với một nụ cười đầy lo lắng.
“Kể từ nào đến giờ rồi - tôi ấp úng - Ngài nên quay xuống dưới và tận hưởng màn độc tấu, giáo sư Einstein ạ. Tôi không thể t́m được niềm vui nào trong âm nhạc và điều đó sẽ làm hỏng buổi tối của ngài”.
Einstein lắc đầu, mặt cau lại, cho thấy tôi vừa nói một điều ngu xuẩn.
“Hăy nói cho tôi biết cậu thích nhất thể loại nhạc nào?”.
“Tôi thích những bài hát có lời và những giai điệu dễ nhớ”. Ông cười và gật đầu, như hài ḷng với câu trả lời của tôi.
“Vậy cậu có thể kể cho tôi một vài ví dụ về thể loại mà cậu thích không?”.
“Gần như là tất cả những bài của Bing Crosby” - tôi bạo miệng nói.
“Tốt lắm”- ông lại gật đầu.
Ông tiến đến một góc pḥng mở máy hát và lấy ra những đĩa nhạc. Tôi quan sát ông. “A!” - ông reo lên khi vừa t́m được một cái tựa của bài nhạc. Thế là giọng ca ngọt ngào trong giai điệu jazz của Bing Crosby trong ca khúc When the blue of the night meets the gold of the day vang lên khắp pḥng. Einstein nhịp nhịp ống điếu với vẻ thích thú. Ông cắt ngang bài sau ba hay bốn câu nhạc.
“Giờ th́ cậu có thể lặp lại những ǵ cậu vừa nghe?” - ông tỏ ra tha thiết.
Một lời mời mà tôi buộc phải thực hiện sao? Rơ là vậy. Thế là tôi hát lại ca khúc của Bing Crosby, cố sao cho đúng và nghe được. Khuôn mặt Einstein rạng rỡ hẳn lên.
“Cậu thấy đó!- ông mừng rỡ khi tôi kết thúc cuộc “tŕnh diễn” của ḿnh - Cậu có khiếu âm nhạc đấy chứ!”.
Nghe vậy tôi ấp úng trả lời là tôi đă nghe bài hát này hàng trăm lần và đă thuộc ḷng, chứ chẳng có lư do nào xứng đáng để được nhận lời khen tặng của ông.
“Nói tào lao! - Einstein bực ḿnh - Cậu vừa chứng minh điều ngược lại với những ǵ cậu nói đấy! Cậu có nhớ bài học đầu tiên của cậu về số học ở trường không? Thử h́nh dung xem nếu như trong những tiết học toán đầu tiên của cậu, thầy giáo yêu cầu giải một bài toán khó bằng các phép chia và phân số phức tạp th́ liệu cậu có làm nổi không?”.
“Dĩ nhiên là không rồi!”.
Einstein vung ống điếu với vẻ đắc thắng: “Kết quả là cậu hoảng sợ và cùng lúc đó sẽ h́nh thành trong cậu một ác cảm đối với môn toán. Chỉ v́ một thiếu sót nhỏ trong cách dạy của giáo viên mà cậu sẽ có thể bỏ qua một môn học tuyệt vời cho phần đời c̣n lại của cậu”.
Nhà bác học tiếp tục vung ống điếu như để củng cố thêm lập luận của ḿnh. “Nhưng không người thầy nào lại ngốc đến mức đ̣i cậu làm những việc siêu đẳng như thế đâu. Họ sẽ dạy cậu những cái cơ bản để giải các bài toán và chỉ khi đă nắm vững được những cái cơ bản này, họ mới đưa cậu đến với những cái khó hơn như phép chia và phân số phức tạp. Âm nhạc cũng tương tự như vậy”.
Einstein giơ cao đĩa nhạc của Bing Crosby. “Bài hát này là thuộc về âm nhạc, c̣n phép cộng trừ lại thuộc về toán học. Giờ đây khi cậu đă làm chủ được giai điệu này, chúng ta có thể chuyển qua những thứ khác phức tạp hơn”.
Ông chọn ra một đĩa nhạc mới và cho nó vào máy hát. Giọng ca vàng John McCormack trong bài hát The trumpeter vang khắp pḥng. Einstein cho ngừng đĩa hát sau vài ḍng nhạc.
“Giờ, nếu được, hăy hát cho tôi nghe những ǵ cậu vừa được nghe”.
Tôi hát lại không chút e dè, và hát chính xác đến ngay cả bản thân tôi cũng bất ngờ. Einstein nh́n tôi với một vẻ mặt mà duy nhất một lần trong đời tôi đă nh́n thấy trên gương mặt xúc động của cha tôi khi tôi đọc bài diễn văn giă từ trong buổi nhận bằng tốt nghiệp ở trường trung học.
“Xuất sắc! - Einstein chúc mừng khi tôi vừa ngừng hát - Tuyệt vời! Chúng ta chuyển qua thể loại khác nhé”.
Cái “khác” ấy là một trích đoạn trong Cavalleria Rusticana của nhạc sĩ Pietro Mascagni, vở nhạc kịch một cảnh do Caruso tŕnh diễn. Mặc dù chẳng hiểu ǵ nhưng tôi vẫn có thể hát lại gần giống giọng nam cao của nhân vật. Einstein vỗ tay tán thưởng.
Chúng tôi lại chuyển sang nghe nhạc không lời mà tôi phải ngâm nga lại các giai điệu. Khi tôi lên những nốt cao, Einstein há miệng và ngửa đầu ra sau như để đỡ cho tôi khi lên cao. Khi tôi hát lên được nốt cao cuối cùng (ít ra là nốt mà tôi có thể vươn tới được), ông ngừng nhạc. “Chàng trai trẻ ạ - ông nắm tay tôi - Giờ chúng ta đă đủ sức thưởng thức Bach rồi đấy”.
Khi chúng tôi quay lại thính pḥng, các nhạc công đă lên dây đàn xong để chuẩn bị bắt đầu tiết mục mới. Einstein mỉm cười và thân mật vỗ nhẹ lên đùi tôi.
“Chỉ cần lắng nghe - ông th́ thầm - c̣n bản năng của cậu sẽ làm điều c̣n lại”
Tôi không tin vào bản năng âm nhạc. Nếu như nhà bác học lừng danh này đă không giúp một kẻ “ngoại đạo” đến được với âm nhạc th́ tối ấy chắc tôi sẽ không bao giờ cảm nhận được giống như tôi đă cảm nhận được lần đầu tiên trong đời khi nghe bài cantata của Bach Những chú cừu thanh b́nh gặm cỏ. Kể từ đó, tôi đă nghe đi nghe lại bài này nhiều lần và có thể nói tôi sẽ không bao giờ chán mỗi khi nghe lại. Nó luôn gợi lên trong tôi h́nh ảnh một người đàn ông hơi đẫy đà với mái tóc trắng bù xù, cái ống điếu luôn kẹp giữa kẽ răng cùng ánh mắt, ở đó luôn lấp lánh mọi sự thán phục của thế giới.
Buổi ḥa nhạc kết thúc, tôi nhiệt t́nh vỗ tay tán thưởng. Chợt nữ chủ nhân xuất hiện trước mặt chúng tôi. “Tôi thật sự lấy làm tiếc, thưa giáo sư Einstein, ngài đă không thưởng thức được phần hay nhất của buổi biểu diễn rồi”, bà vừa nói vừa nh́n tôi với ánh mắt đầy vẻ trách móc.
Nhà bác học và tôi đều phật ḷng. “Tôi cũng thật sự lấy làm tiếc - Einstein trả lời - Thế nhưng lúc năy, người bạn trẻ này và tôi lại làm được một công việc cao đẹp nhất được giao phó cho con người thực hiện đấy”.
“Thật vậy sao? - bà lúng túng đáp lại - Hai vị có thể nói rơ hơn không?”.
Einstein mỉm cười và quàng lấy vai tôi. Lúc đó, ông mới nói vỏn vẹn vài từ đáng được khắc lên bảng vàng mà bản thân tôi sẽ măi măi biết ơn ông. “Hăy đánh thức tâm hồn để thế giới đưa cái đẹp vào cư ngụ”.
HÀ AN - T.N. (Theo Sélection)