|
ĐI THĂM NƯỚC MỸ.
Ông Sĩ ngồi ở bàn, bên ấm chè nóng, ông đang tra thuốc
vào chiếc điếu cày và châm lửa hít một hơi, xong khoan khoái ngửa mặt ra
thả một làn khói bay mù mịt.
Bà Sĩ ngồi dưới đất, cạnh bàn, đang lo gói ghém lại các món qùa trước
khi bỏ vào túi xách cho chồng. Bà hài ḷng khoe:
- Toàn là cây nhà lá vườn ông nhá, long nhăn khô, măng khô, bột sắn giây,
tự tay tôi làm cả…Những thức này nghe nói ở bên Mỹ qúy hiếm lắm, t́m
không có, đào không ra đâu…
Ông Sĩ ra vẻ hiểu biết:
- Thiếu giống ǵ, hàng của ta xuất khẩu sang Mỹ nhiều lắm, đến củ giềng
ăn thịt chó cũng có nữa là. Để sang Mỹ tôi sẽ ăn thịt chó Mỹ xem có béo
không? Chó tư bản nhà giàu mà.
Ông Sĩ hớp một ngụm chè để vài giây cho thấm thía mới gật gù:
- Chè mộc Thái Nguyên ngon thật. Bà có mua chè này mang sang Mỹ làm qùa
không, hử?
- Sao không chứ. Những ǵ ông dặn tôi mua tất….
Bà Sĩ đứng lên, phủi bụi quần và ân cần bảo chồng:
- Xong hết cả rồi, ông đi ngủ sớm mai c̣n ra phi trường Nội Bài, mai tôi
cũng dậy sớm nấu cho ông nắm cơm nếp ăn đi đường.
- Gớm, bà cứ làm như ngày xưa lúc tiễn tôi lên đường trở về đơn vị sau
lần tôi hiếm hoi về phép thăm nhà không bằng. Nhưng mà đi xuất cảnh sang
Mỹ ai lại mang món cơm nếp nhà quê này chứ?
Bà Sĩ âu yếm gắt:
- Ăn cho nó chắc bụng, không ǵ bằng cơm nhà qùa vợ. Ông đừng có mà sĩ
diện.
Suốt mấy ngày nay, biết tin ông Sĩ sắp đi Mỹ du lịch, họ hàng, làng xóm
đă thăm hỏi, chúc mừng không ngớt, và nội bộ nhà ông cũng bận rộn tíu
tít, lo sửa soạn hành lư và …tâm lư không ngớt.
Đời cứ như là mơ, ông Tượng, người em của ông Sĩ di cư vào Nam từ năm
1954 và di tản sang Mỹ năm 1975 đă mời ông Sĩ chuyến đi du lịch này.
Ngày di cư ấy bố ông đă dẫn thằng em 12 tuổi vào Nam trước, ông Sĩ ở nhà
với mẹ, sẽ vào Nam sau. Nhưng chuyến đi Nam ấy không thực hiện được, gây
ra cảnh chia ĺa một gia đ́nh 4 người mà nửa Nam nửa Bắc.
Ông Tượng quyết không bao giờ trở về Việt Nam nếu đất nước c̣n chế độ
cộng sản, ông chỉ liên hệ với người anh duy nhất của ḿnh qua thư từ hay
điện thoại và thỉnh thoảng gởi tiền về giúp anh chị.
Ông Tượng mời anh sang Mỹ chơi, coi như một món quà hào hiệp tặng anh,
trước là thăm thân nhân sau là đi cho biết đó biết đây.
Hai anh em hai lư tưởng khác nhau, ông Sĩ đi bộ đội miền Bắc suốt một
thời tuổi trẻ để giải phóng miền Nam cho đến khi đúng tuổi giải ngũ. Ông
Tượng là lính miền Nam , chiến đấu chống lại quân đội Bắc Việt.
Sau chiến tranh hai anh em đều sống sót, nhà ông may mắn thế, nhưng biết
đâu có những nhà khác, anh em, cha con hay chú cháu đă đối diện nhau nơi
chiến trường, xả súng vào nhau để giành phần chiến thắng mà nào hay t́nh
máu mủ liên hệ…
Cha mẹ đều lần lượt qua đời mà chẳng thấy mặt nhau sau lần chia ly v́
thời cuộc ấy, chỉ c̣n hai anh em nên ông Sĩ háo hức muốn gặp lại thằng
Tượng em ruột của ḿnh lắm..
Ngày xưa bố ông rất mê chơi cờ tướng, nên đặt tên các con theo từng quân
cờ, người anh cả mang tên Nguyễn vănTướng qua đời khi lên 3 tuổi v́ một
cơn bạo bệnh, người con thứ hai là ông Sĩ và người kế tiếp là Tượng th́
mẹ ông phát bệnh ǵ đó mà không thể sinh đẻ được nữa, nếu không th́ anh
em ông c̣n …kéo dài thêm mấy quân cờ nữa như Xe, Pháo Mă, Tốt, v́ thuở
ấy nhà nào cũng bảy, tám đứa con là chuyện thường.
Ông Sĩ cũng háo hức muốn biết mặt mũi nước Mỹ nó ra làm sao mà ghê gớm
thế, có thể làm ảnh hưởng cả thế giới và một thời đă xâm chiếm miền Nam
Việt Nam để miền Bắc của ông phải vất vả, bao nhiêu thanh niên nam nữ
lên đường thi hành nghĩa vụ quân sự và bao nhiêu người đă gởi thây nơi
rừng núi chiến trường miền Nam, mất xác, mất tăm tích cho đến tận bây
giờ.
Tất cả chi phí chuyến du lịch qua Mỹ dĩ nhiên đều do người em lo. Nhà
nghèo xác nghèo xơ, chuyện đi Tây đi Mỹ du lịch là một giấc mơ vĩ đại cả
đời ông không dám nghĩ tới, th́ bây giờ cơ hội trong bàn tay dại ǵ ông
từ chối.
Sáng hôm sau ông Sĩ thức dậy sớm, nhưng bà đă dậy sớm hơn ông từ lúc
nào, cơm nếp nấu xong bà gói trong lá chuối, với một gói muối vừng để
tiện mở ra ăn. Đám con cháu cũng lần lượt đến tiễn ông Sĩ lên đường.
Thằng con trai cả sẽ làm nhiệm vụ chở bố ra phi trường Nội Bài. Từ quê
ông ra Hà Nội mất gần 1 tiếng, từ Hà Nội ra phi trường Nội Bài mất thêm
khoảng 40 phút nữa.
Hai bố con đến phi trường Nội Bài, bố con dặn ḍ nhau xong th́ ông Sĩ
bước vào trong, ông hoa mắt v́ lần đầu tiên trong đời mới được biết phi
trường là ǵ. Ông cầm cuốn hộ chiếu ch́a ra để tŕnh bày và hỏi thăm,
người ta chỉ cho ông chỗ xét gởi hành lư trước..
Cô hải quan đanh đá thô bạo đưa tay bới túi hành lư, cô định mở từng bọc
một th́ ông Sĩ biết điều móc túi ra, ông tần ngần suy nghĩ, nó trông
phong lưu và đẹp người thế, trong khung cảnh phi trường hoành tráng thế,
mà đưa tiền ít chắc không xứng đáng lại thêm rắc rối?
Ông đành lấy ra 5 trăm ngàn đồng Việt Nam dúi vào tay cô, kẻo cô mở tung
toé ra th́ giờ đâu ông xếp lại cho được :
- Chẳng có ǵ đâu, ít thực phẩm khô làm quà thôi mà…
Nhận được tiền, cô hải quan dịu dàng, tươi tỉnh ngay:
- Thế mà bác không nói cho cháu biết trước. Thôi, bác yên chí, hành lư
này sẽ chuyển lên chuyến bay với bác.
Kinh nghiệm lo xa của ông thật hữu ích, ông đă bảo bà để một số tiền mặt
cho ông “đi đường”, hễ có giao thiệp với bất cứ nhân viên cấp nào, ngành
nghề nào phải có tiền mới giải quyết được sự việc. Tiền có sức mạnh ghê
gớm, tiền cất tiếng nói thay người.
Xong việc kư gởi hành lư, ông Sĩ thảnh thơi ôm cái xách tay và lại hỏi
thăm chỗ đăng kư lên máy bay, lại hết chỗ nọ đến chỗ kia, cuối cùng ông
đă t́m ra đúng chỗ, ông đang ngơ ngác chưa biết phải làm ǵ th́ bị anh
hải quan ngồi sau chiếc bàn dài, mặt non choẹt, quát xa xả:
- Ông kia, đưa giấy tờ đây, làm mất cả th́ giờ của người khác.!!
- Vâng ạ, có hộ chiếu xuất cảnh đầy đủ đây ạ…người xuất cảnh là tôi
Nguyễn Văn Sĩ, sinh năm.…
Anh Hải Quan bực ḿnh ngắt ngang:
- Khi nào cần tôi hỏi, ông không phải khai. Giấy nhập cảnh nữa, xuất
khỏi đây ông sẽ đến đâu. Đấy là thủ tục.
Ông lại móc túi quần qua hai ba lớp gói, lớp bọc để lôi ra giấy nhập
cảnh trân trọng đặt lên mặt quầy cho anh hải quan. Tướng tá sang cả và
mặt anh ta lạnh lùng càng làm ông Sĩ cảm thấy ḿnh thấp hèn và hồi hộp
như một kẻ đang đợi được ban ơn:
- Thưa anh, thế đủ chưa ạ ? cần ǵ nữa không ạ?
Anh hải quan lại quát:
- Ông ạ, ạ..ǵ mà lắm thế? có im đi không cho người ta làm việc.
Ông Sĩ im ngay tức khắc, liếc nh́n sang anh hải quan bên cạnh đang “làm
việc” với một người nước ngoài, nhă nhặn, lịch sự, ông ngạc nhiên tự hỏi
:” Hai anh hải quan này cùng làm một việc, nhưng tính khí khác nhau? hay
chắc tại ḿnh và ông nước ngoài kia khác nhau? mà hai cảnh đối xử một
trời một vực thế nhỉ?”
Anh hải quan của ông đă xét giấy tờ xong, anh ta đẩy mạnh mớ giấy tờ về
phía ông, suưt nữa th́ cuốn sổ hộ chiếu quá đà rơi xuống đất nếu ông Sĩ
không nhanh tay đỡ kịp.
Anh hải quan không thèm nói một câu, nhưng ông biết là đă xong, vội thu
gom giấy tờ của ḿnh bỏ vào bọc, vào túi và bước theo lối có mũi tên chỉ
dẫn để ra chỗ cổng vào máy bay, để nhường chỗ cho người khác tiến lên.
Tới đây tưởng đă được yên thân, nhưng khi ông cẩn thận và thân ái hỏi
một cô mặc đồng phục nhân viên phi trường đang ngược chiều đi đến :
- Có phải lối này ra chỗ máy bay không cháu?
Thay v́ trả lời 3 chữ “vâng đúng rồi” để tiết kiệm năng lượng trong
người, cô gái tốn công cau có, gắt gỏng bằng một câu dài hơn:
- Có một lối này ông c̣n hỏi ǵ nữa…?
Ông Sĩ bất chấp lối ăn nói “sinh sự” ấy, vẫn tươi cười và thân ái:
- Thế hả, bác cám ơn cháu.
Vừa trả lời ông Sĩ vừa rảo bước thật nhanh, kịp lúc người ta đang gọi
loa mời hành khách lên máy bay.
Vào trong máy bay gặp các cô tiếp viên Việt Nam, ông Sĩ lại…giật ḿnh v́
cảm thấy chưa thoát nạn, nhưng ông tự trấn an : “ Đă ngồi vào trong máy
bay là chắc ăn rồi, có bị chúng nó gắt gỏng nữa cũng không thành vấn
đề”.
Các cô tiếp viên hàng không Việt Nam trông ai cũng sáng sủa, trẻ đẹp và
sang cả như mấy người hải quan lúc năy, ông Sĩ tự kết luận phi trường là
chỗ làm việc của những đứa con nhà giàu quyền thế, khác hẳn với mấy đứa
cùng trang lứa ở quê ông, mặt mày tối tăm, ngu dốt và đáng thương như
miếng thịt ôi trên phản thịt chợ chiều 30 Tết.
Các cô tiếp viên hàng không đẹp mà kiêu kỳ xa cách qúa, ông lại tưởng
như ḿnh không phải là hành khách trên chuyến bay, mà đang đi nhờ họ th́
đúng hơn, nên ông không dám làm phiền, biết thân biết phận ngồi gọn gàng
và im thin thít tại chỗ, dù có nhiều thứ lạ, ông muốn cất tiếng hỏi han
lắm, nhưng chẳng dại ǵ mở miệng để bị mắng như lúc năy hỏi đường cô
nhân viên..
Máy bay rời Việt Nam đến phi trường Nhật Bản, ông lại lạc vào mê cung
lần nữa, kinh hoàng hơn v́ chung quanh không c̣n nhiều người Việt Nam .
Thà bị mắng, bị gắt như ở phi trường Nội Bài c̣n là đất nước Việt Nam,
con người Việt Nam, c̣n dễ dàng hỏi thăm, đằng này xứ lạ quê người.
Nhưng khi ông ch́a vé, ch́a hộ chiếu ra chẳng biết nói câu tiếng Nhật
nào mà cũng được người ta giúp đỡ rất tận t́nh, dẫn tay ông ra tận chỗ
cổng máy bay mà ông cần. Thế là ông nhẹ cả ḷng, ngồi tại chỗ quyết
không đi đâu xa, sợ lạc mất cái cổng máy bay này. Bây giờ ông Sĩ mới
thong thả mở gói cơm nếp của bà vợ ra ăn trong thời gian chờ máy bay mấy
tiếng đồng hồ. Từ phi trường Nội Bài gặp các sự sách nhiễu vô lư, ông
thấy gói cơm nếp của vợ thật có lư, có t́nh.
Lên chuyến bay ở Nhật, từ Nhật cách Việt Nam chẳng bao xa, mà không khí,
con người đă khác nhau xa, nhân viên trên máy bay ân cần giúp đỡ ông t́m
ghế ngồi, chỉ cách cài dây an toàn, và giúp ông để túi hành lư vào
khoang tàu với nụ cười và nét mặt tươi tắn..
Lần này ông ngồi gần khung cửa sổ và tâm hồn tự tin thanh thản hơn nên
tha hồ làm chủ t́nh h́nh, ông ngả đầu ra ghế để nh́n ngắm bên ngoài, từ
lúc máy bay từ từ lăn bánh, rồi lấy đà cất cánh lên cao dần, thành phố
càng lúc càng xa ở phía dưới, ông sợ lắm, nhưng cũng thú vị lắm, không
ngờ trong đời ḿnh có lúc được đặt chân vào phi trường để xuất ngoại,
được “đi mây về gió” thế này.
Các cô tiếp viên Nhật Bản cũng xinh đẹp, lịch lăm, cao sang không thua
ǵ các cô tiếp viên hàng không Việt Nam nhưng họ thật là thân thiện, họ
mỉm cười kiên nhẫn nh́n ông ra dấu chỉ trỏ các món thức ăn, nước uống
nào mà ông muốn trên suốt chuyến bay dài từ Nhật đến nước Mỹ xa xôi. Bây
giờ ông thật sự là một hành khách được phục vụ tận t́nh và trân trọng.
Ông náo nức nghĩ đến nước Mỹ, nghĩ đến thằng em và đám con cháu nhà nó,
cũng như họ hàng làng nước mà ông có thể sẽ gặp trong thời gian thăm
viếng Mỹ.
Xuống tới phi trường Los Angeles tiểu bang California lúc 12 giờ trưa
hôm sau, ông Sĩ thêm một phen choáng váng đến hoang mang, phi trường to
lớn và náo nhiệt như cả thế giới, toàn thể nhân loại đều tụ họp ở đây,
người ta nói đủ thứ tiếng làm ông nghe mà điếc cả tai.
Ông lắng t́m nghe tiếng Việt Nam , nh́n khuôn mặt Việt Nam và đi theo họ
cho chắc ăn, ông chỉ có một túi hành lư kư gởi nên hải quan Mỹ làm rất
nhanh chóng. Họ hỏi, th́ có người hành khách Việt Nam bên cạnh dịch lại
cho ông, ông trả lời không mang thực phẩm có thịt, cá . Thế là anh hải
quan xét hàng tin ngay, chẳng buồn mở ra kiểm tra ông nói thật hay
không. Người Mỹ sao mà dễ tin người thế chứ.
Xong ông xếp hàng dài chờ tŕnh giấy tờ nhập cảnh vào Mỹ mà ḷng vẫn
chưa hết kinh ngạc v́ anh hải quan Mỹ xét hàng vừa rồi, ông vui lây và
tự hào v́ đă được người ta tin tưởng vào lời nói của ḿnh.
Người này tử tế bao nhiêu ông lại nghĩ đến người kia bấy nhiêu, nét mặt
câng câng đáng ghét của cô hải quan xét hàng hóa ở phi trường Nội Bài
khi lục mở túi hành lư của ông, và bộ mặt ấy bỗng biến thành tươi cười
hơn hớn khi nhận được tiền ông đút lót.
Bây giờ so sánh hai sự khác biệt, ông mới thấy đau đớn v́ tiếc tiền, ông
lẩm bẩm chửi khẽ:
- Tiên sư con quạ mổ! Tiên nhân con nặc nô ! làm tao mất toi năm trăm
ngh́n đồng bạc.
Đến lượt ông Sĩ đối diện với ông hải quan Mỹ, ông nộp giấy xuất nhập
cảnh ra, nh́n ông hải quan Mỹ to béo kềnh càng, ông Sĩ khiếp vía, ông Mỹ
chưa quát tháo ǵ mà ông Sĩ đă hồi hộp, mồ hôi như rịn cả ra dù trong
điều kiện không khí mát lạnh.
Xem xong các giấy tờ một cách thành thạo và nhanh chóng, ông hải quan Mỹ
nh́n ông Sĩ và nói:
- Welcome to USA .
Ông Sĩ chẳng hiểu ǵ, hồn vía lên mây, vội vàng lục túi áo, túi quần,
th́ chị Việt Nam đứng cạnh bên ngạc nhiên hỏi:
- Bác t́m ǵ thế?
Ông ghé tai chị Việt Nam nói nhỏ:
- Chẳng biết ông hải quan Mỹ hạch họe ǵ, giấy tờ tôi đủ cả, thôi cứ
biếu tiền cho xong chuyện. Ở đây họ có tiêu tiền Việt Nam không?
Chị Việt Nam bật cười như vừa bị ai thọc vào nách:
- Bác ơi là bác, ai hoạch họe ǵ bác, ông hải quan nói lời chào mừng bác
vào đất nước Mỹ đấy.
Ông Sĩ ngạc nhiên kêu lên:
- Thế à? Ai quen biết ǵ nhà ông ấy mà chào mừng nhỉ …
- Th́ họ lịch sự xă giao mà bác.
Giây phút này ông Sĩ nhớ ngay đến bộ mặt trơ trơ lạnh lùng và cách ăn
nói hỗn hào, trịch thượng của anh hải quan ở phi trường Nội Bài, anh ta
là người Việt Nam, đáng tuổi con cháu ông mà cư xử với ông c̣n thua ông
hải quan người Mỹ khác gịng, khác giống này nữa.
Chị Việt Nam giục:
- Thôi bác cất giấy tờ kẻo rơi mất và ra ngoài đi, chắc người nhà bác
đang đợi bên ngoài đấy…
Ông Sĩ hớn hở khóac túi xách lên vai, tay c̣n lại xách cái túi lớn và đi
theo ḍng người ra ngoài…
Ông đi từ ngơ ngác này đến ngơ ngác kia khi nh́n cảnh và người xung
quanh, cho đến khi cả đám thân nhân chạy ùa ra đón ông:
- Anh Sĩ đấy à? Em là Nguyễn văn Tượng đây…
- Chào bác Sĩ, chúng cháu là con ông Tượng.
Ông không thể nào nhận ra thằng Tượng em ông ngày xưa, ông từng cơng nó
trên vai dù hai anh em suưt soát tuổi nhau, bây giờ nó bệ vệ hồng hào,
khiến ông phải thốt lên:
- Giời ạ, chú Tượng mà tôi cứ tưởng ai, dù nh́n h́nh rồi mà tôi vẫn
không nhận ra chú, trông cứ như tổng giám đốc hay thủ trưởng cơ quan ở
thủ đô Hà Nội. Nhưng sao chú vẫn nhận ra tôi, hở?
Ông Tượng thành thật:
- Dĩ nhiên là qua h́nh anh gởi, nhưng nh́n thấy một ông Bắc kỳ ngơ ngác
giữa phi trường Los. này th́ không ai ngoài anh.
Ông Sĩ vẫn chưa tỉnh cơn mê:
- Người ở đâu mà lắm thế ! cứ ồn ào và nhốn nháo như tôm tươi nhảy trong
rổ …
Mọi người lên xe hơi để về nhà, v́ con cháu ông Tượng ra đón đông nên
phải đi làm ba xe làm ông Sĩ thầm thán phục khi biết chúng nó đứa nào
cũng có ô tô riêng.
Ông chợt nhớ ra vội dặn ḍ con ông Tượng:
- Này các cháu, chạy xe cẩn thận nhé kẻo xe bốc cháy như ở Việt Nam đấy.
Ông Tượng trấn an lại ông anh:
- Anh đừng lo, hiện tượng xe gắn máy và xe hơi bốc cháy chỉ có ở Việt
Nam , chắc v́ xăng dầu bị pha chế do ḷng tham của con người mà ra thôi.
Xe hơi chở ông Sĩ từ phi trường Los Angeles đi vù vù qua những con
đường, lên đến highway 405 song song là 6 hàng xe làm ông Sĩ không tin
vào mắt ḿnh, ông cẩn thận đếm đi đếm lại mấy lần. Trên đầu ông cũng là
cầu highway, ông nh́n phía trước, những đường cầu highway chạy dài chồng
chất hai ba tầng, tạo thành những đường cong uốn lượn, chỗ cao chỗ thấp
vừa hoa mỹ vừa hiện đại với ḍng xe cộ nườm nượp mà chóng cả mặt.
Đường xá ở Mỹ sao mà cao siêu và vĩ đại thế, nơi đâu cũng toàn xe là xe,
đông như đi chảy hội, mà tuyệt nhiên ông Sĩ không nghe một tiếng c̣i xe
nào, chả bù cho tại Việt Nam, chỉ phố huyện của ông thôi mà xe cộ ngược
xuôi, xe nọ qua mặt xe kia, bất chấp ai trước ai sau và c̣i xe th́ luôn
kêu inh ỏi để người ta biết mà tránh né nhau, chứ đèn đường hay dấu hiệu
luật lệ giao thông chẳng hiệu quả ǵ, h́nh như chỉ để phô trương và
triển lăm, đến nỗi người ta có cảm tưởng rằng nếu xe không có c̣i th́
đừng ḥng ra đường.
Ông Sĩ phải thốt lên:
- Sao mà nhiều cầu vượt đến thế, sao mà nhiều xe cộ đến thế? chỉ riêng
nước Mỹ này đă ngốn hết bao nhiêu xăng dầu của thế giới rồi c̣n ǵ !
Qua khỏi cầu highway 405, xe chở ông Sĩ đang đi vào một thành phố, rồi
đến những khu đường vắng vẻ dần, khi xe dừng lại trước một bảng hiệu
stop màu đỏ khá lâu th́ ông Sĩ ngạc nhiên hỏi ông Tượng:
- Sao ngừng lâu thế?
- Bảng “Stop” là phải ngừng hẳn xe anh ạ.
- Ối giời, bảng ǵ th́ bảng, nhưng chỗ này vắng vẻ không có ai th́ ta cứ
linh động mà đi chứ ngừng làm ǵ cho phí th́ giờ?
- Luật lệ ở Mỹ ai cũng phải tôn trọng, dù là lúc nửa đêm không một bóng
người cũng vậy.
Ông Sĩ gật gù khen:
- Ở Mỹ thật là tự giác, chả bù cho ở Việt Nam ta cứ làm liều cho đến khi
bị phát giác.…
Những khu nhà cư dân hiện ra, ông Sĩ thất vọng khi nghĩ nhà em trai ḿnh
ở một nơi vắng vẻ như thế này chắc không khá giả ǵ. Ông Tượng như đọc
được ư tưởng trong đầu ông anh, bèn giải thích:
- Nhà em ở trong khu này, một trong những khu vực nhà cửa có gía của
California .
Ông Sĩ hỏi lại:
- Ở nơi hiu quạnh thế này mà lại đắt đỏ thế kia à?
- Vâng, ăn thua địa thế, nhà trên đồi, trên núi c̣n đắt hơn nhà dưới mặt
đất. Chỉ những ai tiền triệu trở lên mới mua nổi nhà trên ấy thôi.
- Lạ nhỉ, ở Mỹ cái ǵ cũng ngược đời, ở quê ḿnh, đồi núi bỏ không, làng
xă phải khuyến khích người dân lên phát quang làm rẫy trồng khoai sắn
tăng gia v́ lúa gạo không đủ ăn, chứ làm ǵ có chuyện dọn lên đồi, lên
núi mà ở cho hoang lạnh lẻ loi.
Ông Tượng kể thêm:
- Nhà ở càng gần biển càng đắt, nhất là những căn nhà sát ngay bờ biển.
- Ối giời, ở Việt Nam chỉ những nhà nghèo mới ở sát biển, đối diện với
sóng gío làm hao ṃn nhà cửa, biển lấn đất liền có ngày nuốt chửng cả
nhà và người chứ qúy hóa ǵ.
Ông Tượng hỏi thăm sang chuyện nhà :
- Nghe nói thằng út nhà anh làm việc ở công ty ǵ trên huyện, có khá
không ?
- Chỉ “túc tắc” thôi. Được mỗi ưu điểm là khỏi chân lấm tay bùn như làm
ruộng.
Ông Tượng ngạc nhiên:
- Anh nói “túc tắc” là ǵ? Em không hiểu…
- Là công việc lằng nhằng tạm đủ sống qua ngày. Trước anh có cho nó học
tiếng Trung mà không xin được việc làm ở thành phố đành về làm công nhân
phố huyện vậy.
Ông Tượng lại hỏi và chép miệng than thở:
- Tiếng Trung là ǵ? Việt Nam bây giờ nói nhiều từ lạ qúa em không hiểu
nổi…
Ông Sĩ giải thích:
- Cuộc sống tất bật qúa nên người ta phải nói tắt và h́nh tượng cho
nhanh hiểu chú ạ. Tiếng Trung là Trung quốc, c̣n Singapore th́ gọi là
“Sing” cho ngắn gọn, chú hơi đâu mà lăn tăn. À, hai từ “Lăn tăn” là h́nh
tượng đấy, nghĩa là chú cứ để tâm hồn thanh thản như ḍng nước b́nh
lặng, đừng suy nghĩ, thắc mắc như khi ḍng nước gợn sóng lăn tăn. Hiểu
chưa?
Ông Tượng trả lời mà nét mặt vẫn c̣n hoang mang:
- Vâng, em sẽ cố gắng hiểu.
Về đến nhà, sau vài phút chào mừng thăm hỏi nhau rối rít, ông Sĩ lại lục
đục với mớ hành lư, lôi ra giấy tờ và nghiêm chỉnh nói với em:
- Chú đưa anh ra công an khu vực khai tạm trú cho xong việc đă….
Ông Tượng bật cười không khác ǵ chị Việt Nam lúc năy ở phi trường Los
Angeles :
- Ở Mỹ không ai xét hỏi giấy tờ anh đâu.
Ông Sĩ không tin:
- Chú nói thế nào? Nếu công an khu vực không xét giấy tờ, th́ chú cứ dẫn
anh ra chào họ một tiếng cho phải lẽ, sau này họ không kiếm cớ bắt bẻ,
làm tiền ḿnh chú ạ…với lại chị có dự trù sẵn một kư chè Thái Nguyên để
biếu họ đây.
Ông Tượng ngưng cười, cũng nghiêm chỉnh để giải thích:
- Nước Mỹ không có anh công an khu vực, không ai phải khai tạm trú tạm
vắng. Họ đă xét giấy nhập cảnh của anh ở cửa khẩu phi trường, thế là
xong.
- Thế anh đi ngoài đường họ có xét hỏi giấy tờ không?
- Không tin ngay bây giờ anh cứ ra đường đi khơi khơi xem có ai biết anh
mới vừa đến Mỹ không? Ngay cả người hàng xóm bên cạnh cũng không hề biết
nữa là…
Ông Sĩ vẫn ngơ ngác:
- Thật thế ư? Chẳng lẽ người Mỹ lại sơ hở thế? quản lư đất nước và con
người lỏng lẻo đến thế?
Ông Sĩ ngồi thừ người v́ chưa hết sửng sốt, cả đời ông quen thuộc với
nếp sống xă hội chủ nghĩa, đă ngấm vào thịt da xương tủy ông những thủ
tục, luật lệ, nên ông tưởng nó theo ông dù ông đi đâu, đến đâu.
Hôm nay, ông là một cựu chiến binh cộng sản, cựu kẻ thù của Mỹ, kẻ đă
một thời từng mong tiêu diệt những lính Mỹ trên quê hương Việt Nam, theo
đúng câu tuyên truyền “Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào” đang chễm chệ ngồi
ngay trong ḷng nước Mỹ, vậy mà không hề bị họ để ư, nghi ngờ hay làm
khó khăn ǵ cả, qủa là chuyện lạ lùng.
Buổi chiều, ông Sĩ ăn cơm cùng gia đ́nh ông Tượng, có cả các con ông
Tượng ở gần đấy sang chơi, tṛ chuyện đủ thứ. Gia đ́nh ông Tượng bàn
nhau kế hoạch sẽ đưa ông Sĩ đi chơi những nơi trong thành phố, rồi đi
thăm thân nhân khác, tại những thành phố hay tiểu bang khác. Thật là
nồng nhiệt, thân t́nh và vui vẻ.
Tối hôm đầu tiên nằm ngủ ở Mỹ, trong nhà của em trai ḿnh, trong một căn
pḥng riêng sạch sẽ đầy đủ tiện nghi, giường nệm, chăn gối thơm tho,
pḥng tắm, cầu tiêu ngay bên cạnh, ông Sĩ tưởng như ḿnh lạc vào cơi
mộng nào.
Bao nhiêu năm đời bộ đội nằm bờ bụi, đói khổ, hết chiến tranh th́ về
quê, cảnh nhà nghèo nàn túng thiếu, ông nào biết có những cảnh đời tiện
nghi sung sướng như thế này, ông Sĩ ao ước giá mà bà vợ cùng đi với ông
để cùng được hưởng, v́ mai kia ông có kể lại chắc ǵ bà ấy h́nh dung ra
được
Ông thao thức măi chưa ngủ được, phần v́ thay đổi giờ giấc, phần v́ lạ
nhà, lạ cảnh. Ông lan man nhớ lại lúc ở phi trường Los. Anh hải quan đă
tin cậy lời ông, một người xa lạ, mới gặp lần đầu một cách dễ dàng mà
không xét hỏi thêm ǵ về hành lư của ông cả.
Ông chạnh ḷng nhớ đến chuyện xa hơn, sau ngày đất nước hoà b́nh, ông Sĩ
làm đơn xin hưởng lương hưu cựu chiến b́nh. Từ làng xă, đến các đơn vị
đều biết ông bao năm đi bộ đội, vậy mà người ta hành hạ ông phải chạy từ
quê lên huyện, lên thành phố, trở về đơn vị cũ, gặp thủ trưởng xưa, xin
bao nhiêu chữ kư, bao nhiêu thứ xác nhận cḥng chéo, ṿng vo đến dư thừa
th́ họ mới cho hoàn tất hồ sơ.
Bao nhiêu công lao và xương máu của ông đă đổ ra trong chiến tranh, mà
chút quyền lợi đền bù cho ông sao nhiêu khê, khó khăn đến thế !
Ḷng ông lại chập chờn những nỗi vui buồn, vui v́ anh em ông có ngày
đoàn tụ nh́n thấy nhau, ông sẽ có mấy tháng rong chơi ở nước Mỹ to đẹp
này, buồn v́ ông thấy hai cảnh đời khác biệt.
Gia đ́nh ông Tượng sang Mỹ, 3 đứa con đều ăn học thành tài cả, đứa nào
cũng có bằng cấp đại học trở lên, có nhà cửa riêng, c̣n gia đ́nh ông Sĩ
cũng 3 đứa con th́ 2 đứa lớn theo nghiệp cha ông làm ruộng, cuộc sống
nghèo nàn lam lũ chẳng biết đời nào mới ngóc đầu lên nổi, thằng út đậu
xong cái bằng phổ thông trung học, ông đă t́m cách cho nó thoát ly cảnh
đồng ruộng, để cuộc đời đỡ vất vả, xin làm công nhân ở một hăng sản xuất
đồ gốm trên huyện mà cũng tốn bao nhiêu công phu nhờ cậy giới thiệu và
đút lót qùa cáp mới được nhận vào.
Ông ngậm ngùi thầm trách bố ông sao ngày xưa không đem cả vợ con đi, mà
kẻ trước người sau cho mộng đời dang dở, th́ ngày nay cha con ông chắc
cũng chẳng thua kém ǵ cha con ông Tượng.
Bố ông yêu thích môn cờ tướng, chơi cờ tướng giỏi, vậy mà ván cờ cuộc
đời ông chỉ tính sai một nước cờ mà thiệt tḥi cả mấy đời người.
Hết nghĩ chuyện nọ đến chuyện kia, ông Sĩ bỗng lo xa khi nghĩ đến 3
tháng du lịch ở Mỹ rồi sẽ trôi qua, ông sẽ trở lại Việt Nam, đối diện
với cảnh sống nghèo nàn thường lệ, và trước mắt là đối diện với cuộc
hành tŕnh trở về từ Mỹ.
Xưa nay ông đă quen bị đối xử bất công trong mọi t́nh huống của cuộc
sống rồi, có bị quát, bị mắng cũng chai đá rồi.
Nhưng từ phi trường ở Nhật Bản đến phi trường ở Mỹ ông đă được đối xử
một cách công bằng, lịch sự, hoàn toàn khác biệt ở phi trường Nội Bài,
ông chợt thấy một thế giới khác tử tế hơn nơi ông sinh ra và lớn lên cho
đến bây giờ.
Trời ơi, lượt về ông sẽ gặp lại những bộ mặt từ chuyến bay hăng hàng
không Việt Nam ấy, đến phi trường Nội Bài gặp mấy đứa hải quan ấy, mà
ông thêm ngao ngán…
Ông chỉ muốn chúng nó biến mất trong đầu óc ông để ông ngủ yên tối nay
và thoải mái tận hưởng những ngày du lịch một đất nước lạ đời và thăm
lại các người thân sau bao nhiêu năm dài xa cách.
Nguyễn Thị Thanh Dương.
|
|