Một bà mẹ Việt Nam bán rau cải trên đường phố ở đất lạ quê người

 

Cabramatta, một khu vực ngoại ô thành phố Sydney nước Úc, nơi có số đông người Việt cùng nhiều cộng-đồng người châu Á sống tập trung từ những đầu năm 1980.

Vùng Cabramatta thuộc thành phố Fairfield, cách Sydney chừng 30km về hướng tây; (khoảng 50 phút đường lái xe từ đây lên dowm-town của Sydney). Hiện nay trên dưới 40.000 người Việt cư trú tại Cabramatta. Một số báo chí Úc c̣n gọi khu vực này là Saigonmatta.

Chúng ta hăy xem lại bài viết của tác-giả Hồ-Lăng-Bạc như sau:

Tại Úc: làn sóng người Việt vượt biên ồ ạt vào các năm 1978- 1980: Số thuyền nhân tỵ nạn đầu tiên may mắn đến Úc do sự quyết định của Thủ Tướng Malcolm Fraser, họ thường được chuyển vào các trung tâm tạm cư (hostel-tiếng dùng bên Úc, ư chỉ hotel) tức nơi ăn, chỗ ở trong thời gian từ ba đến sáu tháng để từ từ hội nhập vào cuộc sống mới: Làm các thủ tục giấy tờ: thẻ medicare, mở sổ băng, bổ túc giấy tờ, tái khám sức khoẻ, học Anh văn. Hồi đó có bốn hos¬tel tiếp nhận người Á Châu (Việt, Miên, Lào): East Hill gần vùng Liv¬erpool, West Cabramatta sau trường trung học Cabramatta, Westbridge Centre thuộc vùng Villawood và một trung tâm xa hơn là Endeavour vùng Coogee. Cả bốn trung tâm này đều xa trung tâm Sydney.

V́ vậy người Việt thường rủ nhau cùng đáp xe lửa đến nơi nào đó để t́m thực phẩm như ḿ gói, nước mắn, tương chao chứ “ăn măi thịt trừu, hem, thịt gà của hostel cung-cấp th́ chịu sao thấu”! Thêm vào đó việc cần gặp nhau để được nghe và nói tiếng Việt cũng nên lắm chứ. Cho nên dù được phân phối vào nhiều trung tâm khác nhau, hầu như họ lại hội tụ tại 2 trạm xe lửa Cabra-matta và Bankstown! Rồi th́ người này đổi trạm xe để tiến đến vùng Chinatown gần Sydney hoặc hướng về Liverpool thăm bà con xa, người kia t́m vùng Marickville v́ nghe nói hăng may đang cần người, chị nọ hướng về Auburn để gặp người vừa quen.Thời điểm này người Việt định cư tại Sydney chỉ có khoảng gần 2.000 thôi.

Vào các năm 1979-1980: chỉ có vài shop thực phẩm Á Châu lèo tèo trên đường John, con đường chính của Cabramatta, như đối diện trạm xe lửa có một shop cá, một shop trái cây; đặc biệt shop có tên Ming bán bánh ḿ trên đường Athur, bây giờ là bưu điện. Đa số chủ nhân là người Hoa, họ lấy hàng hóa từ Chinatown (sát trung tâm Sydney, cách Cabramatta khoảng 40km) về bày bán qua ngày…

 

Freedom Plaza, Cabramatta. (Photo: J Bar, Wikimedia Commons)

 
Khi hết hạn 3 hay 6 tháng sống trong các trại tạm cư, nhiều đồng hương rủ nhau t́m việc làm và mướn apartment hoặc căn “flat” (tiếng dùng bên Úc) để sinh sống tại vùng đất mới. Đa số rủ nhau cùng đến vùng Cabramatta- Fairfield v́ giá thuê mướn pḥng khá rẻ: Một căn hộ có 2 pḥng ngủ (bedroom), nhà tắm, nhà bếp, pḥng giặt…đủ cả mà giá chỉ khoảng 60 hay 65 Úc kim/tuần; trong khi tiền trợ cấp của chính phủ cấp là 125Úc kim/tuần/người. Gia đ́nh có 5 đến 6 người, hoặc 3, 4 chàng độc thân cùng mướn một “flat” th́ lư tưởng quá rồi.

Thời gian đầu, chưa t́m được việc làm, rất khó thuê mướn v́ khi thuê phải đóng tiền “bond” (đặt cọc) trước 2 tuần, may mắn là các hội từ thiện như Vincent De Paul, Smith Family đứng ra bảo lănh. Do vậy, các căn “flat” hoặc nhà nhỏ 1, 2 pḥng gần trạm xe lửa, gần shop là có “đầu Đen” hiện diện.

Chiều chiều, người Việt hẹn nhau gặp gỡ trên cầu sắt tại trạm xe lửa Cabramatta để có thêm tin tức bà con mới đến và trao đổi kinh nghiệm trong những ngày tháng đầu tại xứ Kangaroo này. Thôi th́ đủ chuyện: Tiền vào sổ băng ra sao, rút ra xài thế nào, phỏng vấn t́m việc sẽ trả lời ra sao? Chủ trả 3, 4 đô /1giờ có nhận không? Con cái đi học bỡ ngỡ th́ phải làm ǵ, sổ mũi nhức đầu đi bác sĩ và mua thuốc ở đâu? v.v...

May mà lúc đó ai cũng “nhường nhau từng bước, nhịn nhau từng lời..”, t́nh đồng bào nghĩa đồng hương sao mà thắm thiết để cùng d́u nhau thích ứng với các khó khăn chất chồng!

Nhờ Trời và cũng nhờ vào sự chịu khó chịu khổ v́ siêng năng, cần cù là bản chất của đa số con cháu vua Hùng mà lớp người “khai sơn phá thạch” tạm thành công trong bước đầu tại vùng quê-hương thứ hai này.

Shop thực phẩm Á châu đầu tiên chính là Vĩnh Sanh (bây giờ là Hoà Sanh) và Milton, 2 shop này bán các mặt hàng thông dụng và đắt khách như: nước tương, ḿ gói, nước mắm, gạo, muối, bột ngọt ,bánh ḿ ổ, v.v... Người Việt rủ nhau đến mua, dù biết rằng các mặt hàng này chủ tiệm mua từ Chinatown . Sau đó có thêm siêu thị Đồng-Khánh bề thế hơn.

Các năm 1982- 1984: Bộ mặt Ca¬bramatta đă h́nh thành v́ số người Việt lên đến trên 5 ngàn, chưa kể người Lào và Cam Bốt (Miên) kéo nhau định cư ở khu bên kia đường xe lửa.Một số người Việt gốc Hoa bắt đầu sang nhượng vài shop của người Ư trên đường John để mở các cửa hàng bán vải ồ ạt “từng thùng”: từ vài chục mét lên đến hàng trăm mét để cứu giúp gia đ́nh c̣n kẹt lại VN. Lư do là sau hơn 5 năm “ngăn sông, cấm chợ” c̣n kèm thêm độc chiêu “cắt liên lạc” với toàn thế giới Tây phương, Cộng Sản VN thực sự kiệt quệ trong khi “nhân dân” th́ đói khổ lầm than, kêu Trời không thấu!... V́ vậy, từ đầu năm 1985, chính sách Đổi Mới của Nguyễn Văn Linh như chiếc đũa thần hóa giải tất cả, bà con trong nước lẫn ngoài nước vui mừng hết cỡ: Cho phép liên lạc và nhận “quà” của thân nhân gởi về!

 
H́nh bà cụ bán rau trên đường John, Cabramatta. Sydney. Australia. (do DBN chụp)

 
Thế là khắp nơi trên địa cầu, người Việt ùn ùn gởi từ cây kim, ống chỉ, kem đánh răng, thỏi kẹo sô cô la, thuốc cảm Tylenol, gói trà, dầu gió xanh con ó đến vải, len, mền và cả máy móc radio, cassette (đây là chỗ “ém-dấu” đô-la tài t́nh...).

Thật đúng là “Em gửi về cho anh dăm bao thuốc lá, anh đốt cuộc đời cháy ṃn trên ngón tay… Gửi về cho mẹ dăm gói chè xanh, mẹ pha hộ con nước mắt đă khô cằn” (Bản nhạc Một Chút Quà Cho Quê Hương của Nhạc sĩ Việt Dzũng). Giai thoại kể rằng lúc sáng tác chính là lúc anh đến bưu điện vùng Cali gởi quà và chứng kiến tận mắt: Bà con dù c̣n nhiều thiếu thốn mà vẫn “ào ào” gửi đủ thứ về quê hương; cảm xúc dâng trào, chàng nhạc sĩ đa tài này vội lấy bút bic và xin tờ giấy viết liền tại chỗ bài nhạc cảm động này.

Con đường John náo nhiệt hẳn lên v́ đợt “gởi quà cứu đói” của người nước ngoài – lúc đó chưa có cụm từ “Việt Kiều”. Các shop thực phẩm Á Châu, tạp hóa, tiệm thịt quay Minh-Tâm, tiệm phở Minh nằm trên đường Athur có lẽ là tiệm phở đầu tiên nấu cũng tạm; ngoài ra c̣n nhiều quán ăn mọc lên hai bên đường này.

Thời điểm 1985-1995: Doanh nghiệp và cách bán buôn của người Hoa và người Việt tấp nập hơn với quán cà phê, quán giải khát, shop bánh ḿ, tiệm thịt cá, tiệm kim hoàn- nữ trang, trung tâm băng nhạc, buôn bán bàn ghế, giựng tủ xen lẫn với shop trái cây, shop quần áo thời trang; tất cả “tưng bừng khai trương” nhưng ít có “âm thầm dẹp tiệm” v́ măi lực tiêu thụ rất cao. Hội đồng thành phố có kế hoạch mở thêm khu thương mại, băi đậu xe và chỉnh trang: biến ngă ba của hai con đường John và Park thành khu Freedom Plaza với cổng chào bề thế, có tượng kỳ lân ngựa, trâu nghé, có ghế đá đủ cả. Khu này hàng năm tổ chức Tết Trung Thu, hội chợ sắc-tộc mà số người tham dự là hàng chục ngàn người.

Con cháu Rồng Tiên kéo về sinh sống tại vùng Tây Nam Sydney gồm các vùng Fairfield, Cabramatta, Canley Vale, Liverpool…lên đến 24,904 người (số liệu vào năm 1996 của Văn Pḥng Thống Kê liên bang Úc thực hiện cứ 5 năm 1 lần).Ngoài việc buôn bán, bà con phát triển mạnh nghề may tại gia: lănh áo quần cắt sẵn từ các chủ người Hy Lạp,Thổ Nhĩ Kỳ, Do Thái…rồi th́ chồng vắt sổ vợ đạp máy; may ăn công 30 hoặc 40cents/1cái. Nhiều người c̣n “hùn hạp” mở hăng may, làm bưu điện, ḷ bánh ḿ, làm farm. Có vốn, người Việt chú tâm vào việc mua nhà, mua xe, sang shop ,mở hăng. Cuộc sống từng bước ổn định và đời tị nạn bắt đầu lên hương và an cư lạc nghiệp từ đây!

Phát triển ồ ạt th́ đương nhiên kéo theo sự h́nh thành băng này, đảng kia và các tệ trạng xă hội: X́ ke, ma túy, cướp giật… và nổi tiếng với băng đảng “5 T”: Tiền, T́nh, Thù, Tù, Tội. (tạm dịch: Money, Love, Revenge, Jail, Sin., Nhưng các vị từ tâm lại đặt là Tuổi Trẻ Thiếu T́nh Thương! Tai tiếng nhất chính là vụ nghị-viên đảng Lao-Động thành-phố Fairfield; ông Ngô-Cảnh-Phương; người Công-Giáo (sinh năm 1958, tại miền Nam Việt-Nam), đă nhẫn-tâm ra tay ám sát Dân Biểu John Newman tại ngay nhà ḿnh ở Cabramata vào ngày 5 tháng 9 năm 1994. Hiện ông Phương đang lănh-án tù chung-thân theo phán-quyết của Ṭa-Thượng-Thẩm Sydney. Australia.

Cabramata trở thành “kinh đô bạch phiến” và đẩy lùi “vương quốc King Cross” tại trung tâm Sydney xuống hàng thứ yếu! Không những dân Úc chính mạch lắc đầu nhún vai mà các sắc tộc khác cũng ngao ngán thở dài khi có ai đó nói về “Ca-Ba-Ma-Tà” hoặc rủ đến thăm vùng này!

Các năm 1999- 2000: Đầu năm 1999, tất cả các vùng và các khu phố tại Sydney đồng loạt chỉnh trang bộ mặt để đón chào Thế Vận Hội Syd¬ney 2000 khai mạc vào tháng 9. Cabramatta cũng được chính phủ tiểu bang, hội đồng thành phố Fairfield dành ngân khoản và lên kế hoạch để sửa sang, xây dựng bằng cách đặt thêm trạm cảnh sát tại góc đường John và mở rộng băi đậu xe, công viên, chỉnh tranh khu vực ga xe lửa để nơi này không c̣n là “ổ x́ ke”. Đây có lẽ là lư do chính khiến Ca¬bamatta trờ thành tốt hơn.Cộng đồng người Việt Tự Do tiểu bang NSW (CĐNVTD/ NSW) cùng với các Cộng đồng sắc tộc bạn hợp tác với chính quyền để góp phần thay đổi bộ mặt Cabramatta.

Chính CĐNVTD đă tặng hơn 25ngàn Úc Kim để mua thêm 1 xe giúp cảnh sát tuần tiểu ngày đêm. Các phương tiện truyền thông, hệ thống phát thanh Việt ngữ, các hội đoàn, các vị lănh đạo tôn giáo, các nhân sĩ cùng tiếp tay để kêu gọi, hướng dẫn, giải thích, khuyên nhủ bà con, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên.

Từ đầu năm 2003 cho đến nay: Có thể nói t́nh h́nh an ninh và nhiều mặt khác của Cabramatta có biến chuyển tốt hơn. Lư do là việc Chính quyền Tiểu bang New-South-Wales cho dời Trung Tâm Cảnh Sát Miền Tây (Western Police Centre) về đường Cabramatta - gần sát văn pḥng Centre Link- tức là ngay trung tâm buôn bán sầm uất. Trung tâm này có lực lượng trên 120 cảnh sát và nhân viên ch́m- nổi thi hành nhiệm vụ 24/24 giờ, với phương tiện thông tin và điều tra dồi dào tối tân, xe tuần cảnh luôn ứng trực. Chẳng những an ninh được cải thiện mà việc bán buôn chất trắng và băng đảng đă đổi điạ bàn chọn nơi khác.

Trong dịp 35 năm Nh́n Lại (1975- 2010), người Việt tại Syd¬ney phần nào hănh diện khi cầm trên tay quyển cẩm nang mỏng (A resource booklet), gồm 36 trang với tựa đề ABOUT THE VIETNAM¬ESE AUSTRALIA COMMUNITY, tŕnh bầy ngắn gọn nhưng đầy đủ lịch sử, đất nước VN (A brief History Of VietNam), Chiến tranh tại VN (The Vietnam War)… đến Cộng đồng người Việt tại Úc châu (The Viet¬namese Community in Australia - VCA- ) với thống kê mới nhất: Có đến 274.200 người Việt đang sống tại đây! (trich trang 17). Riêng tại thành phố Sydney có đến 80.000 người Việt mà khoảng một nửa (40.000) sống tại vùng Cabramat¬ta.

Cứ tạm kết luận: Little Saigon là tiêu biểu của người Việt tại Hoa Kỳ th́ Cabramatta cũng được xem là bộ mặt người Việt tại Úc vậy! Tương lai đang chờ đón ở phía trước… (ngưng trích).

Lần trở về Úc Châu trong mùa Spring Break 2012 này, đi lại con đường John (tương-tự như Bolsa Ave của miền Nam California). H́nh ảnh một bà cụ Việt-Nam tươi cười ngồi bán rau trên vỉa hè, đầu đội mũ, cổ quấn khăn quàng trong không gian lành lạnh của mùa Thu (nên nhớ Úc ngược mùa với Hoa-Kỳ) đă vô cùng “ấn-tượng” trong tâm-khảm chúng tôi. Bà đồng ư cho chụp h́nh và viết về bà. Đây là một “Bà Mẹ Quê” chính hiệu con Nai vàng... (vườn rau xanh ngát một màu, có đàn gà con nương náu. Mẹ quê vất-vả trăm chiều, nuôi một đàn con chắt chiu...)

Bà tự trồng rau, vun bón trong vườn nhà dù Trời mưa hay nắng. Hết đợt này đến đợt khác để kiếm tiền. Điểm đáng nói là những số tiền kiếm được bà đều dùng vào việc từ-thiện: nuôi người nghèo tại Việt-Nam. Chúng tôi được biết mới đây bà giúp cho nhà Thờ đến $5,000 Úc-Kim (hiện nay tương đương với $5,200US) để tỏ ḷng tạ-ơn v́ Cha Trương-Bửu-Diệp đă ban cho bà quá nhiều hồng-ân.

Tư-gia của bà rất bề-thế, ở một vùng sang-trọng cách Cabramatta khoảng 10 phút đường lái xe. Các con bà đều tốt nghiệp vẻ vang trong xă-hội Úc-Châu như: Nha-Sĩ, Bác-Sĩ, Kỹ-Sư... Cháu nội-ngoại đầy đàn xum vầy, quay quần sống gần gũi chung quanh. Thế mà bà cụ ngoài 80 không đi Casino, không đánh tứ-sắc ăn tiền, không uống rượu giải khuây, không lăng-phí thời-gian, tiền bạc vào những chuyện vô-bổ.

Tự trong sâu thẳm tâm-hồn, chúng tôi vô cùng ngưỡng mộ bà, một bà mẹ quê Việt-Nam. Cả đời tần-tảo lo cho chồng con. Giờ vẫn tiếp tục tảo-tần chắt-chiu từng đồng bán rau để chia xẻ với những người khốn khó.

Có lẽ đây cũng là món quà tinh-thần mà Chúa đă ban tặng cho chúng tôi trong mùa Phục-Sinh tháng tư, 2012. Tôi chợt nhớ đến “Tám Mối Phúc Thật” trong Kinh-Thánh, xin gửi tặng quư độc-giả trong mùa lễ Phục-Sinh này:

- Thứ nhất : Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó / v́ Nước Trời là của họ.
- Thứ hai : Phúc thay ai hiền lành / v́ Chúa dành đất hứa cho họ.
- Thứ ba : Phúc thay ai khóc than / v́ sẽ được an ủi.
- Thứ bốn : Phúc thay ai khao khát sống đời chính trực / v́ sẽ được thỏa dạ no ḷng.
- Thứ năm : Phúc thay ai biết xót thương người / v́ chính ḿnh sẽ được xót thương.
- Thứ sáu : Phúc thay ai có ḷng trong sạch / v́ sẽ được ngắm nh́n Thiên Chúa.
- Thứ bảy : Phúc thay ai xây dựng ḥa b́nh / v́ sẽ được gọi là con Thiên Chúa .
- Thứ tám : Phúc thay ai bị người đời ngược đăi, mà vẫn sống chính trực ngay lành / v́ Nước trời đă dành cho họ.

Diamond Bích-Ngọc sưu-tầm & biên soạn (Australia April 5, 2012).