Nhà khoa học 'không hối hận khi về Việt Nam'
Chữa bệnh, dạy học, nghiên cứu, viết sách, tất cả những việc mà
bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn làm từ khi trở về Việt Nam chỉ nhằm một
mục đích mà anh coi là lẽ sống - cứu người.
|
Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn. Ảnh: H.T |
Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, 45 tuổi, giám đốc Viện Tim Hà Nội bày
tỏ quan điểm với VnExpress về việc các nhà khoa học nên
ở nước ngoài "xây nhà hàng xóm" hay về nước công tác. Đây là chủ
đề đang được tranh luận sôi nổi, kể từ sau khi giáo
sư ở Hàn Quốc Nguyễn Văn Thuận nói muốn về Việt Nam công tác,
nhưng được nhiều người khuyên không nên về.
Theo bác sĩ Tuấn, khi một người về nước cần xem xét nghề nghiệp
của họ có phù hợp và có tương lai phát triển ở Việt Nam hay
không. Trong một ḍng thác những lời khuyên về hay ở, có những ư
kiến trái chiều, nhưng số đông chưa chắc đă đúng.
"Một câu của người hiểu biết c̣n quan trọng hơn nhiều câu của
người không hiểu biết. Nhiều người có thể đưa ra nhận định không
chính xác, dựa trên bản năng cảm tính chứ không dựa trên cơ sở
hiểu biết nào”, bác sĩ Tuấn nói.
Bác sĩ từng tu nghiệp 2 năm ở Pháp này cho rằng chuyên môn của
giáo sư Thuận, ngành công nghệ sinh học, là rất cần thiết cho sự
phát triển của Việt Nam, bởi nước ta làm nông nghiệp.
"Để phát triển khả năng một người cần nhiều yếu tố, trong đó có
cả điều kiện làm việc. Không phải mọi thứ Việt Nam đều không đáp
ứng được, v́ thế ai đó phản đối một cách chung chung rằng không
về nước là sai", anh nói.
Muốn phát triển phải có nhân tài
Tốt nghiệp xuất sắc tại trường Đại học Toulouse, Pháp, bác sĩ
Tuấn nhận được lời mời của giáo sư ở lại làm việc, nhưng sau đó
anh vẫn quyết định về nước vào năm 1997.
Ngày đó lĩnh vực can thiệp tim mạch tại Pháp rất cần người có
năng lực, trong khi Tuấn là một người như vậy. "Khẩu hiệu nhân
tài là nguyên khí của quốc gia không chỉ ở Việt Nam, mà là chân
lư chung trên toàn thế giới. Pháp và Mỹ luôn sẵn sàng trải thảm
đỏ để mời các nhà khoa học, người tài giỏi di dân sang nước họ,
làm việc với mức lương cao”, anh Tuấn nói.
Theo anh, không một đất nước nào phát triển mà không cần nhân
tài. Khi quyết định phát triển sự nghiệp ở đâu, điều quan trọng
với mỗi người là xác định vị trí của bản thân, tiếp đó xem xă
hội có tạo điều kiện cho ḿnh phát triển hay không. “Cũng như
việc đưa hạt giống tốt vào chỗ đất tốt mới phát triển được, c̣n
vào nơi đất cằn th́ ngược lại”.
Lư do khiến nhiều người khuyên giáo sư Thuận ở lại Hàn Quốc có
thể là v́ họ nghĩ Việt Nam đang rất “cằn”.
"Nhưng tôi thấy Việt Nam không cằn", bác sĩ Tuấn nói. "Việt Nam
cần những 'hạt giống' tốt để xây dựng quê hương".
Anh nhận thấy các báo cáo, nghị quyết, đề án phát triển khoa học
công nghệ thời gian qua chứng tỏ phần nào nước ta đang chú trọng
tới phát triển khoa học công nghệ. Có chăng là Việt Nam vẫn chưa
đủ phương tiện cơ sở vật chất toàn diện nhất để có bước tiến
vượt bậc. Từ chủ trương, nghị quyết, chính sách đến thực tế cũng
cần có thêm thời gian, anh nói.
Nguyễn Quang Tuấn kể lại, trước lời mời ở lại Pháp làm việc, bản
thân anh đứng trước sự lựa chọn khó khăn giữa một bên là nước
Pháp hiện đại và tương lai tươi sáng của anh; một bên anh biết
chắc khi về nước sẽ không xin được việc.
“Về Việt Nam thật sự là quyết định khó khăn nhất”, anh Tuấn nói.
“Trong tiềm thức của tôi khi đó, tôi không hài ḷng với suy nghĩ
ở Pháp chỉ là công dân du nhập. Vậy tại sao ḿnh phải chấp nhận
đổi giá lớn như vậy chỉ v́ có cuộc sống của bản thân ḿnh? V́
cơm ăn áo mặc?”.
|
Bác sĩ Tuấn trong pḥng chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân.
Ảnh: H.T. |
Về Việt Nam, hành trang của anh chỉ có sách vở, không có
Internet và điều kiện làm việc. Anh cảm nhận rơ nhất thực tiễn
khác biệt giữa Việt Nam và Pháp. Anh có cảm giác như từ thiên
đường và tụt xuống mặt đất. Hầu như rất khó để hỏi ai đó giúp
anh trong lĩnh vực can thiệp tim mạch. Anh phải tự lực học.
Nhưng rồi mong mỏi được đền đáp. "Tôi đă rất ngạc nhiên khi Việt
Nam bỏ ra số tiền rất lớn vào thời điểm đó là 2 triệu USD để mua
máy móc phục vụ cho ngành tim mạch. Tôi thấy Việt Nam có lựa
chọn đúng đắn cho tương lai", anh nói. Quyết định đó do giáo sư
Phạm Song đưa ra, đă tạo những điều kiện ban đầu cho ngành tim
mạch can thiệp.
Chưa bao giờ có ư định ở nước ngoài
Nói về thực trạng khoa học Việt Nam, bác sĩ Tuấn cho rằng nước
ta đang tiêu tốn khá nhiều tiền nhưng chất lượng sản phẩm không
tương xứng với mong muốn của nhà hoạch định chính sách, các sản
phẩm khoa học làm ra không có mấy giá trị thực tiễn.
"Thật lăng phí. Ta đâu cần đầu tư dàn trải, mà phải tập trung
vào ngành mũi nhọn. Nếu không có mũi nhọn, thế giới sẽ không
biết Việt Nam là ai. Ta cũng không thể 'ngoi lên mặt đất' để
người ta nh́n thấy ḿnh", anh nói.
Anh Tuấn cho biết thêm, trong nghiên cứu khoa học có quá nhiều
thủ tục hành chính làm nản ḷng các nhà nghiên cứu, kinh phí
nghiên cứu lại không đủ. Tuy nhiên, anh không bao giờ tôi có ư
định làm việc ở nước ngoài kể từ sau khi quyết chí từ Pháp về
nước.
"Tôi thấy sống ở Việt Nam rất tốt", anh nói.
"Sống thôi không đủ. Sống phải có chất lượng. Tôi không quan tâm
người ta sống già như thế nào, mà tôi quan tâm chất lượng cuộc
sống người ta ra sao, sống thật sự sống chứ không phải tồn tại",
vị bác sĩ đă cứu tính mạng vô số bệnh nhân tim mạch nói thêm.
Công tác ở trong nước, bác sĩ Tuấn nhận thức rơ rằng anh là
chiếc cầu nối giúp người bệnh tiếp cận kỹ thuật can thiệp hiện
đại với chi phí thấp hơn, không phải tốn kém đi ra nước ngoài.
Nước nhà cũng tiết kiệm được ngoại tệ cho việc thuê chuyên gia
trong lĩnh vực tim mạch.
Nhớ lại thời gian đầu về nước, làm việc không công vất vưởng cả
năm trời, Tuấn kể cũng từng có niềm nuối tiếc thoáng qua, nhưng
không phải là hối hận. Tuấn nhắc đến các thầy Phạm Gia Khải và
Nguyễn Lân Việt với niềm biết ơn sâu sắc, bởi các thầy đă động
viên anh trong giai đoạn đầu làm nghề.
Tuấn nói anh yêu cái đẹp, v́ thế từng vết mổ trong cơ thể bệnh
nhân, với anh cũng phải đẹp. Trong công việc, niềm vui với anh
chỉ thoáng qua, mà trăn trở là chính, bởi "suy nghĩ làm cho
người ta phát triển lên".
Hương Thu