Nhận định về học
thuật Phật Giáo của nhóm Giao Điểm
Tiến sĩ Dương
Ngọc Dũng, giáo sư Phật Học đại học TP Hồ Chí Minh
Chương 1
Những sai lầm
tổng quát trong cuốn sách "Đối Thoại" của nhóm Giao Điểm
1.1. Sai lầm cơ
bản đầu tiên của nhóm Giao Điểm là chỉ có những kiến thức hoàn
toàn sơ đẳng, phiến diện về Phật Giáo, lẫn lộn Phật Giáo với
Phật Học, khi th́ nói về Phật Giáo như một tôn giáo, khi th́
nói về Phật Giáo như một hệ thống triết học trong cùng một ngữ
cảnh khiến mọi thảo luận đều trở nên rối rắm, lộn xộn, đầy ẩn ư
xuyên tạc, ngộ nhận. Phật Giáo với tư cách là một tôn giáo
th́ không có lư do nội tại nào để cao siêu hơn Thiên Chúa
Giáo cả. Ngay cả bản thân chữ "cao siêu" cũng chẳng có lư do
tồn tại khi bàn về tôn giáo. Người Phật tử đi chùa, thắp nhang,
lạy Phật, cũng giống như tín đồ Islam ngày năm lần hướng về La
Mecca làm lễ với Allah. Lấy tiêu chuẩn nào, từ tôn giáo nào, để
chê bai tôn giáo này và đề cao tôn giáo khác.
Cũng phải thận
trọng phân biệt đạo Phật như một tôn giáo trong khía cạnh lư
tưởng (ideal), phi thời gian (atemporal) và đạo Phật như một
tôn giáo cụ thể có sử tính phát triển trong một bối cảnh cụ thể:
Phật Giáo Ấn Độ sơ kỳ, Phật Giáo Trung Quốc đời Đường, Phật Giáo
Nhật Bản thời Kamakura, Phật Giáo Tích Lan thời Trung Cổ, Phật
Giáo Thái Lan cận đại, Phật Giáo Việt Nam thời Pháp thuộc...vân
vân... Trong khía cạnh lư tưởng, tôn giáo nào cũng là biểu
tượng cho sự hoàn thiện cao nhất đối với tín đồ thuộc tôn giáo
đó. Trong khía cạnh phát triển lịch sử trong một hoàn cảnh, thời
điểm cụ thể, ngay các tín đồ trung kiên nhất của một tôn giáo
nào đó vẫn thấy được bao nhiêu là khiếm khuyết, sơ hở, thiếu hụt
của việc thực hành tôn giáo so với lư tưởng đă đề ra. Cho nên
những người tố cáo Thiên Chúa Giáo mạnh nhất, dữ dội nhất lại
chính là các linh mục trung thành nhất đối với Thiên Chúa Giáo
như một lư tưởng. Cũng như các tín đồ đạo Phật kết án các nhà
sư Phật giáo không sống theo đúng giới luật, lại chính là các
Phật tử thuần thành, trung kiên với lư tưởng Phật Giáo. Nghĩa
là chỉ trích, phê b́nh tác phong, hành vi của một vài nhà sư
Phật Giáo không có nghĩa là phủ nhận, bài bác Phật Giáo như một
lư tưởng tôn giáo. Cũng như các linh mục viết bài tố cáo các
việc làm bại hoại, vô đạo đức của các linh mục hay con chiên
Thiên Chúa giáo khác, không có nghĩa là họ bác bỏ niềm tin vào
Thiên Chúa và sắp chuyển sang quy y đầu Phật.
Nagarluna phản
đối những sai lầm về giáo lư Phật Giáo trong thời đại ông nên
phải bỏ công trước tác bao nhiêu là tác phẩm để phê phán các sai
lầm này đang lưu hành ngay trong giới Phật Giáo. Martin Luther
thất vọng về sự đồi trụy xa hoa của cung đ́nh Giáo Hoàng tại
Rôma, nên phẫn nộ tạo ra phong trào cải cách tôn giáo (The
Reformation). Luther là một giáo sư thần học nên lại càng trung
kiên hơn với tôn giáo của ông như một lư tưởng, và do đó đâm
chán ghét những thực hành tôn giáo sai trái đă diễn ra xung
quanh ông. Nếu Nagariuna mà thấy Giáo Hoàng ăn chơi đàng điếm
th́ ông cũng tỉnh bơ, chẳng lấy ǵ làm buồn bực, phẫn nộ như
Luther v́ Giáo Hoàng đâu phải thuộc Phật Giáo. Chính v́ vậy,
đứng về mặt phương pháp luận tỷ giảo tôn giáo, nếu so sánh Phật
Giáo như một tôn giáo trong khía cạnh lư tưởng với
Thiên Chúa Giáo như một tôn giáo trong khía cạnh thực tế
lịch sử là hoàn toàn sai lầm. Và đây chính là điều "các trí
thức Phật Giáo" trong nhóm Giao Điểm tiến hành. Họ dẫn chứng
kinh điển Phật giáo (tức là Phật Giáo như một lư tưởng) để
chứng minh Phật Giáo là một tôn giáo hoàn thiện, tốt đẹp, giàu
ḷng từ bi. Nhưng khi công kích Thiên Chúa Giáo lại dựa vào các
thực hành tôn giáo diễn ra trong lịch sử phát triển của tôn giáo
này (Pháp Đ́nh Tôn Giáo, vụ án Galilée, v.v... ).
Những người
Thiên Chúa Giáo có thể làm ngược lại và sự căi nhau sẽ kéo dài
vô tận v́ phương pháp so sánh đă hỏng ngay từ nền tảng. Nói một
cách nôm na hơn, đó là một phương pháp so sánh gian lận: anh
chọn cái mô h́nh tốt đẹp nhất trong tôn giáo của anh (chỉ tồn
tại trên b́nh diện lư tưởng) và đem đi so sánh với thực tế đầy
khiếm khuyết trong tôn giáo đối phương. Và nói cho triệt để
hơn, những "trí thức" Phật Giáo nhóm Giao Điểm thực ra cũng
chẳng biết tí ǵ về lịch sử thực sự của Phật Giáo trong nhiều
quốc gia, nhiều thời kỳ khác nhau, nên cứ tưởng những thông tin
nghèo nàn lạc hậu của ḿnh là chính lịch sử Phật Giáo của mọi
quốc gia, mọi thời kỳ.
Cũng như ngài
giáo sư Minh Chi, trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam, nghe nói
đến việc tu viện Phật Giáo Trung Quốc có mở tiệm cầm đồ hay tổ
chức sổ số th́ kinh ngạc đến dăy nảy lên, cứ khăng khăng cho
người viết là nói bậy, nói bạ, vu khống, vu oan cho Phật Giáo.
Nếu Phật Giáo mở tiệm cầm đồ hay tổ chức vé số th́ có ǵ là xấu?
Mở tiệm cầm đồ th́ có ǵ khác với tiệm cơm chay? Đơn giản chỉ v́
không biết thông tin nào khác ngoài những điều ḿnh vẫn tưởng
tượng từ trước, nên không thể tin được có một sự kiện như vậy.
Cũng như Nguyễn Phúc Bửu Tập, chẳng biết ǵ về lịch sử Phật
Giáo, lại đ̣i so sánh các ư niệm kinh tế học hiện đại với giáo
lư Phật Giáo rồi đem gán bừa cho Phật Giáo là khuyến trợ phát
triển (sđd:315-329, "Giáo lư Nhà Phật và Phát Triển Kinh Tế).
Nực cười hơn là Nguyễn Phúc Bửu Tập lại trích dẫn Max Weber,
một nhà xă hội học tôn giáo, có quan điểm hết sức tiêu cực về
Phật Giáo v́ Weber cho rằng Phật Giáo không thể giúp cho xă hội
Ấn Độ về mặt phát triển kinh tế. Tôi sẽ phân tích điều này trong
bài phê b́nh Nguyễn Phúc Bửu Tập.
1.2. Điểm sai
lầm thứ hai, cũng rất cơ bản, là phân biệt tín ngưỡng, niềm tin
tôn giáo và học thuật, nghiên cứu, t́m hiểu về tôn giáo đó. Thần
học rất quan trọng đối với Thiên Chúa Giáo nhưng tín đồ Thiên
Chúa Giáo không cần phải nghiên cứu Thomas Aquinas, Augustine,
Eckhart, Anselm, Bonaventura, Bernard th́ mới đến với Thiên Chúa
được. Cũng như tín đồ đạo Phật không cần nghiên cứu Lâm Tế,
Đạo Nguyên (Dogen), Thân Loan, Pháp Nhiên, Duy Thức Học, Trung
Quán Luận, th́ mới phụng sự hành tŕ Phật Pháp được. Nhưng nếu
tự cho là người am hiểu Phật Pháp với tư cách người nghiên
cứu th́ phải chấp nhận tiêu chí đánh giá chung của cộng đồng học
giả trong cùng ngành, phải biết sử dụng thành thạo các ngôn ngữ
Phật Giáo (ít nhất cũng phải biết Pali và Sanskrit), phải tiếp
cận được với các văn bản Phật Giáo gốc (primary sources), có
nghĩa là không phải học qua bản dịch của Phạm Kim Khánh như Lư
Khôi Việt rồi tuyên bố đă hiểu Phật Pháp là ǵ, phải nắm vững
các phương pháp luận hiện đại về nghiên cứu tôn giáo, về so
sánh tỷ giáo, về lịch sử tôn giáo...v.v...
Nếu anh tuyên bố
tin Chúa hay tin Phật Bà Quan Âm là đấng cứu rỗi, không ai tranh
luận với anh, v́ anh đang đứng trong phạm vi tôn giáo, tín
ngưỡng, nhưng nếu anh tuyên bố rằng Chúa Giêsu đă có lúc sang
Tây Tạng học hỏi Phật Giáo, th́ anh đă bước sang lănh vực học
thuật và tôi có quyền tranh luận (dispute) để bác bỏ ư kiến đó.
Không thể tiến hành một hành động vô lư theo kiểu khi phê
phán quan điểm trong thần họcThiên Chúa Giáo th́ theo đúng góc
độ duy lư khoa học (thí dụ đặt những câu hỏi ngu xuẩn như
"Thượng Đế mày ngang mũi dọc ra sao? Có ai thấy mặt mũi, diện
mạo của Ngài đâu?) nhưng khi biện hộ cho Phật Giáo lại nhảy
sang phạm vi tôn giáo, tín ngưỡng: "Phật dùng tâm từ rải
khắp thế gian... Phật Giáo là cao siêu, bất khả tư nghị". Nếu
người Thiên Chúa Giáo cũng hỏi ngược lại: "Ông Phật Di Lặc là
Phật tương lai, chưa có mặt, anh chưa thấy, chưa quen, chưa
biết, sao đă vội lập bàn thờ? Thời buổi y khoa tiến bộ này làm
sao tin được việc cầu Quan Thế Âm Bồ Tát th́ được sanh con trai,
cầu Dược Sư Phật th́ luôn khỏe mạnh, khỏi cần đi bác sĩ ?" th́
trả lời sao đây? Nghĩa là không nên lẫn lộn hai phạm vi: tự
biện, lư luận và phạm vi tín ngưỡng, tôn giáo.
1.3. Sai lầm thứ
ba, thuộc phạm vi phương pháp luận nghiên cứu, liên quan đến
việc sử dụng nguồn tư liệu để trích dẫn. Khi trích dẫn một tư
liệu, hai điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất mà tư liệu đó
phải thỏa măn là tính quan hệ (relevance) và tính thẩm quyền
(authoritativeness). Có nghĩa là tư liệu được trích dẫn phải
quan hệ đến luận điểm đang thảo luận một cách nhất quán. Các
"trí thức Phật Giáo" trong nhóm Giao Điểm trích dẫn một vài câu
của Bertrand Russell, Einstein nói về Phật Giáo với thái độ khen
ngợi để chứng minh rằng Phật Giáo phù hợp với khoa học hiện đại,
th́ không thỏa măn yêu cầu của tính quan hệ khi trích dẫn.
Russell và
Einstein chống tất cả mọi h́nh thức tôn giáo mà hai ông cho là
mê tín, phản lư trí, phản nhân bản, đi ngược tinh thần khoa học,
không phải chỉ riêng có Thiên Chúa Giáo. Đó là thái độ trí thức
căn bản của họ. Khi hai người có một vài nhận xét tích cực đối
với Phật Giáo là v́ họ tin rằng Phật Giáo là một tôn giáo vô
thần. Về mặt này họ không khác với Đức Giáo Hoàng, nhưng Giáo
Hoàng xem vô thần là xấu, c̣n họ xem vô thần là tốt là tiến bộ
hơn hữu thần. Nhưng nếu hai đại bác học này mà chứng kiến cảnh
Phật tử nhang khói x́ xụp, lạy Phật vào các ngày lễ Phật, th́
chắc chắn họ sẽ thay đổi ư kiến. Họ thích Phật Giáo hơn Thiên
Chúa Giáo chỉ v́ họ cho rằng Phật Giáo duy lư hơn, có thái độ
cởi mở hơn, và là một triết học hơn là một tôn giáo đúng nghĩa.
Đây là
ngộ nhận khá phổ biến của nhiều trí thức phương Tây vào thế kỷ
19 và đầu thế kỷ 20. Như vậy trích dẫn Russell và Einstein là
không có tính quan hệ. Đó là chưa kể nếu chúng ta thực sự hiểu
được lư thuyết vật lư của Einstein th́ mới ngă ngửa ra chính học
thuyết của nhà đại bác học này, khi dùng để thuyên giải cơ cấu
thực tại (the structure of reality), chỉ giống như triết học
Phật Giáo thuộc hệ phái Nhất Thiết Hữu Bộ (Survastivada) nhưng
hoàn toàn không phù hợp với duyên khởi luận Phật Giáo, và thuyết
tính không trong Trung Quán Luận (Madhyamaka hay Sunyatavada).
Về mặt thực tại luận, cơ học lượng tử (quantum mechanics) của
Niels Bohr và Heisenberg mới thực sự đáng so sánh với triết học
Phật Giáo. Tôi sẽ bàn đến điểm này trong một, bài khác.
Điều kiện thứ
hai là tính thẩm quyền: cả hai đại bác học này, dù giỏi cỡ nào
đi nữa, không phải là hai nhà nghiên cứu Phật Học và do dó chẳng
hề có thẩm quyền ǵ trong lănh vực này để được trích dẫn cả.
Hiểu biết về Phật Giáo của họ cũng mơ hồ, lan man, chung chung
và sơ đẳng như các "trí thức" Phật Giáo trong nhóm Giao Điểm.
Trích dẫn họ để ủng hộ cho một vấn đề Phật Học cũng giống như
khi muốn chứng minh là nhạc Beethoven hay lắm lại trích dẫn vài
ba câu tuyên bố của ca sĩ Chế Linh trong một cuộc phỏng vấn cá
nhân nào đó. Một điều kiện bổ túc: tính thời gian của tư liệu
được trích dẫn. Chẳng hạn ngài giáo sư Minh Chi, trường Cao Cấp
Phật Học tại Việt Nam, khi trích dẫn quyển sách của
Radhakrishnan, Eastern Religion and Western Thougth để bênh vực
cho tư tưởng ấn Độ, không ư thức rằng đây là một tác phẩm quá
xưa rồi (1936-1937, như chính Minh Chi viết, sđd:187), thuộc
loại phế thải, chẳng học giả nào chuyên ngành triết học Ấn Độ
lại dùng làm sách tham khảo có uy tín, để phản bác hay biện minh
cho một vấn đề triết học nào đó. Khi trích dẫn một tài liệu đă
cũ (trừ trường hợp các văn bản cổ đang là đối tượng nghiên cứu
th́ khác) chúng ta chỉ cho mọi người thấy một điều là bản thân
đă lạc điệu với tinh thần nghiên cứu về lănh vực đó đến mấy chục
năm và như thế câu trích dẫn chẳng c̣n uy tín bao nhiêu nữa.
Cũng như Lư Khôi Việt khi phản bác Đức Giáo Hoàng lại sử dụng
một tài liệu vừa sơ đẳng (Đức Phật và Phật Pháp của Naranda
Thera), vừa quá xưa, mất hết cả thời gian tính (ngay cả bản dịch
tiếng Việt chắc chắn phải xuất hiện lâu sau nguyên tác, được ấn
hành lần đầu năm 1964). Nếu thợ săn chỉ cần nh́n dấu chân mà
suy ra cả tiểu sử của con vật cần săn, th́ người chuyên môn
trong ngành chỉ cần nh́n qua tư liệu trích dẫn liền hiểu ngay
đây chỉ là một tay mơ tập tễnh vào nghề, tri thức c̣n nằm trong
thời kỳ ngành học mới phôi thai. Tay mơ th́ không có ǵ đáng
trách, nhưng nếu tay mơ này lên giọng cao kỳ, khoác lác th́
người chuyên môn lại phải tốn công nhắc anh ta nhớ vị trí thật
sự của anh ta đang ở đâu.
l.4. Ngay cả một
điều kiện tầm thường nhất của việc trích dẫn mà ai đặt bút viết
cũng cần tôn trọng: đó là cố gắng bảo đảm khách quan tính của
việc trích dẫn th́ lập luận của ḿnh mới tăng trọng lượng. Nhưng
các "trí thức Phật giáo" thuộc nhóm Giao Điểm th́ làm ngược lại:
họ tự trích dẫn lẫn nhau để biện hộ cho một quan điểm nào đó.
Trần Chung Ngọc khi phản bác học giả Như Hạnh th́ trích dẫn Lê
Hiếu Liêm, người cùng "băng" Giao Điểm với ông (giữa tiến sĩ
luật Lê Hiếu Liêm và tiến sĩ Phật Học Như Hạnh, tại sao tôi phải
tin ông Liêm nói đúng về một vấn đề Phật Giáo hơn ông Như Hạnh?).
Trần Văn Kha khi
phản bác Đức Giáo Hoàng lại đi trích dẫn bác sĩ Nguyễn Văn Thọ,
cũng nằm trong nhóm Giao Điểm, hay ít ra cũng chia sẻ quan điểm
của nhóm này ("Phật Giáo và Giáo Hoàng", sđd:l04) th́ giá trị
khách quan đâu c̣n nữa. Đó là chưa kể tính thẩm quyền của Lê
Hiếu Liêm hay bác sĩ Nguyễn Văn Thọ, hai người được trích dẫn.
Hai người này là ai trong cộng đồng học thuật quốc tế, học lực
ra sao, bằng cấp thế nào, đă xuất bản bao nhiêu công tŕnh trong
lănh vực được trích dẫn (tức Phật Học hay thần học Thiên Chúa
Giáo) mà lại được Trần Chung Ngọc và Trần Văn Kha trích dẫn như
hai chuyên gia cao cấp có đầy đủ thẩm quyền về vấn đề đang thảo
luận?
1.5. Khi trích
dẫn tài liệu cần theo một phương pháp thống nhất: cần chú thích
nguyên tác (nếu là tiếng nước ngoài), tên tác phẩm, năm tháng
xuất bản lần đầu và năm các bản tái bản, tên nhà xuất bản, số
trang... một điều quá sơ đẳng. Nhưng tôi ngờ rằng các “tiến sĩ”
của nhóm Giao Điểm, ngay cả học B.A tại đại học Mỹ, không biết
đă có trải qua hay chưa mà viết lách hết sức luộm thuộm, bê bối:
hầu hết các nguồn trích dẫn là không đề nơi xuất xứ, khi th́ có
kèm theo tiếng Anh, khi th́ không, khi có tên sách th́ không có
tên tác giả, khi có tên tác giả th́ không biết là tên cuốn sách
nào, khi có tên sách th́ không biết từ trang nào, v.v... Tôi sẽ
chứng minh đầy đủ nhận xét này khi bàn đến từng tác giả trong
tập sách Đối Thoại.