RỪNG KHÓC GIỮA MÙA XUÂN
 
Tác giả: Phạm Tín An Ninh  (viết theo lời kể của một người vợ lính)


Hơn hai mươi năm nay, từ ngày đến định cư tại Na-Uy, một nước Bắc Âu nổi tiếng với những mùa đông dài băng gía, nhưng lại rất đẹp vào ngày hè và lăng mạng vào thu, tôi vẫn giữ thói quen đi len lỏi trong rừng, không chỉ vào những ngày nghỉ cuối tuần mà bất cứ lúc nào thấy ḷng ḿnh trăn trở. Không phải ṭ ṃ v́ những cuộc t́nh cháy bỏng trong "Rừng Na-Uy", cuốn tiểu thuyết nổi tiếng mới đây của một ông nhà văn Nhật Bản, nhưng để được lắng nghe những tiếng khóc. Tiếng khóc của cây lá, của gỗ đá trong rừng. Tiếng khóc có mănh lực quyến dụ tôi, thúc bách tôi, cho dù nó đă làm tôi đau đớn, khốn khổ gần cả một đời.

Tôi sinh ra ở Huế, nhưng lớn lên ở thành phố Nha Trang, sau khi cùng cả nhà theo cha tôi vào đây nhận nhiệm sở mới. Có lẽ ngày ấy tôi là một cô gái khá xinh. Ngay từ năm tôi học lớp đệ lục trường nữ trung học Huyền Trân, cũng đă có vài chàng học tṛ khờ khạo si t́nh, đạp xe theo sau tôi những buổi học tan trường. Lên năm đệ tam, cũng có vài chàng SVSQ Hải Quân, Không Quân chờ trước cổng trường tán tỉnh. Nhưng như là số trời, trái tim tôi chỉ rung động trước một người. Anh là bạn chí thân với ông anh cả của tôi, hai người học cùng lớp thời c̣n ở trường Vơ Tánh. Tháng tư năm 68, chúng tôi làm đám cưới, kết thúc một cuộc t́nh đầu thật dễ thương, không có nhiều lăng mạng, cũng chẳng có điều ǵ trắc trở. Ông xă tôi là lính Biệt Động Quân. Hậu cứ đóng ở Pleiku. Ngày về làm đám cưới, đôi giầy saut của anh c̣n bám đầy đất đỏ hành quân. Đám cưới của chúng tôi được tổ chức tại một nhà hàng nằm gần bờ biển, không xa ṭa tỉnh, nơi vừa trải qua khói lửa Mậu Thân.

Sau đám cưới, cha mẹ chồng cho tôi theo anh lên Pleiku một tháng, rồi phải trở về sống ở nhà chồng, bởi anh đi hành quân liên miên, không an toàn khi tôi phải sống một ḿnh. Chỉ khi nào tiểu đoàn về hậu cứ dưỡng quân, anh đánh điện tín để tôi lên với anh.

Măi đến ba năm sau, tôi mới sinh cho anh đứa con đầu ḷng. Một đứa con trai bụ bẫm. Có lẽ v́ nặng nợ với núi rừng, anh đề nghị tôi đặt tên cho con là Cao Nguyên. Lê Cao Nguyên. Anh về thăm con khi cháu vừa đầy tháng. Càng lớn Cao Nguyên càng giống cha. Đôi mắt to, sóng mũi cao, đặc biệt là trên đầu mỗi vành tai đều có một "lỗ tai nhỏ" như ba nó.

Chỉ đúng một tuần sau khi chia tay vợ con về với đơn vị, anh bị thương nặng trong lúc đơn vị hành quân giải vây căn cứ Pleime. Tôi bồng con lên Pleiku. Hậu cứ lo cho mẹ con tôi nơi ăn chốn ở và có xe đưa đón mỗi ngày để tôi thăm và săn sóc anh mỗi ngày trong quân y viện. Sau khi xuất viện, đôi chân c̣n đi khập khiễng, nên anh được chuyển về Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn đảm trách một công tác tham mưu ở hậu cứ. Mẹ con tôi ở lại Biển Hồ với Anh kể từ ngày ấy. Mẹ chồng tôi rất nhân từ, thường xuyên lên thăm chúng tôi và thuê cho tôi một người giúp việc. Cuối năm 1973, trong một lần pháo kích vào trại gia binh làm một số đàn bà con nít bị thương, trong đó có cháu Cao Nguyên. Rất may, mảnh đạn gây một vết thương khá lớn ở cánh tay, nhưng không vào xương. Sau hôm ấy, chúng tôi ra thuê một căn nhà bên ngoài doanh trại để ở. Năm sau khi Cao Nguyên vừa tṛn hai tuổi, tôi sinh đứa con thứ nh́. Lần này là con gái. Con bé giống mẹ, được chúng tôi đặt tên Thùy Dương để nhớ thành phố biển Nha Trang, nơi hai chúng tôi lớn lên và yêu nhau.

Animated Nature - Scenic

Mấy năm sống ở Pleiku, cái thành phố "đi dăm phút trở về chốn cũ" ấy, những ngày nắng chỉ thấy toàn bụi đỏ, c̣n những ngày mưa bùn bám dính gót chân. Pleiku đúng là một thành phố lính. Những người vợ lính sống ở đây dường như chỉ để chờ chồng trở về sau những cuộc hành quân, hoặc để chăm sóc chồng những ngày bị thương nằm trong quân y viện. Với họ th́ đúng là "may mà có anh đời c̣n dễ thương". Trong số ấy đă có biết bao người trở thành góa phụ!

Giữa tháng 3/75, sau đúng một tuần Ban Mê Thuột mất vào tay giặc. Một buổi sáng, từ bản doanh Liên Đoàn về, hối hả bảo mẹ con tôi và chị giúp việc thu dọn đồ đạc gấp, bỏ lại mọi thứ, chỉ mang những ǵ cần thiết, nhất là thức ăn và sữa cho các con, theo anh vào hậu cứ.

Khi vừa đến cổng trại, tôi ngạc nhiên khi thấy tất cả mọi người đều đă ngồi sẵn trên xe. Chúng tôi rời khỏi doanh trại. Thành phố Pleiku như đang ngơ ngác trước những người từng bao năm sống chết với ḿnh nay vội vàng bỏ đi không một tiếng gĩa từ. Đang giữa mùa xuân mà cả một bầu trời u ám. Pleiku tiễn chúng tôi bằng một cơn mưa đổ xuống khi đoàn xe vừa ra khỏi thành phố. Đến ngă ba Mỹ Thạnh, đoàn xe dừng lại. Phía trước chúng tôi dày đặc xe và người, vừa dân vừa lính, đủ các binh chủng, đủ các loại xe, kể cả xe gắn máy. Tôi nghe chồng tôi và bạn bè nói là ngoài lực lượng xung kích mở đường, một số đơn vị Biệt Động Quân c̣n được chỉ định đi sau, ngăn chặn địch quân tập hậu để bảo vệ cho đoàn quân di tản! Đây là trách nhiệm nguy hiểm và nặng nề nhất trong một hành quân triệt thoái.

Hơn một ngày ṃ mẫm trên Tỉnh Lộ 7, chúng tôi đến thị xă Hậu Bổn vào lúc trời sắp tối. Vừa dừng lại chưa kịp ăn cơm th́ bị pháo kích và súng nổ khắp nơi. Xe và người dẫm lên nhau trong cơn hốt hoảng. Địch đă bao vây. Các đơn vị BĐQ chống trả kiên cường, nhưng địch qúa đông, mà bên ta th́ vừa quân vừa dân chen chúc nhau hỗn độn. Trong lúc nguy nan này trời lại giáng xuống cho bên ta thêm một điều bất hạnh. Một chiếc phản lực cơ dội bom nhầm vào quân bạn. Đoàn xe vội vă rời Hậu Bổn, di chuyển đến gần Phú Túc th́ lại bị địch tấn công từ khắp hướng. Nhiều xe bốc cháy và nhiều người chết hoặc bị thương. Cả đoàn xe không nhúc nhích được. Chúng tôi có lệnh bỏ lại tất cả xe cộ, băng rừng t́m đường về Củng Sơn.



Chồng tôi, vừa chiến đấu vừa dẫn đường chúng tôi cùng một số binh sĩ, vợ con. Tôi dắt theo Cao Nguyên c̣n chị giúp việc bồng cháu Thùy Dương. Chúng tôi lầm lũi trong rừng. Tiếng súng vẫn c̣n ầm ĩ, những viên đạn lửa như muốn xé màn đêm. Khi chúng tôi mệt lả cũng là lúc đến bờ một con sông nhỏ. Chồng tôi lo chỗ ngủ cho mẹ con tôi dưới một gốc cây, rồi cùng một số đồng đội chia nhau canh gác. Mệt qúa, tôi ngủ vùi một giấc, thức giấc th́ trời vừa sáng. Chúng tôi lại tiếp tục lên đường. Tôi không c̣n đủ sức để bồng Cao Nguyên, nên chồng tôi phải dùng cái vơng nilong gùi cháu sau lưng, bên ngoài được phủ bằng cái áo giáp. Vừa ra khỏi b́a rừng tôi ngạc nhiên khi thấy từng đoàn người lũ lượt kéo nhau đi cùng hướng chúng tôi, trong đó có nhiều người vừa bị thương, ḿnh đầy máu. Tôi nghĩ họ cũng là những vợ chồng, con cái, cha mẹ dắt d́u nhau đi t́m sự sống. H́nh như họ không c̣n mang theo bất cứ thứ ǵ. Nh́n nét mặt ai nấy cũng kinh hoàng. Chồng tôi bàn bạc cùng một số bạn trong đơn vị, chúng tôi lại tách khỏi đám đông này, t́m một lộ tŕnh khác mà đi, để tránh sự phát hiện của địch.

Vừa rời đoàn người chừng vài phút th́ đạn pháo thi nhau rớt xuống. Tiếng la khóc thất thanh cộng với tiếng súng nổ khắp nơi làm cho cả một khu rừng như trải qua một cơn địa chấn. Trong nhóm chúng tôi cũng đă có một số người đă chết. Đến lúc này th́ mạnh ai nấy t́m đường sống. Gia đ́nh tôi cùng gia đ́nh vài người bạn nữa chạy vào khu rừng phía trước, nơi không nghe tiếng súng. Kinh nghiệm bao nhiêu năm chiến trận, bây giờ chồng tôi chỉ c̣n dùng để mong cứu được vợ con ḿnh. Địch quân tràn ngập. Một số đơn vị tan ră. Đồng đội kẻ chết người bị thương. Có thể một số đă bị bắt. Tôi không thể tưởng tượng được số mệnh bi thảm của những người lính Biệt Động một thời oanh liệt trên khắp chiến trường, giờ này lại tan tác trong bất ngờ, tức tưởi! Chồng tôi suưt bật khóc, khi nghe cấp chỉ huy truyền lệnh từ ông tướng tư lệnh Quân Đoàn: "Đạp lên mà đi!" Trong cả đời binh nghiệp, chắc những người lính không c̣n nhận được cái lệnh nào đau đớn hơn thế nữa.
 

Sau chừng một tiếng đồng hồ băng rừng, chúng tôi bất ngờ gặp một toán lính hơn 20 người thuộc tiểu đoàn cũ của chồng tôi. Thầy tṛ chưa kịp nắm tay mừng rỡ th́ súng nổ. Địch quân phía trước mặt. Trở lại cương vị chỉ huy, chồng tôi lưng mang con, điều động anh em xông vào trận mạc. Một cuộc đánh tốc chiến, toán địch quân bị tiêu diệt. Chồng tôi quay lại t́m và hướng dẫn đám đàn bà con nít chúng tôi đi tiếp.

Trong núi rừng đêm xuống thật nhanh. Cái bóng tối bây giờ thật rợn người. Tôi h́nh dung cái bóng của tử thần. Chúng tôi dừng lại trên một ngọn đồi thấp. Tôi nghiệp cho những người lính trung thành. Đáng lẽ họ lợi dụng bóng đêm để đi tiếp, v́ đó là sở trường của họ, nhưng thấy một số vợ con bạn bè cùng vài anh em bị thương không thể đi nổi, nghe lời chồng tôi, tất cả cùng ở lại qua đêm. Sau khi sắp xếp anh em pḥng thủ, chồng tôi trở lại phụ lo chỗ nằm cho mẹ con tôi. Tối hôm ấy, dù mệt, nhưng sao tôi cứ trằn trọc, không ngủ được. Chồng tôi ôm tôi dựa vào một gốc cây. Anh ôm tôi thật chặt vào ḷng, thỉnh thoảng hôn nhẹ tôi, trên môi, trên tóc. Trong hoàn cảnh này chẳng ai c̣n ḷng dạ nào để lăng mạn yêu thương, nhưng có lẽ anh đă tội nghiệp cho một người con gái đă trót chọn chồng là lính chiến. Và cũng không ngờ đó là những nụ hôn cuối cùng anh dành cho tôi.

Animated
 Nature - Scenic

Buổi sáng sớm khi vừa xuống chân đồi, chúng tôi chạm súng với địch. Cũng là lần cuối tôi chứng kiến những người lính Biệt Động can trường. Các anh phân tán từng toán nhỏ, xông vào ḷng địch mà đánh, tiếng thét "Biệt Động Quân Sát" vang dội cả một vùng. Nghe súng nổ, tôi đoán lực lượng địch đông lắm. Một anh trung sĩ bị thương ở cánh tay trong trận đánh hôm qua, được chỉ định dắt tất cả đám đàn bà con nít chúng tôi ra khỏi vùng giao chiến. Đă vậy anh c̣n phải d́u theo một người lính bị thương khác. Vợ chồng tôi thất lạc nhau kể từ phút ấy. Tôi c̣n lạc mất cả cháu Cao Nguyên, được ba nó gùi theo phía sau lưng ngay cả những khi lâm trận. Không biết chiếc áo giáp có đủ để che chắn h́nh hài bé nhỏ của con tôi. H́nh ảnh này trước đây tôi nghĩ chỉ có diễn ra trong mấy cuốn truyện Tàu mà tôi đă đọc.

Tiếp tục di chuyển từng vài giờ đồng hồ nữa, khi tới một con đường ṃn, chúng tôi lại nghe súng nổ. Anh trung sĩ dẫn đường chúng tôi nhận ra từng loạt lựu đạn nổ, bảo chúng tôi nằm rạp xuống. Chờ im tiếng súng, đám chúng tôi rời con đường ṃn, chạy về bên hướng rừng bên phải, mà theo anh trung sĩ, có thể an toàn hơn. Khi đến b́a rừng, tôi thấy mấy người lính BĐQ nằm chết bên cạnh xác quân thù, máu me lai láng. Sau này tôi được biết những người lính này bị địch bao vây, đă tự sát để cùng chết chung với giặc.

Đi vào cánh rừng bên phải chỉ vài trăm mét nửa th́ chúng tôi bị đám khá đông VC chặn lại. Anh trung sĩ bị tước hết vũ khí. Tất cả chúng tôi bị lùa vào bên bờ suối nhỏ. Ở đây tôi gặp một số sĩ quan, binh sĩ của ta bị bắt, nhiều người tay bị trói ngược ra sau, ngồi theo hàng dọc quay lưng ra suối, trước họng súng sẵn sàng nhả đạn của kẻ thù. Tôi cố ư t́m xem, nhưng không thấy chồng tôi trong số người bị bắt. Ḷng tôi lo âu vô hạn. Từ lúc ấy, tiếng súng tạm im, chỉ c̣n tiếng quát thoát và tiếng nói rất khó nghe của đám người thắng trận. Tất cả chúng tôi bị lùa về địa điểm tập trung, một ngôi trường nằm trong huyện Củng Sơn (Sơn Ḥa).

Trong cảnh khốn cùng này, tôi chỉ c̣n lại một điều may mắn. Chị giúp việc rất tốt bụng và trung thành. Vừa bồng bế, bảo bọc cho cháu Thùy Dương, vừa lo lắng cho tôi. Chị đi đâu đó xin cho tôi nửa bát cơm, nhưng tôi không nuốt nổi, mặc dù đă trải qua hai ngày đói khát. Nh́n đứa con gái vừa mới lên hai lây lất bên cạnh và nghĩ tới chồng tôi và đứa con trai giờ này không biết sống chết ra sao, lần đầu tiên tôi bật khóc.

Cuối cùng th́ tôi cũng lần ṃ về đến Nha Trang, khi thành phố này cũng vừa lọt vào tay giặc. Khi nhận ra tôi, mẹ tôi ôm tôi vào ḷng và khóc như mưa. Tôi không đủ can đảm để mang tin buồn đến nhà chồng, nhờ cha tôi sang báo tin tôi và cháu Thùy Dương vừa mới về nhà, chồng tôi và cháu Cao Nguyên c̣n đang mất tích. Cả nhà chồng kéo sang thăm tôi, bồng cháu Thùy Dương về nhà chăm sóc. Mẹ chồng tôi thẫn thờ cả mấy ngày liền khi nhận được tin này. Nằm nhà hơn một tuần, nhờ mẹ tận t́nh chăm lo, sức khỏe tôi đă gần b́nh phục, tôi xin được trở lại Phú Bổn t́m chồng và cháu Cao Nguyên. Cả nhà tôi và cha mẹ chồng đều ái ngại, âu lo. Nhưng qua sự nài nỉ của tôi, cuối cùng cha mẹ chồng cho đứa em trai út của chồng tôi, dùng xe honda chở tôi ngược đường lên Tỉnh Lộ 7.

Mặc dù đă chứng kiến bao nhiêu máu lửa tang tóc, cũng như đă chuẩn bị tinh thần, nhưng tôi thực sự kinh hăi những ǵ trước mắt, khi nh́n thấy ngổn ngang bao nhiêu xe cộ bị đốt cháy, những bộ xương người c̣n vương văi đó đây, bao nhiêu nấm mộ bị lấp vội bên đường. Cả một vùng xông mùi tử khí. Chiếc khăn bịt miệng tẩm ướt dầu Nhị Thiên Đường đă giúp tôi và cậu em vượt qua chặng đường gần 100 cây số. Đến Cheo Reo, hỏi thăm một vài người dân, được biết một số sĩ quan bị bắt làm tù binh, đang c̣n giam ở Thuần Mẫn. Chúng tôi đến đó, tŕnh giấy phép đi t́m chồng của Ủy Ban Quân Quản mới được cho vào trại. Sau khi tên VC trực ban cho biết không có tên chồng tôi trong danh sách tù binh, tôi xin được gặp bất cứ sĩ quan nào cùng đơn vị với chồng tôi. Rất may, tôi gặp được anh đại đội phó lúc chồng tôi c̣n ở tiểu đoàn. Anh cho biết là có gặp một số binh sĩ cùng chồng tôi chiến đấu dưới ngọn đồi gần đèo Tu Na. Họ cho biết chồng tôi bị thương, nhưng cố t́m cách đưa cháu Cao Nguyên đến một nơi nào đó. Tôi sáng lên niềm hy vọng. Ngay hôm ấy tôi thuê năm người thượng, theo tôi lần theo con đường dọc bờ sông mà tôi c̣n nhớ, trở lại khu đồi thấp, rồi bung ra xa đi t́m. Liên tục trong một tuần, chúng tôi chỉ t́m được mấy bộ xương người, một số mộ vô danh, nhưng không thấy dấu vết của chồng tôi. Tôi trở về mang theo niềm tuyệt vọng, không chỉ cho tôi, mà cho cả nhà chồng.

Cha mẹ chồng tôi lập bàn thờ cho chồng tôi và Cao Nguyên, đứa cháu đích tôn của ông bà. Ngày 19 tháng 3 là ngày giỗ của hai cha con.

Hàng năm, cứ đến ngày này, tôi và Thùy Dương đều trở lại Phú Bổn, t́m đến chân đồi, dưới gốc cây nằm giữa đỉnh đồi, mà đêm cuối cùng chồng tôi ôm tôi vào ḷng, thắp hương tưởng niệm anh và cháu Cao Nguyên. Tôi đă dùng dao khắc đậm tên anh và cháu Cao Nguyên vào thân cây. Lần nào, khi nước mắt ràn rụa, trong tiếng gió rừng, tôi mơ hồ như có tiếng khóc từ gốc cây này, rồi văng vẳng bao nhiêu tiếng khóc từ những thân cây khác, từ những khúc gỗ nằm vương văi do bom đạn hôm nào, tạo thành những âm thanh năo nùng, xé ruột.



Tôi đă mang dư âm của tiếng khóc ấy đến tận Bắc Âu, nơi mẹ con tôi định cư sau chuyến vượt biển được một chiếc tàu của vương quốc Na Uy cứu vớt. Thánh 5 năm 1985, cha mẹ chồng tôi góp vàng cùng một người bạn ở vùng biển Lương Sơn đóng ghe vượt biển. Tôi, cháu Thùy Dương, và một đứa em trai của tôi đi cùng với gia đ́nh chồng. Tôi cũng xin được một chỗ cho chị giúp việc lúc trước (chị đă về quê trên vùng quê Diên Khánh, sau ngày cùng tôi thoát chết trở về), nhưng chị chối từ. Tôi âm thầm gom nhặt tài sản của nhà chồng và của tôi mang lên biếu chị trước khi rời khỏi quê nhà.

Hai mươi năm sau, khi Thùy Dương vừa làm đám cưới, tôi muốn đưa vợ chồng cháu về lại Việt Nam tŕnh diện ông bà ngoại, và đến địa điểm cuối cùng khi chồng tôi và Cao Nguyên c̣n sống, như là một nghĩa cử để cháu tưởng nhớ đến cha và anh ḿnh. Chúng tôi đến đây vào giữa mùa xuân, một ngày trước ngày giỗ chồng và đứa con trai.

Con đường Tỉnh Lộ 7 ngày xưa bây giờ đă được tráng nhựa và đổi tên thành Quốc Lộ 25. Chúng tôi thuê bao một chiếc xe tám chỗ ngồi. Ngoài tôi và vợ chồng cháu Thùy Dương , c̣n có vợ chồng cậu em trai út của tôi và vợ chồng chị giúp việc ngày xưa. Chúng tôi đến Cheo Reo, bây giờ có tên mới là A Yun Pa thuộc tỉnh Gia Lai. Tất cả không c̣n ǵ dấu vết của chiến tranh. Người ta đă cố t́nh trát phấn tô son lên thành phố núi này để có dáng dấp của thời kỳ đổi mới. Màu sắc ḷe loẹt, vài ngôi nhà cao tầng quê mùa kệch cỡm, những ngôi nhà sàn "cải biên" thành những biệt thự của các ông quan lớn, nằm chơ vơ giữa một vùng nghèo nàn mang tên "thị xă". Nh́n dăy núi Hàm Rồng từ xa, ẩn hiện trong những đám mây mù, ḷng tôi chùng xuống. Nơi ấy, đă bao lần tôi đến thăm chồng, để được ḥa ḿnh vào đơn vị với những người lính trẻ, sẵn sàng chết cho quê hương. Cũng ở nơi ấy tôi đă vinh dự chứng kiến chồng tôi cùng nhiều anh em đồng đội được ông tướng Vùng gắn huy chương lên ngực áo khi ban nhạc trổi khúc quân hành. Tất cả bây giờ đă trở thành huyền thoại.



Sau khi thuê pḥng trọ, tắm rửa và cơm nước xong, chúng tôi hỏi đường đến tháp Yang Mun và tháp Drang Lai. V́ nghe dân ở đây bảo các vị thần Chàm trong hai ngôi tháp này linh thiêng ghê lắm. Tôi khấn vái và xin xâm. Tôi ngạc nhiên vô cùng khi lá xâm tôi bốc trúng lại là bốn câu Kiều của ông Nguyễn Du:

Từ phen chiếc lá ĺa rừng
Thăm t́m luống những liệu chừng nước mây
Rơ ràng hoa rụng hương bay
Kiếp sau hoạ thấy kiếp này hẳn thôi.


Tôi bán tín bán nghi, v́ nghe nhiều người nói ở Việt Nam , chuyện cúng bái, mê tín dị đoan, bây giờ là một business. Chẳng lẽ ông thần Chàm này lại thuộc cả truyện Kiều. Nghĩ như vậy, nhưng thấy bốn câu thơ lại đúng vào trường hợp của ḿnh, tôi cũng thấy ḷng buồn vô hạn. Trở về pḥng trọ, bà chủ nhà cho biết ngày mai có chợ phiên của người dân tộc, vừa đông vui vừa có thể mua nhiều thứ thổ sản, gia cầm với gía rất rẻ. Tôi cũng muốn mua mấy con gà, để cúng chồng tôi. Khi c̣n sống anh thích ăn gà luộc. Bà c̣n cho biết thêm dân chúng ở vùng này đa số là người Thượng thuộc các sắc tộc Djarai, Bahnar, Hroi và M'dhur. Có một số sống trong các bản rất xa, cách thị xă này từ 10 tới 20 cây số.

Sau một đêm trằn trọc với những cơn ác mộng, vừa mới chợp mắt tôi đă nghe tiếng người réo gọi nhau. Ngôn ngữ của các sắc tộc, tôi không hiểu họ nói ǵ. Chợ phiên nhóm rất sớm.

Chúng tôi vội vàng ăn sáng rồi kéo nhau ra khu chợ, nằm không xa trước nhà trọ. Tôi có cảm giác lạ lẫm v́ đây là lần đầu tiên tôi đến một buổi chợ phiên của người sắc tộc. Đă vậy vợ chồng cháu Thùy Dương cứ theo hỏi tôi điều này điều nọ. Khi đang cố giải thích về nguồn gốc người Thượng, chúng tôi đến một quày gà. Những con gà tre nhỏ xíu được nhốt trong những trong mấy cái lồng đan bằng tre. Tôi ngồi xuống lựa hai con gà béo nhất, bảo người chủ bắt hộ hai con gà này ra khỏi lồng. Người chủ là anh đàn ông người Thượng vừa đen vừa ốm, nói tiếng Việt chưa sơi...Khi Anh xăn tay áo lên và tḥ tay vào lồng gà, tôi bỗng giật ḿnh khi phát hiện vết sẹo trên cánh tay trái. Vết sẹo có h́nh dáng đầu một con cọp. Tôi nhớ tới Cao Nguyên, đứa con trai ba tuổi, bị thương trong trận pháo kích của VC vào trại gia binh ở Biển Hồ. Vết thương trên cánh tay cháu sau khi chữa lành cũng để lại một vết sẹo có h́nh ảnh đầu một con cọp. Biểu tượng binh chủng BĐQ mà chồng tôi luôn mang trên vai áo.



Tôi biến sắc, nắm chặt cánh tay anh người Thượng và nh́n vào mặt anh ta. Cũng hai con mắt khá to, cũng cái sống mũi cao, nhưng khuôn mặt cháy nắng, mái tóc mầu nâu sậm như mầu đất đỏ Pleiku. Không có nét đẹp của Cao Nguyên ngày trước. Anh người Thượng ngượng ngùng, cúi mặt xuống, khựng lại. Nhưng tôi chợt nhớ ra trên vành tai của Cao Nguyên có một lỗ tai nhỏ, giống như ba của nó, tôi cúi xuống để nh́n kỹ vào tai anh người thượng. Tôi bàng hoàng khi nhận ra hai cái lỗ tai nhỏ trên hai vành tai. Bất giác, tôi ôm chầm lấy anh và nước mắt trào ra. Nhưng anh bán gà đẩy mạnh tôi ra và nói một tràng tiếng Thượng. Vợ chồng cháu Thùy Dương ngơ ngác nh́n tôi, không biết xảy ra điều ǵ. Nghĩ tới chị giúp việc ngày trước có thể xác nhận cùng tôi đôi điều kỳ lạ, tôi báo cháu Thùy Dương đi gọi chị từ gian hàng hoa lan phía trước.

Tôi kéo chị ra xa và nói vào tai chị:
- Chị nh́n kỹ anh người Thượng này xem có giống ai không?

Sau một lúc nh́n không chớp mắt, mặt chị biến sắc, rồi không trả lời tôi mà th́ thầm một ḿnh:
- Thằng Nguyên? Chả lẽ là thằng cu Nguyên?

Rồi chị nh́n thẳng vào mặt anh ta hỏi:
- Mày có phải là thằng Nguyên, Lê Cao Nguyên không?

Anh người Thượng lắc đầu.
- Tao là thằng Ksor Tlang.

Tôi mua hết những lồng gà hôm ấy và và đưa cho anh một nắm tiền. Sau khi đếm xong anh trả lại cho tôi hơn một nửa, rồi buột miệng:
- Mày bắt cái con gà nhiều tiền qúa!

Tôi mất hết b́nh tĩnh, bảo vợ chồng chị giúp việc đứng giữ anh ta, rồi chạy vào pḥng trọ t́m bà chủ nhà. Tôi kể rất vắn tắt những ǵ đă xảy ra. Có lẽ bà ta là người có tai mắt ờ đây, nhưng là một người tốt bụng, nhấc điện thoại gọi công an. Chưa đầy ba phút hai gă công an chạy tới bằng xe gắn máy, một Kinh một Thượng, cúi đầu chào bà chủ. Chưa kịp nói ǵ, bà chủ kéo tay hai gă công an ra chợ. Vừa đi bà vừa giải thích. Đến nơi, gă công an nói một tràng tiếng Thượng. Tôi không hiểu ǵ nhưng thấy anh bán gà gân cổ căi lại. Cuối cùng hai người công an kéo anh đi, mặc dù anh cố t́nh chống lại. Chúng tôi đi theo phía sau trở về pḥng trọ.

Qua trung gian của bà chủ nhà trọ, tôi nhờ gă công an giúp tôi, dịch lại các điều trao đổi giữa tôi và anh bán gà, và cố gắng bằng mọi cách t́m ra tông tích của anh ta. Tôi nhét vào tay bà chủ nhà trọ hai tờ giấy bạc 100 đô la.

- Em có cha mẹ không? Tên ông bà là ǵ?
- Tôi có cha mẹ. Cha tôi tên Ksor H'lum, mẹ tôi tên H'Nu
- Có anh em không?
- Không.
- Anh có nhớ ngày sinh không?
- Không.
(Gă công an nh́n sang tôi, bảo là sẽ đi t́m khai sinh sau)
- Anh có nhớ lúc c̣n nhỏ, khi ba, bốn tuổi anh ở đâu không?
- Không! Th́ chắc tôi ở với cha mẹ tôi mà.
- Cái sẹo trên cánh tay trái, anh biết v́ sao mà có cái sẹo này không?
(Gă công an bảo anh xăn tay áo lên và chỉ vào vết sẹo)
- Không! Chắc là bị cành cây đâm trúng.

Tôi thở ra thất vọng. Nhưng vừa chợt nghĩ ra điều ǵ, tôi lại hỏi:

- Cha mẹ anh đang ở đâu?
- Buôn Ban Ma Dek.
(Gă công an nh́n tôi, bảo buôn Ban Ma Dek cách đây hơn 10 cây số)
- Anh ở chung với cha mẹ anh?
- Không, ở bên cạnh, với vợ và hai đứa con.
- Đă có vợ con rồi à! Tôi buột miệng.

Tôi đề nghị hai gă công an cùng đi với chúng tôi và anh bán gà về buôn Ban Ma Dek. Sau khi hỏi nhỏ bà chủ nhà trọ, hai gă công an gật đầu. Nhưng bảo chúng tôi phải thuê xe ôm, v́ về buôn Ban Ma Dek chỉ có đường rừng, xe ô tô không chạy được. Bà chủ nhà trọ gọi dùm chúng tôi bảy cái xe ôm.

animated gifs

Cha mẹ của anh bán gà đă khá ǵa, trước đây chỉ sống lẻ loi trong núi nên không nói được tiếng Việt. Chúng tôi lại trao đổi qua sự thông dịch của lăo công an người Thượng. Vợ và hai con của Ksor Tlang thấy có nhiều người cũng chạy sang nh́n.

Ông bà cứ nhất quyết Ksor Tlang là con đẻ của ông bà. Nhưng thấy tôi khóc lóc, năn nỉ và nhờ gă công an gạn hỏi, cuối cùng ông cha mới kể lại sự thực.

- Năm ấy, lâu rồi, sau mấy ngày chiến trận ác liệt, mà vợ chồng tôi phải nằm suốt sau tảng đá to trước nhà để tránh đạn. Bỗng một buổi chiều có người lính mặc áo rằn ri, bị thương nặng lắm, nhưng cố lết vào dưới căn nhà sàn của tôi rồi gục chết, trên lưng có mang một đứa bé.

Nó là thằng Ksor Tlang bây giờ.
- Rồi xác của người lính đó ở đâu? Tôi hỏi.

Ông chỉ tay ra rừng cây phía trước:
- Tôi đă chôn ông ta dưới gốc cây ấy, rồi rào lại, sợ thú rừng bới lên ăn thịt.

Chúng tôi theo sau hai người công an d́u ông ǵa đi về phía khu rừng.

Tôi khóc ngất khi nh́n thấy ngôi mộ lè tè nằm dưới tàng cây, được rào lại bằng những que gỗ nhỏ. Vợ chồng cháu Thùy Dương cũng qùy xuống ôm vai tôi mà khóc. Tôi ngước lên dáo dác t́m Ksor Tlang, thằng Cao Nguyên, đứa con trai duy nhất của vợ chồng tôi. Nó đang đứng bất động, hai tay đang nắm chặt hai đứa con đang trần truồng, đen đúa. Tôi chạy lại ôm hai đứa nhỏ vào ḷng, nhưng cả hai đứa trố mắt nh́n tôi dửng dưng, xa lạ.

Tôi khóc lóc, năn nỉ lắm, ông ǵa mới cùng vợ chồng và hai đứa con thằng Ksor Tlang về nhà trọ với tôi. Nhờ bà chủ thuê một cậu học tṛ thông dịch. Suốt một đêm, tôi, cháu Thùy Dương và vợ chồng chị vú giúp việc ngày xưa, giải thích, khóc hết nước mắt, xin vợ chồng Ksot Tlang và hai đứa con theo chúng tôi về Nha Trang ở với ông bà ngoại, rồi tôi sẽ t́m cách đưa sang Na Uy. Cả hai ông bà ǵa, nếu muốn, chúng tôi sẽ mua nhà cửa ở Nha Trang và chu cấp cho ông bà sống gần Ksor Tlang. Nhưng cả Ksor Tlang và ông ǵa một mực chối từ, bảo là họ không thể nào bỏ bản mà đi. Núi rừng măi măi là nhà của họ. Họ không thể nào sống xa rừng cũng như loài cá không thể nào sống mà không có nước.

http://img526.imageshack.us/img526/5282/nhngheo1on2.jpg

Dự trù lên đây ba ngày. Vậy mà chúng tôi đă ở lại đây hơn hai tuần rồi. Ban đầu tôi tính xin phép cha mẹ nuôi của Ksor Tlang cho tôi cải táng phần mộ của chồng tôi, mang về an táng ở nghĩa trang gia tộc ở Nha Trang, nhưng rồi tôi đă đổi ư. Bởi anh phải nằm ở đây, bên cạnh đứa con trai và hai đứa cháu nội của anh, mặc dù bây giờ tất cả đă trở thành người Thượng và chắc không biết ǵ về anh. Và chắc có lẽ anh cũng muốn nằm lại với bao đồng đội, một thời cùng anh vào sinh ra tử, mà linh hồn chắc đang c̣n phảnh phất quanh đây. Tôi mướn thợ xây lại ngôi mộ. Trên tấm bia không có h́nh chân dung của anh, mà có tấm ảnh anh chụp chung với tôi và hai cháu Cao Nguyên và Thùy Dương trong ngày sinh nhật bốn tuổi của Cao Nguyên, chỉ hơn một tháng trước ngày anh mất. Tấm ảnh này lúc nào tôi cũng mang theo.

Tôi cũng không thể bắt Cao Nguyên và vợ con phải rời khỏi núi rừng, nơi đă cưu mang nó. Có lẽ cái tên Cao Nguyên mà ngày xưa chồng tôi đề nghị đặt cho nó đă vận vào cuộc đời của nó. Điều làm tôi đau đớn hơn là tôi chẳng làm được điều ǵ cho đứa con trai ruột thịt máu mủ của ḿnh, ngoài việc nhờ bà chủ nhà trọ thuê người dựng cho vợ chồng nó và ông bà cha mẹ nuôi một ngôi nhà sàn chắc chắn và rộng răi hơn, sắm cho vợ chồng nó và hai đứa con một số quần áo mới. Nhưng phải năn nỉ khóc lóc măi nó mới chịu nhận, cùng số tiền 200 đô la. Bằng đúng số tiền mà tôi trả công cho hai gă công an!

Ngày cuối cùng, chúng tôi ở lại với với vợ chồng Cao Nguyên trên ngôi nhà sàn mới. Buổi chiều tôi bảo Cao Nguyên và vợ con nó, thay quần áo mới, cùng với tôi và vợ chồng Thùy Dương ra thắp hương trước mộ ba nó. Nó qùy bên cạnh tôi, cúi đầu nói điều ǵ lầm thầm trong miệng và khi ngước lên, đôi mắt đỏ hoe. Suốt đêm hôm ấy, tôi ngồi khóc một ḿnh. Tôi nghĩ t́nh mẫu tử thật thiêng liêng, nhưng có lẽ ông trời đă phạt tôi. Tôi sinh ra Cao Nguyên, nhưng không bảo vệ được con ḿnh, để mất nó trong núi rừng này từ ngày nó mới lên bốn tuổi.

Tôi rời khỏi Cheo Reo, chạy ngược về cầu sông Ba theo Tỉnh Lộ 7 ngày xưa, mang theo trong ḷng nỗi đau đứt ruột. Đang giữa mùa xuân nhưng giữa bầu trời nhuộm màu ảm đạm. Nh́n núi rừng hai bên đường, trong ràn rụa nước mắt, tôi mơ hồ như cây lá không c̣n nữa, mà tất cả đều mang h́nh dáng của những bộ xương người nối tiếp nhau, trùng điệp. Tai tôi nghe trăm ngàn tiếng khóc quyện vào trong gió. Không biết đó là tiếng khóc của người hay tiếng khóc của cây?

Phạm Tín An Ninh
Phỏng theo lời kể của một người vợ lính Biệt-Động-Quân