Thánh Thần Hiện Xuống: mới mẻ, ḥa hợp, sứ vụ

 

(ĐTC Phanxicô: Bài Giảng Đại Lễ Thánh Thần Hiện Xuống Chúa Nhật 19/5/2013)

 

 

Hôm nay chúng ta chiêm ngắm và sống lại nơi phụng vụ biến cố Chúa Kitô phục sinh tuôn đổ Thánh Linh xuống trên Giáo Hội; một biến cố ân sủng tràn đầy Căn Thượng Lầu ở Giêrusalem rồi sau đó lan khắp thế giới.

 

Thế nhưng, những ǵ đă xẩy ra hôm đó, cách chúng ta rất xa nhưng lại rất gần như thể chạm tới tận đáy ḷng chúng ta? Thánh Luca cống hiến cho chúng ta câu trả lời trong đoạn Sách tông Vụ chúng ta vừa nghe (2:1-11). Vị Thánh kư này đưa chúng ta về lại Giêrusalem, đến Căn Thượng Lầu, nơi các tông đồ bấy giờ đang qui tụ lại với nhau. Yếu tố thứ nhất khiến chúng ta chú ư đó là tiếng động đột nhiên vang ra từ trời "như một cơn gió mạnh ùa vào" đầy cả nhà; sau đó là "những lưỡi lửa" phân tán ra đậu trên đầu của từng vị tông đồ. Tiếng vang và các lưỡi lửa: Đó là những dấu hiệu rơ ràng cụ thể chạm đến các Tông Đồ, chẳng những bề ngoài mà c̣n cả bên trong nữa: sâu xa trong tâm trí của các vị. Bởi thế, "tất cả đều được tràn đầy Thánh Linh", Đấng tuôn đổ quyền năng bất khả chống cưỡng của ḿnh gây ra những tác dụng lạ lùng, ở chỗ, tất cả các vị  "đă bắt đầu nói những ngôn ngữ khác nhau như Thần Linh ban cho". Một cảnh tượng hoàn toàn bất ngờ mở ra trước mắt chúng ta, đó là một đám rất đông dân chúng đang qui tụ lại đă trở nên bàng hoàng sửng sốt v́ từng người đă nghe thấy các Tông Đồ nói được thứ tiếng của ḿnh. Mọi người đều cảm thấy có ǵ mới lạ chưa từng xẩy ra trước đó: "Chúng tôi, từng người, đă nghe thấy họ nói được ngôn ngữ của ḿnh". Và đâu là những ǵ các vị đang nói tới? Đó là "những việc quyền năng của Thiên Chúa".

 

Căn cứ vào Đoạn Sách Tông Vụ này, tôi muốn chia sẻ 3 chữ liên hệ tới công việc của Thánh Linh, đó là mới mẻ, ḥa hợp và sứ vụ.

 

1- Mới mẻ bao giờ cũng làm cho chúng ta hơi lo sợ, v́ chúng ta cảm thấy an toàn hơn nếu chúng ta làm chủ được mọi sự, nếu chúng ta là thành phần xây dựng, phác họa và sắp xếp đời ḿnh theo ư nghĩ của chúng ta, theo sự thoải mái dễ chịu của chúng ta, theo ư thích của chúng ta. Đó cũng là những ǵ xẩy ra liên quan tới Thiên Chúa. Chúng ta thường theo Ngài, chúng ta chấp nhận Ngài, nhưng chỉ tới một mức độ nào thôi. Thật khó mà phó ḿnh cho Ngài bằng một ḷng hoàn toàn tin tưởng, để cho Thiên Chúa trở thành hồn sống và hướng dẫn viên của đời sống chúng ta nơi mọi quyết định của chúng ta. Chúng ta sợ rằng Thiên Chúa có thể bắt chúng ta dấn thân trên những con đường mới mẻ và bỏ lại sau lưng tất cả những chân trời quá chật hẹp, khép kín và vị kỷ của chúng ta để hướng về chân trời của Ngài. Tuy nhiên, dọc suốt gịng lịch sử cứu độ, bất cứ lúc nào Thiên Chúa tỏ ḿnh ra, Ngài đều mang lại những ǵ là mới mẻ - Thiên Chúa luôn mang lại sự mới mẻ - và cần đến tấm ḷng hoàn toàn tin tưởng của chúng ta: Ông Noe, bị mọi người chế nhạo, đóng một con tầu và đă được cứu; Ông Abram ĺa bỏ quê quán của ḿnh chỉ căn cứ vào một lời hứa hẹn; Ông Moisen vùng lên trước mănh lực của Pharaon và dẫn dân ḿnh đến chỗ giải thoát; các vị Tông Đồ, bối rối sợ hăi trên Căn Thượng Lầu, đă can đảm xuất thân loan báo Phúc Âm. Đấy không phải là vấn đề mới mẻ chỉ v́ mới mẻ, ở chỗ t́m kiếm một cái ǵ đó mới lạ để đỡ chán chường buồn tẻ, như thường xẩy ra trong thời đại của chúng ta đây. Cái mới mẻ Thiên Chúa mang lại trong đời sống của chúng ta là một cái ǵ đó thực sự đưa đến sự viên trọn, cống hiến niềm vui đích thực, an b́nh thực sự, v́ Thiên Chúa yêu thương chúng ta và chỉ muốn sự thiện hảo cho chúng ta thôi. Hôm nay, chúng ta hăy tự hỏi ḿnh xem: Chúng ta có cởi mở trước "những ǵ lạ lùng của Thiên Chúa" hay chăng? Hay chúng ta khép kín và lo sợ trước cái mới mẻ của Thánh Linh? Chúng ta có can đảm dấn thân theo những con đường mới lạ được cái lạ của Thiên Chúa đề ra cho chúng ta chăng, hay chúng ta kháng cự lại, v́ bị cản trở trong những thứ cấu trúc chuyển tiếp đă mất đi khả năng hướng về những ǵ là mới mẻ? Chúng ta cần phải tự vấn ḿnh về tất cả những câu hỏi này trong ngày sống.

 

2- Ư tưởng thứ hai, đó là Thánh Linh xuất hiện để tạo nên sự chênh lệch (disorder) trong Giáo Hội, v́ Ngài mang lại tính chất đa dạng của các đoàn sủng và các tặng ân; tuy nhiên, nhờ hoạt động của Ngài, tất cả các ân sủng ấy trở thành một nguồn mạch phong phú lớn lao, v́ Thánh Linh là vị Thần Linh của mối hiệp nhất, không phải là đồng nhất, mà là thứ hiệp nhất làm cho mọi sự trở lại ḥa hợp với nhau. Chính Thánh Linh là Đấng tạo nên sự ḥa hợp trong Giáo Hội. Một trong những vị Giáo Phụ của Giáo Hội đă có một diễn tả làm tôi yêu thích, đó là Thánh Linh là sự ḥa hợp - "Ipse harmonia est". Ngài thực sự là sự ḥa hợp. Chỉ có vị Thần Linh này mới có thể làm bừng lên tính chất đa dạng, đa phương và tăng bội, đồng thời cũng xây dựng mối hiệp nhất. Cả ở đây nữa, khi chúng ta là những kẻ nỗ lực kiến tạo tính chất đa dạng mà khép kín ḿnh vào những ǵ làm cho chúng ta khác với nhau là chúng ta gây chia rẽ. Khi chúng ta là những người muốn xây dựng hiệp nhất theo những toan tính dự định loài người của chúng ta là chúng ta đi đến chỗ tạo nên những ǵ là đồng nhất, những ǵ bị tiêu chuẩn hóa. Thế nhưng nếu chúng ta để ḿnh được hướng dẫn bởi Thần Linh th́ sự phong phú, khác biệt và đa dạng không bao giờ sẽ trở thành nguồn mạch của sự xung khắc, v́ Ngài thôi thúc chúng ta cảm nghiệm được cái khác biệt trong mối hiệp thông của Giáo Hội. Việc chúng ta cùng nhau hành tŕnh trong Giáo Hội, theo sự hướng dẫn của các vị chủ chăn là những người có được một đoàn sủng và thứa tác vụ đặc biệt, đó là dấu hiệu của việc Thánh linh làm. Có được một cảm thức về Giáo Hội là một cái ǵ đó nồng cốt đối với mọi Kitô hữu, đối với hết mọi cộng đồng và hết mọi phong trào. Chính Giáo Hội mang Chúa Kitô đến cho tôi, và tôi cho Chúa Kitô; những cuộc song hành (parallel journeys - có thể hiểu là hai ḷng) rất ư là nguy hiểm! Khi chúng ta mạo hiểm vượt ra ngoài giáo huấn và cộng đồng Giáo Hội - được Tông Đồ Gioan nói với chúng ta trong Bức Thư Thứ 2 của ngài - và không trung thành với giáo huấn và cộng đồng này là chúng ta không nên một với Vị Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô (cf 2Jn v.9). Vậy chúng ta hăy tự vấn xem tôi có cởi mở trước sự ḥa hợp của Thánh linh hay chăng, bằng cách thắng vượt mọi h́nh thức loại trừ? Tôi có để cho Ngài hướng dẫn hay chăng, bằng cách sống trong Giáo Hội và với Giáo Hội?

 

3- Điển cuối cùng. Các thần học gia xưa thường nói rằng linh hồn giống như một chiếc thuyền buồm, Thánh Linh là ngọn gió lùa vào và thổi chiếc thuyền buồm này đi, và những cơn gió là các tặng ân của vị Thần Linh này. Thiếu sự thúc đẩy của Ngài và ân sủng của Ngài chúng ta không thể tiến bước. Thánh Linh đưa chúng ta vào mầu nhiệm của Vị Thiên Chúa hằng sống và cứu chúng ta khỏi các thứ đe dọa về một thứ Giáo Hội ngộ thức (gnostic) và qui kỷ, khép kín; Ngài thôi thúc chúng ta mở cửa ra mà lên đường loan báo và làm chứng cho tin mừng của Phúc Âm, truyền đạt niềm vui của đức tin, của cuộc gặp gỡ Chúa Kitô. Thánh Linh là linh hồn của sứ vụ. Các biến cố đă xẩy ra ở Giêrusalem gần 2000 năm trước không phải là một cái ǵ đó xa vời với chúng ta; chúng là những biến cố đang đụng đến chúng ta và trở nên một kinh nghiệm sống nơi mỗi người chúng ta. Biến cố Thánh Thần Hiện Xuống ở Giêrusalem là một khai mở, một khai mở kéo dài. Thánh Linh là tặng ân tối cao của Chúa Kitô phục sinh ban cho các vị Tông Đồ của Người, nhưng Người cũng muốn tặng ân ấy vươn tới hết mọi người. Như chúng ta đă nghe trong Phúc Âm, Chúa Giêsu nói rằng: "Thày sẽ xin Cha và Ngài sẽ ban cho các con Đấng Phù Trợ khác để vĩnh viễn ở cùng các con" (Gioan 14:16). Chính vị Thần Linh Phù Trợ này, "Đấng An Ủi" này, Đấng ban cho chúng ta ḷng can đảm mang Phúc Âm tiến bước trên những đường nẻo của thế giới. Thánh Linh làm cho chúng ta nh́n về chân trời và thúc đẩy chúng ta đến tận các bờ vực của cuộc sống hầu loan báo sự sống trong Chúa Kitô. Chúng ta hăy tự vấn xem chúng ta có khép kín lại hay chăng, nơi bản thân ḿnh, nơi nhóm hội của ḿnh, hay chúng ta để cho Thánh Linh hướng chúng ta tới sứ vụ? Hôm nay chúng ta hăy nhớ 3 lời này: mới mẻ, ḥa hợp và sứ vụ.

 

Phụng vụ hôm nay là một lời nguyện cầu cao cả mà Giáo Hội, hiệp nhất với Chúa Giêsu, dâng lên Cha, xin Ngài tái thực hiện việc tuôn đổ Thánh Linh xuống. Chớ ǵ mỗi người chúng ta, cùng với mọi nhóm hội và phong trào, hiệp thông với Giáo Hội, kêu lên cùng Cha mà van xin tặng ân này. Cả hôm nay nữa, như lúc ban đầu của ḿnh, Giáo Hội, liên kết với Mẹ Maria, kêu lên rằng: "Veni, Sancte Spiritus - Xin Thánh Linh hăy đến! làm tràn đầy tâm hồn của tín hữu của Ngài và thắp lên trong họ ngọn lửa t́nh yêu của Ngài!" Amen.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, Dịch từ

http://www.vatican.va/holy_father/francesco/homilies/2013/documents/papa-francesco_20130519_omelia-pentecoste_en.html

Những chỗ in nghiên và mầu là do người dịch cố ư nhấn mạnh

 

 

Tuy sau Đại Lễ Thánh Thần Hiện Xuống không có tuần bát nhật như Đại Lễ Giáng Sinh hay Đại Lễ Phục Sinh, nhưng âm vang của biến cố vô cùng quan trọng bất khả thiếu này của Giáo Hội không thể kéo dài. Đó là lư do, ĐTC Phanxicô đă cảm nhận: 

 

"Các biến cố đă xẩy ra ở Giêrusalem gần 2000 năm trước không phải là một cái ǵ đó xa vời với chúng ta; chúng là những biến cố đang đụng đến chúng ta và trở nên một kinh nghiệm sống nơi mỗi người chúng ta. Biến cố Thánh Thần Hiện Xuống ở Giêrusalem là một khai mở, một khai mở kéo dài".

 

Bởi thế, chúng ta nên suy tư những lời giảng rất hay và thực tế sau đây của Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến tính chất mới mẻ, ḥa hợp và sứ vụ trong bài giảng của ngài hôm Chúa Nhật Đại Lễ Thánh Thần Hiện Xuống vừa rồi. Ngoài lời mới được trích dẫn trên đây, chúng ta c̣n thấy ngài phân tích cho chúng ta thấy một số điểm rất quan trọng trong đời sống đạo và tông đồ của chúng ta hay gặp phải, liên quan đến nhóm này nhóm nọ, liên quan đến dấu hiệu ai thuộc về Chúa ai không căn cứ vào ḷng trung thành với Giáo Hội. Những lời của ngài trong bài giảng về phương diện cụ thể thực hành chúng ta cần phải hết sức quan tâm cảnh giác ít là ở mấy điểm sau đây:

 

"Khi chúng ta là những kẻ nỗ lực kiến tạo tính chất đa dạng mà khép kín ḿnh vào những ǵ làm cho chúng ta khác với nhau là chúng ta gây chia rẽ. Khi chúng ta là những người muốn xây dựng hiệp nhất (unity) theo những toan tính dự định loài người của chúng ta là chúng ta đi đến chỗ tạo nên những ǵ là đồng nhất / đồng dạng (uniformity), những ǵ bị tiêu chuẩn hóa".

 

"Việc chúng ta cùng nhau hành tŕnh trong Giáo Hội, theo sự hướng dẫn của các vị chủ chăn là những người có được một đoàn sủng và thừa tác vụ đặc biệt, đó là dấu hiệu của việc Thánh Linh làm. Có được một cảm thức về Giáo Hội là một cái ǵ đó nồng cốt đối với mọi Kitô hữu, đối với hết mọi cộng đồng và hết mọi phong trào. Chính Giáo Hội mang Chúa Kitô đến cho tôi, và tôi cho Chúa Kitô; những cuộc song hành (parallel journeys - có thể hiểu là hai ḷng) rất ư là nguy hiểm! Khi chúng ta mạo hiểm vượt ra ngoài giáo huấn và cộng đồng Giáo Hội - được Tông Đồ Gioan nói với chúng ta trong Bức Thư Thứ 2 của ngài - và không trung thành với giáo huấn và cộng đồng này là chúng ta không nên một với Vị Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô (cf 2Jn v.9)".