T́nh h́nh Syria vẫn là đề tài nóng bỏng hiện nay trên thế giới nói chung và tại Hoa Kỳ nói riêng. Người ta đang chờ đợi thời điểm của nó, một thời điểm có thể liên quan đến ngày 9/11 là thời điểm kỷ niệm Hoa Kỳ bị khủng bố tấn công đúng 12 năm trước.

Trong khi t́nh h́nh chính trị trên thế giới và tại Hoa Kỳ đang có vẻ như giằng co và "tiến thoái lưỡng nan" như thế, th́ tại Giáo Đô Vatican của Giáo Hội Công Giáo, theo lời kêu gọi của ĐTC Phanxicô đă có một Đêm Canh Thức vào lúc 7 giờ tối Thứ Sáu Đầu Tháng ngày 6/9 và một ngày toàn cầu chay tịnh nguyện cầu ngay hôm sau, Thứ Bảy Đầu Tháng ngày 7/9/2013, để cầu cho ḥa b́nh ở Syria, Trung Đông.

Đêm Canh Thức Thứ Bảy 7/9/2013: nội dung và diễn tiến

Theo cơ quan truyền thông chính thức ngày 7/9/2013 của Ṭa Thánh là VIS (Vatican Information Service) được loan tải qua email (trong đó bao gồm cả người viết này) th́ có trên 100 ngàn người qui tụ lại Quảng Trường Thánh Phêrô. Lời kêu gọi của ĐTC Phanxicô trong Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 1/9 (và được ngài lập lại cuối Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 4/9/2013), đă được nhiệt liệt hoan hô và đáp ứng, chẳng những trong nội bộ Giáo Hội Công Giáo, mà c̣n từ chung thế giới Kitô giáo và các tôn giáo ngoài Kitô giáo nữa, như Do Thái Giáo, Hồi Giáo, Phật Giáo và thành phần thành tâm thiện chí vô tín ngưỡng.

Quảng Trường Thánh Phêrô đă trở nên đông đảo ngay ban sáng, trong đó có nhiều người muốn xưng tội từ 5:45 sáng trở đi, và có 50 vị linh mục đă ban bí tích ḥa giải. Vào lúc 6 giờ 30 chiều, tiếng của ĐTC Phanxicô kêu gọi từ Chúa Nhật 1/9 được vang lên một lần nữa như để bắt đầu mở màn chương tŕnh cho Đêm Canh Thức được khai mạc vào lúc 7 giờ tối. ĐTC Phanxicô đă bắt đầu bằng việc lần Chuỗi Mân Côi. Mỗi một mầu nhiệm được mở màn bằng mấy lời thơ của Chị Thánh Têrêsa Nhỏ về Con Trẻ Giêsu, và ngài đă kết thúc Chuỗi Mân Côi bằng câu: "Maria Nữ Vương Ḥa B́nh - cầu cho chúng con".

Tiếp theo Chuỗi Mân Côi là bài giảng của ĐTC, sau bài giảng của ngài là giây phút thinh lặng để sửa soạn bàn thờ cho việc đặt Mặt Nhật lộ thiên Chầu Thánh Thể. Giờ Chầu Thánh Thể bao gồm một bài đọc Thánh Kinh về đề tài ḥa b́nh, sau đó là lời nguyện của ĐTC kèm theo đáp nguyện cộng đồng cho ḥa b́nh. Sau đó có 5 cặp đại diện cho Syria, Ai Cập, Thánh Địa, Hoa Kỳ và Nga Sô tiến lên bỏ hương vào b́nh hương ở bên phải bàn thờ, trong khi đó vang lên một loạt các lời nguyện cầu cho ḥa b́nh, với những câu như: "Lạy Chúa của sự sống, xin mang đến cho chúng con ḥa b́nh của Chúa, cho những nơi định đoạt về số phận của các quốc gia", và "bằng quyền năng sáng tạo của ḿnh, xin Chúa hăy ngăn chặn tất cả mọi thứ bạo lực phạm đến sự sống con người".

Từ 10:15 đến 10:40 đêm là thời khoảng dài âm thầm cầu nguyện. Kết thúc là việc ĐTC Phanxicô phép lành Thánh Thể cho thành phần tham dự Đêm Canh Thức. Sau đây là bài giảng của ngài sau Chuỗi Mân Côi và trước Giờ Chầu Thánh Thể, (với những chỗ in nghiêng do người dịch tự ư muốn nhấn mạnh):

Bài Giảng của ĐTC Phanxicô trong Đêm Canh Thức 7/9/2013 về Ḥa Hợp, Ḥa B́nh và Ḥa Giải:

"'Và Thiên Chúa đă thấy rằng nó tốt đẹp'. Tŕnh thuật Thánh Kinh về việc khởi đầu lịch sử thế giới và loài người nói với chúng ta về một vị Thiên Chúa nh́n vào thiên nhiên tạo vật như thể ngắm nghía nó rồi tuyên bố rằng 'nó tốt đẹp'. Anh chị em thân mến, điều này giúp cho chúng ta tiến vào cơi ḷng của Thiên Chúa, và chính ở trong Ngài chúng ta lănh nhận sứ điệp của Ngài. Chúng ta có thể tự hỏi ḿnh sứ điệp này có nghĩa là ǵ? Sứ điệp ấy nói ǵ với tôi, với anh chị em, với tất cả chúng ta?

"Sứ điệp ấy chỉ nói với chúng ta rằng, thế giới của chúng ta ấy, trong tâm trí của Thiên Chúa, là một 'ngôi nhà của sự ḥa hợp và ḥa b́nh', và ngôi nhà này là một khoảng không gian mà mọi người đều có thể thấy được chỗ thích hợp của ḿnh và cảm thấy 'tự nhiên như nhà ḿnh', v́ nó là những ǵ 'tốt đẹp'. Tất cả thiên nhiên tạo vật đều kiến tạo nên một mối hiệp nhất ḥa hợp và tốt lành, nhất là toàn thể nhân loại là loài được dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự Thiên Chúa, là một gia đ́nh duy nhất, nơi mà các mối liên hệ được đánh dấu bằng t́nh huynh đệ chân thực không phải chỉ ở nơi ngôn từ: người khác là một người anh người chị để yêu thương, và là nơi mà mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa, Đấng là t́nh yêu, trung thành và thiện hảo, là những ǵ phản ảnh hết mọi thứ liên hệ của nhân loại và mang lại ḥa hợp cho toàn thể thụ tạo. Thế giới của Thiên Chúa là một thế giới mà hết mọi người đều có trách nhiệm với nhau, trách nhiệm về sự thiện của nhau. Tối hôm nay, trong suy tư, chay tịnh và nguyện cầu, tận đáy ḷng ḿnh, cần phải tự vấn: Thế giới này có thực sự là thế giới tôi mong ước hay chăng? Phải chăng đây là thế giới mà tất cả chúng ta ấp ủ trong ḷng? Phải chăng đây là thế giới chúng ta thực sự muốn nó trở thành một thế giới của sự ḥa hợp và ḥa b́nh, nơi chính bản thân chúng ta, nơi những liên hệ của chúng ta với người khác, nơi gia đ́nh của chúng ta, nơi thành phố của chúng ta, nơi các dân nước và giữa các dân nước? Và không phải hay sao tự do chân thực có nghĩa là chọn lựa những đường lối nào ở trên thế giới này có thể dẫn đến sự thiện của tất cả mọi người và được hướng dẫn bới t́nh yêu thương?

"Thế rồi chúng ta ngẫm nghĩ: phải chăng đó là thế giới chúng ta đang sống? Thiên Nhiên tạo vật vẫn giữ được cái vẻ đẹp của nó là những ǵ khiến chúng ta ngỡ ngàng và nó vẫn là một công cuộc tốt lành. Thế nhưng đồng thời cũng bao gồm cả 'bạo động, chia rẽ, bất ḥa, chiến tranh'. Điều này xẩy ra khi mà con người là tột đỉnh của tạo vật không c̣n ngắm nh́n vẻ đẹp và sự thiện hảo và thu ḿnh vào cái tôi vị kỷ của ḿnh.

"Một khi con người chỉ nghĩ về bản thân ḿnh, về những lợi lộc của ḿnh và đặt ḿnh làm tâm điểm, một khi họ để ḿnh bị chộp bắt bởi những thứ ngẫu tượng thống trị và quyền lực, một khi họ đặt ḿnh vào vị trí của Thiên Chúa, th́ tất cả mọi mối liên hệ đều đổ vỡ và hết mọi sự đều bị tàn rụi, mở đường dẫn đến bạo động, lạnh lùng và xung khắc. Đó chính là những ǵ đoạn Sách Khởi Nguyên muốn dạy chúng ta trong câu chuyện Sa Ngă: con người trở nên xung khắc với bản thân ḿnh, họ nhận thấy ḿnh trần truồng và ẩn ḿnh đi v́ lo âu sợ hăi, họ sợ ánh mắt của Thiên Chúa; họ tố cáo người nữ là thịt bởi thịt của họ; họ gây đổ vỡ với tạo vật, họ bắt đầu ra tay sát hại anh em của ḿnh. Chúng ta có thể nói như thế là họ tiến từ t́nh trạng ḥa hợp sang t́nh trạng 'bất ḥa hợp' hay chăng? Chúng ta có thể nói rằng họ từ t́nh trạng ḥa hợp sang t́nh trạng 'bất ḥa hợp' hay chăng? Không, không có thứ t́nh trạng 'bất ḥa hợp'; chỉ có t́nh trạng một là ḥa hợp hay là t́nh trạng hỗn loạn, bao gồm bạo động, căi lộn, xung đột, sợ hăi. 

"Chính ở nơi t́nh trạng hỗn loạn này mà Thiên Chúa đặt vấn đề với lương tâm con người: 'Abel em của ngươi đâu?' và Cain trả lời: 'Tôi không biết; tôi là người canh giữ em tôi hay sao? Chúng ta cũng được đặt vấn đề này nữa, thật là có ích cho chúng ta để chúng ta tự hỏi ḿnh nữa: phải chăng tôi là người canh giữ em tôi hay sao? Phải, anh chị em là người canh giữ người em của ḿnh! Làm người có nghĩa là tỏ ra chăm sóc cho nhau! Thế nhưng, một khi t́nh trạng ḥa hợp bị đổ vỡ th́ xẩy ra một thứ biến thái, ở chỗ người anh em cần phải được chăm sóc và yêu thương lại trở thành đối thủ đánh đấm, sát hại. Biết bao nhiều là bạo lực xẩy ra, biết bao nhiêu là các cuộc xung đột, biết bao nhiêu là những cuộc chiến tranh đánh dấu lịch sử của chúng ta! Chúng ta chỉ cần nh́n đến t́nh trạng khổ đau của rất nhiều anh chị em của chúng ta. Đó không phải là một sự trùng hợp mà là một sự thật, ở chỗ, chúng ta đă làm tái sinh Cain nơi mọi tác động bạo lực cũng như nơi hết mọi thứ chiến tranh. Tất cả chúng ta! Thậm chí cho tới ngày nay chúng ta vẫn tiếp tục thứ lịch sử xung đột này giữa anh em với nhau, thậm chí cho đến ngày nay chúng ta vẫn ra tay phạm đến anh em của chúng ta. Thậm chí cho đến ngày nay, chúng ta vẫn để cho ḿnh bị dẫn dắt bới các thứ ngẫu tượng, bởi cái tôi vị kỷ; bởi những thứ lợi lộc riêng tư của chúng ta, và thái độ này cứ tiếp tục kéo dài. Chúng ta kiện toàn các thứ vũ khí của chúng ta, lương tâm của chúng ta đă thiếp ngủ, và chúng ta đă sắc bén hóa những ư nghĩ biện minh cho bản thân ḿnh. Và theo tự nhiên, chúng ta tiếp tục gieo rắc những ǵ là hủy hoại, đau đớn, chết chóc! Bạo động và chiến tranh chỉ dẫn đến chết chóc, chúng nói về chết chóc! Bạo động và chiến tranh là ngôn từ của chết chóc

"Sau những hỗn loạn của Trận Lụt, khi mưa ngừng đổ xuống, th́ cầu vồng đă xuất hiện và chim câu đă trở về ngậm cành cây oliu. Tôi cũng nghĩ đến cây oliu được những đại biểu thuộc các tôn giáo khác nhau trồng tại Plaza de Mayo ở Buenos Aires vào năm 2000, yêu cầu đừng xẩy ra hỗn loạn nữa, yêu cầu đừng có chiến tranh nữa, xin cho được ḥa b́nh.

"Tới đây tôi tự hỏi ḿnh rằng: Có thể nào xẩy ra việc tiến bước theo đường lối ḥa b́nh hay chăng? Chúng ta có thể thoát ra khỏi cơn lốc sầu thương và chết chóc này hay chăng? Chúng ta có thể lại biết cách bước đi và sống theo những đường lối ḥa b́nh hay chăng? Cầu xin ơn Chúa giúp, dưới ánh mắt từ mẫu của Salus Populi Romani, Nữ Vương Ḥa B́nh, tôi xin nói rằng: Vâng, đối với mọi người đều có thể. Tôi muốn nghe thấy chúng ta kêu lên từ khắp nơi trên thế giới rằng: Vâng, đối với hết mọi người đều có thể! Thậm chí c̣n hơn thế nữa, tôi muốn mỗi một người trong chúng ta, từ người nhỏ nhất đến người lớn nhất, bao gồm cả những ai được kêu gọi quản trị các dân nước, hăy lên tiếng đáp: Vâng, chúng tôi muốn điều ấy! Đức tin Kitô giáo của tôi thôi thúc tôi nh́n lên cây Thập Tự Giá. Tôi mong mỏi biết bao là tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm hăy nh́n lên Thập Giá chỉ cần một giây lát thôi! Ở đó, chúng ta có thể thấy được câu trả lời của Thiên Chúa, đó là bao lực không được sử dụng để đáp lại bạo lực, chết chóc không được đáp lại bằng ngôn từ chết chóc. Nơi sự câm lặng của Thập Giá, tiếng gầm của các thứ vũ khí nín đi, và ngôn từ của ḥa giải, thứ tha, đối thoại và ḥa b́nh lên tiếng.

Tối hôm nay, tôi xin Chúa để Kitô hữu chúng ta, cùng với những anh chị em thuộc các tôn giáo khác, và hết mọi con người nam nữ thành tâm thiện chí, có thể mănh liệt kêu lên rằng: bạo lực và chiến tranh không bao giờ là đường lối dẫn đến ḥa b́nh! Chớ ǵ hết mọi người cảm thấy cần phải nh́n vào tận thẳm cung lương tâm của ḿnh và lắng nghe tiếng nói rằng: hăy gạt ra ngoài tư lợi là những ǵ làm cứng ḷng của anh em, hăy thắng vượt cái dửng dưng lạnh lùng là những ǵ làm cho ḷng anh em trở nên vô cảm trước kẻ khác, hăy chế ngự thứ lư lẽ chết chóc và hăy sẵn sàng đối thoại cùng ḥa giải. Hăy nh́n đến nỗi sầu thương của anh em ḿnh - tôi đang nghĩ đến thành phần trẻ em, hăy nh́n đến họ - hăy nh́n đến nỗi sầu thương của anh em, và đừng làm cho nó gia tăng nữa, hăy dừng tay lại, hăy tái thiết t́nh trạng ḥa hợp đă bị đổ vỡ; tất cả không phải bằng xung đột mà là bằng gặp gỡ! Chớ ǵ tiếng nổ của các thứ vũ khí im đi! Chiến tranh bao giờ cũng đánh dấu cái thất bại của ḥa b́nh, bao giờ nó cũng là một thứ thua bại đối với nhân loại. Chớ ǵ những lời của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI âm vang một lần nữa: 'Đừng phạm đến nhau nữa, đừng bao giờ! ... đừng bao giờ chiến tranh nữa, đừng bao giờ chiến tranh nữa!' 'Ḥa b́nh chỉ thể hiện ở nơi b́nh an, một thứ b́nh an không tách ĺa khỏi những đ̣i hỏi của công lư mà là được nuôi dưỡng bằng việc hy sinh bản thân, khoan dung, xót thương và yêu mến'. Thứ tha, đối thoại, ḥa giải - đó là những từ ngữ của ḥa b́nh, nơi Syria yêu dấu, ở Trung Đông, trên khắp thế giới! Chúng ta hăy cầu xin cho việc ḥa giải và ḥa b́nh, chúng ta hăy thực hiện việc ḥa giải và ḥa b́nh, và tất cả chúng ta hăy trở nên, ở hết mọi nơi, những con người nam nữ của ḥa giải và ḥa b́nh. Amen".

 

Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 8/9/2014 của ĐTC Phanxicô về Chiến Tranh và Ḥa B́nh

Căn cứ vào bài Phúc Âm Chúa Nhật 23 Thường Niên Năm C, ngài đă huấn dụ như sau:

"Theo Chúa Giêsu không có nghĩa là tham phần vào một cuộc phô diễn khải hoàn. Nó có nghĩa là tham dự vào t́nh yêu nhân hậu của Người, trở nên một thành tố cho đại sứ vụ t́nh thương của Người đối với từng người và hết mọi người... Mà việc thứ tha phổ quát này, t́nh thương này, xuất phát từ thập giá. Chúa Giêsu không muốn thực hiện sứ vụ này một ḿnh: Người muốn bao gồm cả chúng ta nữa, trong sứ vụ mà Cha đă ủy thác cho Người... Người môn đệ của Chúa Giêsu từ bỏ tất cả những sự vật của ḿnh, v́ họ đă t́m thấy được nơi Người Sự Thiện cao cả nhất, trong đó hết mọi sản vật khác nhận được giá trị và ư nghĩa đích thực của ḿnh: các mối liên hệ gia đ́nh, các mối liên hệ khác, công việc, sự phong phú về văn hóa và kinh tế, vân vân.

"Ở đây, Chúa Giêsu không muốn bàn đến vấn đề chiến tranh - nó chỉ là một dụ ngôn. Thế nhưng vào thời điểm lúc này đây, khi mà chúng ta đang thiết tha nguyện cầu cho ḥa b́nh, th́ Lời này của Chúa gây tác động sâu xa nơi chúng ta, và Lời này chính yếu nói rằng: chúng ta cần phải chiến đấu với một cuộc chiến sâu xa hơn, tất cả chúng ta! Đó là cái quyết định mănh liệt và can trường trong việc từ bỏ sự dữ cùng những những hấp dẫn của nó, mà chọn sự thiện, hoàn toàn sẵn sàng đánh đổi bản thân ḿnh, đó là theo Chúa Kitô và vác lấy thập giá của ḿnh! Nó là một cuộc chiến tranh sâu xa chống lại sự dữ! Nếu anh chị em không thể chiến đấu với trận chiến sâu xa để chống lại sự dữ ấy th́ làm sao chống lại chiến tranh, nhiều thứ chiến tranh được chứ? Không có chuyện đó đâu! 

"Cuộc chiến chống lại sự dữ này có nghĩa là không chấp nhận hận thù huynh đệ tàn sát lẫn nhau, và không chấp nhận những thứ gian dối được nó sử dụng; là không chấp nhận bạo lực dưới tất cả mọi h́nh thức của nó; không chấp nhận vấn đề leo thang các thứ vũ khí và buôn bán vũ khí ở chợ đen. Có rất nhiều thứ vũ khí! Và mối ngờ vực luôn c̣n đó: thứ chiến tranh này xẩy ra ở đó, thứ chiến tranh kia xẩy ra ở đây - v́ mọi nơi xẩy ra chiến tranh - th́ có thực sự là một thứ chiến tranh về các vấn đề chăng, hay là một thứ chiến tranh về thương mại, để buôn bán những thứ vũ khí ấy ở chợ đen? Những kẻ thù ấy là thành phần chúng ta cần phải chiến đấu, một cách liên kết và gắn bó, không chạy theo những lợi lộc nào khác ngoài những lợi lộc của ḥa b́nh và công ích.

"... Chúa Giêsu là mặt trời, Mẹ Maria là ánh sáng đầu tiên loan báo rạng đông của mặt trời này. Tối hôm qua chúng ta đă canh thức, kêu xin việc chuyển cầu của Mẹ trong lời chúng ta nguyện cầu cho ḥa b́nh trên thế giới, nhất là ở Syria cũng như ở toàn vùng rung Đông. Vậy chúng ta hăy kêu cầu Mẹ là Nữ Vương Ḥa B́nh. Nữ Vương Ḥa B́nh cầu cho chúng con!"

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch