|
Giáo
Hội là Thân Ḿnh của Chúa Kitô
ĐTC Phanxicô: Bài
Giáo Lư 10 cho/trong Năm Đức Tin 12/6/2013
Những đề tài về Giáo
Hội được ĐTC Phanxicô lấy từ Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội Lumen Gentium
của Công Đồng Chung Vaticanô II, nhưng được ngài dẫn giải một cách cụ
thể theo chiều hướng sống đức tin trong ḷng Giáo Hội, bằng những câu
hỏi rất thiết thực khiến cho Kitô hữu Công giáo phải suy nghĩ rất nhiều,
chẳng hạn như những vấn đề được ngài gợi ư trong đề tài
"Giáo Hội là Thân Ḿnh của
Chúa Kitô"
như sau:
"... thuộc về Giáo Hội nghĩa là
liên kết với Chúa
Kitô
và lănh nhận từ người sự sống thần linh là những ǵ giúp chúng ta sống
như Kitô hữu,
nghĩa là giữ
mối liên kết với Giáo Hoàng và các vị giám mục, thành phần là dụng cụ
của mối hiệp nhất và hiệp thông"
"Những xung
khắc, nếu chúng không được giải quyết đàng hoàng, sẽ tách chúng ta
khỏi nhau, tách chúng ta khỏi Thiên Chúa.
Vấn đề xung
khắc có thể giúp chúng ta tăng trưởng, đồng thời nó có thể chia rẽ chúng
ta. Chúng ta đừng chọn con đường chia rẽ, đánh nhau giữa chúng ta!
Tất cả chúng ta cần phải hiệp nhất, tất cả đều phải hiệp nhất nơi những
khác biệt của chúng ta, thế nhưng bao giờ cũng hiệp nhất, đó là đường
lối của Chúa Giêsu. Hiệp Nhất là những ǵ trổi vượt trên những thứ xung
khắc. Hiệp nhất là một thứ ân sủng chúng ta cần phải xin Chúa để Người
có thể giải thoát chúng ta khỏi các chước cám dỗ chia rẽ, khỏi những đối
chọi giữa chúng ta, khỏi vị kỷ, khỏi đồn đoán.
Chuyện
đồn đoán tai hại biết là chừng nào, biết là chừng nào! Đừng bao giờ đồn
đoán về người khác, đừng bao giờ!
Biết bao nhiêu là tai hại xẩy ra cho Giáo Hội xuất phát từ những thứ
chia rẽ giữa Kitô hữu với nhau, từ thành kiến, từ những tư lợi nhỏ nhoi!"
"...
chúng ta đừng gây đau khổ cho Thân Ḿnh Giáo Hội bởi những xung khắc của
chúng ta, bởi những chia rẽ của chúng ta, bởi tính vị kỷ của chúng ta"
Anh Chị
Em thân mến,
Hôm nay
tôi sẽ chú trọng đến một diễn đạt khác được Công đồng Chung Vaticanô II
định nghĩa về bản chất của Giáo Hội: bản chất của một thân ḿnh; Công
Đồng này nói rằng Giáo Hội là Thân Ḿnh của Đức Kitô (cf. Lumen Gentium,
7).
Tôi xin
bắt đầu từ một đoạn sách Tông Vụ chúng ta đă quá biết, đó là đoạn về
cuộc trở về của Saolê, vị sau này lấy tên là Phaolô, một trong những nhà
truyền bá phúc âm hóa vĩ đại nhất (cf. Acts 9:4-5). Saoloê là một tay
bách hại Kitô hữu, thế nhưng trong lúc anh đang hành tŕnh tiến đến
thành Damacus th́ đột nhiên một ánh sáng phủ chụp lấy anh ta, khiến anh
ta ngă xuống đất và nghe thấy một tiếng nói với anh ta rằng: "Saolê,
Saolê, tại sao ngươi lại bách hại Ta chứ?" Anh ta hỏi: "Chúa ơi, Ngài là
ai vậy?", và tiếng nói đáp lại rằng: "Ta là Giêsu mà ngươi đang bách
hại" (các câu 3-5). Cảm nghiệm của Thánh Phaolô ấy cho chúng ta thấy sâu
xa biết bao mối hiệp nhất giữa Kitô hữu chúng ta với chính Đức
Kitô. Chúa Giêsu có lên trời th́ Người cũng không bỏ chúng ta mồ côi,
thế nhưng, mối hiệp nhất với Người, nhờ tặng ân Thần Linh của Người,
thậm chí càng trở nên sâu đậm hơn nữa. Công Đồng Chung Vaticanô II nói
rằng Chúa Giêsu
"bằng việc thông đạt Thần Linh của Người, đă làm cho anh chị em của
Người, thành phần cùng nhau được kêu gọi từ tất cả mọi dân nước, trở nên
phần tử của Thân Ḿnh Người một cách mầu nhiệm"
(Lumen Gentium, 7).
H́nh
ảnh thân ḿnh này giúp chúng ta hiểu mối liên hệ sâu xa này giữa Giáo
Hội và Đức Kitô, một h́nh ảnh được Thánh Phaolô diễn giải đặc biệt trong
Bức Thư Thứ Nhất gửi Giáo Đoàn Côrintô (cf. Đoạn 12). Trước hết, thân
ḿnh gợi lên một thực tại sống động.
Giáo Hội không phải là một
hiệp hội chăm sóc, hoặc là một hiệp hội về văn hóa hay chính trị, mà là
một thân thể sống động, một thân thể bước đi và hoạt động trong lịch sử.
Và thân thể này có đầu là Chúa Giêsu, Đấng hướng dẫn, nuôi dưỡng và bảo
tŕ nó. Đây là điểm tôi muốn nhấn mạnh:
nếu anh chị em tách đầu ra khỏi phần
c̣n lại của thân ḿnh th́ toàn thể con người không thể nào tồn tại. Nơi
Giáo Hội cũng thế: chúng ta cần giữ mối liên kết với Chúa Giêsu một cách
càng ngày càng sâu đậm. Tuy nhiên, không phải chỉ có thế thôi: như nơi
một than thể gịng máu lưu thông trong toàn cơ thể quan trọng thế nào
th́ chúng ta cũng phải để cho Chúa Giêsu hoạt động trong chúng ta như
vậy, cần phải để cho Lời của Người hướng dẫn chúng
ta, sự hiện diện Thánh Thể của Người nuôi dưỡng chúng ta, sinh động
chúng ta, chúng ta cần phải để cho t́nh yêu của Người tăng cường sức lực
cho việc chúng ta yêu thương tha nhân của chúng ta. Bao giờ cũng thế!
Bao giờ cũng vậy! Anh chị em thân mến, chúng ta hăy giữ mối liên kết với
Chúa Giêsu, chúng ta hăy tin tưởng Người, chúng ta hăy sống đời theo
chiều hướng Phúc Âm của Người, nhờ nuôi dưỡng bản thân ḿnh bằng việc
nguyện cầu hằng ngày, nhờ việc lắng nghe Lời Chúa và tham phần vào các
Bí Tích.
Đến đây tôi tiến tới
khía cạnh thứ hai về Giáo Hội là Thân Ḿnh của Đức Kitô. Thánh Phaolô
nói rằng tứ chi của thân thể con người, mặc dù khác nhau và nhiều, vẫn
làm nên một thân thể thế nào th́ tất cả chúng ta đă được lănh nhận phép
rửa bởi một Thần Linh làm thành một thân thể
(cf. 1 Cor
12:12-13).
Bởi thế,
trong Giáo Hội có các
thứ công việc và phận vụ khác nhau, đa dạng;
không
phải là một thứ
đồng dạng nhẵn nhụi phẳng ĺ mà là một thứ dồi dào các tặng ân được
Thánh Linh phân phối.
Tuy nhiên, mối hiệp thông
và hiệp nhất vẫn có đó, ở chỗ, tất cả mọi người đều liên hệ với nhau và
tất cả đều hợp lại làm nên một thân thể sống động duy nhất, sâu xa gắn
bó với Đức Kitô. Chúng ta hăy nhớ kỹ rằng
thuộc về Giáo Hội nghĩa là
liên kết với Chúa
Kitô và lănh nhận từ người sự sống thần linh là những ǵ
giúp chúng ta sống như Kitô hữu,
nghĩa là giữ mối liên kết
với Giáo Hoàng và các vị giám mục, thành phần là dụng cụ của mối hiệp
nhất và hiệp thông, và cũng có nghĩa là biết thắng vượt
những thứ thiên vị và chia rẽ, là hiểu biết nhau hơn, là ḥa hợp cái
khác biệt và phong phú của nhau; tắt một lời, là yêu mến hơn Thiên Chúa
cùng với những ai gần gũi chúng ta, trong gia đ́nh, nơi giáo xứ, ở hội
đoàn. Để sống th́ thân ḿnh và tứ chi cần phải liên kết với nhau! Mối
hiệp nhất bao giờ cũng vượt lên trên những ǵ là xung khắc!
Những xung khắc, nếu
chúng không được giải quyết đàng hoàng, sẽ tách chúng ta khỏi nhau, tách
chúng ta khỏi Thiên Chúa.
Vấn đề xung khắc có thể
giúp chúng ta tăng trưởng, đồng thời nó có thể chia rẽ chúng ta. Chúng
ta đừng chọn con đường chia rẽ, đánh nhau giữa chúng ta!
Tất cả chúng ta cần phải hiệp nhất, tất cả đều phải hiệp nhất nơi những
khác biệt của chúng ta, thế nhưng bao giờ cũng hiệp nhất, đó là đường
lối của Chúa Giêsu. Hiệp Nhất là những ǵ trổi vượt trên những thứ xung
khắc. Hiệp nhất là một thứ ân sủng chúng ta cần phải xin Chúa để Người
có thể giải thoát chúng ta khỏi các chước cám dỗ chia rẽ, khỏi những đối
chọi giữa chúng ta, khỏi vị kỷ, khỏi đồn đoán.
Chuyện đồn đoán tai hại
biết là chừng nào, biết là chừng nào! Đừng bao giờ đồn đoán về người
khác, đừng bao giờ! Biết bao nhiêu là tai hại xẩy ra cho Giáo Hội xuất
phát từ những thứ chia rẽ giữa Kitô hữu với nhau, từ thành kiến, từ
những tư lợi nhỏ nhoi!
Những chia rẽ giữa
chúng ta, nhưng cũng xẩy ra chia rẽ giữa các cộng đồng: Kitô Hữu Tin
Lành, Kitô Hữu Chính Thống, Kitô Hữu Công Giáo, tại sao chúng ta lại
chia rẽ nhau? Chúng ta cần phải t́m cách tiến đến chỗ hiệp nhất. Tôi
muốn nói cùng anh chị em điều này, đó là, hôm nay, trước khi rời nhà,
tôi đă bỏ ra 40 phút hơn kém, nửa tiếng, với một vị mục sư Tin Lành và
chúng tôi đă cùng nhau cầu nguyện, và t́m cách hiệp nhất. Thế nhưng
chúng ta cần phải cầu nguyện giữa chúng ta là Công Giáo cũng như với các
Kitô hữu khác, cầu xin Chúa ban cho chúng ta mối hiệp nhất, hiệp nhất
giữa chúng ta. Thế nhưng làm sao chúng
ta có thể đạt được mối hiệp nhất giữa Kitô hữu nếu Công Giáo chúng ta
không thể đạt được nó nơi chính nội bộ của ḿnh?
Không thể có nó nơi gia đ́nh của chúng ta?
Biết bao nhiêu là gia đ́nh cắn cấu nhau và chia rẽ nhau! Hăy t́m cách
hiệp nhất, mối hiệp nhất làm nên Giáo Hội. Hiệp nhất xuất phát từ Chúa
Giêsu Kitô. Người đă sai đến với chúng ta Thánh Thần để kiến tạo nên
hiệp nhất.
Anh chị em thân mến,
chúng ta hăy xin Thiên Chúa giúp chúng ta trở thành phần tử của Thân
Ḿnh Giáo Hội sâu xa hiệp nhất với Đức Kitô; giúp
chúng ta đừng gây đau khổ cho Thân Ḿnh Giáo
Hội bởi những xung khắc của chúng ta, bởi những chia rẽ của chúng ta,
bởi tính vị kỷ của chúng ta; giúp chúng ta trở thành
những tứ chi sống động liên kết với nhau bằng một quyền lực duy nhất,
quyền lực yêu thương, được Thánh Linh tuôn đổ vào ḷng của chúng ta (cf.
Rm 5:5).
Đaminh Maria Cao
tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ http://www.zenit.org/en/articles/on-the-church-as-the-body-of-christ,
những chỗ in nghiêng hay đậm hoặc mầu là do người dịch tự ư muốn nhấn
mạnh
|
|