ĐTC Phanxicô bài Giáo Lư 17/30 cho
Năm Đức Tin
"Tôi tin Giáo Hội Duy Nhất, Thánh Thiện,
Công Giáo và Tông Truyền". Tôi không biết có bao giờ anh chị
em suy nghĩ về ư nghĩa của lời bày tỏ "Giáo Hội tông truyền"
hay chăng. Có lẽ chưa bao giờ, hay có thể một đôi lúc, khi
đến Rôma, anh chị em nghĩ về tầm quan trọng của các Vị Tông
Đồ Phêrô và Phaolô, những vị đă hy sinh mạng sống của ḿnh ở
đây để rao giảng và làm chứng Phúc Âm.
Thế nhưng chưa đủ. Việc tuyên xưng Giáo Hội
Tông Truyền là có ư nhấn mạnh đến mối liên kết sâu xa kiến
tạo Giáo Hội có được với các Vị Tông Đồ, với cái nhóm nhỏ 12
nam nhân một hôm được Chúa Giêsu kêu gọi đến cùng Người;
Người đă gọi tên từng vị để các vị ở với Người và các vị
được Người sai đi (cf Mk 3:13-19). Thật vậy, "tông đồ" là
một tiếng Hy Lạp nghĩa là "được sai đi". Người tông đồ là
một người được sai đi, họ được sai đi để làm một điều ǵ đó
và các Vị Tông Đồ đă được Chúa Giêsu tuyển chọn, kêu gọi và sai
đi, hầu tiếp tục công việc của Người, tức là cầu nguyện -
đây là việc đầu tiên của vị tông đồ - và sau đó là loan báo
Phúc Âm. Điều này quan trọng v́ khi chúng ta nghĩ về các Vị
Tông Đồ chúng ta có thể nghĩ rằng các vị chỉ được sai đi
loan báo Phúc Âm, để làm rất nhiều việc. Thế nhưng, trong
những giây phút đầu tiên của Giáo Hội đă xẩy ra trục trặc v́
các Tông Đồ có rất nhiều điều phải làm nên các vị đă thành
lập hàng phó tế, nhờ đó các Tông Đồ có nhiều giờ hơn để cầu
nguyện và loan báo Lời Chúa. Khi chúng ta nghĩ về các vị
thừa kế các vị Tông Đồ, tức các Giám Mục, bao gồm cả Giáo
Hoàng v́ ngài cũng là một Giám Mục, và chúng ta phải tự hỏi
ḿnh xem người thừa kế các Tông Đồ trước hết có cầu nguyện
rồi sau đó loan truyền Phúc Âm hay chăng: đó là một hàng ngũ
Tông Đồ và v́ thế Giáo Hội mới tông truyền.
Tất cả chúng ta, nếu chúng ta muốn
trở thành các tông đồ như giờ đây tôi giải thích chúng ta
cần phải hỏi ḿnh xem tôi có cầu nguyện cho phần rỗi của thế
giới hay chăng? Tôi có loan báo Phúc Âm hay chăng? Đó là
Giáo Hội tông truyền! Đó là một thứ kết hợp liên đới mà
chúng ta có được với các Tông Đồ.
Chính từ những ǵ mở đầu này mà tôi muốn vắn
tắt nhấn mạnh đến 3 ư nghĩa của tĩnh từ "Tông Truyền" được
áp dụng vào Giáo Hội.
Giáo Hội Tông Truyền
v́ Giáo Hội được thiết lập nhờ việc rao giảng và cầu nguyện
của các Tông Đồ, nhờ quyền b́nh được chính Chúa Kitô ban cho
các vị. Thánh Phaolô đă viết cho các Kitô hữu
thành Êphêsô rằng: "Anh chị em đều là công dân với các thánh
nhân và các phần tử thuộc gia đ́nh của Thiên Chúa, được
thiết lập trên nền tảng các vị Tông Đồ và Tiên Tri, có chính
Chúa Giêsu Kitô là tảng đá gốc", thế nên Kitô hữu được ví
như những viên đá sống động làm nên ngôi nhà Giáo Hội, và
ngôi nhà này được xây trên các tông đồ, như là những cột trụ,
và tảng đá nâng đỡ hết mọi sự đó là chính Chúa Giêsu. Không
có Chúa Giêsu Giáo Hội không thể hiện hữu! Chúa Giêsu là
chính cơ bản của Giáo Hội, là nền tảng! Các Vị Tông Đồ đă
sống với Chúa Giêsu, các vị đă lắng nghe lời của Người, các
vị đă chia sẻ với đời sống của Người, đặc biệt các vị đă là
những chứng nhân của cuộc Tử Giá và Phục Sinh của Người. Đức
tin của chúng ta, Giáo Hội mà Chúa Kitô mong muốn, không
được thiết dựng trên một thứ tư tưởng, trên một thứ triết lư,
mà là trên chính Chúa Kitô. Và Giáo Hội giống như một cái
cây đă tăng trưởng qua các thế kỷ; Giáo Hội đă phát triển,
đă sinh hoa kết trái, thế nhưng gốc của Giáo Hội đă mọc rễ
vững vàng nơi Người và cảm nghiệm chính yếu về Chúa Kitô nơi
các Tông Đồ, thành phần được Chúa Giêsu tuyển chọn và sai đi,
vươn tới tận chúng ta đây. Đó là cách Giáo Hội ở trong toàn thế
giới, từ một cây nhỏ bé cho tới thời điểm của chúng ta vậy.
Thế nhưng, chúng ta hăy tự vấn:
chúng ta làm sao có thể liên kết
với chứng từ ấy, làm thế nào mà những ǵ các Tông Đồ đă sống
với Chúa Giêsu, những ǵ các vị đă nghe thấy từ Người vươn
tới chúng ta được chứ? Đấy là ư nghĩa thứ hai của từ ngữ "tính
chất tông truyền". Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công
Giáo viết rằng Giáo Hội Tông Truyền v́ "nhờ sự giúp đỡ của
Thần Linh ngự trong Giáo Hội mà Giáo Hội ǵn giữ và truyền
đạt giáo huấn, 'kho tàng tốt đẹp', 'những lời lợi ích' Giáo
Hội đă nghe thấy từ các Tông Đồ" (khoản 857). Giáo Hội, trải
qua các thế kỷ, ǵn giữ kho tàng quí báu này, đó là Thánh
Kinh, Tín Lư, Các Bí Tích, thừa tác vụ Mục Tử, nhờ đó chúng
ta có thể trung thành với Chúa Kitô và được tham dự vào
chính sự sống của Người. Nó như là một gịng sông chảy qua
lịch sử, nó trải rộng, tưới dội thế nhưng gịng nước chảy
này bao giờ cũng là những ǵ xuất phát từ nguồn mạch, từ
chính Chúa Kitô: Người là Đấng Phục Sinh, là Đấng Hằng Sống,
và lời của Người không qua đi, v́ Người là Đấng không qua đi,
Người đang sống, Người ở đây với chúng ta hôm nay, Người
lắng nghe và chúng ta đang nói với Người. Người ở trong ḷng
chúng ta. Chúa Giêsu ở với chúng ta, hôm nay đây! Đó là vẻ
đẹp của Giáo Hội, ở chỗ, Chúa Giêsu Kitô hiện diện giữa
chúng ta. Chúng ta có bao giờ nghĩ đến tặng ân Chúa Kitô đă
ban cho chúng ta hay chăng, tặng ân Giáo Hội là nơi chúng ta
gặp gỡ Người? Có bao giờ chúng ta nghĩ đến việc chính Giáo
Hội trong cuộc hành tŕnh dài qua các thế kỷ - bất chấp khốn
khó, trục trặc, yếu hèn, tội lỗi của chúng ta - truyền đạt
cho chúng ta sứ điệp chân thực của Chúa Kitô như thế nào hay
chăng? Có bao giờ chúng ta nghĩ đến việc Giáo Hội cống hiến
cho chúng ta niềm tin tưởng rằng những ǵ chúng ta tin tưởng
thực sự chính là những ǵ Chúa Kitô đă truyền đạt cho chúng
ta hay chăng?
Ư tưởng cuối cùng đó là
Giáo Hội Tông Truyền v́ Giáo Hội được sai đi mang Phúc Âm
đến cho toàn thế giới. Cũng sứ vụ đă được
Chúa Giêsu kư thác cho các Tông Đồ ấy tiếp tục hành tŕnh
trong lịch sử: "Bởi thế, các con hăy đi tuyển mộ các môn đồ
nơi tất cả mọi dân nước, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con
và Thánh Thần, dạy cho họ tuân giữ tất cả những ǵ Thày
truyền bảo các con; và này đây Thày sẽ ở cùng các con mọi
ngày cho đến tận thế" (Mt 28:19-20). Đó là những ǵ Chúa
Giêsu đă nói với chúng ta thực hiện! Tôi nhấn mạnh đến khía
cạnh về hoạt động truyền giáo này, v́ Chúa Kitô mời gọi tất
cả hăy "đi" mà gặp gỡ những người khác, Người sai chúng ta
đi, Người xin chúng ta hăy đi chuyển để gieo rắc niềm vui
của Phúc Âm! Một lần nữa chúng ta hăy tự vấn xem chúng ta có
phải là thành phần thừa sai bằng lời nói của chúng ta, nhất
là bằng đời sống Kitô hữu của chúng ta, bằng chứng từ của
chúng ta hay chăng? Hoặc chúng ta là thành phần Kitô hữu
khép kín trong ḷng ḿnh và trong giáo hội của ḿnh, là 'những
kitô hữu pḥng thánh'? Các Kitô hữu chỉ bằng lời nói nhưng
phải chăng lại sống như dân vô đạo? Chúng ta cần phải tự vấn
những câu hỏi không phải là những ǵ khiển trách này. Tôi
cũng tự hỏi như vậy: Tôi là một Kitô hữu ra sao, có bằng
chứng từ thực sự hay chăng?
Giáo Hội có gốc gác
của ḿnh nơi giáo huấn của các Vị Tông Đồ, thành phần chứng
nhân đích thực của Chúa Kitô, thế nhưng Giáo Hội luôn nh́n
về tương lai, Giáo Hội ư thức mạnh mẽ về sứ vụ được sai đi -
được Chúa Giêsu sai đi - của một nhà truyền giáo, loan báo
danh thánh của Chúa Giêsu bằng lời nguyện cầu, bằng việc
loan báo và bằng việc làm chứng. Một Giáo Hội
khép kín vào bản thân ḿnh và vào quá khứ, một Giáo Hội chỉ
lưu ư tới những thứ qui luật nhỏ nhoi của thói lệ, của thái
độ, là một Giáo Hội phản lại lại căn tính của ḿnh; một Giáo
Hội khép kín ngược lại với căn tính của ḿnh! Vậy th́ hôm
nay chúng ta hăy tái nhận thức tất cả vẻ đẹp và trách nhiệm
của việc là một Giáo Hội Tông Truyền! Và hăy nhớ rằng: Chúng
ta là một Giáo Hội tông truyền v́ chúng ta cầu nguyện - công
việc đầu tiên của chúng ta - và v́ chúng ta loan báo Phúc Âm
bằng đời sống của chúng ta cũng như bằng ngôn từ của chúng
ta.