Tầm
Quan Trọng của Biến Cố Phục Sinh
ĐTC Phanxicô: Bài
Giáo Lư 2 cho Năm Đức Tin 10/4/2013
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em buổi
sáng nhé! Trong bài Giáo Lư trước, chúng ta đă tập trung vào biến cố
phục sinh của Chúa Giêsu là biến cố nữ giới đă đóng một vai tṛ đặc
biệt. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ về tầm quan trọng cứu độ của biến cố
này. Việc phục sinh có ư nghĩa ǵ trong đời sống của chúng ta? Và
tại sao đức tin của chúng ta là những ǵ vô ích nếu phục sinh không
xẩy ra?
Đức tin của chúng ta được căn cứ vào cuộc tử nạn
và phục sinh của Chúa Kitô, như một ngôi nhà được xây trên những nền
tảng: nếu thiếu những nền tảng này th́ cả ngôi nhà bị sụp đổ. Trên
thập tự giá, Chúa Giêsu đă hiến bản thân ḿnh, khi mang lấy trên
ḿnh tội lỗi của chúng ta và khi xuống vực thẳm của sự chết, và khi Phục
Sinh Người đă chiến thắng, Người tẩy xóa tội lỗi của chúng ta và mở
ra cho chúng ta con đường tái sinh vào một đời sống mới. Thánh Phêrô
đă súc tích bày tỏ vấn đề này ở đầu Bức Thư Thứ Nhất của ngài, như
chúng ta đă nghe: "Chúc tụng Thiên Chúa và là Cha của Chúa Giêsu
Kitô! Bằng t́nh thương cao cả của ḿnh, Ngài đă cống hiến cho chúng
ta một cuộc hạ sinh mới trong một niềm hy vọng sống động nhờ cuộc
phục sinh của Chúa Giêsu Kitô từ trong kẻ chết, cũng như trong một di
sản bất hoại, tinh ṛng và không phai mờ" (1:3-4).
Vị Tông Đồ này nói với chúng ta rằng, nhờ cuộc
phục sinh của Chúa Giêsu, một cái ǵ đó hoàn toàn mới mẻ đă xẩy ra,
đó là chúng ta được thoát khỏi t́nh trạng làm nô lệ cho tội lỗi và
trở thành con cái của Thiên Chúa, nhờ đó chúng ta được tái sinh vào
một đời sống mới. Điều này trở thành hiện thực đối với chúng ta vào
lúc nào? Trong bí tích Rửa Tội. Vào thời cổ xưa, bí tích này thường
được thực hiện bằng việc d́m ḿnh xuống. Con người được rửa tội bước
xuống một bể nước lớn ở chỗ rửa tội, cởi quần áo ra, để cho vị giám
mục hay linh mục đổ nước ba lần trên đầu của họ, rửa tội cho họ nhân
danh Cha, và Con và Thánh Thần. Sau đó người được rửa tội bước ra
khỏi bể rửa tội mà mặc lấy tấm áo trắng mới: có nghĩa là họ đă được
sinh vào cuộc sống mới, bằng việc d́m ḿnh vào cuộc tử nạn và phục
sinh của Chúa Kitô. Họ đă trở nên con cái của Thiên Chúa. Thánh
Phaolô trong Thư gửi Rôma đă viết: anh chị em đă lănh nhận một thần
trí thừa nhận, nhờ đó chúng ta kêu lên rằng 'Abba! Lạy Cha!" (Rm
8:15). Chính Thần Linh chúng ta được lănh nhận nơi phép rửa là Đấng
dạy dỗ chúng ta, là Đấng thôi thúc chúng ta, để thưa cùng Thiên Chúa
là "Cha", hay hơn thế nữa là "Cha ơi!" nghĩa là "dad - bố / ba".
Thiên Chúa của chúng ta là thế đó: Ngài là một người bố hay là ba
đối với chúng ta. Thánh Linh mang lại trong chúng ta thân phận mới
này là làm con cái của Thiên Chúa. Và đó là tặng ân cao cả nhất
chúng ta lănh nhận được từ mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu. Và
Thiên Chúa đối xử với chúng ta như con cái, Ngài hiểu chúng ta, tha
thứ cho chúng ta, ôm lấy chúng ta và yêu thương chúng ta ngay cả khi
chúng ta sai phạm lỗi lầm. Ngay trong Cựu Ước, tiên tri Isaia đă nói
rằng cho dù một người mẹ có quên con của ḿnh th́ Thiên Chúa cũng
không bao giờ quên chúng ta, không bao giờ (cf 49:15). Thật là tuyệt
vời!
Tuy nhiên, mối liên hệ con cái này với Thiên Chúa
không giống như một kho tàng chúng ta đem cất giữ ở một góc đời của
chúng ta, nó cần phải được nuôi dưỡng hằng ngày bằng việc lắng nghe
Lời Chúa, bằng việc cầu nguyện và bằng việc tham phần vào các phép
bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể và Ḥa Giải, cũng như qua đức bác
ái. Chúng ta có thể sống như thành phần con cái! Và đó là phẩm vị
của chúng ta - chúng ta có phẩm vị của thành phần con cái. Hăy tác
hành như những đứa con cái thật sự!
Nghĩa là hết mọi ngày chúng ta
cần phải để cho Chúa Kitô biến đổi chúng ta và làm cho chúng ta nên
giống như Người; tức là cố gắng sống như là thành phần kitô hữu, cố
gắng theo Người, cho dù chúng ta cảm thấy những hạn hẹp và yếu hèn
của chúng ta. Bao giờ cũng có khuynh hướng loại Thiên Chúa ra ngoài
để chúng ta trở thành tâm điểm và loại
trừ cảm nghiệm tội lỗi làm tổn thương
đến đời sống Kitô hữu của chúng ta, đến việc chúng ta làm con cái
của Thiên Chúa. Bởi thế chúng ta cần phải có một đức tin can
đảm, đừng để ḿnh chiều theo cái tâm thức cho rằng: "Thiên Chúa chỉ
là những ǵ vô bổ, ngài chẳng quan trọng ǵ đối với chúng ta hết".
Hoàn toàn ngược lại: chỉ khi nào tác hành như thành phần con cái của
Thiên Chúa, không cảm thấy chán nản v́ những sa phạm của ḿnh, v́
tội lỗi của ḿnh, cảm thấy được Ngài yêu thương, mà đời sống của
chúng ta sẽ trở nên mới mẻ, được sinh động một cách thanh thản và
hân hoan. Thiên Chúa là sức mạnh của chúng ta! Thiên Chúa là hy vọng
của chúng ta!
Anh chị em thân mến, trước tất cả mọi sự khác,
chúng ta cần có niềm hy vọng sâu vững mạnh mẽ này và cần trở thành
một dấu hiệu hữu h́nh của nó, rạng ngời và sáng tỏ trước mắt mọi
người. Vị Chúa phục sinh là niềm hy vọng không bao giờ suy giảm,
không bao giờ làm thất vọng (x Rm 5:5). Hy vọng không bao giờ lừa
dối. Đó là niềm hy vọng xuất phát từ Chúa! Niềm hy vọng của chúng ta
thường tiêu tan trong đời sống của chúng ta, những niềm mong đợi
chúng ta ấp ủ trong ḷng thường không xẩy ra! Niềm hy vọng của chúng
ta là Kitô hữu là niềm hy vọng mănh liệt, an toàn, vững chắc nơi
mảnh đất này, nơi Thiên Chúa đă kêu gọi chúng ta bước đi, và hướng
tới cơi vĩnh hằng, v́ nó có nền tảng nơi Thiên Chúa, Đấng bao giờ
cũng trung thành. Chúng ta không được quên rằng: Thiên Chúa là Đấng
trung thành; Thiên Chúa luôn trung thành với chúng ta. Được sống lại
với Chúa Kitô nơi phép rửa nhờ ơn đức tin cho một gia sản không bị
hư hoại, dẫn chúng ta đến chỗ t́m kiếm những sự của Thiên Chúa, nghĩ
về Ngài thường xuyên hơn, cầu nguyện với Ngài nhiều hơn.
Là một Kitô
hữu không phải chỉ ở chỗ tuân theo các giới răn, nhưng có nghĩa là ở
trong Chúa Kitô, nghĩ tưởng như Người, tác hành giống Người, yêu
thương như Người; tức là để Người chiếm hữu đời sống của chúng ta và
thay đổi nó, biến đổi nó, giải thoát nó khỏi bóng tối của sự dữ và
tội lỗi.
Anh chị em thân mến, đối với những ai đặt vấn đề
với chúng ta về niềm hy vọng ở trong chúng ta (cf 1Pt 3:15), chúng
ta hăy vạch ra cho họ thấy Chúa Kitô phục sinh. Chúng ta hăy làm cho
Người được sáng tỏ bằng việc loan báo Lời Chúa, thế nhưng đặc biệt
bằng cuộc đời sống lại của chúng ta.
Chúng ta hăy bộc lộ niềm vui
được làm con cái của Thiên Chúa, được một thứ tự do nhờ sống trong
Chúa Kitô, là người có tự do đích thực, tự khỏi khỏi cảnh làm tôi
cho sự dữ, tội lỗi và sự chết!
Chúng ta hăy hướng về quê hương thiên
quốc của chúng ta, chúng ta sẽ có được một thứ ánh sáng và sức mạnh
mới ở trong cả công việc làm của chúng ta cũng như trong lao nhọc
hằng ngày của chúng ta. Đó là một việc phục vụ đáng giá chúng ta cần
phải cống hiến cho thế giới của chúng ta, một thế giới có lẽ không
c̣n hướng ánh mắt của ḿnh lên cao nữa, không c̣n hướng ánh mắt của
ḿnh về Thiên Chúa nữa.