Đức Thánh Cha Phanxicô: Loạt Bài
Giáo Lư về Đức Tin
Bài 20 (6/11/2013): Cùng Thông
Công Các Sự Thánh
Xin chào anh chị em thân mến buổi sáng!
Thứ Tư vừa qua tôi đă nói về vấn đề các
thánh cùng thông công, một vấn đề được hiểu
như là mối hiệp thông giữa những con người
thánh hảo, tức là giữa thành phần tín hữu
chúng ta. Hôm nay tôi muốn chia sẻ thêm về
một khía cạnh khác của thực tại này: Anh chị
em nhớ rằng có hai khía cạnh: khía cạnh hiệp
thông, hiệp nhất giữa chúng ta với nhau, và
khía cạnh khác là mối hiệp thông về các sự
thánh, về các sự thiêng liêng. Hai
khía cạnh này liên hệ mật thiết với nhau,
thật vậy, mối hiệp thông giữa thành phần
Kitô hữu gia tăng nhờ việc tham phần vào các
sự thiêng liêng. Chúng ta đặc biệt nói đến
các Bí Tích, các đặc sủng và đức bác ái
(xem Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo,
các khoản 949-953). Chúng ta gia tăng trong
mối hiệp nhất, trong mối hiệp thông, nhờ các
phép bí tích, các đặc sủng nơi từng người
nhận được từ Thánh Linh cũng như nhờ đức bác ái.
Trước hết, mối hiệp
thông nơi các phép bí tích. Các bí tích
thể hiện và mang lại mối hiệp thông hiệu
năng và sâu xa giữa chúng ta, v́ nơi các
phép bí tích này, chúng ta gặp gỡ Chúa Kitô
Cứu Thế, và qua Người, chúng ta gặp gỡ anh
chị em chúng ta nơi đức tin. Các bí tích
không phải là những h́nh thức, không phải là
những nghi thức, mà là quyền lực của Chúa
Kitô; chính Chúa Giêsu Kitô hiện diện nơi
các bí tích. Khi chúng ta cử hành Thánh Thể
là lúc chính Chúa Giêsu sống động qui tụ
chúng ta lại với nhau, làm cho chúng ta
thành một cộng đồng, và làm cho chúng ta tôn
thờ Chúa Cha. Thật vậy, mỗi một người trong
chúng ta, nhờ bí tích thanh tẩy, thêm sức và
Thánh Thể, được liên hợp với Chúa Kitô và
hiệp nhất với toàn thể cộng đồng tín hữu.
Bởi thế, nếu một mặt chính Giáo Hội "thực
hiện" các bí tích th́ mặt khác các bí tích "thực
hiện" Giáo Hội, xây dựng Giáo Hội, bằng việc
sản sinh con cái mới, gia tăng con cái cho
Dân Thánh của Thiên Chúa, củng cố vai tṛ
làm phần thể của họ.
Hết mọi cuộc gặp gỡ với
Chúa Kitô nơi các bí tích đều cống hiến cho
chúng ta ơn cứu độ, đều mời gọi chúng ta "đi"
thông đạt cho người khác một ơn cứu độ chúng
ta đă thấy được, đă chạm tới, đă gặp gỡ, đă
nhận lănh, và là một ơn cứu độ thực sự là
khả tín v́ nó là t́nh yêu. Như thế, các bí
tích thúc đẩy chúng ta trở thành những thừa
sai, và việc dấn thân làm tông đồ mang Phúc
Âm đến cho hết mọi cảnh ngộ, cũng như nơi
những cảnh huống hận thù hơn nữa, là những
ǵ tạo nên hoa trái chân thực nhất của một
đời sống siêng năng lănh nhận bí tích, v́ nó
tham phần vào việc khởi động cứu độ của
thiên Chúa, Đấng muốn ban ơn cứu độ cho tất
cả mọi người. Ân sủng của các bí tích nuôi
dưỡng trong chúng ta một đức tin mạnh mẽ và
hân hoan, một đức tin có thể bàng hoàng
trước "các kỳ công" của Thiên Chúa và có thể
chống lại các thứ ngẫu tượng của thế gian.
V́ vậy mà cần phải Hiệp Lễ, cần phải cho con
em rửa tội sớm, cần phải cho chúng lănh nhận
bí tích thêm sức, v́ các bí tích này là sự
hiện diện của Chúa Giêsu Kitô trong chúng ta,
một sự hiện diện trợ giúp chúng ta. Vấn đề
cần thiết ở đây là khi chúng ta cảm thấy
ḿnh là thành phần tội nhân th́ hăy đến với
bí tích ḥa giải. Có người nói rằng: 'Nhưng
tôi cảm thấy lo sợ, v́ vị linh mục sẽ hành
hạ tôi'. Không đâu, vị linh mục không hành
hạ anh chị em đâu. Anh chị em có biết ai anh
chị em sẽ gặp gỡ nơi bí tích ḥa giải không?
Anh chị em sẽ gặp gỡ Chúa Giêsu là Đấng tha
thứ cho anh chị em! Chính Chúa Giêsu là Đấng
đang đợi chờ anh chị em ở đó; và đây là một
bí tích làm cho toàn thể Giáo Hội tăng
trưởng.
Khía cạnh thứ hai của mối
hiệp thông về các sự thánh đó là khía cạnh hiệp
thông về các đặc sủng. Thánh Linh phân
phát cho tín hữu dồi dào các tặng ân thiêng
liêng và ân sủng; kho tàng "có thể nói là "kỳ
lạ" các tặng ân của Thánh Linh này là để xây
dựng Giáo Hội. Các đặc sủng - một từ ngữ hơi
khó hiểu - là những tặng ân do Thánh Linh
ban cho chúng ta, như các thứ năng lực, các
thứ khả năng... Các thứ tặng ân được ban cho
họ không phải để giấu kín mà là để chia sẻ
với người khác. Những tặng ân ấy được ban
tặng không phải cho lợi ích của một ai nhận
lănh chúng, mà là cho Dân Chúa. Trái lại,
nếu một đặc sủng, một trong những tặng ân,
giúp vào việc củng cố bản thân, chúng ta cần
đặt vấn đề về tính chất chân thực của nó hay
về phản ảnh trung thực của nó. Các đặc sủng
là những ân sủng đặc biệt được ban cho một
số ngựi nào đó để làm lợi cho nhiều người
khác. Chúng là những thái độ, những cảm hứng
và là những thúc động nội tâm, xuất phát ở
lương tâm và nơi kinh nghiệm của những con
người đặc biệt, thành phần được kêu gọi để
phục vụ cộng đồng. Những tặng ân thiêng
liêng này đặc biệt là để giúp cho Giáo Hội thăng
tiến về thánh thiện cũng như về sứ vụ của
ḿnh. Tất cả chúng ta được kêu gọi để trân
trọng chúng nơi bản thân ḿnh cũng như nơi
người khác, để lănh nhận chúng như là những
kích tố hữu dụng cho sự hiện diện và công
cuộc sản sinh của Giáo Hội. Thánh Phaolô đă
cảnh giác rằng: "Đừng dập tắt Thần Linh"
(1Thes 5:19). Chúng ta đừng dập tắt vị Thần
Linh là Đấng ban cho chúng ta những tặng ân
ấy, những năng lực ấy, những nhân đức tuyệt
vời làm cho Giáo Hội tăng trưởng ấy.
Thái độ của chúng ta ra
sao trước những tặng ân này của Thánh Linh?
Chúng ta có nhận thức là Thần Linh của Thiên
Chúa tự ư ban chúng cho những ai Ngài muốn
hay chăng? Chúng ta có coi chúng như là một
thứ trợ giúp thiêng liêng, nhờ đó Chúa bảo
tŕ đức tin của chúng ta và củng cố sứ vụ
của chúng ta trên thế giới này hay chăng?
Giờ đây chúng ta sang đến khía
cạnh thứ ba của mối hiệp thông về các sự
thánh, đó là mối hiệp thông về bác ái,
mối hiệp nhất giữa chúng ta dưới ảnh hưởng
của bác ái và yêu thương. Khi thấy thành
phần Kitô hữu tiên khởi, dân ngoại đă nói
rằng: họ yêu thương nhau biết bao, họ mong
muốn cho nhau điều thiện hảo biết bao. Đó là
đức ái, là t́nh yêu của Thiên Chúa được
Thánh Linh đổ vào ḷng của chúng ta. Các đặc
sủng là những ǵ quan trọng trong đời sống
của Kitô giáo, thế nhưng cúng bao giờ cũng
nhắm đến chỗ gia tăng về đức ái, về yêu
thương, yếu tố được Thánh Phaolô đặt trên cả
các đặc sủng (cf. 1Cor. 13:1-13). Thật vậy,
không có t́nh yêu, th́ cho dù những tặng ân
phi thường nhất cũng chỉ là hư không; Người
này chữa lành dân chúng, có phẩm chất này,
có nhân đức kia... mà họ có yêu thương và
bác ái trong ḷng của họ hay chăng? Nếu có
th́ tốt, bằng không th́ chẳng ích ǵ cho
Giáo Hội. Không có yêu thương th́ tất cả
những tặng ân và đặc sủng ấy chẳng giúp ǵ
cho Giáo Hội, v́ ở đâu thiếu yêu thương th́
ở đấy là một cái trống rỗng đầy cái tôi. Vậy
tôi tự hỏi ḿnh xem tất cả chúng ta có vị kỷ
hay chăng? Chúng ta có sống trong hiệp thông
và an b́nh hay chăng? Chúng ta không thể;
bới vậy t́nh yêu, yếu tố hiệp nhất, mới là
những ǵ cần thiết. Một cử chỉ nhỏ mọn nhất
của t́nh yêu cũng gây ra những tác dụng tốt
lành cho tất cả mọi người! Thế nên, việc
sống hiệp nhất trong Giáo Hội và trong mối
hiệp thông đức ái nghĩa là đừng t́m kiếm tư
lợi của ḿnh, mà là chia vui sẻ buồn với anh
chị em của ḿnh (cf 1Cor 12:26), sẵn sàng
gánh vác gánh nặng của những ai yếu kém hơn
và nghèo khổ hơn. Tính chất đoàn kết huynh
đệ này không phải là một thứ đánh bóng mầu
mè, một kiểu nói vậy thôi, mà là một yếu tố
nguyên vẹn của mối hiệp thông giữa Kitô hữu
với nhau. Nếu chúng ta sống nó th́ chúng ta
là một dấu hiệu trên thế giới này, là 'một
bí tích' yêu thương của Thiên Chúa. Chúng ta
là thế cho nhau và chúng ta là thế cho tất
cả mọi người! Nó không phải là một việc bác
ái nho nhỏ chúng ta có thể cống hiến cho
nhau mà là một cái ǵ đó sâu xa hơn: nó là
một mối hiệp thông giúp cho chúng ta có thể
thông cảm với niềm vui nỗi buồn của người
khác và chân t́nh biến chúng thành của chúng
ta.
Thường chúng ta rất khô
khan, nguội lạnh, tách biệt, và thay v́
truyền đạt t́nh huynh đệ th́ lại là những
tính khí bệnh hoạn, lạnh lùng, vị kỷ. Với
tính khí bệnh hoạn, lạnh lùng, vị kỷ này chúng
ta không thể làm cho Giáo Hội tăng trưởng;
Giáo Hội chỉ tăng trưởng theo t́nh yêu xuất
phát từ Thánh Linh. Chúa mời gọi chúng ta
hăy mở ḷng ḿnh ra cho mối hiệp thông với
Ngài, nơi các bí tích, nơi các đặc sủng cũng
như nơi đức ái, để sống ơn gọi Kitô hữu của
chúng ta một cách xứng đáng!
Giờ đây, xin cho phép tôi
được yêu cầu anh chị em thực hiện một tác
động bác ái: hăy an tâm đi, không phải là
một việc quyên góp đâu! Trước khi đến Quảng
Trường này tôi đă đến gặp bé gái một tuổi
rưỡi đang bị bệnh nặng. Cha mẹ của bé cầu
nguyện và xin Chúa ban cho đứa con xinh đẹp
này được khỏe mạnh. Tên của bé là Noemi. Em
nhỏ đáng thương này đă mỉm cười! Chúng ta
hăy thực hiện một tác động yêu thương. Chúng
ta không biết bé, nhưng bé là một em nhỏ
được rửa tội, bé là một người trong chúng ta,
bé là một Kitô hữu. Chúng ta hăy thực hiện
một tác động yêu thương với bé và trong
thinh lặng chúng ta hăy xin Chúa giúp bé
trong lúc này và ban cho bé được khỏe mạnh.
Thinh lặng giây lát xong chúng ta sẽ cầu
Kinh Kính Mừng. Nào bây giờ chúng ta cùng
nhau cầu cùng Đức Mẹ cho sức khỏe của bé
Noemi nhé. Kính Mừng ... Cám ơn anh
chị em về tác động bác ái này.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ
http://www.zenit.org/en/articles/on-sacraments-charisms-and-charity