Bài 22 (20/11/2013): Quyền năng
tha tội
Anh Chị Em thân mến,
Thứ Tư tuần trước tôi
đă nói về vấn đề tha thứ tội lỗi đặc
biệt liên quan đến Phép Rửa. Hôm
nay, chúng ta tiếp tục với đề tài
thứ tha tội lỗi nhưng liên quan đến
cái được gọi là "quyền năng đóng mở"
(power of the keys) là một biểu hiệu
thánh kinh về sứ vụ Chúa Giêsu ban
cho các Tông Đồ.
Trước hết, chúng ta
cần phải nhớ rằng vị đóng vai chính
trong vấn đề thứ tha tội lỗi là
Thánh Linh. Trong lần hiện ra đầu
tiên với các Tông Đồ ở Nhà Tiệc Ly,
Chúa Giêsu Phục Sinh đă thực hiện cử
chỉ thở hơi trên các vị mà nói rằng:
'Các con hăy lănh nhận Thánh Linh.
Các con tha tội cho ai th́ tội lỗi
của họ sẽ được thứ tha; các con cầm
tội ai th́ tội của họ bị cầm lại' (Gioan
20:22-23). Chúa Giêsu, vị đă biến
h́nh nơi thân xác của Người, bấy giờ
trở thành một con người mới để cống
hiến các hoa trái vượt qua, hoa trái
từ cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của
Người: Những tặng ân này là ǵ? B́nh
an, hoan lạc, thứ tha tội lỗi, sứ vụ,
thế nhưng trên hết Người ban Thánh
Linh là nguồn mạch của tất cả các
tặng ân ấy. Hơi thở của Chúa Giêsu,
được kèm theo bởi những lời lẽ Người
sử dụng để truyền đạt Thần Linh, cho
thấy việc thông ban sự sống, một sự
sống mới được tái sinh nhờ ơn tha
thứ.
Tuy nhiên, trước khi
thực hiện cử chỉ thở hơi và thông
ban Thần Linh, Chúa Giêsu đă tỏ ra
cho thấy các thương tích của Người,
nơi đôi tay của Người cũng như ở
cạnh sườn của Người: các thương tích
ấy là giá cứu độ của chúng ta. Thánh
Linh mang đến cho chúng ta ơn tha
thứ của Thiên Chúa 'ngang qua' các
thương tích của Chúa Giêsu. Người
muốn bảo tồn những thương tích này,
thậm chí trong lúc Người đang ở trên
Thiên Đàng lúc này đây và tỏ cho Cha
Người các thương tích đă cứu độ
chúng ta. Nhờ quyền năng của các
thương tích này mà tội lỗi của chúng
ta được thứ tha: đó là cách Chúa
Giêsu đă ban sự sống của Người cho
chúng ta được b́nh an, cho chúng ta
được hân hoan, cho chúng ta được ân
sủng, cho chúng ta được thứ tha tội
lỗi. Thật là tuyệt vời nh́n vào Chúa
Giêsu như thế!
Chúng ta tiến đến yếu
tố thứ hai, đó là Chúa Giêsu ban cho
các Tông Đồ quyền năng thứ tha tội
lỗi; hơi khó hiểu về vấn đề làm thế
nào một con người lại có thể tha tội,
nhưng Chúa Giêsu đă ban cho năng
quyền này. Giáo Hội là nơi được trao
cho năng quyền đóng mở, một là tha
thứ hay là cầm buộc. Thiên Chúa tha
thứ cho hết mọi người nơi t́nh
thương tối hậu của Ngài, thế nhưng
chính Ngài lại muốn rằng những ai
thuộc về Chúa Kitô và thuộc về Giáo
Hội của Người cần phải lănh nhận ơn
tha thứ qua các vị thừa tác viên của
Cộng Đồng. T́nh thương của Thiên
Chúa vươn đến với tôi qua thừa tác
vụ tông đồ, các lỗi lầm của tôi được
thứ tha và niềm hân hoan được ban
cho tôi. Như thế Chúa Giêsu cũng kêu
gọi chúng ta hăy sống ḥa giải theo
chiều kích giáo hội, chiều kích cộng
đồng. Điều này thật là tuyệt vời.
Giáo Hội, một Giáo Hội là thánh đồng
thời lại cần thống hối, đồng hành
với cuộc hành tŕnh hoán cải của
chúng ta suốt cả cuộc đời. Giáo Hội
không phải là chủ nhân ông của năng
quyền đóng mở này, Giáo Hội không
phải là sở hữu chủ, mà là phục vụ
viên của thừa tác vụ t́nh thương và
cảm thấy hân hoan mỗi lần Giáo Hội
có thể cống hiến tặng ân thần linh
ấy.
Có lẽ nhiều người,
bởi cá nhân chủ nghĩa và chủ quan
chủ nghĩa, không hiểu chiều kích
giáo hội nơi việc thứ tha, và Kitô
hữu chúng ta cũng cảm thấy khó chịu
bực tức về điều này nữa. Thật ra
Thiên Chúa thứ tha riêng tư cho hết
mọi tội nhân thống hối, thế nhưng,
Kitô hữu lại gắn liền với Chúa Kitô
và Chúa Kitô lại hiệp nhất với Giáo
Hội. Đối với Kitô hữu chúng ta c̣n
có một tặng ân khác và nó cũng là
một việc dấn thân hơn nữa đó là việc
khiêm tốn ngang qua thừa tác vụ của
Giáo Hội. Chúng ta cần phải trân
trọng điều này; nó là một tặng ân,
một thứ chữa lành, một thứ bảo vệ và
cũng là một thứ an toàn khi được
Thiên Chúa thứ tha cho chúng ta. Tôi
đi gặp một người anh em linh mục mà
nói: 'Thưa cha, con đă làm điều
này...' Và ngài đáp lại rằng: 'Thế
nhưng cha tha tội cho con; Thiên
Chúa thứ tha cho con'. Vào lúc bấy
giờ, tôi tin rằng Thiên Chúa đă thứ
tha cho toi! Thật là tuyệt vời, điều
này bảo đảm rằng Thiên Chúa bao giờ
cũng tha thứ cho chúng ta, Ngài
không thôi tha thứ. Chúng ta không
được ngừng nghỉ đến xin ơn tha thứ.
Việc xưng thú tội lỗi của ḿnh có
thể làm cho chúng ta ngượng ngùng,
thế nhưng như mẹ của chúng ta và bà
của chúng ta có thể nói rằng thà trở
nên đỏ (thẹn thùng) một lần c̣n hơn
là vàng cả ngàn lần. Anh chị em trở
nên đỏ một lần nhưng rồi tội lỗi của
chúng ta được thứ tha để rồi tiến
bước.
Sau hết, một điểm
cuối cùng: vị linh mục là dụng cụ
cho việc thứ tha tội lỗi. Việc tha
thứ của Thiên Chúa, một việc được
ban cho chúng ta nơi Giáo Hội, được
truyền đạt cho chúng ta qua thừa tác
vụ của một người anh em của chúng ta
là vị linh mục; một con người, như
chúng ta cũng cần đến t́nh thương,
trở thành dụng cụ thực sự của t́nh
thương, khi cống hiến cho chúng ta
t́nh yêu vô biên của Thiên Chúa là
Cha... Phải, như tôi đă nói trước
đây, Thiên Chúa bao giờ cũng lắng
nghe anh chị em, thế nhưng, nơi Bí
Tích Ḥa Giải Ngài gửi một người anh
em mang đến cho chúng ta ơn tha thứ,
một thứ an ṭan của việc thứ tha
nhân danh Giáo Hội.
Việc phục vụ được vị
linh mục thực hiện thay cho Thiên
Chúa để thứ tha tội lỗi là những ǵ
rất tế nhị, là một việc phục vụ rất
tế nhị, cần cơi ḷng của vị linh mục
sống trong an b́nh; có thế ngài mới
không xử tệ với tín hữu mà là hiền
lành, nhân ái và xót thương; có thế
ngài mới có thể gieo rắc niềm hy
vọng trong các cơi ḷng, và nhất là
ngài ư thức rằng người anh em hay
chị em đến với Bí Tích Ḥa Giải t́m
kiếm ơn tha thứ và họ làm như vậy
như rất nhiều người đă đến với Chúa
Giêsu để được chữa lành. Bởi v́ linh
mục mà không có sẵn tinh thần ấy,
th́, trừ phi ngài cải thiện bản thân
ḿnh, ngài không nên ban Bí Tích này.
Phải chăng người tín hữu thống hối
có nhiệm vụ ấy? Không! Họ có quyền
được thấy nơi vị các linh mục là
những người tôi tớ ban ơn tha thứ
của Thiên Chúa.
Anh chị em thân mến,
là phần tử của Giáo Hội, chúng ta có
nhận thức được tặng ân chính Thiên
Chúa ban cho chúng ta ấy hay chăng?
Chúng ta có cảm thấy niềm vui được
chữa lành này hay chăng, được việc
chăm sóc từ mẫu của Giáo Hội đối với
chúng ta hay chăng? Chúng ta có tỏ
ra cảm nhận được điều này một cách
chân t́nh và ân cần hay chăng? Chúng
ta đừng quên rằng Thiên Chúa không
bao giờ thôi tha thứ cho chúng ta;
qua thừa tác vụ của vị linh mục,
Ngài gh́ lấy chúng ta bằng một cái
ôm mới tái sinh chúng ta và làm cho
chúng ta có thể chỗi dậy một lần nữa
đế lại tiếp tục cuộc hành tŕnh của
chúng ta. Bởi v́ đó là đời sống của
chúng ta, ở chỗ, tiếp tục chỗi dậy
quay về đường ngay nẻo chính. Xin
cám ơn anh chị em.
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo
http://www.zenit.org/en/articles/on-the-forgiveness-of-sins--2
Người đàn ông biến diện
trong lồng ngực giáo hoàng
Ông Vincio Riva, 53
tuổi, bị chứng bệnh
neurofibromatosis mẫu 1 (tức chứng
bướu cơ sợi thần kinh), một triệu
chứng hiếm có gây ra những cục bưới
nhức nhối mọc lên khắp thân thể của
ông, rơ nhất là trên dung nhan, khi
được tờ nguyệt san Panorama phỏng
vấn đă cho biết ông đă nghẹn ngào
không nói lên lời khi được gặp Đức
Giáo Hoàng.
Thật vậy, hôm Thứ Tư
ngày 6/11/2013, sau buổi triều kiến
chung hằng tuần của Đức Thánh Cha
Phanxicô, tấm h́nh chụp ngài ôm lấy
người đàn ông biến dạng này đă được
phổ biến nhanh chóng khắp thế giới.
Ông đến Quảng Trường
Thánh Phêrô và tham dự buổi triều
kiến chung của ĐTC lần đầu tiên
trong đời, sau cuộc hành hương hằng
năm ở Lộ Đức với nhóm Unitalsi Công
Giáo Ư. Ông cho biết việc gặp gỡ Đức
Thánh Cha Phanxicô "như ở trên Thiên
Đàng vậy" và cuộc gặp gỡ này là khởi
điểm mới của cuộc đời ông. Người đàn
ông bất hạnh nhưng có phước này bày
tỏ cảm nhận của ḿnh khi được chính
vị giáo hoàng ôm lấy như sau:
"Đôi tay của ngài
hết sức mềm dịu. Và nụ cười của ngài
rất ư là tươi nở. Thế nhưng cái đánh
động tôi nhất đó là việc ngài không
lưỡng lự về việc có nên ôm lấy tôi
hay chăng. Tôi không gây lây nhiễm,
nhưng ngài đâu có biết như thế. Ngài
chỉ biết làm điều ấy thôi: ngài đă
ve vuốt cả khuôn mặt của tôi và khi
ngài làm thế th́ tôi chỉ cảm thấy
rằng ḿnh được yêu thương. Trước hết
ngài đă hôn lấy bàn tay của tôi,
trong khi bàn tay kia của ngài mơn
trớn đầu tôi và các vết thương của
tôi. Sau đó ngài kéo tôi vào mà ôm
chặt lấy tôi, hôn lên gương mặt của
tôi. Đầu của tôi dựa vào ngực của
ngài, hai cánh tay của ngài ôm
choàng lấy tôi. Điều này kéo dài hơn
một phút, nhưng đối với tôi nó dường
như là vô tận".