Đức Thánh Cha Phanxicô: Loạt Bài Giáo Lư về Đức Tin
Bài 24 (4/12/2013)"Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại"
Xin chào Anh Chị Em thân mến buổi sáng!
Hôm nay, tôi trở lại một lần nữa với niềm xác tín: "Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại" Đây không phải là một sự thật giản dị và là một điều ǵ đó hiển nhiên, v́ đang c̣n ch́m ngập trong thế giới này th́ không dễ ǵ hiểu được cái thực tại tương lai ấy. Tuy nhiên, Phúc Âm soi sáng cho chúng ta thấy rằng: Việc phục sinh của chúng ta dính liền với Cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu; sự kiện Người đă phục sinh là chứng cớ cho thấy sự hiện hữu của việc phục sinh nơi kẻ chết. Tôi muốn tŕnh bày một số khía cạnh liên quan đến mối liên hệ giữa Cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô với việc phục sinh của chúng ta. (...)
Trước hết, chính Thánh Kinh cho thấy trọn vẹn đường lối dẫn đến việc phục sinh của kẻ chết. Nó được bày tỏ như niềm tin vào Vị Thiên Chúa Hóa Công của toàn thể con người - cả hồn lẫn xác - và như niềm tin vào Vị Thiên Chúa Giải Phóng, Vị Thiên Chúa trung thành với giao ước cho dân của Ngài. Trong một thị kiến, Tiên Tri Êzêkiên nh́n thấy những nấm mộ của thành phần quá văng được tái mở ra và thấy những khúc xương khô hồi sinh nhờ được truyền vào một thần khí sống động. Thị kiến này diễn tả niềm hy vọng về tương lai "phục sinh của Dân Yến Duyên - Israel", tức là vào cuộc tái sinh của thành phần dân tộc bị thảm bại và tủi nhục (cf. Ezekiel 37:1-14).
Trong Tân Ước, Chúa Giêsu đă hoàn trọn mạc khải này, và liên kết niềm tin vào việc phục sinh với chính bản thân của Người. Người phán: "Tôi là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25). Thật vậy, chính Chúa Giêsu là Đấng vào ngày sau hết sẽ phục sinh những ai tin vào Người. Chúa Giêsu đă đến giữa chúng ta, Người đă trở nên một con người như chúng ta trong hết mọi sự ngoại trừ tội lỗi; nhờ đó Người đưa chúng ta đi theo Người trong cuộc Người hành tŕnh trở về cùng Cha của Người. Người là Ngôi Lời nhập thể, Đấng đă chết và sống lại v́ chúng ta, đă ban Thánh Linh cho các môn đệ như bảo chứng cho mối trọn vẹn hiệp thông trong Vương Quốc vinh hiển của Người là nơi chúng ta tỉnh thức đợi chờ. Việc đợi chờ này là nguồn gốc và là lư do cho niềm hy vọng của chúng ta, một niềm hy vọng được vun trồng và canh giữ, (...) trở nên ánh sáng soi chiếu lịch sử cá nhân cũng như cộng đồng của chúng ta, (...). Chúng ta hăy luôn nhớ đến điều ấy: chúng ta là môn đệ của Đấng đă đến, Đấng đang đến hằng ngày và Đấng sẽ đến vào ngày cùng tháng tận. Nếu chúng ta tiếp tục hiện tại hóa thực tại này th́ chúng ta sẽ ít bị kiệt sức hơn bởi nhửng thói quen thông lệ hằng ngày, ít bị lệ thuộc hơn vào những ǵ là phù du tạm bợ và mau mắn tiến bước hơn nữa với một con tim nhân hậu trên con đường cứu độ.
Một khía cạnh khác: phục sinh có nghĩa là ǵ? Phục Sinh (...) sẽ xẩy ra vào ngày sau hết, vào lúc tận thế, xẩy ra công việc toàn năng của Thiên Chúa, Đấng sẽ phục hồi sự sống cho thân xác của chúng ta khi tái liên kết nó với linh hồn của chúng ta, bởi Cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu. (...) Cuộc biến đổi này, (...) cuộc biến h́nh của thân xác chúng ta ấy đang được sửa soạn ngay ở đời này nhờ mối liên hệ của chúng ta với Chúa Giêsu trong các Bí Tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể. Chúng ta, thành phần ở trên đời này được nuôi dưỡng bằng Ḿnh Thánh và Máu Thánh của Người sẽ được phục sinh như Người phục sinh, với Người và nhờ Người. Như Chúa Giêsu đă sống lại nơi cính thân xác của Người, nhưng Người không trở lại với đời sống trần gian thế nào th́ chúng ta cũng sẽ sống lại nơi chính thân xác của chúng ta, thân xác sẽ được biến h́nh thành thân xác hiển vinh. (...)
Ngay ở đời này chúng ta đă được tham dự vào Cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô. Nếu quả thực Chúa Giêsu sẽ phục sinh chúng ta vào ngày cùng tháng tận th́, ở một khía cạnh nào đó, chúng ta cũng đă thực sự được phục sinh với Người. (...) Thật vậy, nhờ Phép Rửa, chúng ta được tháp nhập vào Cuộc Tử Nạn và Phục sinh của Chúa Kitô và chúng ta được dự phần vào sự sống mới (...). Bởi thế, trong khi chờ đợi ngày cùng tháng tận này, chúng ta đang chất chứa trong ḿnh chúng ta hạt giống phục sinh, như một thứ tiên hưởng của việc trọn vẹn phục sinh chúng ta sẽ được thừa hưởng. V́ lư do ấy, thân xác của từng người chúng ta là một âm vang của cơi vĩnh hằng, thế nên nó bao giờ cũng cần phải được tôn trọng; và nhất là sự sống của những ai chịu khổ đau cần phải được trân trọng và yêu thương, nhờ đó họ cảm thấy gần gũi với Nước Thiên Chúa, gần gũi với thân phận được sống đời đời là những ǵ chúng ta đang bước tới. (...)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ http://www.zenit.org/en/articles/on-our-resurrection-from-the-dead