Anh Chị Em thân mến,
Thứ Tư tuần trước, tôi đă nhấn mạnh đến mối liên hệ sâu xa giữa Thánh Linh và Giáo Hội. Hôm nay tôi xin bắt đầu một số bài giáo lư về mầu nhiệm của Giáo Hội, một mầu nhiệm tất cả chúng ta đang sống và chúng ta thuộc về. Tôi xin làm điều này bằng những lời diễn tả quá quen thuộc của những văn kiện Công Đồng Chung Vaticanô II.
Trước hết: Giáo Hội là gia đ́nh của Chúa.
Trong những tháng gần đây, tôi đă từng đề cập đến một số lần về dụ ngôn người con hoang đàng hay đúng hơn về người cha nhân hậu (cf Luca 15:11-32). Đứa con thứ bỏ nhà cha của nó, phung phí tất cả mọi sự và quyết định trở về v́ nó nhận ra rằng hắn đă sai lầm, nhưng không coi ḿnh xứng đáng là một người con nữa mà nghĩ rằng ḿnh được tái nhận như là một người đầy tớ thôi. Trái lại, người cha chạy đến gặp nó, ôm gh́ lấy nó, phục hồi lại địa vị của một người con và đăi tiệc. Dụ ngôn này, như các dụ ngôn khác trong Phúc Âm, cho thấy rơ ràng dự án của Thiên Chúa đối với nhân loại.
Dự án đó là ǵ? Đó là làm cho tất cả chúng ta trở thành một gia đ́nh duy nhất của thành phần con cái của Ngài, nơi mà mỗi người đều cảm thấy gần gũi và được Ngài yêu thương, như trong dụ ngôn này, nhờ đó mỗi người cảm thấy được bầu khí nồng ấm của việc là gia đ́nh của Thiên Chúa. Trong dự án cao cả này, Giáo Hội thấy được căn gốc của ḿnh; Giáo Hội không phải là một tổ chức xuất phát từ một thứ hợp đồng được kư kết giữa một số người với nhau, mà - như Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đă nhắc nhở chúng ta nhiều lần - công việc của Thiên Chúa, được xuất phát từ dự án yêu thương đang từ từ diễn tiến trong lịch sử. Giáo Hội được xuất phát từ ḷng ước muốn của Thiên Chúa trong việc kêu gọi tất cả mọi người hiệp thông với Ngài, làm bạn với Ngài, và thực sự thông phần vào sự sống thần linh của Ngài như thành phần con cái của Ngài. Chính chữ 'Giáo Hội', từ tiếng Hy Lạp ekklesia có nghĩa là 'triệu tập / hội nghị - convocation', ở chỗ, Thiên Chúa triệu tập chúng ta, Ngài thôi thúc chúng ta ra khỏi chủ nghĩa cá nhân của ḿnh, của khuynh hướng khép kín, và gọi chúng ta trở nên gia đ́nh của Ngài. Và lời mời gọi này được bắt nguồn nơi chính việc tạo dựng. Thiên Chúa đă dựng nên chúng ta để sống trong mối thân hữu sâu xa với Ngài, và ngay cả khi tội lỗi đă làm mất di mối liên hệ này với Ngài, với nhau và với thụ tạo, Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi chúng ta. Toàn thể lịch sử cứu độ là câu truyện về việc Thiên Chúa t́m kiếm con người, cống hiến cho họ t́nh yêu của Ngài, bằng cách đón nhận họ. Ngài đă kêu gọi Abraham để làm cha của một số đông, Ngài đă chọn dân Yến Duyên để thực hiện một giao ước bao gồm tất cả mọi dân tộc, và vào thời điểm viên trọn đă sai Con Ḿnh để hiện thực dự án yêu thương và cứu độ của Ngài bằng một giao ước mới vĩnh cửu với toàn thể nhân loại. Khi chúng ta đọc các Phúc Âm, chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu qui tụ chung quanh Người một cộng đồng nhỏ để đón nhận lời của Người, theo Người, đồng hành với Người, trở nên gia đ́nh của Người, và qua cộng đồng này Người dọn đường và xây dựng Giáo Hội của Người.
Giáo Hội được sinh ra ở đâu? Giáo Hội được sinh ra từ tác động yêu thương tối hậu của thập tự giá, tự cạnh sườn mở ra của Chúa Giêsu là nơi máu cùng nước chảy ra, biểu hiệu cho các bí tích Thánh Thể và rửa tội. Mạch sống trong gia đ́nh của Thiên Chúa, trong Giáo Hội này là t́nh yêu Thiên Chúa được thể hiện nơi việc kính mến Ngài và tha nhân, hoàn toàn không phân biệt và không cân nhắc. Giáo Hội là một gia đ́nh, nơi người ta yêu thương và được thương yêu.
Giáo Hội được tỏ hiện ra vào lúc nào? Chúng ta đă cử hành việc tỏ hiện này 2 Chúa Nhật trước đây: Giáo Hội được tỏ hiện khi Thánh Thần Hiện Xuống đầy ḷng của các Tông Đồ và thúc đẩy các vị ra đi bắt đầu thực hiện cuộc hành tŕnh truyền bá Phúc Âm, loan truyền t́nh yêu thương của Thiên Chúa.
Ngày nay vẫn c̣n có người nói: 'Chúa Kitô th́ được, c̣n Giáo Hội th́ không - Christ yes, the Church no'. Như có những người nói rằng 'Tôi tin kính Thiên Chúa nhưng không tin các linh mục'. Thế nhưng, chính Giáo Hội mang Chúa Kitô đến cho chúng ta và dẫn chúng ta về với Thiên Chúa; Giáo Hội là đại gia đ́nh con cái của Thiên Chúa. Dĩ nhiên Giáo Hội cũng bao gồm cả chiều kích nhân loại nữa; nơi những ai làm nên Giáo Hội, mục tử và tín hữu, cũng có những sơ xuất, những bất toàn, tội lỗi, thậm chí cả Giáo Hoàng cũng có và ngài có nhiều là đàng khác, thế nhưng cái tuyệt vời là ở chỗ khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta là thành phần tội nhân, th́ chúng ta lại thấy được t́nh thương của Thiên Chúa, Đấng hằng tha thứ. Đừng quên điều ấy: Thiên Chúa luôn thứ tha và chấp nhận chúng ta bằng t́nh yêu tha thứ và nhân hậu của Ngài. Có người nói rằng tội lỗi là một xúc phạm đến Thiên Chúa nhưng đồng thời nó cũng là cơ hội để hạ ḿnh xuống, để nhận thấy rằng có một cái ǵ đó tuyệt diệu hơn nữa là t́nh thương của Thiên Chúa. Chúng ta hăy nghĩ đến điều ấy.
Hôm nay chúng ta hăy tự vấn xem chúng ta yêu mến Giáo Hội bao nhiêu? Tôi có cầu nguyện cho Giáo Hội hay chăng? Tôi có cảm thấy ḿnh thuộc về gia đ́nh của Giáo Hội hay chăng? Tôi phải làm ǵ để Giáo Hội có thể trở thành một cộng đồng, nơi mọi người cảm thấy được đón nhận và thông cảm, cảm thấy t́nh thương và t́nh yêu của Thiên Chúa là những ǵ canh tân cuộc sống? Đức tin là một tặng ân và là một tác động ảnh hưởng đến bản thân của chúng ta, thế nhưng Thiên Chúa kêu gọi chúng ta cùng nhau sống đức tin, như là một gia đ́nh, như là Giáo Hội.
Chúng ta hăy xin Chúa một cách đặc biệt trong Năm Đức Tin này để các cộng đồng của chúng ta, toàn thể Giáo Hội, được càng ngày càng thực sự là các gia đ́nh sống động chất chứa nơi ḿnh t́nh nồng ấm của Thiên Chúa. Xin cám ơn anh chị em.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ Zenit 29/5/2013 - những chỗ in nghiêng và mầu là do người dịch tự ư nhấn mạnh.