Để tiếp tục loạt bài Giáo Lư về Đức Tin của ĐTC Biển Đức XVI, ĐTC Phanxicô đă và đang nói đến một trong những tín điều cuối cùng của Kinh Tín Kính, sau tín điều về Thánh Linh, đó là tín điều về "Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền", nhưng lại là một tín điều được ngài khai triển và tŕnh bày một cách b́nh dân và theo chiều hướng liên quan đến ư nghĩa của Giáo Hội.
Đây là bài thứ 3 về Giáo Hội: bài đầu về Thánh Linh với Giáo Hội, bài sau đó về Giáo Hội là Gia Đ́nh của Thiên Chúa, và bài này về Giáo Hội là Dân Chúa. Bài tiếp tới về Giáo Hội là Thân Thể của Chúa Kitô. Đặc điểm của các bài nói của ĐTC Phanxicô, bao giờ cũng ngắn gọn hơn và thực tế hơn, đơn giản hơn, bao gồm những câu hỏi rất thiết thực, liên quan đến đời sống đạo của Kitô hữu. Chẳng hạn, trong bài giáo lư Giáo Hội là Dân Chúa dưới đây, chúng ta đọc thấy những ǵ được ngài nêu lên cần chúng ta phải tự vấn và cải thiện, nhất là khi áp dụng vào mỗi hội đoàn, cộng đoàn và giáo xứ, chẳng hạn 2 câu tiêu biểu sau đây:
"Trong Dân Chúa, xẩy ra quá nhiều chiến tranh! ... Tất cả chúng ta đều có những cái thích và không thích; nhiều người trong chúng ta có lẽ ít giận dữ với ai đó; bởi thế chúng ta hăy thưa cùng Chúa rằng: Lạy Chúa, con có tức giận với người này người kia; con cầu nguyện cho họ. Việc cầu nguyện cho những ai chúng ta giận tức là một bước tiến tốt đẹp hướng về luật yêu thương này. Chúng ta sẽ thực hiện điều này hay chăng? Chúng ta hăy thực hiện nó hôm nay nhé!" (đoạn 3)
"Chớ ǵ Giáo Hội là một nơi của t́nh thương Thiên Chúa và của niềm hy vọng, nơi tất cả mọi người đều cảm thấy được đón nhận, được yêu thương, được tha thứ và được can đảm sống theo đời sống trọn lành của Phúc Âm". (đoạn 5)
Anh Chị Em thân mến,
Xin chào anh chị em ban sáng! Hôm nay tôi muốn chia sẻ về một chữ khác được Công Đồng Chung Vaticanô II sử dụng để định nghĩa về Giáo Hội đó là chữ "Dân Chúa" (cf. Dogmatic Constitution Lumen Gentium, n. 9; The Catechism of the Catholic Church, n. 782). Tôi chia sẻ bằng việc đặt ra một số câu hỏi để anh chị em suy nghĩ.
1- "Dân Chúa" nghĩa là ǵ? Trước hết, nghĩa là Thiên Chúa không đặc biệt thuộc về bất cứ một dân tộc nào; v́ chính Ngài kêu gọi chúng ta, triệu tập chúng ta, mời gọi chúng ta trở thành dân của Ngài, và lời mời gọi này được ngỏ cùng tất cả mọi người, không phân biệt ai, v́ t́nh thương của Thiên Chúa "muốn tất cả mọi người được cứu độ" (1Tim 2:4). Chúa Giêsu không nói với các Tông Đồ hay chúng ta h́nh thành nên một nhóm chuyên biệt, một nhóm của thành phần elite - ưu thế. Chúa Giêsu nói rằng các con hăy đi mà tuyển mộ môn đồ nơi tất cả mọi dân nước (cf. Mt 28:19). Thánh Phaolô nói rằng nơi Dân Chúa, nơi Giáo Hội, "không có Do Thái hay Hy Lạp... v́ tất cả anh chị em đều là một trong Chúa Giêsu Kitô" (Gal 3:28). Tôi muốn nói cùng bất cứ ai cảm thấy ḿnh xa cách Thiên Chúa và Giáo Hội, cho ai e dè hay dửng dưng lănh đạm, cho những ai nghĩ rằng họ không thể nào thay đổi được nữa rằng: Chúa cũng đang kêu gọi anh chị em nữa trong việc thuộc về dân của Ngài và Ngài làm điều này một cách hết sức trân trọng và yêu thương! Ngài mời gọi chúng ta thuộc về dân của Ngài, Dân Chúa!
2- Làm thế nào để người ta trở thành phần tử của dân này? Không phải nhờ việc sinh sản về thể lư mà là nhờ một thứ sinh sản mới. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu nói với Ông Nicôđêmô rằng ông ta cần phải được sinh từ trên cao, từ nước và từ Thần Linh để được vào Vương Quốc của thiên Chúa (cf. Gioan 3:3-5). Chính nhờ Phép Rửa mà chúng ta được tháp nhập vào dân này, nhờ đức tin vào Đức Kitô, một tặng ân được Thiên Chúa ban cần phải được nuôi dưỡng và vun trồng suốt cả cuộc đời của chúng ta. Chúng ta hăy tự vấn xem: tôi đă làm thế nào để làm cho đức tin tôi đă lănh nhận nơi Phép Rửa này gia tăng? Tôi đă làm thế nào để đức tin tôi đă lănh nhận và thuộc về Dân Chúa này tăng triển?
3- Một câu hỏi khác: Đâu là lề luật của Dân Chúa? Đó là luật yêu thương, yêu mến Thiên Chúa và thương mến tha nhân theo như luật mới Chúa lưu lại cho chúng ta (xem Gioan 13:34). Tuy nhiên, nó là một thứ t́nh yêu không có tính chất cằn cỗi hay là một cái ǵ đó mơ hồ mà là việc nhận biết Thiên Chúa như là Vị Chúa duy nhất của sự sống, đồng thời chấp nhận nhau như anh chị em thực sự của tôi, thắng vượt những ǵ là chia rẽ, cạnh tranh, hiểu lầm, vị kỷ; hai điều này đi với nhau. Ôi cuộc hành tŕnh chúng ta cần phải cố gắng thực hiện nhiều hơn biết bao để có thể thực sự sống lề luận mới này - thứ lề luật của Thánh Linh là Đấng tác hành trong chúng ta, thứ lề luật của bác ái, của yêu thương! Nh́n vào các tờ nhật báo hay truyền h́nh chúng ta thấy quá ư là nhiều chiến tranh giữa Kitô hữu: làm thế nào lại xẩy ra như thế nhỉ? Trong Dân Chúa, xẩy ra quá nhiều chiến tranh! Biết bao nhiêu là cuộc chiến tham lam đố kỵ, ghen tương đă xẩy ra nơi hàng xóm láng giềng, nơi công xưởng chỗ làm! Thậm chí ngay trong chính gia đ́nh, cũng có quá nhiều cuộc chiến nội bộ! Chúng ta cần phải xin Chúa làm cho chúng ta hiểu được chính xác lề luật yêu thương này. Tuyệt vời biết bao việc yêu thương nhau như anh chị em đích thực. Tuyệt vời biết bao! Chúng ta hăy làm một cái ǵ đó hôm nay đây. Tất cả chúng ta đều có những cái thích và không thích; nhiều người trong chúng ta có lẽ ít giận dữ với ai đó; bởi thế chúng ta hăy thưa cùng Chúa rằng: Lạy Chúa, con có tức giận với người này người kia; con cầu nguyện cho họ. Việc cầu nguyện cho những ai chúng ta giận tức là một bước tiến tốt đẹp hướng về luật yêu thương này. Chúng ta sẽ thực hiện điều này hay chăng? Chúng ta hăy thực hiện nó hôm nay nhé!
4- Sứ vụ của dân này là ǵ? Đó là mang niềm hy vọng và ơn cứu độ của Thiên Chúa đến cho thế giới: trở thành dấu chỉ của t́nh yêu Thiên Chúa là Đấng kêu gọi hết mọi người đến với t́nh thân của Ngài; trở thành men khiến đấu bột dậy lên, trở thành muối mặn và ướp cho khỏi băng hoại, trở thành ánh sáng soi chiếu. Hăy nh́n chung quanh chúng ta - chỉ cần lật một tờ nhật báo, như tôi đă nói - chúng ta thấy sự hiện diện của sự dữ, Ma Quỉ đang ra tay hành động. Tuy nhiên, tôi muốn nói lớn tiếng rằng: Thiên Chúa c̣n mănh liệt hơn thế nữa! Anh chị em có tin như thế hay chăng, tin rằng Thiên Chúa là Đấng mănh lực hơn hay chăng? Chúng ta hăy cùng nhau nói như thế, tất cả chúng ta cùng nhau nói như vậy: Thiên Chúa là Đấng mănh lực hơn! Anh chị em biết tại sao Ngài lại mănh lực hơn hay chăng? V́ Ngài là Chúa, vị Chúa duy nhất. Và tôi xin thêm rằng thực tại, dù có những lúc tăm tối và ghi dấu sự dữ, vẫn có thể đổi thay, nếu chúng ta trước hết chiếu tỏa ánh sáng Phúc Âm đặc biệt qua đời sống của chúng ta. Giả sử trong một vận động trường - như Vận Động Trường Olympic ở Rôma hay Vận Động Trường San Lorenzo ở Buenos Aires - vào một đêm tối, nếu có một ai đó bật đèn lên th́ anh chị em có thể hơi thấy được vận động trường này, nhưng nếu 70 ngàn khán giả đều bật đèn của ḿnh lên, th́ cả vận động trường trở nên sáng láng. Cuộc sống của chúng ta hăy cùng nhau trở thành một thứ ánh sáng Chúa Kitô duy nhất; chúng ta hăy cùng nhau chiếu soi ánh sáng Phúc Âm cho tất cả thực tại.
5- Đâu là đích điểm của Dân này? Đích điểm của chúng ta là Vương Quốc của Thiên Chúa, một vương quốc được chính Thiên Chúa khai mở trên trái đất này và là một vương quốc cần phải vươn dài trải rộng cho đến tầm vóc viên trọn của nó, khi Chúa Kitô, sự sống của chúng ta, sẽ xuất hiện (cf. Lumen Gentium, số 9). Cùng tận bấy giờ là mối hiệp thông trọn vẹn với Chúa, mối thân t́nh với Chúa, là việc thông phần vào sự sống thần linh của Ngài, nơi chúng ta sẽ sống trong niềm vui vô hạn của t́nh yêu Ngài, một niềm vui trọn vẹn.
Anh chị em thân mến, là Giáo Hội, là Dân Chúa, theo ư định yêu thương cao cả của Chúa Cha, tức là trở nên men của Thiên Chúa nơi nhân loại của chúng ta. Nghĩa là loan truyền và mang ơn cứu độ của Thiên Chúa đến cho thế giới của chúng ta, nơi rất dễ bị sai trệch, nơi cần đến những giải đáp có thể mang lại ḷng can đảm, niềm hy vọng và nghị lực mới cho cuộc hành tŕnh. Chớ ǵ Giáo Hội là một nơi của t́nh thương Thiên Chúa và của niềm hy vọng, nơi tất cả mọi người đều cảm thấy được đón nhận, được yêu thương, được tha thứ và được can đảm sống theo đời sống trọn lành của Phúc Âm. Và để làm cho người khác cảm thấy được đón nhận, được yêu thương và được can đảm, Giáo Hội cần phải mở rộng cửa ra để tất cả mọi người có thể tiến vào. Và chúng ta cần phải bước ra ngoài những ngưỡng cửa này để loan báo Phúc Âm.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh, những chỗ in nghiêng hay đậm hoặc mầu là do người dịch tự ư muốn nhấn mạnh