|
|
Đức Thánh Cha Phanxicô
Huấn
Từ Truyền Tin 2013
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tuyển hợp và chuyển dịch
http://www.vatican.va/holy_father/francesco/angelus/2013/index_en.htm
Lễ Thánh
Gia 29/12/2013
Vào Chúa Nhật thứ nhất
sau Giáng Sinh này, phụng vụ mời gọi chúng
ta cử hành lễ Thánh Gia Nazarét. Thật vậy,
hết mọi cảnh giáng sinh đều cho chúng ta
thấy Chúa Giêsu cùng với Đức Mẹ và Thánh
Giuse ở hang Bêlem. Thiên Chúa đã muốn được
sinh ra trong một gia đình loài người, Ngài
muốn có một người mẹ và một người cha như
chúng ta.
Và hôm nay Phúc Âm cho
thấy Thánh Gia đang thực hiện một cuộc hành
trình lưu đầy trong đau buồn để tị nạn ở Ai
Cập. Thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu trải
qua thân phận thảm thương của những con
người tị nạn, lo âu sợ hãi, kèm theo tâm
trạng bất định và băn khoăn lo lắng (Mathêu
2:13-15,19-23). Tiếc thay, trong thời đại
của chúng ta, hằng triệu gia đình vẫn có thể
gặp phải cái thực tại buồn thảm ấy. Hầu như
mỗi ngày truyền hình và báo chí cho biết tin
tức về những người tị nạn trốn chạy vì đói
khổ, vì chiến tranh, vì các thứ nguy hiểm
trầm trọng khác, để tìm kiếm an ninh và một
cuộc sống xứng đáng cho bản thân họ và gia
đình họ.
Ở những mảnh đất xa cách,
cho dù họ có công ăn việc làm, thì thành
phần tị nạn và di dân không phải bao giờ
cũng được thật sự tiếp nhận, trân trọng, cảm
mến các thứ giá trị của họ. Những niềm mong
đợi hợp lý của họ tương phản với những hoàn
cảnh phức tạp và khó khăn đôi khi bất khả
thắng vượt. Bởi vậy, khi chúng ta gắn mắt
nhìn vào Thánh Gia Nazarét lúc các vị trở
thành những con người tị nạn, chúng ta nghĩ
về thảm cảnh của những thứ trợ cấp cùng với
những người tị nạn là nạn nhân bị loại trừ
và khai thác, nạn nhân của việc buôn người
và lao nô. Thế nhưng chúng ta cũng hãy nghĩ
đến những thứ "lưu đầy": tôi muốn gọi chúng
là "những
cuộc lưu đầy kín đáo", những cuộc lưu đầy có
thể ở ngay trong gia đình của chúng ta:
chẳng hạn người già đôi khi được đối xử như
là một thứ bất tiện.
Tôi thường nghĩ rằng dấu hiệu cho thấy một
gia đình sống ra sao đó là cách thức đối xử
với con cái và người già trong gia đình.
Chúa Giêsu muốn thuôc
về một gia đình trải qua những khốn khó này,
để không ai cảm thấy mình bị loại trừ khỏi
việc hiện diện yêu thương của Thiên Chúa.
Việc thoát thân
sang Ai Cập trước những đe dọa của Hêrôđê
cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa hiện diện
ở những lúc con người gặp hiểm nguy, con
người chịu khổ đau, con người trốn chạy, con
người cảm thấy bị loại trừ và bỏ rơi; thế
nhưng Thiên Chúa cũng ở cả lúc con người
mộng mơ, con người hy vọng được tự do nơi
quê cha đất tổ của mình, con người sự định
và quyết định về đời sống và phẩm vị của họ
cũng như của gia đình họ.
Hôm nay việc chúng ta
chiêm ngưỡng Thánh Gia cũng được lôi kéo bởi
tính chất đơn sơ giản dị của cuộc đời các vị
sống ở Nazarét. Thánh Gia là một gương mẫu
rất tốt đẹp cho gia đình của chúng ta, nó
giúp gia đình chúng ta hơn nữa trong việc
trở thành những cộng đồng yêu thương và hòa
giải bao gồm những gì là dịu dàng, tương trợ
và tha thứ lẫn nhau. Chúng ta hãy nhớ 3
thành ngữ chính cần thiết cho một đời sống
gia đình an bình và hân hoan, đó là excuse
me - xin tha, thank you - cám ơn, I'm sorry
- xin lỗi. Trong một gia đình khi anh chị em
không gây xúc phạm mà nói "excuse me", khi
anh chị em không tìm mình mà nói "thank
you", và khi anh chị em nhận thức rằng anh
chị em đã làm một điều gì đó sai lầm và nói
"I'm sorry", thì bình an và niềm vui xẩy ra
ở trong gia đình này. Chúng ta hãy nhớ 3
thnhà ngu ưnày. Thế nhưng, chúng ta có thể
cùng nhau nói 3 thành ngữ này: excuse me,
thank you, I'm sorry. (Dân chúng qui tụ ở
Quảng Trường Thánh Phêrô bấy giờ lập lại
theo Đức Thánh Cha những thành ngữ ấy). Tôi
cũng muốn thấy các gia đình nhận thức được
tầm quan trọng của mình ở trong Giáo Hội
cũng như trong xã hội. Thật vậy, việc loan
truyền Phúc Âm được truyền đạt trước hết qua
gia đình rồi mới vươn tới các lãnh vực khác
của cuộc sống hằng ngày.
Chúng ta hãy tha thiết
kêu cầu cùng Rất Thánh Maria, Mẹ của Chúa
Giêsu và là Mẹ của chúng ta, và Thánh Giuse
là phu quân của Mẹ. Chúng ta hãy xin các vị
soi sáng, an ủi, hướng dẫn hết mọi gia đình
ở trên thế giới này, nhờ đó họ có thể thực
thi sứ vụ Thiên Chúa đã ủy thác cho họ một
cách xứng đáng và thanh thản.
|
Lễ Thánh Stephano 26/12/2013
Phụng vụ kéo dài Lễ Trọng Giáng Sinh 8
ngày: một thời điểm hân hoan cho toàn thể dân Chúa! Và trong
ngày thứ hai của tuần bát nhật này lại được xen kẽ vào lễ
Thánh Stephano, vị tử đạo tiên khởi của Giáo Hội. Sách Tông
Vụ cho thấy ngài là "một con người đầy đức tin và Thánh Linh"
(6:5), được chọn với 6 vị khác để phục vụ thành phần góa bụa
và nghèo nàn thuộc cộng đồng tiên khởi ở Giêrusalem. Sách
Tông Vụ cũng thuật lại cuộc tử đạo của ngài: sau những lời
nói nẩy lửa khiến thành phần Hội Đồng Đầu Mục Do Thái nổi
khùng, ngài đã bị lôi ra ngoài thành để bị ném đá cho chết.
Thánh Stephano đã chết như Chúa Giêsu khi xin tha cho những
kẻ sát hại ngài.
Trong mùa Giáng Sinh vui vẻ này, việc
tưởng niệm ấy dường như không thích hợp.
Giáng Sinh thực sự là một lễ của sự
sống và làm cho chúng ta cảm thấy thanh thản và bình an; tại
sao niềm vui lại bị lũng đoạn bởi việc tưởng nhớ đến một thứ
bạo lực tàn ác như thế chứ? Thật vậy,
trước con mắt đức tin thì lễ Thánh Stephano lại hoàn toàn
hòa hợp với ý nghĩa sâu xa của Giáng Sinh. Nơi tử đạo bạo
lực bị khống chế bởi yêu thương, sự chết được sự sống chế
ngự. Giáo Hội thấy ở nơi việc hy sinh của các vị tử đạo "sinh
nhật trên trời" của các vị. Bởi thế, chúng ta hôm nay cử
hành "sinh nhật" của Thánh Stephano, một ngày xuất phát sâu
xa từ Sinh Nhật của Chúa Kitô. Chúa Giêsu biến đổi cái chết
của những ai kính mến Người thành rạng đông của một sự sống
mới!
Nơi
cuộc tử đạo của Thánh Stephano, cũng một cuộc đụng độ giữa
thiện và ác xẩy ra, giữa thù ghét và thứ tha, giữa hiền lành
và bạo lực, mà tột đỉnh là Thập Giá của Chúa Kitô. Việc
tưởng niệm vị tử đạo tiên khởi này mới xẩy ra lập tức như
thế để làm tan biến đi cái hình ảnh sai lầm về Giáng Sinh, ở
chỗ coi Giáng Sinh là một truyền thần tiên với một thứ hình
ảnh ủy mị không có trong Phúc Âm!
Phụng vụ đưa chúng ta trở
về với ý nghĩa đích thực của Nhập Thể, liên kết Bêlem với
Canvê, và nhắc nhở chúng ta rằng việc cứu độ thần linh bao
hàm cuộc chiến đấu chống lại tội lỗi, nó phải băng qua cửa
hẹp Thập Giá. Đó là con đường Chúa
Giêsu đã rõ ràng tỏ cho các môn đệ của Người thấy, như chứng
cớ của bài Phúc Âm hôm nay: "Các con sẽ bị tất cả mọi người
thù ghét vì danh của Thày, thế nhưng ai bền đỗ đến cùng sẽ
được cứu độ" (Mathêu 10:22).
Thế nên, hôm nay, chúng ta hãy đặc biệt
cầu cho những người anh chị em Kitô hữu đang bị kỳ thị với
chứng từ của họ cho Chúa Kitô và Phúc Âm. Chúng ta hãy gắn
bó với những người anh chị em này, thành phần như Thánh
Stephano, bị tố cáo bất công và phải chịu những hình thức
bạo lực khác nhau. Tiếc thay, tôi tin rằng
những hình thức bạo lực ấy
ngày nay còn nhiều hơn là trong những ngày đầu của Giáo Hội.
Xẩy ra rất là nhiều! Nhất là ở những nơi mà
quyền tự do tôn giáo không được bảo đảm hay không được hoàn
toàn phát triển. Nó cũng xẩy ra ở cả các xứ sở và những miền
thành phần, trên giấy tờ thì bảo về tự do và nhân quyền
nhưng thật ra là nơi tín hữu, nhất là Kitô hữu, gặp hạn chế
và kỳ thị. Tôi xin anh chị em tất cả
hãy nguyện một cách thần lặng cho những người anh chị em này
[...]. Và chúng ta hãy ký thác họ cho Đức Mẹ [Kính mừng
maria đầy ơn phúc...] Đối với Kitô hữu thì điều này chẳng có
gì là lạ lùng, bởi Chúa Giêsu đã tiên báo nó là một cơ hội
làm chứng vậy. Tuy nhiên, ở lãnh vực dân sự thì cần phải tố
cáo và loại trừ những gì là bất công.
Xin Mẹ Maria, Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo,
giúp chúng ta sống Giáng Sinh bằng nhiệt tình đức tin và đức
mến được tỏa chiếu nơi Thánh Stêphanô cũng như nơi tất cả
các vị tử đạo của Giáo Hội.
Chúa Nhật 17/11/2013
Chúa Nhật 33 Quanh Năm Năm C -
(Luca 21:5-19 về tận thế):
"Chúng ta đang ở trong
giai đoạn đợi chờ Chúa tái giáng"
Bài Phúc Âm Chúa Nhật này (Luca 21:5-19) bao gồm phần
đầu của một trong những bài Chúa Giêsu giảng, bài giảng
về ngày cùng tháng tận. Chúa Giêsu nói điều này ở
Giêrusalem, gần đền thờ, và đề tài được gợi lên cho
Người từ những người nói về vẻ đẹp của đền thờ, vì ngôi
đền thờ ấy là một ngôi đền thờ mỹ lệ. Vậy Chúa Giêsu nói:
"Tất cả những gì các con thấy đó - sẽ xẩy ra những ngày
mà không còn hòn đá nào trên hòn đá nào mà không bị sụp
đổ" (Luca 21:6). Theo tự nhiên họ hỏi Người về chuyện
khi nào thì điều ấy xẩy ra? Đâu là những dấu hiệu cho
thấy? Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã hướng những khía cạnh phụ
thuộc này - bao giờ nó xẩy ra? nó xẩy ra ra sao? - mà
hướng nó về những vấn đề thực sự. Có hai vấn đề thực sự.
Thứ nhất là các con đừng để mình bị đánh lừa bởi thành
phần thiên sai giả và được để mình bị tái tê sợ hãi. Thứ
hai là các con hãy sống giai đoạn đợi chờ như là chứng
từ và kiên trì. Và chúng ta
đang ở trong giai đoạn đợi chờ ấy, đợi chờ Chúa tái
giáng.
Bài giảng này của Chúa Giêsu luôn thích hợp, thậm chí
đối với chúng ta là thành phần sống trong thế kỷ 21.
Người lập lại với chúng ta rằng: "Các con đừng để mình
bị đánh lừa, vì nhiều người sẽ nhân danh Thày mà đến"
(21:8). Đó là một lời mời gọi nhận thức, nhân đức của
Kitô giáo thông hiểu này biết đâu là tinh thần của Chúa
và đâu là tinh thần gian ác. Thật vậy,
cả đến ngày hôm nay nữa cũng có
những 'kẻ cứu tinh' giả tạo, thành phần muốn chiếm chỗ
của Chúa Giêsu: thành phần lãnh đạo thế giới này, những
nhân vật guru - thày đạo, thậm chí cả thành phần phù
thủy, thành phần muốn kéo thu hút tâm trí, nhất là của
giới trẻ về họ. Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta rằng:
"Các con đừng theo họ!" "Các con đừng theo họ!".
Chúa cũng giúp chúng ta đừng sợ, ở chỗ, trước những cuộc
chiến tranh loạn lạc, những cuộc cách mạng nổi loạn, cả
những thiên tai hoạn nạn, những dịch tễ truyền nhiễm,
Chúa Giêsu giải phóng chúng ta khỏi định mệnh thuyết và
các thứ khải thị giả tạo. Khía cạnh thứ hai liên quan
đến chính chúng ta là thành phần Kitô hữu, phần tử của
Giáo Hội, ở chỗ Chúa Giêsu báo trước những thử thách đớn
đau và các cuộc bách hại mà thành phần môn đệ của Người
phải chịu vì danh của Người. Tuy nhiên, Người trấn an họ
rằng: 'không một sợi tóc nào của họ bị tác hại' (21:18).
Người nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta hoàn toàn ở trong
tay Thiên Chúa! Thành phần đối
phương mà chúng ta vì đức tin chạm trán và việc chúng ta
gắn bó với Phúc Âm là dịp dể chúng ta làm chứng; chúng
không được tách lìa chúng ta khỏi Chúa mà là tác động
chúng ta càng phó thác tất cả bản thân mình cho Người,
cho quyền năng của Thần Linh Người và ân sủng của Người.
Tôi là người đang suy tư trong lúc này đây và tất cả
chúng ta đều suy tư. Chúng ta hãy cùng nhau làm việc này:
chúng ta hãy nghĩ đến nhiều anh
chị em Kitô hữu của chúng ta, những người vì đức tin
đang bị bách hại.
Nhiều lắm, có lẽ nhiều hơn cả mấy thế kỷ đầu tiên nữa.
Chúa Giêsu ở với họ. Chúng ta cũng liên kết với họ bằng
lời cầu nguyện của chúng ta và bằng lòng cảm mến của
chúng ta. Chúng ta cũng cảm phục lòng can đảm và chứng
từ của họ. Họ là anh chị em của chúng ta, thành phần ở
nhiều phần đất trên thế giới đang chịu khổ bởi trung
thành với Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta chào kính họ bằng
tấm lòng và niềm cảm mến của chúng ta.
Sau hết, Chúa Giêsu hứa hẹn vinh thắng: "Nhờ kiên trung
các con sẽ được cứu độ" (21:19). Hy vọng biết bao nơi
những lời này! Chúng là lời mời gọi hy vọng và nhẫn nại,
mời gọi biết làm sao để chờ đợi những thành quả cứu độ
chắc chắn, khi tin tưởng vào ý nghĩa sâu xa của đời sống
và lịch sử: các gian nan khốn
khó là những gì thuộc về dự án bao rộng; Chúa, Vị Chúa
của lịch sử làm cho hết mọi sự được nên trọn. Bất chấp
tình trạng lộn xộn lệch lạc và những thảm họa làm lũng đoạn
thế giới này, thì dự án của lòng nhân hậu và tình thương
của Thiên Chúa sẽ thắng vượt! Và đó là niềm hy vọng của
chúng ta, ở chỗ chúng ta hãy bước đi theo đường lối này,
trên con đường ấy, theo dự án sẽ thắng vượt của Thiên
Chúa. Đó là niềm hy vọng của chúng ta.
Sau Kinh Truyền Tin:
"Giờ đây tôi khuyến dụ anh chị
em một thứ phương dược. Có người trong
anh chị em ngẫm nghĩ rằng: 'Thì ra vị
Giáo Hoàng này là một dược sĩ hay sao?'
Nó là một thứ phương dược đặc biệt sẽ
giúp cho anh chị em hưởng lợi từ Năm Đức
Tin, một năm sắp chấm dứt. Nó là một
phương thuốc bao gồm 59 xâu hạt; một 'phương
thuốc thiêng liêng được gọi là
Misericordina. Nó là một cái hộp có 59
xâu hạt được thắt giây. Cái hộp nhỏ này
chứa đựng phương thuốc ấy, và sẽ được phân
phối cho anh chị em từ một số tình
nguyện viên khi anh chị em ra khỏi quảng
trường này. Anh chị em hãy nhận lấy nó!
Đó là một chuỗi Mân Côi để anh chị em có
thể sử dụng mà lần 'Chuỗi Thương Xót',
một thứ trợ giúp thiêng liêng cho linh
hồn của anh chị em và truyền đạt tình
yêu, lòng tha thứ và tình huynh đệ ở
khắp mọi nơi. Đừng quên nhận lấy nó nhé,
vì nó bổ ích cho chúng ta. Nó bổ ích cho tâm
can, linh hồn, nói chung cho cuộc đời
của chúng ta!"
Chúa Nhật
15/924
Phúc Âm Thánh Ký Luca CN 24 Thường
Niên Năm C về 3 dụ ngôn về Lòng Thương Xót Chúa: con chiên
lạc, đồng bạc mất, con hoang đàng.
"Tất cả 3 dụ ngôn này đều nói về niềm vui
của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng hân hoan vui vẻ! Niềm vui
của Thiên Chúa là niềm vui của sự thứ tha... Nó là niềm vui
của vị mục tử tìm thấy con chiên lạc của mình; niềm vui của
người đàn bà tìm thấy đồng bạc cắc thất lạc của mình; niềm
vui của người cha đón nhận đứa con hoang của mình trở về... Tất
cả Phúc Âm là ở chỗ đó; Kitô giáo là thế! Tuy nhiên, đó
không phải là một thứ đa cảm hay cảm xúc tốt lành vậy thôi;
... trái lại, tình thương là một
năng lực thực sự có thể cứu con người và thế giới khỏi chứng
'ung thư' tội lỗi, khỏi tình trạng phiền muộn về luân lý và
tâm linh. Chỉ có tình yêu mới phủ đầy những
khoảng cách, những vực thẳm tiêu cực do sự dữ tạo nên trong
tâm can của chúng ta cũng như trong giòng lịch sử. Chỉ duy
tình yêu mới có thể làm điều ấy, và đó là niềm vui của Thiên
Chúa... Mỗi một người chúng ta là con chiên lạc ấy, là đồng
bạc cắc thất lạc ấy; mỗi một người
chúng ta là người con hoang đàng đã phung phí tự do của mình
cho những thứ ngẫu tượng, những hình ảnh và những thứ hạnh
phúc giả tạo, và đã bị mất đi tất cả mọi sự".
"Thế nhưng Thiên Chúa không quên chúng ta,
Cha của chúng ta không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Ngài là một
người cha nhẫn nại, Ngài bao giờ cũng đợi chờ chúng ta! Ngài
tôn trọng tự do của chúng ta, nhưng luôn tỏ ra trung thành.
Khi chúng ta quay về với Ngài thì Ngài đón nhận chúng ta như
con cái của Ngài, vào nhà của Ngài, vì Ngài không bao giờ
thôi yêu thương chờ đợi chúng ta, cho dù chỉ trong giây lát.
Và tâm can của Ngài hân hoan đối với hết mọi người con trở
về. Nó là một cuộc mừng rỡ, vì nó là một niềm vui. Thiên
Chúa hân hoan khi từng tội nhân trở về với Ngài và xin Ngài
thứ tha".
"Thật là nguy
hiểm khi chúng ta cho rằng chúng ta đúng và vì thế phán xét
kẻ khác. Chúng ta cũng phán đoán cả Thiên Chúa nữa, khi
chúng ta nghĩ rằng Ngài phải trừng phạt tội nhân và lên án
chết cho họ thay vì tha thứ họ. Tỏ ra như thế là
chúng ta có nguy cơ ở ngoài nhà của Cha chúng ta, như người
anh trong dụ ngôn, thay vì hân hoan vì em mình trở về lại
giận dữ với cha vì cha đón nhận nó và ăn mừng nó.
Nếu tình thương không có ở trong lòng
của chúng ta, nếu chúng ta không cảm nghiệm được niềm vui
tha thứ, thì chúng ta không hiệp thông với Thiên Chúa, cho
dù chúng ta có tuân giữ tất cả các giới luật, vì chính tình
yêu mới cứu độ, chứ không phải chỉ là việc tuân giữ các thứ
luật lệ. Các giới luật được hoàn trọn chỉ ở nơi
tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân của chúng ta mà thôi".
"Nếu chúng ta
sống theo luật 'mắt đền mắt, răng đền răng' chúng ta sẽ
không bao giờ thoát khỏi cơn lốc sự dữ. Ma quỉ
thì tinh quái; hắn dụ dẫm chúng ta rằng chúng ta có thể cứu
mình và thế giới bằng công lý của loài người. Thực ra chỉ có
công lý của Thiên Chúa mới có thể cứu chúng ta thôi!
Công lý của Thiên Chúa là những gì
được tỏ ra cho chúng ta trên Thánh Giá: Thánh Giá là phán
xét của Thiên Chúa về chúng ta và về thế giới.
Thế nhưng Thiên Chúa phán xét chúng ta ra sao? Bằng cách
cống hiến cho chúng ta sự sống của Ngài! Đó là tác động tối
thượng của công lý là những gì đánh bại tên Vương Chủ của
thế giới này một lần vĩnh viễn; và
tác động tối thượng này của công lý cũng chính là tác động
tối cao của tình thương. Chúa Giêsu kêu gọi tất
cả chúng ta hãy theo đường lối ấy:
'Các con hãy xót thương như Cha của
các con là Đấng xót thương'".
Sau hết, để áp dụng thực hành ngay
giáo huấn của Bài Phúc Âm về Lòng Thương Xót Chúa, ĐTC
Phanxicô đã kêu gọi thành phần đang lắng nghe huấn từ Truyền
Tin của ngài hãy nghĩ đến "một người chúng ta không hài
lòng, một người nào đó chúng ta giận tức, một người nào đó
chúng ta không thích. Chúng ta hãy nghĩ về người đó và trong
thinh lặng trong giây lát chúng ta hãy cầu nguyện cho người
ấy và tỏ lòng thương xót đối với họ".
Chúa
Nhật 8/9/2013
Căn
cứ vào bài Phúc Âm Chúa Nhật 23 Thường Niên Năm C, ngài đã
huấn dụ như sau:
"Theo
Chúa Giêsu không có nghĩa là tham phần vào một cuộc phô diễn
khải hoàn. Nó có nghĩa là tham dự vào tình yêu nhân hậu của
Người, trở nên một thành tố cho đại sứ vụ tình thương của
Người đối với từng người và hết mọi người... Mà việc thứ tha
phổ quát này, tình thương này, xuất phát từ thập giá.
Chúa Giêsu không muốn thực hiện sứ vụ này một mình: Người
muốn bao gồm cả chúng ta nữa, trong sứ vụ mà Cha đã ủy thác
cho Người... Người môn đệ của Chúa Giêsu từ bỏ tất cả những
sự vật của mình, vì họ đã tìm thấy được nơi Người Sự Thiện
cao cả nhất, trong đó hết mọi sản vật khác nhận được giá trị
và ý nghĩa đích thực của mình: các mối liên hệ gia đình, các
mối liên hệ khác, công việc, sự phong phú về văn hóa và kinh
tế, vân vân.
"Ở đây, Chúa Giêsu không
muốn bàn đến vấn đề chiến tranh - nó chỉ là một dụ ngôn. Thế
nhưng vào thời điểm lúc này đây, khi mà chúng ta đang thiết
tha nguyện cầu cho hòa bình, thì Lời này của Chúa gây tác
động sâu xa nơi chúng ta, và Lời này chính yếu nói rằng:
chúng ta cần phải chiến đấu với một cuộc chiến sâu xa hơn,
tất cả chúng ta! Đó là cái quyết định mãnh liệt và can
trường trong việc từ bỏ sự dữ cùng những những hấp dẫn của
nó, mà chọn sự thiện, hoàn toàn sẵn sàng đánh đổi bản thân
mình, đó là theo Chúa Kitô và vác lấy thập giá của mình!
Nó là một cuộc chiến tranh sâu xa chống lại sự dữ! Nếu anh
chị em không thể chiến đấu với trận chiến sâu xa để chống
lại sự dữ ấy thì làm sao chống lại chiến tranh, nhiều thứ
chiến tranh được chứ? Không có chuyện đó đâu!
"Cuộc
chiến chống lại sự dữ này có nghĩa là không chấp nhận hận
thù huynh đệ tàn sát lẫn nhau, và không chấp nhận những thứ
gian dối được nó sử dụng; là không chấp nhận bạo lực dưới tất
cả mọi hình thức của nó; không chấp nhận vấn đề leo thang
các thứ vũ khí và buôn bán vũ khí ở chợ đen.
Có rất nhiều thứ vũ khí! Và mối ngờ vực luôn còn đó: thứ
chiến tranh này xẩy ra ở đó, thứ chiến tranh kia xẩy ra ở
đây - vì mọi nơi xẩy ra chiến tranh - thì có thực sự là một
thứ chiến tranh về các vấn đề chăng, hay là một thứ chiến
tranh về thương mại, để buôn bán những thứ vũ khí ấy ở chợ
đen? Những kẻ thù ấy là thành phần chúng ta cần phải chiến
đấu, một cách liên kết và gắn bó, không chạy theo những lợi
lộc nào khác ngoài những lợi lộc của hòa bình và công ích.
"... Chúa Giêsu là mặt
trời, Mẹ Maria là ánh sáng đầu tiên loan báo rạng đông của
mặt trời này. Tối hôm qua chúng ta đã canh thức, kêu xin
việc chuyển cầu của Mẹ trong lời chúng ta nguyện cầu cho hòa
bình trên thế giới, nhất là ở Syria cũng như ở toàn vùng
rung Đông. Vậy
chúng ta hãy
kêu cầu Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình. Nữ Vương Hòa Bình cầu cho
chúng con!"
|
|
|
|