Tóm Lược

 

Thông Điệp Lumen Fidei - Ánh Sáng Đức Tin (ASĐT)

 

 

Dẫn nhập của người dịch:

 

Thông Điệp ASĐT là bức thông điệp đầu tiên của ĐTC Phanxicô, được ngài kư ban hành ngày 29/6/2013, Lễ trọng kính Thánh Phêeô và Phaolô và được phổ biến Thứ Sáu Đầu Tháng ngày mùng 5/6/2013.

 

Bức thông điệp đầu tay này của ĐTC Phanxicô, như ngài viết, là do ĐTC Biển Đức XVI để lại và đă biên soạn "gần xong - almost completed" và ngài chỉ "đóng góp thêm" vào "bản nháp đầu" mà thôi. Đó là lư do ngài đă ban hành bức thông điệp đầu tiên của ḿnh nhanh hơn 2 vị tiền nhiệm, chỉ trong ṿng 3 tháng rưỡi, từ ngày đăng quang 19/3/2013 cho đến ngày kư ban hành ngày 29/6/2013.

 

Trong khi đó, bức thông điệp đầu tay Redemptor Hominis của ĐTC GPII cần một thời gian gần 5 tháng rưỡi, từ ngày ngài đăng quang 22/10/1978 đến ngày kư ban hành mùng 4/3/1979. Và bức thông điệp đâu tiên Deus Catitas est của ĐTC Biển Đức XVI mất 8 tháng trời, từ ngày ngài đăng quang 24/4/2005 tới khi ban hành là ngày 25/12/2005.

 

Bố cục của bức thông điệp ASĐT, ngoại trừ phần mở và phần kết, bao gồm 4 phần chính. Sau đây là tóm lược nội dung của bức thông điệp này, thứ tự từng phần của nó như sau.  

 

 

Phần Mở (1-7)

 

Trước hết, bức thông điệp ASĐT lập lại những đặc tính của ánh sáng hợp với đức tin, nó có thể chiếu soi toàn thể cuộc sống của con người, trợ giúp họ trong việc phân biệt lành dữ, nhất là trong thời đại tân tiến này, một thời đại chống lại việc t́m kiếm niềm tin và đức tin được coi như là một thứ ảo tưởng, một thứ hụt hẫng rỗng tuyếch làm cản trở tự do của con người. Thứ đến, ASĐT - nhất là trong Năm Đức Tin này, 50 năm sau Công đồng Chung Vaticanô II, một 'Công Đồng về đức tin' - đang t́m cách tái kiên cường nhận thức về chiều rộng của những chân trời đức tin hướng tới nhờ đó đức tin được tuyên xưng một cách hiệp nhất và tuyền vẹn. Thật vậy, đức tin không phải là một điều kiện hiển nhiên, mà là một tặng ân Thiên Chúa ban, cần phải được nuôi dưỡng và củng cố. Đức Thánh Cha viết "ai tin tưởng th́ trông thấy", v́ ánh sáng đức tin xuất phát từ Thiên Chúa và có thể chiếu soi tất cả mọi chiều kích của đời sống con người: nó tiến phát từ quá khứ, từ việc tưởng nhớ đến cuộc đời của Chúa Giêsu, thế nhưng nó cũng xuất phát từ tương lai khi hướng về những chân trời rộng mở.

 

 

 

Chương Nhất (8-22): Chúng tôi tin tưởng trong yêu thương (1Gioan 4:16).

 

Trong chương này, căn cứ vào h́nh ảnh của Abraham, đức tin được giải thích như là "việc lắng nghe" lời Chúa, là "tiếng gọi" tiến tới từ cái tôi lẻ loi cô độc để hướng ḿnh đến một sự sống mới và là "một thứ hứa hẹn" về tương lai có thể khả dĩ hóa việc tiến bước của chúng ta qua gịng thời gian rất liên hệ với niềm hy vọng. Đức tin cũng chất chứa một ư nghĩa về "tính cách thân phụ", v́ Thiên Chúa là Đấng kêu gọi chúng ta không phải là một kẻ xa lạ mà là Thiên Chúa Cha, là nguồn mạch thiện hảo làm xuất phát và bảo tŕ hết mọi sự. Trong lịch sử của dân Israel, đức tin là những ǵ nghịch lại với ngẫu tượng, những thứ ngẫu tượng khiến cho vô số ước muốn của con người bị tan vỡ và khiến cho "t́nh tiết cuộc đời của họ bị phân mảnh ra thành vô số những giây phút rời rạc", không cho họ thời gian để đợi chờ việc hoàn trọn lời hứa hẹn. Ngược lại, đức tin là niềm tín thác vào t́nh yêu nhân hậu của Thiên Chúa, là những ǵ bao giờ cũng đón nhận và tha thứ, và là những ǵ làm bằng phẳng "những đường lối quanh co nơi gịng lích sử của chúng ta"; đức tin là sự t́nh nguyện để cho bản thân ḿnh được tái biến đổi bởi "tặng không nhưng không của Thiên Chúa là những ǵ đ̣i hỏi ḷng khiêm hạ và can đảm để tin tưởng và phó thác; đức tin giúp chúng ta có thể thấy được con đường sáng tỏ dẫn đến cuộc hội ngộ của Thiên Chúa với nhân loại, đến lịch sử ơn cứu độ" (khoản 14). Và trong đó chất chứa "cái nghịch thường" của đức tin, đó là việc liên lỉ hướng về Chúa là những ǵ cống hiến cho nhân loại sự bền vững, là những ǵ giải thoát chúng ta khỏi những thứ ngẫu tượng.

 

ASĐT bởi thế hướng về h́nh ảnh Chúa Giêsu, vị trung gian hướng chúng ta về một sự thật cao cả hơn chính bản thân chúng ta, về việc tỏ hiện t́nh yêu của Thiên Chúa là nền tảng của đức tin: "đức tin trở nên mănh liệt hơn trong việc chiêm ngưỡng cuộc tử nạn của Chúa Giêsu", v́ nơi cuộc tử nạn này Người mạc khải cho thấy t́nh yêu bất khả lay chuyển của Người đối với nhân loại. Cuộc phục sinh của Người cống hiến cho Đức Kitô "một chứng từ đáng tin", "xứng với đức tin", Đấng mà nhờ Người Thiên Chúa thực sự hoạt động qua gịng lịch sử, ấn định số phận tận cùng của nó. Thế nhưng đức tin vào Chúa Giêsu có một "chiều kích quyết liệt", đó là "việc tham phần vào đường lối nh́n ngắm của Người". Thật vậy, đức tin chẳng những là việc nh́n vào Chúa Giêsu mà c̣n là việc nh́n từ quan điểm của Chúa Giêsu nữa, bằng ánh mắt của Người. Đức Giáo Hoàng giải thích vấn đề này khi so sánh với cách thức xẩy ra trong đời sống hằng ngày của chúng ta, ở chỗ chúng ta đặt niềm tin tưởng của chúng ta vào "kẻ khác là thành phần hiểu biết hơn chúng ta" - chẳng hạn như vào kiến trúc sư, vào dược sĩ, vào luật sư - th́ đức tin cũng vậychúng ta cần một ai đó đáng tin cậy và thông biết "về những ǵ liên quan tới Thiên Chúa" và Chúa Giêsu là "Đấng tỏ Thiên Chúa ra cho chúng ta". Bởi thế, chúng ta tin Chúa Giêsu khi chúng ta chấp nhận Lời của Người, và chúng ta tin vào Chúa Giêsu khi chúng ta đón nhận Người trong cuộc sống của chúng ta và phó ḿnh cho Người. Thật vậy, việc nhập thể của Người là những ǵ bảo đảm rằng đức tin không tách chúng ta khỏi thực tại, trái lại c̣n giúp chúng ta nắm bắt được ư nghĩa sâu xa của nó. Nhờ đức tin, con người cứu được bản thân ḿnh, khi họ cởi mở bản thân ḿnh ra cho một T́nh Yêu có trước họ và biến đổi họ từ bên trong. Đó là tác động thực sự của Thánh Linh: "Kitô hữu có thể thấy bằng con mắt của Chúa Giêsu và thông phần với ư nghĩ của Người, với tâm t́nh con cái của Người, v́ họ được tham dự vào t́nh yêu của Người đó là Thần Linh" (khoản 21). Không có sự hiện diện của Thần Linh không thể nào tuyên xưng Chúa. Thế nên, "đời sống của người tín hữu trở thành một đời sống của giáo hội", v́ đức tin được tuyên xưng trong thân ḿnh Giáo Hội, khi có "mối hiệp thông cụ thể của các tín hữu". Kitô hữu là "một" mà không mất đi tính chất cá nhân của họ và họ tiến vào những ǵ là của họ bằng việc phục vụ người khác. Bởi vậy, "đức tin không phải là một vấn đề riêng tư, một khái niệm hoàn toàn cá nhân hay là một ư kiến riêng tư", trái lại, "đức tin xuất phát từ việc nghe thấy và nhắm tới việc được bày tỏ ra bằng lời nói và được loan báo".

 

 

Chương Hai (23-36): Trừ phi anh em tin bằng không anh em không hiểu được (Is 7:9).

 

Đức Giáo Hoàng cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa đức tin và sự thật, một sự thật đáng tin về Thiên Chúa, về sự hiện diện trung thành của Ngài dọc suốt gịng lịch sử. Đức Giáo Hoàng viết: "Đức tin thiếu vắng sự thật không phải là đức tin cứu độ. Nó chỉ là một câu truyện mỹ miều, một thứ dự phóng của niềm sâu xa khát vọng hạnh phúc của chúng ta". Ngày nay, trước "cuộc khủng hoảng về sự thật trong thời đại của chúng ta", càng cần hơn trước đây việc phải nhắc lại mối liên hệ này, khi mà văn hóa đương thời có xu hướng chỉ chấp nhận sự thật về kỹ thuật, những ǵ con người có khả năng tác tạo và đo lường được bằng khoa học, thứ sự thật "công hiệu", hay đúng hơn, những sự thật chọn lọc chỉ có giá trị đối với cá nhân chứ không giúp ǵ cho công ích. Ngày nay chúng ta cảm thấy ngờ vực "chính Sự Thật, một sự thật có thể toàn diện dẫn giải cuộc sống của chúng ta ở lănh vực cá nhân cũng như trong xă hội", như thể nó được liên kết một cách sai lạc với những sự thật được những h́nh thức chuyên chế độc quyền của thế kỷ 20 tuyên bố. Tuy nhiên, điều này dẫn đến một thứ "t́nh trạng quên lăng lung tung nơi thế giới đương thời của chúng ta", một t́nh trạng - trước tính chất thịnh hành của chủ nghĩa tương đối và trong mối lo âu của chủ nghĩa cuồng tín - quên đi vấn đề về sự thật này, về nguồn gốc của tất cả mọi sự - vấn đề về Thiên Chúa. ASĐT bởi thế nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa đức tin và yêu thương, một thứ yêu thương không được hiểu là "cảm xúc nhất thời", mà là t́nh yêu cao cả của Thiên Chúa làm chúng ta biến đổi từ bên trong và ban cho chúng ta những ánh mắt mới nhờ đó chúng ta có thể thấy được thực tại. Thế nên, nếu đức tin liên kết với sự thật và t́nh yêu th́ "t́nh yêu và sự thật là những ǵ bất khả phân ly", v́ chỉ có t́nh yêu chân thật mới có thể đứng vững trước cuộc thử thách của thời gian và trở nên nguồn mạch kiến thức. Và v́ kiến thức đức tin được xuất phát từ t́nh yêu thủy chung của Thiên Chúa, mà "sự thật và ḷng trung thành cùng nhau song hành sánh bước". Sự thật nào bày tỏ cho thấy đức tin là một sự thật được tập trung vào cuộc gặp gỡ Chúa Kitô nhập thể, Đấng, đến giữa chúng ta, đă chạm đến chúng ta và ban cho chúng ta ân sủng của Ngài, biến đổi tâm can của chúng ta.

 

Đến đây, Đức Giáo Hoàng bắt đầu chia sẻ nhiều hơn về "cuộc đối thoại giữa đức tin và lư trí", về sự thật trong thế giới ngày nay, một thế giới mà trong đó nó thường bị biến thành một "thứ chuyên chính chủ quan", như là một thứ sự thật chung gây ra lo âu sợ hăi, và thường đồng nghĩa với những đ̣i hỏi bất khoan nhượng của chủ nghĩa chuyên chế độc tài. Trái lại, sự thật nào là sự thật về t́nh yêu của Thiên Chúa th́ không bị áp đặt một cách bạo lực và không chà đạp cá nhân con người. Bởi vậy, đức tin không phải là những ǵ bất khoan nhượng, và tín hữu không phải là kẻ ngạo mạn. Trái lại, đức tin giúp cho tín hữu trở nên khiêm hạ và dẫn tới cuộc sống chung với kẻ khác và cho kẻ khác. Từ đó đức tin tiến tới chỗ đối thoại ở tất cả mọi lănh vực: ở lănh vực của khoa học, khi nó làm bừng lên cái cảm thức nhận định và mở rộng chân trời lư trí, kêu mời chúng ta lạ lùng chiêm ngưỡng Thiên Nhiên Tạo Vật; trong lănh vực đối thoại liên tôn, một lănh vực Kitô giáo cống hiến những đóng góp của ḿnh; trong việc đối thoại với những người vô tín ngưỡng không ngừng tím kiếm, thành phần "nỗ lực tác hành như thể Thiên Chúa hiện hữu", v́ "Thiên Chúa là ánh sáng và cũng có thể được gặp thấy bởi những ai t́m kiếm Ngài với tấm ḷng thành". Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng: "Ai bắt đầu thực hiện việc làm lành cho người khác là đă tiến gần tới với Thiên Chúa". Sau hết, ASĐT nói về thần học và khẳng định rằng thần học sẽ trở thành bất khả nếu thiếu đức tin, v́ Thiên Chúa không phải chỉ là một thứ "đối tượng" mà hơn nữa c̣n là chính Chủ Thể tỏ ḿnh ra. Thần học là việc tham dự vào kiến thức Thiên Chúa có về bản thân Ngài; bởi vậy, thần học cần phải được đem ra phục vụ đức tin Kitô giáo, và Huấn Quyền của Giáo Hội không phải là một thứ hạn chế đối với vấn đề tự do về thần học, trái lại là một trong những yếu tố nội tại của nó v́ nó bảo đảm việc liên hệ với mạch nguồn của nó là Lời của Chúa Kitô.

 

 

Chương Ba (37-49): Tôi truyền đạt cho anh chị em những ǵ tôi đă lănh nhận (1Cor 15:3)

 

Chương này hoàn toàn tập trung vào tầm quan trọng của việc truyền bá phúc âm hóa: ai cởi mở ḿnh ra trước t́nh yêu của Thiên Chúa th́ không thể giữ lấy tặng ân này cho bản thân ḿnh, Đức Giáo Hoàng viết như thế. Ánh sáng của Chúa Giêsu chiếu tỏa trên dung nhan của Kitô hữu và lan tỏa ra như thế, đưoọc truyền đạt nhờ giao tiếp với một ngọn lửa được thắp lên từ người khác, và lan truyền từ đời nọ đến đời kia, bằng một sợi giây liên tục các chứng nhân đức tin. Điều này dẫn đến một mối liên hệ giữa đức tin và việc tưởng nhớ v́ t́nh yêu của Thiên Chúa là những ǵ giữ cho tất cả mọi thời điểm hiệp nhất nên một, biến chúng ta thành những người đồng thời của Chúa Kitô. Hơn nữa, "tự ḿnh chúng ta không thể nào tin", v́ đức tin không phải là "một quyết định cá nhân", trái lại hướng "cái tôi" đến cái "chúng tôi" và bao giờ cũng xẩy ra "trong cộng đồng Giáo Hội". Bởi thế, "những ai tin không bao giờ lẻ loi cô độc", v́ họ khám phá ra rằng những nơi chốn của bản thân nở rộng và phát sinh ra những liên hệ mới làm phong phú cuộc đời.

 

Tuy nhiên, đức tin được truyền đạt "một cách đặc biệt" đó là "các Bí Tích", trong đó một "thứ tưởng nhớ nhập thể" được thông đạt. Trước hết Đức Giáo Hoàng nhắc tới Phép Rửa - cho cả trẻ em lẫn người lớn, theo h́nh thức của thành phần tân ṭng - là những ǵ nhắc nhở chúng ta rằng đức tin không phải là việc làm của một cá nhân đơn độc, một tác động có thể được thi hành một ḿnh, mà cần phải được lănh nhận, trong mối hiệp thông giáo hội. ASĐT giải thích rằng: "Không ai tự rửa tội lấy cho ḿnh". Hơn nữa, v́ trẻ em được rửa tội không thể tự ḿnh tuyên xưng đức tin mà cần phải được trợ giúp của cha mẹ và cha mẹ đỡ đầu, mà "việc hợp tác giữa Giáo Hội và gia đ́nh" là cần thiết. Sau nữa, bức Thông Điệp này nói đến Thánh Thể, "một dưỡng thực quí báu cho đức tin", "một tác động tưởng nhớ, làm hiện thực hóa mầu nhiệm này", một tác động "dẫn từ thế giới hữu h́nh sang thế giới vô h́nh", dạy cho chúng ta biết cảm nghiệm thấy chiều sâu của thực tại. Thế rồi Đức Giáo Hoàng nói đến vấn đề tuyên xưng đức tin, đó là Kinh Tin Kính, trong đó tín hữu chẳng những tuyên xưng đức tin mà c̣n đưoọc bao gồm trong sự thật mà họ tuyên xưng; kinh nguyện, Lạy Cha, nhờ đó Kitô hữu biết nh́n bằng ánh mắt của Chúa Kitô; Thập Giới, không được hiểu như là "một bộ lệnh truyền tiêu cực" mà là như "những hướng dẫn cụ thể" để được đối thoại với Thiên Chúa, "để được t́nh thương của Ngài ấp ủ", là 'đường lối tri ân cảm tạ" hướng về tầm vóc hiệp thông viên trọn với Thiên Chúa. Sau cùng, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến vấn đề có một đức tin duy nhất bởi "sự duy nhất của Vị Thiên Chúa được nhận biết và tuyên xưng", v́ nó hướng tới một Chúa duy nhất, Đấng ban cho chúng ta "một ánh mắt chung" và "được chia sẻ bởi toàn thể Giáo Hội chỉ là một thân thể và có một Thần Linh". Thế nên, v́ chỉ có một đức tin duy nhất mà cần phải tuyên xưng một cách tinh tuyền và toàn vẹn: "sự hiệp nhất của đức tin là mối hiệp nhất của Giáo Hội"; việc giảm thiểu đi một điều ǵ đó khỏi đức tin là giảm thiểu một cái ǵ đó khỏi tính chất chân thực của mối hiệp thông. Hơn nữa, v́ sự hiệp nhất của đức tin là sự hiệp nhất của một cơ cấu sống động mà nó có thể đồng hóa tất cả những ǵ nó gặp gỡ, chứng tỏ ḿnh có tính chất toàn cầu, công giáo, chiếu soi và có thể dẫn tất cả vũ trụ cùng toàn thể lịch sử đến chỗ tỏ hiện tốt đẹp nhất của ḿnh. Mối hiệp nhất này được bảo đảm bởi việc thừa kế tông đồ.

 

 

Chương Bốn (50-60): Thiên Chúa sửa soạn một thành đô cho họ (Heb 11:16).

 

Chương này là chương dẫn giải mối liên hệ giữa đức tin và công ích, một thứ công ích dẫn đến việc tác tạo nên một nơi chốn trong đó những con người nam nữ có thể cùng nhau chung sống. Đức tin, được xuất phát từ t́nh yêu của Thiên Chúa, kiên cường các mối liên hệ của nhân loại và dấn thân phục vụ công ích, cho các quyền lợi và cho ḥa b́nh. Đó là lư do tại sao nó không tách ḿnh ra khỏi thế giới và không thể nào không liên hệ tới những việc dấn thân thực sự của con người đương thời. Ngược lại, thiếu t́nh yêu thiên Chúa là nơi chúng ta có thể tin tưởng, các mối liên hệ giữa con người chỉ được xây dựng trên thực dụng, lợi lộc và sợ hăi. Thế nhưng đức tin là những ǵ nắm bắt được nền tảng sâu xa nhất của các mối liên hệ của con người, định mệnh tối hậu của họ nơi Thiên Chúa, và dấn thân phục vụ công ích. Đức tin "là để cho tất cả, nó là một thứ công ích"; mục đích của nó không phải chỉ để xây dựng kiếp sau mà là để giúp kiến tạo nên các xă hội của chúng ta nhờ đó chúng có thể cùng nhau tiến phát về một tương lai của niềm hy vọng.

 

Bức Thông Điệp này thế rồi xét tới những lănh vực được đức tin soi chiếu: trước hết và trên hết đó là gia đ́nh được xây dựng trên hôn nhân, được hiểu như là một mối hiệp nhất vững vàng giữa nam và nữ. Điều này xuất phát từ việc nh́n nhận và chấp nhận sự thiện của tính chất khác biệt về phái tính, và căn cứ vào t́nh yêu trong Chúa Kitô, hứa quyết "một t́nh yêu muôn thuở" và nh́n nhận t́nh yêu như là tác nhân trong việc sinh sản con cái. Tiếp đến là giới trẻ; ở đây Đức Giáo Hoàng kể ra các Ngày Giới Trẻ Thế Giới, trong đó giới trẻ cho thấy "niềm vui của đức tin" và việc họ dấn thân sống đức tin một cách vững chắc và quảng đại. Đức Giáo Hoàng viết: "Giới trẻ muốn sống cuộc đời viên trọn nhất. Cuộc gặp gỡ Chúa Kitô... mở rộng chân trời cuộc sống, cống hiến cho cuộc sống một niềm hy vọng mạnh mẽ sẽ không làm thất vọng. Đức tin không phải là nơi nương náu cho tâm can chán chường mà là một cái ǵ đó tăng bổ đời sống của chúng ta". Và, một lần nữa, nơi tất cả các mối liên hệ về xă hội, thật vậy, bằng việc làm cho chúng ta nên con cái của Thiên Chúa, đức tin cống hiến một ư nghĩa mới cho t́nh nghĩa huynh đệ phổ quát, không phải chỉ ở chỗ b́nh đẳng mà c̣n là cảm nghiệm chung về thân phụ tính của Thiên Chúa, về nhận thức cái phẩm vị đặc thù của từng người. Một lănh vực nữa đó là lănh vực về thiên nhiên: đức tin giúp chúng ta tôn trọng nó, "t́m thấy những mẫu mực phát triển không chỉ dựa vào thực dụng và lợi ích mà c̣n coi thiên nhiên tạo vật là một tặng ân". Đức tin dạy chúng ta t́m thấy những h́nh thức chính quyền công minh, trong đó quyền bính xuất phát từ Thiên Chúa và để phục vụ công ích; đức tin cống hiến cho chúng ta khả năng tha thứ đến độ thắng vượtđược tất cả mọi thứ xung khắc. Đức Giáo Hoàng viết: "Khi đức tin trở nên yếu kém, những nền tảng của nhân loại cũng có cơ nguy suy yếu", và nếu chúng ta loại trừ niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa đi khỏi các thành đô của chúng ta chúng ta sẽ đánh mất ḷng tin tưởng nhau của chúng ta và trở nên hiệp nhất chỉ v́ sợ hăi. Thế nên, chúng ta không được tỏ ra xấu hổ trong việc công khai tuyên xưng Thiên Chúa, v́ đức tin soi sáng đời sống xă hội. Một lănh vực khác được đức tin soi chiếu đó là lănh vực khổ đau và chết chóc: Kitô hữu biết rằng không thể nào loại trừ được đau khổ thế nhưng nó được cống hiến cho một ư nghĩa; nó có thể được kư thác vào bàn tay của Thiên Chúa là Đấng không bao giờ bỏ rơi chúng ta và do đó nó trở thành "một thời khắc gia tăng đức tin". Đối với những ai khổ đau, Thiên Chúa không cho biết những lư do để cắt nghĩa hết mọi sự, mà là cống hiến sự hiện diện của Ngài là những ǵ hỗ trợ chúng ta, là những ǵ mở ra ngưỡng cửa ánh sáng trong tăm tối. Theo chiều hướng ấy th́ đức tin liên quan tới hy vọng. Và tới đây Đức Giáo Hoàng lên tiếng kêu gọi: "Chúng ta hăy đừng để cho ḿnh bị cướp mất niềm hy vọng, hay để cho niềm hy vọng của ḿnh trở nên lờ mờ bởi những giải đáp và giải quyết dễ dăi ngăn bản bước tiến của chúng ta".

 

 

Phần Kết (58-60): Phúc cho em v́ đă tin (Luca 1:45)

 

Ở phần kết của thông điệp ASĐT, Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng ta hăy nh́n vào Mẹ Maria, "h́nh ảnh trọn hảo" của đức tin, vị, là Mẹ của Chúa Giêsu, đă thụ thai "đức tin và niềm vui". Đức Giáo Hoàng đă dâng lời nguyện cầu của ngài lên Mẹ Maria để xin Mẹ trợ giúp con người sống niềm tin của họ, để nhắc nhở chúng ta là những ai tin tưởng th́ không bao giờ cô độc và dạy chúng ta nh́n bằng ánh mắt của Chúa Giêsu.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo Vatican Information Service ngày 5/6/2013.