"Một Cuộc Hành Hương Yêu Thương"

Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm Assisi nhân Lễ Thánh Phanxicô Khó Khăn 4/10/2013

 

Phần I - Diễn Tiến Viếng Thăm

 

ĐTC Phanxicô, cùng với 8 vị hồng y trong Hội Đồng Hồng Y vừa hoàn tất cuộc họp đầu tiên với ngài chiều hôm trước, đă đến Assisi bằng trực thăng sớm 15 phút trước giờ ấn định là 7 giờ 30 sáng. Trực thăng hạ cánh xuống cánh đồng thể thao của Seraphic Institute of Assisi. Ở đó, ngài đă chào một nhóm bệnh nhân và trẻ em khuyết tật. Ngài đă được cả giáo quyền lẫn chính quyền nghênh đón, trong đó có Đức TGM Domenico Sorrentino, và chủ tịch Quốc Hội Ư quốc Pietro Grasso. Ngài đă bày tỏ nhận định về lời chào mừng của vị giám đốc Viện Seraphic là Francesca Maiolo rất ư vị (xin đọc lời ngài sau - 1), rồi ngỏ lời rất hay cùng Vị Bản Quyền địa phương Assisi-Nocera Umbra-Gualdo Tadino là Đức TGM Domenico Sorrentino (xin đọc lời ngài sau - 2).

Sau đó, ngài đến Nhà Thờ Thánh Đamian để cầu nguyện một chút. Nhà Thờ này là nơi vào năm 1205, trong khi cầu nguyện trước cây Thánh Giá, chàng Phanxicô bấy giờ đă nghe thấy Chúa Giêsu xin anh ta sửa sang lại nhà của Người. Cũng ở tại địa điểm ấy, chàng Phanxicô về sau đă sáng tác "Bài Ca Tạo Vật". Cầu nguyện xong, Đức Thánh Cha đến tư dinh của vị giám mục địa phương, đến căn pḥng chàng Phanxicô đă tự cởi bỏ toàn bộ quần áo của ḿnh để trả lại tất cả những ǵ thuộc về trần gian cho dù là nhu cầu căn bản cần thiết nhất của ḿnh cho người bố giầu sang của chàng là ông Pietro Bernardone, bởi bố của chàng v́ quá tức với hành động đột nhiên phá ngang của chàng đă kiện chàng, và chàng đă khiếu nại với Đức Giám Mục Guido hồi ấy, vị giám mục đă lấy phải áo choàng của ḿnh để bao phủ lấy tấm thân hoàn toàn trần truồng của chàng bấy giờ. Tại căn pḥng lịch sử này, ngài là vị giáo hoàng đầu tiên đă đến viếng thăm, sau những lời của vị bản quyền địa phương, đă nói những lời rất thấn thía (xin đọc lời ngài sau - 3).

Rời dinh giám mục, Đức Thánh Cha tiến đến Nhà Thờ St Mary Major, từ đó ngài được xe chở đến Upper Basilica, nơi ngài được đại diện chính quyền và hàng giáo sĩ chào mừng, rồi ngài vào viếng thăm và cầu nguyện nơi ngôi mộ của Thánh Phanxicô. Tiếp theo là ngài cử hành Thánh Lễ vào lúc 11 giờ sáng ở trước Đền Thờ này, với một bài giảng thật là tuyệt vời (xin đọc lời ngài sau - 4).

Sau bữa trưa ở cơ quan Caritas, ngài đến viếng thăm Hermitage of the Carceri là các nhà tù ở Mount Subasio cao trên mực nước biển 800 mét và chung quanh là rừng, cách Assisi 5 cây số. Ở đó, ngài viếng thăm cái hang động là nơi Thánh Phanxicô ẩn thân chiêm niệm, và nguyện đường nhỏ bé được hiến dâng cho Thánh Maria, nơi thánh nhân cùng đồng bạn qui tụ lại nguyện cầu. Sau nửa tiếng được đón tiếp bởi cộng đồng tu sĩ và cầu nguyện, ngài được xe chở về vương cung thánh đường Thánh Rufino để gặp gỡ hàng giáo sĩ, tu sĩ và các phần tử thuộc hội đồng mục vụ trong giáo phận. Trong vương cung thánh đường này, vẫn c̣n bể rửa tội của Thánh Phanxicô và Thánh Clara. Trong bài huấn từ của ḿnh, ngài đă nhấn mạnh đến vấn đề "cùng nhau tiến bước" liên quan đến công đồng của giáo phận sắp sửa diễn ra (xin đọc lời ngài sau- 5).

Sau 4 giờ 15 chiều một chút, Đức Thánh Cha đến Đền Thờ Thánh Clara là nơi có đan viện của các nữ đan sĩ do Thánh Nữ Clara là bạn của Thánh Phanxicô thành lập. Ngài đă xuống hầm mộ để viếng xác của vị thánh, sau đó, trong nguyện đường ca đoàn, ngài đă cầu nguyện trướccây Thánh Giá của Thánh Đamian là cây Thánh Giá theo truyền thống đă nói với Thánh Phanxicô về sứ vụ sửa sang nhà của Người. Tại nguyện đường này, có 8 vị hồng y hiện diện, ngài đă nói buông với các nữ đan sĩ ở đây (xin đọc lời ngài sau - 6).

Vào lúc 5 giờ 30 chiều, sau khi băng qua quảng trường Đền Thờ Thánh Maria Các Thiên Thần và chào giới trẻ đang đợi chờ ḿnh, Đức Thánh Cha đă tiến vào Đền Thờ này. Và sau khi cầu nguyện một chút ở Porziuncola, vào lúc 6 giờ 15 ngài đă gặp giới trẻ trước Đền Thờ và trả lời 4 câu hỏi về gia đ́nh, việc làm, ơn gọi và sứ vụ được 8 thanh niên nam nữ đại diện cho 8 giáo phận của miền Umbria (xin đọc lời ngài sau - 7).

Cuối cùng, ngài được xe chở đến Đền Thánh Rivotorto, được tiếp đón vào lúc 7 giờ tối bởi cộng đồng tu sĩ ở đấy. Ngài đă viếng thăm "Tugurio" (túp lều) của Thánh Phanxicô và sau những lời từ biệt với các vị thẩm quyền nghênh đón ngài vào ban sáng, ngài đă rời cánh đồng thể thao Rivotorto vào lúc 7 giờ 30 tối, đùng 12 tiếng ở Assisi, bằng trực thăng mà trở về Vatican.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp phần tin tức về lịch tŕnh thăm viếng theo VIS (Vatican Information Service) ngày Thứ Sáu 4 và 5/10/2013.

 

Phần hai - Huấn Từ Viếng Thăm

 

1- Nhận định về lời ngỏ của vị giám đốc Viện Seraphic: những thương tích của Chúa Kitô

(trích đoạn, những chỗ in nghiêng và đậm ở các trích đoạn do người dịch tự ư nhấn mạnh):

"Chúng ta đang ở giữa những thương tích của Chúa Kitô... những thương tích cần phải được ư thức... Nó nhắc nhở tôi về lúc Chúa Giêsu đi với hai người môn đệ sầu buồn. Cuối cùng, Chúa Giêsu đă tỏ cho họ thấy các thương tích của Người và họ đă nhận ra Người... Ở nơi đây Chúa Giêsu ẩn thân nơi những trẻ em này, nơi những con người kia... Họ cần được lắng nghe. Có lẽ không phải ở nơi các tờ nhật báo, như những bản tin: tức là ở một h́nh thức kéo dài một, hai, ba ngày, sau đó những tin khác tiếp theo, cứ thế... Họ cần được lắng nghe bởi những ai xưng ḿnh là Kitô hữu".

"Thế nhưng, khi sống lại, Chúa Giêsu trở nên đẹp đẽ. Thân ḿnh của Người không c̣n bầm dập, không c̣n thương tích... Chẳng c̣n ǵ hết! Người trở nên mỹ miều hơn! Thế nhưng, Người muốn duy tŕ các thương tích của Người và mang chúng về Trời. Các thương tích của Chúa Kitô đang ở nơi đây và đang ở trên Trời trước Chúa Cha".

2- Ngỏ lời cùng Đức Tổng Giám Mục Sorrentino: văn Hóa loại trừ và văn hóa đón nhận

"Cuộc viếng thăm của tôi trước hết là một cuộc hành hương yêu thương, để cầu nguyện ở mộ của một con người đă tược lột bản thân ḿnh, khôi phục lại nó trong Chúa Kitô, và theo gương của Chúa Kitô, đă cống hiến t́nh yêu thương của ḿnh cho tất cả mọi người, nhất là thành phần nghèo khổ nhất và bị bỏ rơi nhất; ngài đă yêu thương thiên nhiên tạo vật của Thiên Chúa một cách lạ lùng và đơn sơ chân thành. Đến Assisi đây, ở ngay cổng của thành phố này, chúng ta gặp một Viện được mang tên là 'Seraphim', danh xưng được ám chỉ về Thánh Phanxicô. Nó được thành lập bởi một đại tu sĩ Phanxicô là Chân Phước Ludovico of Casoria. Và nó được thực sự bắt đầu ở ngay nơi đây. Thánh Phanxicô đă nói trong chúc thư của ḿnh rằng 'Chúa đă ban cho tôi là Người Anh Em Phanxicô bắt đầu thực hiện việc thống hối bằng cách thức ấy, ở chỗ, trong khi tôi sống trong tội lỗi mà dường như tôi lại cảm thấy rất khổ sở khi trông thấy những người phong cùi. Chính Chúa đă dẫn tôi đến giữa họ và tôi đă cảm thương họ'". 

"Tiếc thay, xă hội đang bị nhiễm lây một thứ văn hóa loại trừ (throwaway culture) hoàn toàn ngược lại với thứ văn hóa đón nhận (culture of welcome). Và thành phần nạn nhân của thứ văn hóa loại trừ này chính là thành phần yếu kém nhất, thành phần mỏng ḍn nhất. Trái lại, ở nơi Ngôi Nhà này, tôi thấy một thứ văn hóa đón nhận đang xẩy ra... Xin cám ơn anh chị em về dấu hiệu yêu thương được anh chị em cống hiến đây: đó là một dấu hiệu của thứ văn minh chân thực, nhân bản và Kitô giáo! Khi đặt thành phần bất hạnh nhất này vào tâm điểm của mối quan tâm về xă hội và chính trị! Thay vào đó, có những lúc các gia đ́nh thấy chính họ cần phải có trách nhiệm tự chăm sóc cho những nạn nhân ấy. Chúng ta có thể làm ǵ đây? Đây, nơi chúng ta thấy được t́nh yêu thương thực sự, tôi muốn nói cùng tất cả mọi người rằng: chúng ta hăy gia tăng hoạt động của thứ văn hóa đón nhận này, của những công việc được tác động trên hết bởi t́nh yêu thương sâu xa của Kitô giáo, t́nh yêu đối với Chúa Kitô Tử Giá, đối với xác thịt của Chúa Kitô, của những công việc liên kết tính chất chuyên nghiệp, thích đáng và công việc hưởng công chính đáng với công việc của thành phần t́nh nguyện viên, thành một kho tàng quí báu nhất".

"Việc phục vụ những ai đang cần trợ giúp nhất là việc giúp chúng ta có thể tăng trưởng về nhân bản, v́ họ thực sự là nguồn lợi nhân bản. Thánh Phanxicô là một nam nhân trẻ giầu sang đầy những lư tưởng sáng lạn, thế nhưng, Chúa Giêsu, ở nơi bản thân của người cùi, đă nói với ngài trong âm thầm và đă biến đổi ngài, làm cho ngài hiểu được đâu là giá trị thực sự trong đời sống: không phải là giầu sang, không phải là sức mạnh của vũ khí, của vinh quang trần thế, mà là ở ḷng khiêm tốn, ở t́nh xót thương, ở việc tha thứ".

3- Ngỏ lời ở căn pḥng Thánh Phanxicô thoát y: tước lột bản thân khỏi tinh thần thế tục 

Đức Thánh Cha đă nói buông khi bắt đầu nhắc lại rằng trong mấy ngày gần đây báo chí đă suy đoán về những ǵ ngài nói ở căn pḥng này: "Đức Giáo Hoàng sẽ lột trần Giáo Hội ở đó! Ngài sẽ tước lột các vị giám mục, các vị hồng y, chính bản thân ngài!", và ngài đă nhận định rằng đây "là dịp tốt để kêu gọi Giáo Hội hăy tước lột bản thân ḿnh. Thế nhưng tất cả chúng ta là Giáo Hội! Tất cả chúng ta! Từ giây phút lănh nhận Phép Rửa của ḿnh, tất cả chúng ta là Giáo Hội, và tất cả chúng ta cần phải theo đường lối của Chúa Giêsu, Đấng đă theo đường lối tước lột bản thân ḿnh. Người đă trở nên một tôi tớ; Người đă t́m kiếm sự ô nhục cho đến chết trên Thập Tự Giá. Nếu chúng ta muốn làm Kitô hữu chúng ta không c̣n đường lối nào khác nữa".

"Thế nhưng, có người nói rằng chúng ta chẳng lẽ không thể theo đuổi một thứ Kitô giáo nhân bản hơn hay sao - ở chỗ không có Thập Giá, không có Chúa Giêsu, không có chuyện trần trụi bản thân ḿnh? Như thế chúng ta mới trở nên những thứ Kitô hữu hiệu bánh ngọt, như những bánh ngọt mỹ miều, tuyệt ngọt. Hay lắm, nhưng không phải là Kitô hữu thật! Một số người có thể nói rằng: 'thế nhưng Giáo Hội cần phải tước lột bản thân ḿnh về những ǵ?' Ngày nay, Giáo Hội cần phải loại trừ một thứ trọng tội đang đe dọa hết mọi phần tử của Giáo Hội, đang đe dọa tất cả chúng ta, đó là cái nguy hiểm của tinh thần thế tục. Kitô hữu không thể đồng hành với tinh thần thế tục. Tinh thần thế tục dẫn chúng ta tới những ǵ là phù du, tự cao tự đại, tự kiêu. Đó là một thứ ngẫu tượng, không phải Thiên Chúa! Mà ngẫu tượng là thứ tội trầm trọng nhất trong tất cả mọi thứ tội".

"Khi giới truyền thông nói về Giáo Hội, th́ họ cho rằng Giáo Hội nghĩa là các linh mục, các nữ tu, các giám mục, các hồng y và Giáo Hoàng. Thế nhưng, tất cả chúng ta là Giáo Hội, như tôi đă nói. Và tất cả chúng ta cần phải loại trừ tinh thần thế tục này, thứ tinh thần phản lại với các mối phúc thật, thứ tinh thần ngược lại với tinh thần của Chúa Giêsu. Tinh thần thế tục là những ǵ tác hại chúng ta. Thật là buồn khi gặp một Kitô hữu trần tục, một con người tự tin về cái an toàn được đức tin cống hiến cho họ, và cũng tin tưởng cái an toàn thế gian cống hiến cho họ. Anh chị em không thể bắt cá hai tay. Giáo Hội - tức là tất cả chúng ta - cần phải loại trừ tinh thần thế tục là những ǵ dẫn chúng ta đến sự phù du và kiêu hănh cả hai đều là ngẫu tượng".

"Chính Chúa Giêsu đă nói: 'Không ai có thể làm tôi hai chủ. Các người có thể ghét chủ này mà thích chủ kia, hay các người sẽ tôn sùng chủ này mà khinh chủ nọ. Các người không thể phụng sự cả Thiên Chúa lẫn tiền bạc'. Nói đến tiền bạc là Người bao gồm tất cả tinh thần thế tục là tiền bạc, phù du, kiêu hănh, đường lối chúng ta không thể theo đuổi... thật là buồn khi tay này xóa đi những ǵ chúng ta viết bằng tay kia. Phúc Âm là Phúc Âm! Chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, và Chúa Giêsu đă trở nên một người tôi tớ cho chúng ta, và tinh thần của thế gian không dính dáng ǵ tới điều này".

"Hôm nay đây, nhiều anh chị em đă bị tước lột bởi thế giới hoang dại này, một thế giới không cung cấp việc làm cho anh chị em, một thế giới không ra tay trợ giúp; bất kể là trẻ em chết đói trên thế giới này; bất kể nhiều gia đ́nh không có ǵ ăn, và không đủ nhân phẩm để có thể sinh nhai kiếm sống; bất kể nhiều người bị buộc phải thoát thân khỏi cảnh nô lệ và đói khổ, thoát thân để t́m kiếm tự do. Trái lại, chúng ta cảm thấy rất buồn rất nhiều lần khi thấy họ lại đụng đầu với chết chóc, như xẩy ra hôm qua, ở Lampedusa: hôm nay là một ngày buồn thương. Đó là những ǵ tinh thần thế tục thực hiện. Thật là hết sức buồn cười khi một Kitô hữu - một Kitô hữu đích thực, một linh mục, một nữ tu, một giám mục, một hồng y, một Giáo Hoàng lại muốn theo đuổi đường lối của tinh thần thế tục là một đường lối tự sát. Tinh thần thế tục là tinh thần sát hại! Nó sát hại con người! Nó sát hại Giáo Hội!"

"Khi Thánh Phanxicô tước lột bản thân ḿnh th́ ngài mới chỉ là một đứa con trai c̣n trẻ, ngài không đủ sức mạnh để thực hiện một cử chỉ như thế. Chính sức mạnh của Thiên Chúa đă thúc đẩy ngài làm như thế, sức mạnh của Thiên Chúa là Đấng muốn nhắc nhở chúng ta về những ǵ Chúa Giêsu đă nói với chúng ta về tinh thần của thế gian này, một thế gian mà Chúa Giêsu đă van xin Cha của Người để Cha có thể cứu chúng ta khỏi tinh thần thế tục".

"Hôm nay, chúng ta xin ơn Chúa cho tất cả mọi Kitô hữu. Chớ ǵ Chúa ban cho tất cả chúng ta ḷng can đảm để tước lột bản thân chúng ta, không phải chỉ những ǵ nhỏ mọn mà tinh thần thế tục là thứ phong hủi, là thứ ung thư của xă hội chúng ta! Nó là thứ ung thư đối với mạc khải của Thiên Chúa. Tinh thần thế tục là kẻ thù của Chúa Giêsu! Tôi xin Chúa ơn tước lột chúng ta khỏi tinh thần thế tục này".

"Hăy cầu nguyện cho tôi; tôi cần lời cầu nguyện của anh chị em".

4- Bài Giảng cho Thánh Lễ 11 giờ sáng ở Quảng Trường trước Đền Thờ Thánh Phanxicô Upper Basilica: Chứng từ của Thánh Phanxicô

"Con tạ ơn Cha là Chúa trời đất, v́ Cha đă giấu những điều này với những kẻ khôn ngoan và hiểu biết mà lại tỏ ra cho những trẻ nhỏ" (Mt 11:25) 

B́nh an và mọi sự lành cho mỗi và mọi người trong anh chị em! Bằng lời chào này của Thánh Phanxicô tôi xin cám ơn anh chị em v́ tôi được ở nơi đây, tại Quảng Trường đầy lịch sử và đức tin này để cùng nhau cầu nguyện.

 
Hôm nay, như vô số khách hành hương khác, tôi cũng đến để tạ ơn Chúa Cha về tất cả những ǵ Ngài đă muốn mạc khải cho một trong thành phần "những kẻ bé mọn" được đề cập đến trong bài Phúc Âm hôm nay, đó là Phanxicô, người con trai của một thương gia giầu có ở Assisi. Cuộc hội ngộ của chàng với Chúa Giêsu đă khiến chàng tước lột bản thân ḿnh khỏi một đời sống thảnh thơi an nhàn để kết hôn với "Nữ Lưu Nghèo Khó" và để sống là một người con đích thực của Cha trên trời. Quyết định này của Thánh Phanxicô là một đường lối quyết liệt theo gương Chúa Kitô, ở chỗ, ngài đă trở nên mới, mặc lấy Chúa Kitô, Đấng dù sang giầu đă trở nên nghèo khó để làm cho chúng ta nên giầu có nhờ cái nghèo khó của Người (cf 2Cor 8:9). Trong suốt cuộc đời của Thánh Phanxicô, như hai mặt của một đồng bạc cắc, ḷng yêu thương người nghèo và việc noi gương bắt chước Chúa Kitô sống nghèo như Người là những ǵ liên kết với nhau bất khả phân ly.
 
Chứng từ của Thánh Phanxicô đă nói với chúng ta ngày nay là ǵ? Ngài đă nói với chúng ta những ǵ, không phải chỉ bằng lời nói - vốn là chuyện dễ - mà bằng đời sống của ngài?
 

1- Điều đầu tiên ngài nói với chúng ta thế này, đó là làm Kitô hữu nghĩa là sống mối liên hệ với bản thân của Chúa Giêsu; nghĩa là mặc lấy Chúa Kitô, là nên giống Người.

 

Cuộc hành tŕnh của Thánh Phanxicô tiến đến với Chúa Kitô đă được bắt đầu từ đâu? Nó được khởi đi từ ánh mắt của Chúa Giêsu tử giá. Bằng việc để cho Chúa Giêsu nh́n đến chúng ta vào chính lúc Người ban sự sống cho chúng ta và kéo chúng ta đến cùng Người. Thánh Phanxicô đă cảm nghiệm thấy điều ấy một cách đặc biệt ở Nhà Thờ Thánh Đamian khi ngài cầu nguyện trước cây thập tự giá mà tôi cũng có dịp để kính viếng. Trên cây thập giá, Chúa Giêsu được mô tả như thể không chết mà là c̣n sống! Máu đang tuôn ra từ đôi bàn tay, bàn chân và cạnh sườn thương tích của Người, thế nhưng lại là thứ máu nói năng sự sống. Đôi mắt của Chúa Giêsu không nhắm mà là mở, rộng mở: Người nh́n chúng ta như muốn đánh động tâm can của chúng ta. Cây thập tự giá này không nói với chúng ta về thua bại hay thất bại; trái lại, nó nói với chúng ta về cái chết là sự sống, một cái chết ban sự sống, v́ nó nói với chúng ta về t́nh yêu, t́nh yêu của Thiên Chúa nhập thể, một t́nh yêu không chết nhưng chiến thắng sự dữ và sự chết. Khi chúng ta để Chúa Giêsu tử giá nh́n đến chúng ta là chúng ta được tái tạo, là chúng ta trở nên "một tạo vật mới". Từ đó mới đến mọi sự khác, như cảm nghiệm về ơn biến đổi, cảm nghiệm về ḿnh được yêu thương không do công lênh của ḿnh cho dù ḿnh là tội nhân. Đó là lư do tại sao Thánh Phanxicô có thể cùng với Thánh Phaolô nói rằng "Phần tôi không c̣n vinh hiển nào khác ngoài thập giá của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta" (Gal 6:14).

 

Hỡi Thánh Phanxicô, chúng con hướng về ngài và xin ngài hăy dạy chúng con ở trước thập giá, để Chúa Kitô tử giá nh́n đến chúng con, để chúng con được thứ tha và được t́nh yêu của Người tái tạo.

2- Trong bài Phúc Âm hôm nay chúng ta đă nghe thấy những lời này: "Hỡi tất cả những ai mệt mỏi và nặng gánh, hăy đến với Tôi, Tôi sẽ bổ sức cho các người. Hăy mang lấy ách của Tôi và hăy học cùng Tôi v́ Tôi hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng" (Mt 11:28-29).

Đó là chứng từ thứ hai Thánh Phanxicô cống hiến cho chúng ta, ở chỗ, hết mọi người theo Chúa Kitô đều có được b́nh an đích thực, thứ b́nh an chỉ có một ḿnh Chúa Kitô mới có thể ban cho, một thứ b́nh an thế gian không thể nào cống hiến. Nhiều người khi nghĩ về Thánh Phanxicô th́ nghĩ về ḥa b́nh; tuy nhiên rất ít người nghĩ xa hơn như thế. Đâu là thứ b́nh an Thánh Phanxicô có được, cảm nghiệm thấy và sống và là thứ b́nh an ngài muốn truyền đạt cho chúng ta? Đó là b́nh an của Chúa Kitô, xuất phát từ t́nh yêu cao cả nhất trong tất cả mọi t́nh yêu, thứ t́nh yêu của thập tự giá. Nó là thứ b́nh an Chúa Giêsu Phục Sinh đă ban cho các môn đệ khi Người hiện ra giữa các vị (cf Jn 20:19-20).

B́nh an của Thánh Phanxicô không phải là một cái ǵ ngọt ngào. Nó khắc nghiệt lắm! Đó không phải là một Thánh Phanxicô thực sự! Nó không phải là một thứ ḥa hợp với các năng lực của vũ trụ có tính chất phiếm thần... Đó cũng không phải là thứ b́nh an của Thánh Phanxicô nữa. Nó không phải của Thánh Phanxicô, mà chỉ là một quan niệm do một số người nào đó sáng chế ra thôi! B́nh an của Thánh Phanxicô là b́nh an của Chúa Kitô, và nó được thấy ở nơi những ai "mang lấy ách" của họ là giới răn của Chúa Kitô, đó là yêu thương nhau như Thày yêu thương các con (cf Jn 13:34, 15:12). Cái ách này không thể gánh vác nổi bởi những ǵ là ngạo mạn, tự cao hay kiêu hănh, mà bởi thái độ hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng.  

Hỡi Thánh Phanxicô, chúng con hướng về ngài và xin ngài hăy dạy chúng con biết trở thành "khí cụ b́nh an", của thứ b́nh an bắt nguồn từ Thiên Chúa, thứ b́nh an Chúa Giêsu đă ban cho chúng con.

3- Thánh Phanxicô đă mở đầu cho Bài Ca Tạo Vật bằng những lời như sau: "Tất cả mọi tạo vật chúc tụng Ngài là Đấng Tối Cao, là Thiên Chúa Toàn năng, là Chúa nhân lành" (FF, 1820). T́nh yêu đối với tất cả mọi tạo vật, đối với sự ḥa hợp của chúng. Thánh Phanxicô Assisi làm chứng cho nhu cầu cần phải tôn trọng tất cả những ǵ Thiên Chúa đă tạo dựng nên và như Ngài đă tạo dựng nên, chứ không khai thác và hủy hoại tạo vật; trái lại, phải giúp cho chúng tăng trưởng, giúp cho chúng trở nên mỹ miều hơn và trở nên như những ǵ Thiên Chúa đă tạo dựng nên chúng. Trên hết, Thánh Phanxicô làm chứng cho việc tôn trọng hết mọi người, ngài chứng thực rằng mỗi một người chúng ta được kêu gọi để bảo vệ tha nhân của ḿnh, con người là tâm điểm của tạo vật, ở vị trí được Thiên Chúa là tạo hóa của chúng ta muốn đặt để chúng ta. Không phải nhờ ân huệ của những thứ ngẫu tượng được chúng ta đă tạo nên! Ḥa hợp và b́nh an! Thánh Phanxicô là một con người của thái ḥa và b́nh an. Từ Thành Phố B́nh An này, với tất cả quyền lực và từ nhân của t́nh yêu, tôi xin lập lại rằng: Chúng ta hăy tôn trọng tạo vật, chúng ta đừng trở thành khí cụ hủy hoại! Chúng ta hăy tôn trọng từng con người. Chớ ǵ những thứ xung đột tràn đầy máu đổ trên mặt đất này chấm dứt đi; chớ ǵ việc va chạm vũ khí im hơi lặng tiếng; và ở khắp mọi nơi những ǵ là hận thù hăy nhường bước cho yêu thương, những ǵ là tổn thương hăy nhường bước cho cho tha thứ, và những ǵ là bất ḥa hăy nhường bước cho hiệp nhất. Chúng ta hăy lắng nghe tiếng kêu gào của tất cả những ai đang khóc lóc, của những ai đang đau khổ và của những ai đang chết đi v́ bạo động, khủng bố và chiến tranh, ở Thánh Địa là nơi rất thân thương với Thánh Phanxicô, ở Syria, ở khắp Trung Đông và ở hết mọi nơi trên thế giới.

Hỡi Thánh Phanxicô, chúng con hướng về ngài để xin ngài cầu cùng Chúa cho chúng con ơn thái ḥa, b́nh an và biết tôn trọng tạo vật!

(2 đoạn ngắn cuối cùng chỉ liên quan đến Thánh Phanxicô là quan thày của Ư quốc và đến lời cầu nguyện kết thúc của Thánh Phanxicô). 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh ở cái link dưới đây

http://www.vatican.va/holy_father/francesco/homilies/2013/documents/papa-francesco_20131004_omelia-visita-assisi_en.html

Những chỗ in nghiêng mầu đỏ từ nguyên bản, c̣n những chỗ in nghiêng mầu xanh là do người dịch tự ư nhấn mạnh

 

5- Huấn dụ hàng giáo sĩ, tu sĩ và các hội đồng mục vụ giáo phận tại Vương cung thánh đường Thánh Rufino: Đừng sợ đến với dân chúng

Đức Thánh Cha Phanxicô đă nhấn mạnh đến 3 khía cạnh chính: 1- Đọc nghe Lời Chúa, 2- Cùng nhau tiến bước, và 3- dấn thân loan báo.

1- Đọc nghe Lời Chúa: "Giáo Hội là như thế này, là cộng đồng lắng nghe một cách tin tưởng và yêu mến Chúa là Đấng phán dạy... Chính Lời Chúa phát sinh đức tin, nuôi dưỡng đức tin và tái sinh đức tin. Lời Chúa tác động tâm can, hoán cải tâm can về với Thiên Chúa cũng như về với lư lẽ của Ngài là những ǵ rất khác với các thứ lư lẽ của chúng ta. Đọc Thánh Kinh cũng chưa đủ, mà cần phải lắng nghe Chúa Giêsu nói qua Thánh kinh nữa. Chúng ta cần phải nắm bắt những ǵ lănh nhận, cần phải ḥa nhập với Lời Chúa. Chính Thần Linh Chúa làm cho Thánh Kinh sống động, giúp Thánh Kinh được thấu hiểu hơn đúng như ư nghĩa thực sự và trọn vẹn của Thánh Kinh".

2- Cùng nhau tiến bước: "Tiến bước. Đó là một trong những chữ tôi thích nhất khi tôi nghĩ về Kitô hữu và Giáo Hội. Thế nhưng, đối với anh chị em, nó có một ư nghĩa đặc biệt, ở chỗ, anh chị em sắp sữa khai mạc một công đồng (synod) giáo phận, và 'synod' nghĩa là cùng nhau tiến bước. Tôi nghĩ đó thực sự là cảm nghiệm tuyệt vời nhất của chúng ta, ở chỗ chúng ta thuộc về một cộng đồng cùng nhau tiến bước, qua gịng lịch sử, đồng hành với Chúa là Đấng đang bước đi giữa chúng ta. Chúng ta không bị lẻ loi cô độc, chúng ta không bước đi một ḿnh nhưng chúng ta thuộc về đàn chiên duy nhất của Chúa đang cùng nhau tiến bước. Đến đây, tôi nghĩ đến anh em linh mục - và xin cho tôi được ở trong số anh em - tôi tự vấn rằng c̣n ǵ đẹp đẽ hơn cho chúng ta để có thể bước đi với dân chúng chứ?... một cách liên kết, mà không đứt đoạn, không hoài tưởng quá khứ. Và khi chúng ta tiến bước, chúng ta nói chuyện với nhau, chúng ta quen biết nhau, chúng ta cùng tăng trưởng như là một gia đ́nh".

3- Dấn thân loan báo: "Đây là một yếu tố tôi đă cảm nghiệm rất nhiều khi tôi c̣n ở Buenos Aires: cảm nghiệm thấy được cái tầm quan trọng của việc tiến đến với người khác ở những vùng ngoại vi, nhất là đến với thành phần ở trong những hoàn cảnh sống đặc biệt... đến với những cuộc sống con người ở bên lề xă hội và bị bỏ rơi. Đó là những con người chúng ta có lẽ thấy gần 'tâm điểm' về thể lư nhưng lại cách xa về tinh thần... Đừng sợ tiến tới với những người ấy, tiến đến với những trường hợp này. Đừng để ḿnh bị bế tắc bởi các thứ thành kiến, thói quen, cái khắt khe ngặt nghèo về tâm thần hay mục vụ, bởi một thứ chủ trương 'bao giờ cũng làm như thế mà'! Thế nhưng anh chị em có thể vươn tới những thứ ngoại vi chỉ khi nào anh chị em ôm ấp Lời Chúa trong ḷng anh chị em và bước đi với Giáo Hội như Thánh Phanxicô. Bằng không, chúng ta chỉ mang theo bản thân ḿnh chứ không phải là Lời Chúa, và như thế không tốt, không có ích lợi ǵ cho ai hết. Chúng ta không tự ḿnh cứu thế giới này; chính Chúa làm điều này".

6- Huấn dụ các nữ đan sĩ Ḍng Thánh Clara ở Đền Thờ Thánh Clara: "đừng quên miếng thịt ḅ nướng của Thánh Theresa"

"Khi một đan nữ tu ḍng kín tận hiến đời ḿnh cho Chúa, th́ một cuộc biến đổi xẩy ra thường chúng ta không hiểu. Theo tự nhiên chúng ta cho rằng người đan nữ tu này trở nên cô lập, sống với Đấng Tối Cao Duy Nhất, một ḿnh với Thiên Chúa; đó là một đời sống khổ hạnh, thống hối. Thế nhưng đó không phải là lối sống của một đan nữ tu ḍng kín Công giáo và thực sự Kitô giáo. Đường lối này bao giờ cũng ở nơi Chúa Giêsu Kitô. Chúa Giêsu là tâm điểm cho đời sống của chị em, cho ḷng thống hối của chị em, cho đời sống cộng đồng của chị em, cho đời sống cầu nguyện của chị em, cũng như cho tính chất đạo đồng của việc cầu nguyện. Thế nên, điều xẩy ra lại trái với những ǵ chúng ta nghĩ về người đan nữ tu ḍng kín khổ hạnh. Khi nữ tu này theo đuổi đường lối chiêm niệm Chúa Giêsu Kitô, đường lối cầu nguyện và thống hối với Chúa giêsu Kitô, th́ chị là trở nên một nhân bản cao cả. Các đan nữ tu ḍng kín được kêu gọi đạt được nền nhân bản cao cả, một thứ nhân bản như của Mẹ Giáo Hội; được kêu gọi sống nhân bản, hiểu biết tất cả mọi khía cạnh của đời sống, có thể hiểu được các trục trặc của nhân loại, biết thứ tha và cầu nguyện cho người khác".

"Trong Thánh Lễ hôm nay, khi nói về Thập Giá, tôi đă nói rằng Thánh Phanxicô đă chiêm ngắm Thánh Giá có đôi mắt mở, có những vết thương toạc ra, có máu tuôn tràn. Và đó là thứ chiêm ngắm của chị em, ở chỗ chị em chiêm ngắm thực tại. Chiêm ngắm các thương tích của Chúa Kitô! Đó là lư do tại sao thật là tốt đẹp khi dân chúng đến pḥng thăm viếng của một đan viện tu để xin cầu nguyện và kể lễ các trục trặc của họ. Có lẽ người nữ tu không nói những ǵ ngoại lệ cho bằng những lời được tác động bởi việc chị chiêm ngắm Chúa Giêsu Kitô, v́ nữ tu ấy, như Giáo Hội, đang tiến bước trên con đường trở thành chuyên nghiệp về nhân bản. Đó là đường lối của chị em, ở chỗ đừng quá thiêng liêng! Khi thấy các nữ tu quá thiêng liêng tôi đă nghĩ đến nữ sáng lập viên cho các nữ đan viện 'đối thủ' của chị em đó là Thánh Theresa, vị, chẳng hạn, khi có một trong những nữ tu của ngài đến cùng ngài nói này nọ về những điều thiêng liêng th́ ngài đă bảo với đầu bếp rằng 'hăy cho chị một miếng thịt nướng!' Nhân tính của Chúa Giêsu Kitô! V́ Lời đă hóa thành nhục thể, Thiên Chúa đă làm người v́ chúng ta, và như vậy cống hiến cho chị em một sự thánh thiện cao cả, nhân bản, mỹ miều và trưởng thành, sự thánh thiện của một người mẹ. Và đó là những ǵ Giáo Hội muốn các chị trở nên: trở nên các bà mẹ... Để cống hiến sự sống. Chẳng hạn, khi chị em cầu nguyện cho các linh mục, cho các chủng sinh là chị em đóng vai tṛ làm mẹ đối với họ;... chị em em giúp họ trở thành các vị mục tử tốt lành cho Dân Chúa. Thế nhưng, đừng quên miếng thịt ḅ nướng của Thánh Theresa! Nó là vấn đề quan trọng!"  

"Điều thứ hai tôi muốn vắn tắt nói cùng chị em có liên hệ tới đời sống cộng đồng. Hăy thứ tha và nâng đỡ nhau, v́ đời sống cộng đồng không dễ dàng ǵ... Hăy cố làm sao để đan viện tu không trở thành một chốn luyện ngục mà là một gia đ́nh. Hăy t́m cách giải quyết trong yêu thương; đừng tác hại bất cứ ai trong chị em để giải quyết một vấn đề... Hăy hân hoan với đời sống cộng đồng, v́ một khi đời sống cộng đồng trở nên như một gia đ́nh th́ Thánh Linh ngự giữa cộng đồng ấy... Tôi xin cho chị em có được niềm hân hoan xuất phát từ việc chiêm ngắm đích thực và từ một đời sống cộng đồng tốt đẹp. Xin cám ơn chị em đă đón tiếp tôi và xin cầu cho tôi; đừng quên nhé".

7- Huấn dụ giới trẻ trước Đền Thờ Thánh Maria Các Thiên Thần: Niềm tin chân thành - nhân chứng đức tin

Đức Thánh Cha đă nói với giới trẻ về đời sống hôn nhân gia đ́nh rồi trả lời các câu hỏi của họ.

Về đời sống hôn nhân gia đ́nh: "Cha mẹ của chúng ta, ông bà của chúng ta và cụ ông cụ bà của chúng ta đă lập gia đ́nh ở những điều kiện nghèo khổ hơn chúng ta rất nhiều... thế nhưng các vị đă có sức mạnh nơi niềm tin tưởng rằng Chúa ở với họ, gia đ́nh được Thiên Chúa chúc phúc nơi Bí Tích hôn phối, và sứ vụ của họ trong việc dưỡng nuôi con cái cho thế giới cùng giáo dục chúng cũng được chúc phúc nữa. Bằng niềm tin tưởng ấy, họ đă thắng vượt được ngay cả những thử thách khốn khó nhất. Đó là những niềm tin tưởng chân thành giản dị, nhưng chân thực, và chúng đă trở thành những trụ cột chống đỡ t́nh yêu thương của họ. Đời sống của họ không dễ dàng; có những trục trặc, nhiều trục trặc. Thế nhưng, những niềm tin tưởng chân thành đó đă giúp họ tiến tới và làm nên một gia đ́nh, cống hiến sự sống, nuôi dưỡng con cái".

Trả lời các câu hỏi: ĐTC đă sử dụng chữ Phúc Âm như là một sứ điệp cứu độ "chẳng những liên quan đến tôn giáo mà c̣n đến nhân loại, tất cả nhân loại: thế giới, xă hội, văn minh nhân loại... Sứ điệp cứu độ này có hai đích điểm liên kết với nhau. Đích điểm thứ nhất là sản sinh đức tin đó là việc truyền bá phúc âm hóa; đích điểm thứ hai là biến đổi thế giới theo ư định của Thiên Chúa, đó là việc Kitô hữu tác động xă hội... Với Phúc Âm trong ḷng và trong tay của ḿnh, các bạn trở thành những nhân chứng cho đức tin bằng đời sống của các bạn: hăy mang Chúa Kitô vào nhà của các bạn, hăy loan truyền Người cho bạn hữu của các bạn, hăy đón nhận Người và phục vụ Người nơi người nghèo. Hỡi giới trẻ, hăy cống hiến cho miền Umbria sứ điệp sự sống, b́nh an và hy vọng! các bạn có thể làm được điều đó!"


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tuyển hợp và chuyển dịch phần huấn từ theo VIS (Vatican Information Service) ngày Thứ Sáu 4 và 5/10/2013, trừ bài giảng.