Đức Thánh Cha Phanxicô:

Vị Giáo Hoàng Ḍng Tên

"v́ thương được chọn"

cho Ḷng Thương Xót Chúa

 

Đức Thánh Cha trả lời cuộc phỏng vấn

của đại diện các tạp chí trên thế giới của Ḍng Tên

 

 

Thật là một cơ hội ngàn vàng để t́m hiểu sâu xa về vị tân Giáo Hoàng Phanxicô ngoại thường của chúng ta về đời sống, tâm t́nh, nhận định và chủ trương của ngài.

 

Cuộc phỏng vấn dài này kéo dài 3 buổi khác nhau, tại chính pḥng trọ của ngài ở Casa Santa Marta - Nhà Thánh Matta, trong Tháng 8/2013 vừa rồi. Nhân vật phỏng vấn ngài là Cha Antonio Spadaro, chủ nhiệm của tờ La Civiltà Cattolica của Ḍng tên bên Ư, một tạp chí được phát hành ở Rôma từ năm 1850. Vị linh mục Ḍng Tên này đă phỏng vấn ngài với tư cách là đại diện cho 16 tờ báo khác nữa của Ḍng tên trên khắp thế giới, chẳng hạn như Thinking Faith, America v.v. Các vị chủ bút của các tờ báo này đă gửi các câu hỏi cho Cha Spadaro, người đă đúc kết chúng lại một cách thứ tự. Ngôn ngữ được sử dụng cho cuộc phỏng vấn này là bằng tiếng Ư, và sau khi bản tiếng ư được chấp nhận th́ một nhóm 5 chuyên viên độc lập (Massimo Faggioli, Sarah Christopher Faggioli, Dominic Robinson, S.J., Patrick J. Howell, S.J., and Griffin Oleynick) đă được ủy thác để cùng nhau thực hiện bản dịch sang tiếng Anh là bản được người dịch này sử dụng trong việc cố gắng thực hiện nhanh bao nhiêu có thể để phổ biến trong cộng đồng Dân Chúa Việt Nam về vị giáo hoàng Phanxicô đương kim đặc biệt của chúng ta.

 

Ngôn ngữ được sử dụng cho cuộc phỏng vấn này là bằng tiếng Ư, và sau khi bản tiếng ư được chấp nhận th́ một nhóm 5 chuyên viên độc lập đă được ủy thác để cùng nhau thực hiện bản dịch sang tiếng Anh là bản được người dịch này sử dụng trong việc cố gắng thực hiện nhanh bao nhiêu có thể để phổ biến trong cộng đồng Dân Chúa Việt Nam về vị giáo hoàng Phanxicô đương kim đặc biệt của chúng ta.

 

Nội dung của cuộc phỏng vấn bao gồm những câu hỏi liên quan đến các vấn đề thứ tự sau đây:

 

1- Jorge Mario Bergoglio là ai?

2- Tại sao ngài lại trở thành một tu sĩ Ḍng Tên?

3- Một tu sĩ Ḍng Tên làm Giám Mục Rôma có nghĩa là ǵ?

4- Ḍng Tên

5- Mô Phạm: Peter Faber, 'Vị Linh Mục Cải Cách' ('Reformed Priest’)

6- Kinh Nghiệm trong Việc Quản Trị Giáo Hội

7- Nghĩ tưởng cùng với Giáo Hội

8- Các Giáo Hội trẻ trung và Các Giáo Hội cổ xưa

9- Giáo Hội như là một Bệnh Viện Lưu Động (Field Hospital)

10- Một Vị Giáo Hoàng của Ḍng Tu

11- Ṭa Thánh Rôma

12- Nữ Giới trong Đời Sống của Giáo Hội

13- Công Đồng Chung Vaticanô II

14- T́m Kiếm và T́m Gặp Thiên Chúa trong hết mọi sự

15- Tính chất vững chắc và sai lầm

16- Chúng ta cần phải lạc quan?

17- Nghệ thuật và sáng tạo

18- Nơi tiền tuyến và trong pḥng thí nghiệm

19- Việc tự thức nhân bản

20- Việc cầu nguyện

 

Cha Spadaro đă bắt đầu viết về cuộc phỏng vấn này bằng những nhận định của ḿnh về nơi cư trú hiện nay của Đức Thánh Cha cũng như về thái độ của ngài trong cuộc hỏng vấn như sau:

 

"Cảnh trí giản dị, khắc khổ. Chỗ làm việc là một cái bàn nhỏ. Tôi ngạc nhiên chẳng những về tính chất giản dị của đồ đạc mà c̣n về những vật ở trong căn pḥng này nữa. Chỉ có vài thứ thôi. Những thứ này bao gồm ảnh Thánh Phanxicô, một tượng Đức Mẹ Luján là quan thày của Nước Á Căn Đ́nh, một tượng chuộc tội và một tượng Thánh Giuse đang thiếp ngủ. Cái linh đạo của Đức Jorge Mario Bergoglio không phải được làm nên bởi 'những thứ năng lực hài ḥa' như ngài nói, mà là những bộ mặt con người, đó là Đức Kitô, Thánh Phanxicô, Thánh Giuse và Mẹ Maria.

 

"Đức Giáo Hoàng nói về chuyến viếng thăm Ba Tây của ngài. Ngài cho đó thực sự là một ơn Chúa ban, đến dộ, đối với ngài, Ngày Giới Trẻ Thế Giới là một 'mầu nhiệm'. Ngài nói rằng ngài không quen nói với quá nhiều người: 'Tôi có thể gặp gỡ cá nhân, từng người một, để giao tiếp riêng với người đó trước mặt tôi. Tôi không quen với các thứ đám đông', vị giáo hoàng bày tỏ. Ngài cũng nói về giây phút trong cuộc mật nghị hồng y bầu giáo hoàng khi mà ngài bắt đầu nhận thức được rằng ngài có thể là vị giáo hoàng. Vào bữa trưa Thứ Tư ngày 13/3, ngài đă cảm thấy một b́nh an sâu xa khôn tả trong ḷng và niềm an ủi, như ngài nói, cùng với một thứ tối tăm cả thể. Và những cảm nhận này đă theo ngài cho đến ngài được chọn bầu vào chiều hôm đó.

 

"Vị giáo hoàng đă nói trước về vấn đề rất khó khăn của ngài trong việc để cho phỏng vấn. Ngài nói rằng ngài thích suy tư hơn là cống hiến những câu trả lời tại chỗ cho các cuộc phỏng vấn. Trong cuộc phỏng vấn này, Đức Giáo Hoàng đă mấy lần ngắt quăng những ǵ ngài đang nói để trả lời cho một câu hỏi, hầu thêm vào một điều ǵ nữa cho một câu trả lời trước đó. Nói chuyện với Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một thứ lưu lượng núi lửa tư tưởng được quyện lại với nhau. Ngay cả việc ghi nhận cũng khiến cho tôi cái cảm giác không thoải mái làm sao ấy, như thể tôi đang cố gắng chèn nén một mạch suối đối thoại đang dâng trào".

 

 

1- Jorge Mario Bergoglio là ai?

 

Tôi hỏi thẳng Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng: "Jorge Mario Bergoglio là ai?" Ngài chăm chăm nh́n vào tôi một cách trầm lặng. Tôi hỏi ngài xem tôi có được hỏi ngài câu này hay chăng. Ngài gật đầu và trả lời rằng: "Tôi không biết phải diễn tả làm sao cho thích đáng nhất đây... Tôi là một tội nhân. Đó là một định nghĩa chính xác nhất. Nó không phải là một lời nói bóng gió, một thứ văn chương. Tôi là một tội nhân".

 

Đức Giáo Hoàng tiếp tục chia sẻ và tỏ ra tập trung vào vấn đề như thể ngài không ngờ về một câu hỏi như thế, như thể ngài bị bắt buộc phải chia sẻ thêm. "Đúng thế, có lẽ tôi có thể nói rằng tôi hơi khéo léo một chút, rằng tôi có thể thích ứng với các hoàn cảnh mà nói, thế nhưng tôi cũng thật sự là hơi ngây ngô thẳng thắn. Phải đấy, thế nhưng cái tóm gọn đúng nhất, cái xuất phát từ trong ḷng và tôi cảm thấy đúng nhất là thế này: Tôi là một tội nhân được Chúa đoái thương". Và ngài lập lại rằng: "Tôi là một kẻ được Chúa đoái thương. Tôi luôn cảm thức được câu tâm niệm của ḿnh, Miserando atque Eligendo (v́ thương mà chọn) là những ǵ rất đúng với tôi".

 

Câu tâm niệm này được lấy từ các Bài Giảng của tác giả Bede the Venerable, vị viết trong phần dẫn giải của ḿnh về câu truyện Phúc Âm liên quan đến việc Thánh Mathêu được Chúa Giêsu kêu gọi: "Chúa Giêsu đă trông thấy một người thu thuế, và v́ Người nh́n anh ta bằng những cảm xúc yêu thương nên đă chọn anh ta, Người đă nói cùng anh ta rằng: 'Hăy theo Ta'". Đức Giáo Hoàng c̣n thêm: "Tôi nghĩ động danh từ Latinh miserando này không thể dịch sang cả tiếng Ư lẫn tiếng Tây Ban Nha. Tôi thích dịch nó bằng một động danh từ (gerund) khác vốn không có, đó là misericordiando ('mercy-ing' - việc thương xót)".

 

Đức Giáo Hoàng tiếp tục chia sẻ mà nói, khi nhẩy qua một đề tài khác: "Tôi không biết rơ về Rôma. Tôi biết một ít điều thôi. Những điều này bao gồm Đền Thờ Đức Bà Cả; tôi thường đến đó. Tôi biết Đền Thờ Đức Bà Cả, Đền Thờ Thánh Phêrô... thế nhưng khi tôi cần phải đến Rôma th́ tôi bao giờ cũng ở (vùng lân cận) của Via della Scrofa. Từ đó, tôi thường viếng thăm Nhà Thờ Thánh Louis Pháp Quốc và tôi đến đó để chiêm ngưỡng bức họa liên quan đến 'Ơn Gọi của Thánh Mathêu' của Caravaggio.

 

"Ngón tay của Chúa Giêsu chỉ vào Thánh Mathêu. Tức là tôi. Tôi cảm thấy như ngài". Đến đây Đức Giáo Hoàng trở nên quyết liệt, như thể ngài cuối cùng đă thấy được h́nh ảnh ngài đă t́m kiếm: "Chính cử chỉ của Thánh Mathêu đă tác động tôi: Ngài giữ lấy tiền của ngài như muốn nói rằng 'Không, không phải là tôi! Không, tiền bạc này là của tôi'. Đấy, tôi đó, một tội nhân đă được Chúa hướng nh́n tới. Và đó là những ǵ tôi đă nói khi các vị hỏi tôi rằng tôi có chấp nhận được tuyển bầu làm giáo hoàng hay chăng". Bấy giờ vị giáo hoàng này đă thầm thĩ bằng tiếng Latinh rằng: "Tôi là một tội nhân, nhưng tôi tin vào t́nh thương vô biên và nhẫn nại của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng tôi, và tôi chấp nhận bằng tinh thần thống hối".

 

 

2- Tại sao ngài lại trở thành một tu sĩ Ḍng Tên?

 

Tôi tiếp tục: "Tâu Đức Thánh Cha, cái ǵ đă khiến ngài chọn gia nhập Ḍng Chúa Giêsu? Cái ǵ đă đánh động ngài về Ḍng Tên?" "Tôi đă muốn một cái ǵ hơn nữa. Thế nhưng tôi không biết đó là cái ǵ. Tôi đă nhập chủng viện của địa phận. Tôi thích anh em tu sĩ Ḍng Đa Minh và tôi có bạn bè Đa Minh. Thế nhưng tôi đă chọn Ḍng Chúa Giêsu là ḍng tôi đă biết rơ v́ chủng sinh được ủy thác cho các Cha Ḍng Tên. Có 3 điều đặc biệt đánh động tôi về Ḍng này, đó là tinh thần truyền giáo, cộng đồng và kỷ luật. Và đó mới là điều lạ, v́ tôi là một con người thật thật là phi kỷ luật. Thế nhưng, kỷ luật của họ, cách thức họ điều hành giờ giấc của họ - những điều ấy đă đánh động tôi rất nhiều.

 

"Rồi c̣n một điều nữa thật sự là quan trọng đối với tôi, đó là cộng đồng. Tôi luôn luôn t́m kiếm một cộng đồng. Tôi không coi tôi như là vị linh mục một ḿnh. Tôi cần một cộng đồng. Và cha có thể thấy điều này nơi sự kiện tôi ở Nhà Thánh Matta đây. Vào thời điểm mật nghị hồng y bầu giáo hoàng, tôi đă ở Pḥng 207. (Pḥng bè được phân chia bằng việc rút thăm). Pḥng mà giờ đây chúng ta ở là một pḥng khách. Tôi đă chọn sống ở đây, tại Pḥng 201, v́ khi tôi lấy căn giáo hoàng thất th́ trong bản thân ḿnh tôi đă nghe rơ một tiếng 'đừng'. Căn giáo hoàng thất ở Tông Dinh không sang trọng lộng lẫy ǵ. Nó cũ kỹ, được trang hoàng đẹp đẽ và rộng răi, nhưng không sang trọng lộng lẫy. Thế nhưng, nó ở cuối giống như một cái phễu lộn ngược. Nó lớn và rộng răi, thế nhưng lối vào lại thật là nhỏ. Người ta chỉ có thể đi vào từng ít một và buồn tẻ, và tôi không thể sống mà thiếu dân chúng. Tôi cần sống cuộc đời ḿnh với những người khác".

 

 

3- Một tu sĩ Ḍng Tên làm Giám Mục Rôma có nghĩa là ǵ?

 

Tôi hỏi Đức Giáo Hoàng Phanxicô về sự kiện ngài là tu sĩ Ḍng tên đầu tiên được chọn bầu làm giám mục Rôma rằng: "Đức Giáo Hoàng hiểu như thế nào về vai tṛ phục vụ giáo hội hoàn vũ mà ngài đă được kêu gọi để thực hiện theo chiều hướng của linh đạo I Nhă (Ignatio)? Việc một tu sĩ Ḍng Tên được chọn làm giáo hoàng có nghĩa là ǵ? Yếu tố nào trong linh đạo I Nhă có thể giúp ngài sống thừa tác vụ của ngài?"

 

Ngài trả lời rằng: "Nhận thức. Nhận thức là một trong những điều đă tác động nội tâm của Thánh I Nhă. Đối với thánh nhân th́ nó là một khí giới của một cuộc gắng gỏi để nhận biết Chúa và theo Người chặt chẽ hơn. Tôi luôn bị đánh động bởi một câu nói diễn tả cái nhăn quan của Thánh I Nhă, đó là câu: non coerceri a maximo, sed contineri a minimo divinum est ("không bị hạn chế bởi những ǵ vĩ đại nhất mà vẫn được chất chứa trong những ǵ bé mọn nhất - đó là thần linh"). Tôi đă nghĩ rất nhiều về câu này liên quan đến vấn đề các vai tṛ khác nhau trong việc quản trị giáo hội, về việc trở thành bề trên của một ai khác: vấn đề quan trọng ở đây là đừng bị hạn chế bởi một khoảng rộng lớn mà vẫn cần phải có thể ở trong những khoảng hạn hẹp. Nhân đức về những ǵ lớn nhỏ này là nhân đức cao thượng đại lượng. Nhờ cao thượng đại lượng chúng ta mới luôn có thể nh́n về chân trời từ vị trí chúng ta đang ở. Nghĩa là có thể thực hiện những điều ti tiểu hằng ngày bằng một con tim to lớn hướng về Thiên Chúa và về người khác. Nghĩa là có thể cảm nhận được những ǵ nhỏ bé bên trong những chân trời rộng lớn, những chân trời của vương quốc Thiên Chúa.

 

Đức Giáo Hoàng nói tiếp: "Câu tâm niệm này cống hiến cho chúng ta những yếu tố để có thể cho rằng ḿnh nắm bắt được nhận thức, để nghe những ǵ về Thiên Chúa theo 'quan điểm' của Thiên Chúa. Theo Thánh I Nhă, những đại nguyên tắc cần phải được thể hiện nơi các hoàn cảnh về nơi chốn, thời gian và nhân sự. Theo cách thức riêng của ḿnh, Đức Gioan XXIII đă thích ứng thái độ này với việc quản trị giáo hội, khi ngài lập lại câu tâm niệm 'Hăy nh́n xem tất cả mọi sự; hăy hướng con mắt mù ḷa về phần đông; hăy điều chỉnh cái chút xíu'. Đức Gioan XXIII đă thấy tất cả mọi sự, thấy cái chiều kích tối đa, thế nhưng ngài chỉ muốn điều chỉnh một chút ít, chiều kích tối thiểu. Bạn có thể có những đại dự phóng và thực hiên chúng bằng một chút những cái nhỏ mọn nhất. Hay bạn có thể dùng phương tiện yếu kém tác hiệu hơn là những phương tiện hùng hậu, như Thánh Phaolô cũng đă nói ở trong Thư Thứ Nhất của ngài gửi Giáo Đoàn Corintô.

 

"Cái nhận thức này cần đến thời gian. Chẳng hạn, nhiều người nghĩ rằng các thứ thay đổi và canh tân cải cách có thể xẩy ra trong ṿng một thời gian ngắn. Tôi tin rằng chúng ta luôn luôn cần thời gian để đặt nền móng cho các đổi thay thực sự hiệu nghiệm. Và đó là thời gian của việc nhận thức. Trái lại, đôi khi việc nhận thức thôi thúc chúng ta thực hiện chính xác những ǵ bạn nghĩ ngay từ đầu bạn cần phải làm ǵ sau đó. Và đó là những ǵ đă xẩy ra cho tôi trong những tháng vừa qua. Việc nhận thức bao giờ cũng cần phải thực hiện trước nhan Chúa, khi nh́n vào các dấu chỉ, khi lắng nghe những ǵ xẩy ra, cảm thấy dân chúng, nhất là người nghèo. Những chọn lựa của tôi, bao gồm những chọn lựa liên quan tới các khía cạnh sống hằng ngày, như việc sử dụng một cái xe b́nh dân, đều liên hệ tới một thứ nhận thức thiêng liêng có thể đáp ứng một nhu cầu nào đó xuất phát từ việc nh́n vào các sự vật, vào dân chúng cũng như từ việc thấy được các dấu chỉ thời đại. Việc nhận thức trong Chúa là những ǵ hướng dẫn tôi về đường lối tôi quản trị.

 

"Thế nhưng, tôi bao giờ cũng thận trọng về các quyết định vội vàng thực hiện. Tôi bao giờ cũng thận trọng về quyết định đầu tiên của ḿnh, tức là về điều đầu tiên đến trong đầu của tôi nếu tôi cần phải đi đến quyết định. Đây thường là một điều sai lầm. Tôi cần phải chờ đợi và thẩm định, nh́n sâu xa vào bản thân ḿnh, trong một thời gian cần thiết. Sự khôn ngoan của việc nhận thức là những ǵ bù đắp lại cho cái mập mờ cần thiết trong đời sống, và giúp cho chúng ta t́m thấy phương tiện thích đáng nhất, cái mà không phải bao giờ cũng trùng hợp với những ǵ có vẻ vĩ đại và hùng tráng".

 

 

4- Ḍng Tên

 

V́ thế việc nhận thức là trụ cột trong linh đạo của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nó đặc biệt cho thấy cái căn tính Ḍng Tên của ngài. (Biệt chú của người dịch bản Việt ngữ th́ theo chỗ được biết việc nhận thức như Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh ở đây là những ǵ rất quan trọng được xuất phát từ chính kinh nghiệm hoán cải của Thánh Sáng Lập I Nhă). Vậy tôi hỏi ngài là Ḍng Chúa Giêsu (biệt chú của người dịch Việt ngữ ở đây là ḍng này vẫn được người Việt Công Giáo gọi tắt là Ḍng Tên, tức là Ḍng Tên Chúa Giêsu) có thể phục vụ cho giáo hội ngày nay ra sao, đâu là những đặc tính của ḍng này, nhưng cũng bao gồm cả những thách đố khả dĩ đối với Ḍng Tên nữa.

 

Đức Giáo Hoàng trả lời: "Ḍng Tên là một tổ chức ở trong t́nh trạng căng thẳng, thật sự là bao giờ cũng căng thẳng. Tu sĩ Ḍng Tên là một người không tập trung vào bản thân ḿnh. Chính Hội Ḍng này cũng t́m một tâm điểm nào đó bên ngoài ḿnh; tâm điểm của nó là Đức Kitô và Giáo Hội của Người. Vậy nếu Hội Ḍng này tập trung bản thân ḿnh vào Đức Kitô và Giáo Hội th́ nó có hai điểm qui chiếu nền tảng cho sự quân b́nh của nó cũng như cho việc có thể sống ở những lằn răn, ở những tiền tuyến. Nếu nó để ư quá nhiều đến bản thân ḿnh, th́ nó đặt ḿnh vào tâm điểm như là một thứ cấu trúc được trang bị rất vững chắc, rất hay, thế nhưng nó sẽ gặp phải nguy cơ là cảm thấy ḿnh là an toàn và tự măn. Hội Ḍng này bao giờ cũng phải nhắm đến the Deus semper major, đến vị Thiên Chúa bao giờ cũng cao cả, và theo đuổi vinh quang hằng cao cả của Thiên Chúa, theo giáo hội như là vị hôn thê đích thực của Đức Kitô Chúa chúng ta, theo Đức Kitô Vua là Đấng đă chiến thắng chúng ta và là Đấng chúng ta hiến dâng toàn thể con người cùng với tất cả mọi công khó của chúng ta, cho dù chúng ta là những cái b́nh sành bất xứng. Cái căng thẳng này liên tục đưa chúng ta ra khỏi bản thân ḿnh. Thứ dụng cụ làm cho Ḍng Tên không tập trung vào bản thân ḿnh, thứ dụng cụ thật sự là mạnh mẽ, đó là ở chỗ việc bày tỏ lương tâm (the account of conscience - biệt chú của người dịch Việt ngữ, theo người dịch được biết th́ đây là một tục lệ theo qui định của Ḍng Tên liên quan tới việc bề dưới cần phải gặp bề trên giám tỉnh mỗi năm một lần để tŕnh bày về bản thân ḿnh cho ngài biết nhờ đó ngài có thể điều hành tỉnh ḍng một cách xác đáng và hiệu năng hơn theo cá nhân của đương sự cũng như cho sứ vụ của chung ḍng), một yếu tố đồng thời vừa là cha vừa là anh, v́ nó giúp cho Hội Ḍng này hoàn thành sứ vụ của ḿnh tốt đẹp hơn.

 

Đức Giáo Hoàng đang đề cập đến điều đ̣i buộc trong Hiến Pháp Ḍng Tên là tu sĩ Ḍng Tên cần phải "bày tỏ lương tâm của ḿnh", tức là bày tỏ t́nh trạng nội tâm của ḿnh ra, nhờ đó bề trên mới có thể nhận thức hơn và hiểu biết hơn trong việc sai một người nào đó đi làm sứ vụ.

 

Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục: "Thế nhưng khó mà nói về Hội Ḍng này. Khi bạn bày tỏ quá nhiều th́ bạn có nguy cơ bị hiểu lầm. Ḍng Tên có thể được diễn tả chỉ ở h́nh thức tŕnh thuật. Chỉ bằng h́nh thức tŕnh thuật mà bạn mới có thể nhận thức, chứ không phải bằng một thứ diẫn giải theo triết lư hoặc thần học là những ǵ chỉ giúp cho bạn bàn luận thôi. Kiểu cách của Hội Ḍng này không được làm nên bởi vấn đề bàn luận mà bằng việc nhận thức, một thứ nhận thức dĩ nhiên bao hàm cả vấn đề bàn luận như một phần của tiến tŕnh nhận thức. Chiều kích bí nhiệm của việc nhận thức không bao giờ ấn định những góc cạnh của nó và không hoàn trọn tư tưởng. Tu sĩ Ḍng Tên cần phải là một con người có ư nghĩa không trọn vẹn, ở chỗ nghĩ tưởng một cách cởi mở không khép kín. Có những giai đoạn ở Hội Ḍng này những tu sĩ của ḍng đă sống trong một môi trường theo ư nghĩ khép kín và cứng ngắc, thiên về khổ hạnh truyền đạt kiến thức hơn là thần bí: t́nh trạng méo mó thiên lệnh này của đời sống tu sĩ Ḍng Tên mới có cái Epitome Instituti."

 

Đức Giáo Hoàng đang nói đến một cuốn tổng lược, được thực hiện cho những mục đích thực hành, được coi như là một thứ văn kiện thay thế cho Hiến Pháp. Việc đào luyện tu sĩ Ḍng Tên có thời đă được căn cứ vào văn kiện này cho tới độ có một số tu sĩ Ḍng Tên chưa bao giờ đọc đến Hiến Pháp Ḍng của ḿnh, một văn kiện nền tảng. Trong giai đoạn này, theo quan điểm của đức giáo hoàng, các thứ lề luật đă trở thành mối đe dọa như qua mặt tinh thần, và Hội Ḍng này đă chiều theo khuynh hướng dẫn giải và ấn định đặc sủng của ḿnh một cách quá sức là hạn hẹp.

 

Đức Giáo Hoàng tiếp tục nói: "Không, tu sĩ Ḍng Tên bao giờ cũng phải suy nghĩ, cứ thế và cứ vậy, nh́n đến một chân trời họ phải tới có Chúa Kitô là tâm điểm. Đó là sức mạnh thực sự của họ. Và đó là cái thúc đẩy Hội Ḍng này vào việc t́m kiếm, sáng tạo và dấn thân. Bởi vậy mà, hơn bao giờ hết, Ḍng Tên cần phải chiêm niệm trong tác hành, cần phải sống một cuộc gần gũi sâu xa với toàn thể giáo hội vừa là 'dân Chúa' và vừa là 'Mẹ Thánh Giáo Hội phẩm trật'. Điều này cần phải khiêm nhượng rất nhiều, hy sinh và can đảm, nhất là khi bạn bị hiểu lầm hay bạn là chủ đề cho những thứ hiểu lầm và vu khống, thế nhưng đó lại là thái độ hiệu quả nhất. Chúng ta hăy nghĩ về những thứ căng thẳng trong lịch sử quá khứ, trong những thế kỷ trước đây, nghĩ đến chuyện tranh luận về các thứ nghi thức Trung Hoa, về các thứ nghi thức Malabar và về những thứ Biến Giảm ở Paraguay.

 

"Chính tôi là một nhân chứng cho những thứ hiểu lầm và trục trặc mà Hội Ḍng này đă trải qua gần đây. Trong số những hiểu lầm và trục trặc này có những lúc khốn đốn, nhất là khi liên hệ đến vấn đề bao gồm tất cả mọi tu sĩ Ḍng Tên về lời khấn thứ tư là tuân phục giáo hoàng. Điều đă khiến tôi tin tưởng vào thời điểm của Cha Arrupe (bề trên tổng quyền của Ḍng Tên từ năm 1965 đến 1983) đó là sự kiện ngài là một con người của nguyện cầu, một con người giành rất nhiều giờ cầu nguyện. Tôi tưởng nhớ đến ngài khi ngài cầu nguyện ngồi trên đất theo kiểu Nhật Bản. Nhờ đó mà ngài đă có được một thái độ đúng đắn và thực hiện những quyết định xác đáng".  

 

 

 5- Một Mô Phạm: Peter Faber, 'Vị Linh Mục Cải Cách' ('Reformed Priest’)

 

Tôi ngẫm nghĩ là có thể một nhân vật nào đó trong số tu sĩ Ḍng Tên, từ nguyên thủy của Hội Ḍng này cho tới hiện tại, đă ảnh hưởng đến ngài một cách đặc biệt nào đó hay chăng, nên tôi đă hỏi Đức Giáo Hoàng rằng họ là ai và tại sao thế. Ngài bắt đầu bằng việc đề cập đến Thánh I Nhă thành Loyola (vị sáng lập hội ḍng này) và Thánh Phanxicô Xavier, thế rồi ngài tập trung vào một nhân vật không nổi tiếng trong quần chúng, đó là Cha Peter Faber (1504-1546) ở Savoy. Cha là một trong những anh em đồng hành đầu tiên của Thánh I Nhă, đúng ra là vị đầu tiên, cả hai đă ở cùng pḥng khi c̣n là sinh viên ở Đại Học Ba Lê. Người bạn cùng pḥng thứ ba là Thánh Phanxicô Xavier. Đức Piô IX đă tuyên phong Cha Faber lên hàng chân phước vào ngày 5/9/1872, và án phong thánh vẫn đang được tiến hành.

 

Đức Giáo Hoàng trích lại một ấn bản trong các tác phẩm của Cha Faber là tác phẩm cha đă xin hai học giả Ḍng Tên là Miguel A. Fiorito và Jaime H. Amadeo hiệu đính và xuất bản khi ngài làm bề trên tỉnh ḍng ở Á Căn Đ́nh. Một ấn bản ngài đặc biệt yêu thích là ấn bản của Michel de Certeau. Tôi hỏi Đức Giáo Hoàng tại sao ngài lại rất có ấn tượng về Cha Faber như thế.

 

Đức Giáo Hoàng nói: "Việc ngài đối thoại thậm chí với những ai xa cách nhất và thậm chí với cả thành phần đối phương của ngài; ḷng đạo hạnh chân thành của ngài, có lẽ ngây ngô làm sao ấy, thái độ thẳng thắn sẵn có của ngài, việc nhận thức nội tâm cẩn trọng của ngài, vấn đề  ở chỗ ngài là một con người có thể thực hiện những quyết định lớn lao và mănh mẽ nhưng cũng có thể rất ư là dịu dàng và yêu thương".

 

Michel de Certeau đă chỉ mô tả Cha Faber như là "vị linh mục cải cách", vị mà cảm nghiệm nội tâm, việc diễn đạt về tín điều và vấn đề cải cách cơ cấu là những ǵ bất khả phân ly. Thế rồi Đức Giáo Hoàng tiếp tục chia sẻ về chân dung của đấng sáng lập Ḍng Tên.

 

Ngài nói: "Thánh I Nhă là một nhà thần bí (mystic) chứ không phải là một khổ hạnh gia (ascetic). Tôi cảm thấy khó chịu khi nghe thấy rằng vấn đề Linh Thao là 'Ignatian' chỉ v́ nó được thực hiện trong thinh lặng. Thật vậy, Linh Thao hoàn toàn có thể là Ignatian cũng cả ở trong đời sống hằng ngày và không thinh lặng nữa. Những giải thích nào về việc Linh Thao mà nhấn mạnh đến tính chất khổ hạnh, thinh lặng và thống hối là những giải thích lệch lạc đă làn rộng ngay cả trong Ḍng Tên, nhất là Ḍng Tên ở Tây Ban Nha. Tôi cảm thấy gần gũi hơn với phong trào thần bí của Louis Lallement và Jean-Joseph Surin. Cha Faber là một nhà thần bí”.  

 

6- Kinh Nghiệm trong Việc Quản Trị Giáo Hội

 

Đâu là loại kinh nghiệm trong việc quản trị Giáo Hội, như là một bề trên Ḍng Tên và sau đó như là một bề trên tỉnh Ḍng Tên, đă giúp vào việc hoàn toàn h́nh thành một Cha Bergoglio? Kiểu cách quản trị của Ḍng Tên bao gồm các quyết định do bề trên thực hiện, thế nhưng cũng được bàn thảo rộng răi với các cố vấn viên chính yếu. Bởi vậy tôi đă hỏi: "Đức Giáo Hoàng có nghĩ rằng kinh nghiệm quản trị trước đây của ḿnh có thể giúp ngài trong việc quản trị Giáo Hội hoàn vũ hay chăng?" Sau một chút suy nghĩ, ngài đă trả lời thế này:

 

"Thành thật mà nói, theo kinh nghiệm làm bề trên của ḿnh ở Ḍng Tên, không phải lúc nào tôi cũng tác hành như thế đâu - tức là tôi không luôn luôn thực hiện việc tham vấn cần thiết. Bởi thế mới không phải là một điều hay. Kiểu cách quản trị của tôi là một tu sĩ Ḍng Tên lúc đầu đă vấp phải nhiều lầm lỗi. Đó là ở vào một thời điểm khó khăn đối với Hội Ḍng này: cả một thế hệ tu sĩ Ḍng Tên đă biến mất. Chính v́ thế mà bản thân tôi trở thành bề trên giám tỉnh khi tôi c̣n quá trẻ. Bấy giờ tôi mới có 36 tuổi. Thật không thể tưởng tượng nổi. Tôi đă phải đương đầu với những trường hợp khó khăn, và tôi đă thực hiện những quyết định một cách đột xuất và một ḿnh. Đúng thế, nhưng tôi cần phải nói thêm một điều nữa là khi tôi đă ủy thác cho ai một điều ǵ đó th́ tôi hoàn toàn tin tưởng người đó. Họ cần phải phạm một lỗi lầm thật sự là lớn tôi mới khiển trách họ. Cho dù thế chăng nữa, dần dần người ta cũng chán ngán chủ nghĩa độc đoán.

 

"Cách thức độc đoàn và nhanh chóng quyết định đă khiến tôi vấp phải những lỗi lầm nghiêm trọng và bị cáo buộc là cực bảo thủ. Tôi đă trải qua một thời gian khủng hoảng nội tâm trầm trọng khi tôi ở Cordova. Thật ra tôi chưa bao giờ như Chân Phước Imelda (một người lên mặt đạo đức), thế nhưng tôi không bao giờ là một kẻ thuộc cánh hữu. Chính cách thức độc đoán của tôi trong việc quyết định đă gây nên các thứ rắc rối.

 

"Tôi nói điều này theo kinh nghiệm sống của tôi và v́ tôi muốn làm sáng tỏ đâu là những thứ nguy hiểm. Qua gịng thời gian tôi đă học được nhiều điều. Chúa đă để cho sự gia tăng về hiểu biết trong vấn đề quản trị qua các lỗi lầm và tội lỗi của tôi. Bởi vậy, khi làm Tổng Giám Mục ở Buenos Aires, tôi đă gặp gỡ 6 vị giám mục phụ tá hai tuần một lần, và mấy lần một năm với hội đồng linh mục. Các vị đặt ra những câu hỏi và chúng tôi cởi mở bàn luận. Điều này đă giúp tôi nhiều để thực hiện những quyết định tốt đẹp nhất. Thế nhưng, giờ đây tôi lại nghe thấy một số người nói với tôi rằng: 'Đừng có tham vấn nhiều quá mà hăy tự ḿnh quyết định'. Tuy nhiên, tôi tin rằng vấn đề tham vấn rất quan trọng.

 

"Các cuộc mật nghị hồng y, các thượng nghị giám mục thế giới chẳng hạn, là những nơi quan trọng để thực hiện việc tham vấn này thực sự và chủ động. Tuy nhiên, chúng ta cần phải bớt đi cái h́nh thức cứng đơ của chúng. Tôi không muốn những thứ tham vấn hời hợt mà là những thứ tham vấn thực sự. Nhóm tham vấn với 8 vị hồng y, nhóm cố vấn 'ngoài lề' này, không phải chỉ là quyết định của tôi, mà là xuất phát từ ư của các vị hồng y thực sự được bày tỏ trong các cuộc họp chung trước mật nghị hồng y bầu tân giáo hoàng. Và tôi muốn thấy rằng đây là một cuộc tham vấn thực sự chứ không phải theo h́nh thức".

 

 

7- Nghĩ Tưởng cùng với Giáo Hội

 

Tôi hỏi Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng đối với ngài th́ đâu chính là ư nghĩa "nghĩ tưởng cùng với Giáo Hội", một quan niệm được Thánh I Nhă viết trong vấn đề Linh Thao. Ngài đă trả lời bằng việc sử dụng h́nh ảnh.

 

"H́nh ảnh về Giáo Hội mà tôi thích đó là h́nh ảnh dân thánh tín trung của Thiên Chúa. Đó là định nghĩa tôi thường dùng, và h́nh ảnh này cũng có trong Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội của Công Đồng Chung Vaticanô II (đoạn 12). Việc thuộc về một dân tộc có một giá trị mănh liệt về thần học. Trong lịch sử ơn cứu độ, Thiên Chúa đă cứu một dân tộc. Căn tính không thể nào trọn vẹn nếu không thuộc về một dân nước. Không được được cứu độ một ḿnh như là một cá nhân tách biệt, thế nhưng Thiên Chúa lôi kéo chúng ta khi nh́n vào cái mạng của các thứ liên hệ đang diễn ra trong cộng đồng nhân loại. Thiên Chúa tiến vào cái năng động này, vào việc tham phần trong cái mạng của những thứ liên hệ loài người.

 

"Tự dân nước tạo nên một chủ thể. Và Giáo Hội là dân Thiên Chúa đang hành tŕnh qua gịng lịch sử với cả những vui mừng lẫn buồn thương. Thế nên, nghĩ tưởng cùng với Giáo Hội là cách thức tôi trở thành một phần của dân này. Và tất cả mọi tín hữu, được coi như là một tập thể, th́ vô ngộ trong các vấn đề tin tưởng, và dân này cho thấy tính chất vô ngộ ấy nơi việc tin tưởng - infallibilitas in credendo, bằng một cảm thức siêu nhiên về đức tin của toàn thể dân tộc đang cùng nhau tiến bước. Đó là những ǵ ngày nay tôi hiểu việc 'nghĩ tưởng cùng với Giáo Hội' là những ǵ Thánh I Nhă đă nói. Khi cuộc đối thoại giữa dân chúng và các vị giám mục và giáo hoàng theo đường lối này chân thực, th́ được hỗ trợ bởi Thánh Linh. Bởi vậy mà việc nghĩ tưởng cùng với Giáo Hội ấy không chỉ liên quan đến các thần học gia.

 

"Đó là cách thức liên quan đến Mẹ Maria. Ở chỗ, nếu bạn muốn biết Mẹ là ai th́ xin bạn hăy hỏi các thần học gia; nếu bạn muốn biết cách yêu mến Mẹ th́ các bạn cần phải hỏi dân chúng. Phần ḿnh, Mẹ Maria đă yêu mến Chúa Giêsu với con tim của dân chúng, như chúng ta đọc thấy trong Ca Vịnh Ngợi Khen. Bởi thế, chúng ta thậm chí không được cho rằng 'nghĩ tưởng cùng với Giáo Hội' nghĩa là chỉ nghĩ tưởng với phẩm trật của Giáo Hội".

 

Dừng lại một chút, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến điểm sau đây để tránh hiểu lầm: "Dĩ nhiên chúng ta cần phải rất cẩn thận đừng nghĩ rằng cái vô ngộ này của toàn thể tín hữu tôi đang nói đến theo Công đồng Chung Vaticanô II là một thứ h́nh thức của chủ nghĩa duy dân. Không; nó là kinh nghiệm của 'Mẹ Thánh Giáo Hội phẩm trật', như được Thánh I Nhă đặt cho, của Giáo Hội như dân Chúa, chung các mục tử và dân chúng. Giáo Hội là tổng thể dân Chúa. 

 

Đức Giáo Hoàng nói tiếp: "Tôi thấy được sự thánh thện của dân Chúa, sự thánh thiện hằng ngày này. Có một 'tầng lớp thánh đức giữa vời' mà tất cả chúng ta đều thuộc về, sự thánh đức được Malègue viết về". Đức Giáo Hoàng đề cập tới Joseph Malègne là một nhà văn Pháp quốc (1876-1940), đặc biệt đến tác phẩm ba cuốn chưa hoàn thành là Black Stones: The Middle Classes of Salvation - Những Viên Đá Đen: Những Tầng Lớp Cứu Độ Giữa Vời.

 

Đức Giáo Hoàng tiếp tục: "Tôi thấy được sự thánh thiện nơi việc nhẫn nại của dân Chúa: nơi một người đàn bà đang nuôi dưỡng con cái, nơi một người đàn ông đang làm việc cho nhà có bánh ăn, nơi bệnh nhân, nơi các vị linh mục lăo thành gặp rất nhiều đau thương nhưng nét mặt vẫn tươi cười phụng sự Chúa, nơi các nữ tu làm việc tận tụy và sống đời âm thầm thánh đức. Đối với tôi đó là sự thánh thiện chung. Tôi thường liên kết thánh thiện với sự nhẫn nại: chẳng những nhẫn nại như hypomoné (từ ngữ Hy Lạp trong Tân Ước), chấp nhận các biến cố và những hoàn cảnh trong đời thế nhưng vẫn liên tục tiến tới từng ngày. Đó là sự thánh thiện của Giáo Hội chiến đấu đă được Thánh I Nhă đề cập tới. Đó là sự thánh thiện nơi cha mẹ của tôi: cha tôi, mẹ tôi, bà Rosa của tôi là người rất yêu thương tôi. Trong cuốn kinh nguyện của ḿnh, tôi c̣n giữ lời di chúc của bà tôi là Rosa nhắn nhủ tôi, và tôi thường đọc lại nó. Đối với tôi th́ nó như là một lời cầu nguyện. Bà là một thánh nhân đă chịu khổ rất nhiều, cả về tinh thần, nhưng bao giờ cũng can đảm tiến bước.

 

"Giáo Hội mà chúng ta cần phải nghĩ tưởng với là nhà của tất cả mọi người, không phải là một nguyện đường bé nhỏ có thể chứa chỉ được một nhóm nhỏ thành phần được tuyển lựa. Chúng ta không được biến cung ḷng của Giáo Hội hoàn vũ thành một cái tổ bảo vệ bao che tính chất tầm thường của chúng ta. Và Giáo Hội là Mẹ; Giáo Hội sinh hoa kết trái. Cần phải thế. Bạn coi đó, khi tôi nhận thấy hành vi cử chỉ tiêu cực nơi các thừa tác viên của Giáo Hội hay nơi thành phần nam nữ sống đời tận hiến, trong đầu tôi chợt nghĩ rằng: 'Đó là một con người độc thân bất lợi' hay 'Đây là một kẻ không có chồng'. Họ không phải là những người làm cha làm mẹ, ở chỗ họ không thể cống hiến sự sống thiêng liêng. Trái lại, chẳng hạn, khi tôi đọc về đời sống của các nhà thừa sai Ḍng Don Bosco đến Patagonia, tôi đă đọc thấy một câu truyện tràn đầy sự sống, dồi dào hoa trái.

 

"Một thí dụ khác mới xẩy ra mấy ngày gần đây mà tôi thấy báo chí chú ư đến, đó là cú điện thoại tôi gọi cho một thanh niên đă viết cho tôi một bức thư. Tôi đă gọi điện thoại cho anh ta v́ bức thư ấy thật là tuyệt vời, thật là chân thành. Đối với tôi th́ đó là một hành động có tính chất sáng tạo. Tôi nhận thấy anh ta là một con người trẻ đang vươn lên, anh ta thấy một người cha ở nơi tôi, và bức thư đă nói với người cha này về đời sống của anh ta. Người cha ấy không thể nói rằng 'tôi không cần'. Kiểu mang lại hoa trái này với tôi thật là tốt đẹp".

 

 

8- Các Giáo Hội trẻ trung và Các Giáo Hội cổ xưa

 

Vẫn tiếp tục vấn đề về Giáo Hội, tôi hỏi Đức Giáo Hoàng một câu hỏi liên quan đến Ngày Giới Trẻ Thế Giới vừa qua. Đại biến cố này đă chiếu tỏa trên giới trẻ cũng như trên "những buồng phổi" thiêng liêng là các Giáo Hội Công Giáo mới được thành lập gần đây theo gịng lịch sử. Tôi đặt vấn đề: "Đâu là niềm hy vọng của Đức Giáo Hoàng xuất phát từ các Giáo Hội này đối với Giáo Hội hoàn vũ?"

 

Đức Giáo Hoàng trả lời: "Các Giáo Hội Công Giáo trẻ trung, trong khi tăng trưởng, đă khai triển một thứ tổng hợp đức tin, văn hóa và đời sống, và v́ thế nó là một tổng hợp khác với thức tổng hợp được khai triển của các Giáo Hội cổ xưa. Đối với tôi, mối liên hệ giữa các Giáo Hội Công Giáo cổ xưa và các Giáo Hội trẻ trung th́ giống như mối liên hệ giữa thành phần trẻ trung và lăo niên trong xă hội. Họ đều xây dựng tương lai, giới trẻ xây dựng bằng sức mạnh của ḿnh và giới già bằng sự khôn ngoan của ḿnh. Dĩ nhiên bao giờ cũng có một số những nguy cơ nào đó. Các Giáo Hội trẻ trung dường như cảm thấy ḿnh tự măn; các Giáo Hội cổ xưa dường như muốn áp đặt trên các Giáo Hội trẻ trung các mẫu thức văn hóa của họ. Thế nhưng chúng ta cùng nhau xây dựng tương lai".

 

 

9- Giáo Hội như là một Bệnh Viện Lưu Động (Field Hospital)

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, khi tuyên bố từ nhiệm đă nói rằng thế giới hiện đại của chúng ta đang thay đổi nhanh chóng và đang đối chọi với các vấn đề thật quan trọng cho đời sống đức tin. Để đương đầu với các vấn đề ấy đ̣i phải có sức mạnh thể xác cũng như linh hồn, ngài nói thế. Tôi đă hỏi Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng: "Giáo Hội đang cần ǵ nhất vào thời điểm lịch sử này đây? Chúng ta có cần canh tân cải cách hay chăng? Đâu là những ước muốn của Đức Giáo Hoàng về Giáo Hội trong những năm tới đây? Đâu là loại Giáo Hội Đức Giáo Hoàng mơ tưởng?"

 

Đức Giáo Hoàng Phanxicô bắt đầu bằng việc bày tỏ tấm ḷng rất cảm mến và hết sức kính cẩn đối với vị tiền nhiệm của ngài: "Đức Giáo Hoàng Biển Đức đă thực hiện một hành động thánh thiện, cao cả, khiêm tốn. Ngài là người của Thiên Chúa".

 

Đức Giáo Hoàng tiếp: "Tôi thấy một cách rơ ràng là điều mà Giáo Hội cần nhất hôm nay đây đó là khả năng chữa lành các vết thương và sưởi ấm ḷng tín hữu; Giáo Hội cần gần gũi, sát cận. Tôi coi Giáo Hội như là một bệnh viện lưu động sau trận chiến. Thật là vô bổ khi hỏi một người bị thương trầm trọng xem họ có bị cao mỡ và về độ đường trong máu của họ hay chăng! Bạn cần phải chữa lành cho các vết thương của họ. Sau đó chúng ta mới nói đến bất cứ một cái ǵ khác. Hăy chữa lành các thương tích, hăy chữa lành các thương tích... Và bạn cần phải bắt đầu từ mặt đất trở lên.

 

"Đôi khi Giáo Hội khóa ḿnh vào những điều nhỏ mọn, vào những qui luật ti tiểu. Điều quan trọng nhất đó là lời loan báo tiên khởi: Chúa Giêsu Kitô đă cứu bạn. các vị thừa tác viên của Giáo Hội trên hết cần phải là các thừa tác viên của t́nh thương. Chẳng hạn, vị giải tội bao giờ cũng nguy hiểm khi tỏ ra thái độ một là quá nghiêm ngặt hai là quá rộng răi. Chẳng có cái thái độ nào trong hai thái độ này là thương xót hết, v́ cả hai đều thật sự không có trách nhiệm đối với con người. Thành phần nghiêm ngặt phủi tay đẩy sang cho giới luật. Vị thừa tác viên lỏng lẻo th́ phủi tay thản nhiên nói: 'Nó không phải là tội' hay nói điều ǵ tương tự như vậy. Trong việc thi hành thừa tác mục vụ, chúng ta cần phải hỗ trợ con người, và chúng ta cần phải chữa lành thương tích cho họ.

 

"Chúng ta đang đối xử với dân Chúa ra sao? Tôi mơ tưởng đến một Giáo Hội như là một bà mẹ và là một nữ mục tử. Các thừa tác viên của Giáo Hội cần phải biết xót thương, cần phải tỏ ra trách nhiệm đối với con người và hỗ trợ họ như người Samaritanô nhân lành, người tẩy rửa, lau sạch và nâng dậy cận nhân của ḿnh. Đó là Phúc Âm tinh tuyền. Thiên Chúa là Đấng cao cả hơn tội lỗi. Những thứ canh tân cải cách về cấu trúc và tổ chức là những ǵ thứ yếu - tức là đến sau. Cái canh tân cải cách đầu tiên cần phải là thái độ. Các thừa tác viên của Phúc Âm cần phải là người có thể sưởi ấm ḷng người, là người bước đi với họ qua đêm đen, là người biết làm sao để có thể trao đổi đối thoại và chính ḿnh đi vào màn đêm của con người của ḿnh, đi vào bóng tối mà không bị lạc mất. Dân Chúa muốn các vị mục tử chứ không phải hàng giáo sĩ tác hành như thành phần quan lại hay các viên chức chính quyền. Đặc biệt là các vị giám mục cần phải có thể nhẫn nại nâng đỡ những phong trào của Thiên Chúa nơi thành phần dân của các vị, nhờ đó không ai bị loại trừ. Thế nhưng, các vị cũng cần phải có thể hỗ trợ đàn chiên để chúng có được một sự tinh khôn t́m thấy những đường lối mới mẻ.

 

"Thay v́ chỉ là một thứ Giáo Hội đón nhận và nhận lănh ở việc giữ cho cửa mở ra th́ chúng ta cũng hăy cố gắng trở thành một Giáo Hội t́m các con đường mới, tức là có thể bước ra bên ngoài ḿnh đến với những ai không dự lễ, với những ai buông bỏ hay dửng dưng. Những ai buông bỏ đôi khi làm thế v́ những lư do mà nếu hiểu và thẩm định thích đáng, có thể dẫn dẫn đến chỗ quay trở về. Tuy nhiên điều này cần phải táo bạo và can đảm".

 

Tôi đề cập với Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng có những Kitô hữu sống trong t́nh trạng bất thường đối với Giáo Hội hay ở trong các trường hợp phức tạp cho thấy được những vết thương nhức nhối. Tôi đề cập tới thành phần ly dị rồi tái hôn, thành phần vợ chồng đồng tính cùng với các trường hợp khó khăn khác. Chúng ta có thể thực hiện thứ công việc mục vụ nào ở trong những trường hợp ấy? Đâu là các thứ dụng cụ chúng ta có thể sử dụng?

 

Đức Giáo Hoàng nói: "Chúng ta cần loan báo Phúc Âm ở mọi hang cùng ngỏ hẻm, rao giảng tin mừng Nước Trời và chữa lành hết mọi thứ bệnh nạn và thương tích, thậm chí bằng cả việc rao giảng của chúng ta.  Ở Buenos Aires tôi thường nhận được những bức thư từ thành phần đồng tính bị 'thương tích về xă hội', v́ họ nói với tôi rằng họ cảm thấy như thể Giáo Hội luôn lên án họ. Thế nhưng, Giáo Hội không muốn làm điều ấy. Trong chuyến bay từ Rio de Janerio về tôi đă nói rằng nếu một người đồng tính có thiện tâm và t́m kiếm Thiên Chúa th́ tôi không phải là người phán xét. Nói như thế là tôi nói những ǵ giáo lư viết. Tôn giáo có quyền bày tỏ ư nghĩ của ḿnh trong việc phục vụ dân chúng, thế nhưng Thiên Chúa đă tạo dựng nên chúng ta có tự do: không thể nào can thiệp vào đời sống của người ta về phương diện thiêng liêng.

 

 "Có lần một người hỏi tôi một cách khiêu khích rằng tôi có chuẩn nhận vấn đề đồng tính chăng. Tôi đă đáp lại bằng một câu hỏi khác rằng: 'hăy nói cho tôi biết khi Thiên Chúa nh́n vào một người đồng tính th́ Ngài có yêu thương chấp nhận sự hiện hữu của con người này không, hay loại trừ và lên án con người ấy?' Chúng ta bao giờ cũng cần phải lưu ư tới con ngườiĐến đây chúng ta tiến vào mầu nhiệm con người. Trong cuộc đời, Thiên Chúa hỗ trợ con người, và chúng ta cần phải hỗ trợ họ, bắt đầu từ t́nh trạng của họ. Cần phải hỗ trợ họ bằng t́nh thương. Khi thực hiện như thế rồi th́ Thánh Linh tác động vị linh mục nói lên điều hay lẽ phải.  

 

"Điều này cũng rất có lợi cho việc xưng tội như là một bí tích, ở chỗ thẩm định tùy trường hợp và nhận thức điều ǵ tốt nhất cho một người đang t́m kiếm Thiên Chúa và ân sủng. Ṭa giải tội không phải là một căn pḥng tra tấn mà là nơi cho t́nh thương của Chúa thúc đẩy chúng ta sống tốt hơn. Tôi cũng lưu ư tới trường hợp của một người đàn bà có một cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc trong quá khứ của ḿnh và bà cũng đă phá thai một lần. Thế rồi người đàn bà này tái hôn, hiện nay đang sống hạnh phúc và có 5 người con. Việc phá thai trong quá khứ vẫn đè nặng trên lương tâm của bà và bà thành tâm hối hận về nó. Bà muốn tiến lên trong đời sống Kitô hữu của ḿnh. Vị giải tội phải làm ǵ đây?  

 

"Chúng ta không thể chỉ nhấn mạnh đến các vấn đề liên hệ tới việc phá thai, hôn nhân đồng tính và việc sử dụng các phương pháp ngừa thai. Không thể thế được. Tôi không nói nhiều về những vấn đề này, và v́ thế mà tôi đă bị trách móc. Thế nhưng, khi chúng ta nói về những vấn đề ấy, chúng ta cần phải nói về chúng trong một bối cảnh. Giáo huấn của Giáo Hội, về vấn đề này, rơ ràng và tôi là con của Giáo Hội, thế nhưng không cần phải lúc nào cũng nói về những vấn đề ấy

 

"Những giáo huấn về tín lư và luân lư của Giáo Hội không phải tất cả đều tương đương nhau. Việc thừa tác mục vụ của Giáo Hội không thể nào bị ám ảnh bởi việc truyền đạt một đống rời rạc các thứ tín lư cần phải áp đặt một cách nhất trí. Việc loan báo theo kiểu cách truyền giáo tập trung vào những ǵ là thiết yếu, vào những điều cần thiết: đó cũng là những ǵ làm say mê và thu hút hơn nữa, những ǵ làm tâm can nóng lên như đă xẩy ra cho các môn đệ đi Emmau. Chúng ta cần phải t́m thấy một thứ quân b́nh mới; bằng không, ngay cả lâu đài luân lư của Giáo Hội có thể bị sụp đổ như một ngôi nhà của những lá bài, mất đi tính chất tươi mát và thơm tho của Phúc Âm. Việc đặt vấn đề về Phúc Âm cần phải giản dị hơn, sâu xa hơn, sáng tỏ hơn. Các hệ quả luân lư là những ǵ được rút tỉa từ chính việc đặt vấn đề Phúc Âm này.

 

"Tôi nói điều này cũng nghĩ đến cả việc giảng và nội dung của việc chúng ta giảng. Một bài giảng tuyệt vời, một bài giảng chân thực cần phải bắt đầu bằng việc công bố tiên khởi, bằng việc công bố ơn cứu độ. Không có ǵ vững chắc hơn, sâu xa hơn và bảo đảm hơn việc công bố này. Sau đó bạn cần phải thực hiện việc dạy giáo lư. Rồi bạn có thể rút tỉa ra một hệ quả luân lư nào đó. Thế nhưng, việc công bố t́nh yêu cứu độ của Thiên Chúa xuất phát trước những đ̣i hỏi về luân lư và đạo lư. Ngày nay, đôi khi cái thứ tự đảo ngược lại thịnh hành hơn. Bài giảng là tiêu chuẩn đo lường sự gần gũi và khả năng của vị mục tử trong việc gặp gỡ dân của ngài, v́ những ai giảng dạy cần phải nhận biết tâm can của cộng đồng ḿnh, và cần phải có thể thấy được ước muốn Thiên Chúa sống động và nhiệt thành ở chỗ nào. Bởi thế, sứ điệp của Phúc Âm không được biến thành một số khía cạnh cho dù thích đáng nhưng tự ḿnh chúng không cho thấy tâm điểm của sứ điệp về Chúa Giêsu Kitô".

 

 

10- Một Vị Giáo Hoàng của Ḍng Tu

 

Đức Giáo Hoàng Phanxicô là vị giáo hoàng thuộc một ḍng tu đầu tiên từ Đức Gregory XVI (là một đan sĩ Camaldolese) được tuyển bầu năm 1831. Tôi lên tiếng hỏi: "Đâu là vị trí đặc biệt của tu sĩ nam nữ trong Giáo Hội ngày nay?".

 

Đức Giáo Hoàng nói: "Tu sĩ nam nữ là thành phân ngôn sứ. Họ là những người được tuyển chọn theo Chúa Giêsu để bắt chước đời sống của Người trong việc tuân phục Chúa Cha, trong khó nghèo, trong đời sống cộng đồng và trong sự thanh tịnh. Theo ư nghĩa đó th́ các lời khấn không thể trở thành những bức biếm họa; bằng không, chẳng hạn, đời sống cộng đồng trở thành hỏa ngục, và đức thanh tịnh trở nên một lối sống độc thân không mang lại hoa trái ǵ. Lời khấn thanh tịnh cần phải là một lời khấn của thành quả. Trong Giáo Hội, người tu sĩ được kêu gọi trở thành ngôn sứ đặc biệt bằng việc chứng thực về cách thức Chúa Giêsu đă sống trên trái đất này, và loan truyền cho thấy vương quốc của Thiên Chúa sẽ được trị đến ở tầm mức trọn hảo của ḿnh. Một người tu sĩ không bao giờ được bỏ qua tính chất ngôn sứ. Điều ấy không có nghĩa là chống lại yếu tố phẩm trật của Giáo Hội, mặc dù phần hành ngôn sứ và cơ cấu phẩm trật không trùng hợp với nhau. Tôi đang nói về một đề xuất bao giờ cũng có tính cách tích cực, thế nhưng nó không được gây ra những ǵ là e dè sợ hăi. Chúng ta hăy nghĩ đến những ǵ đă được thực hiện bởi thật là nhiều các vị đại thánh, các đan sĩ và tu sĩ nam nữ, từ Thánh Antôn Đan Viện Phụ trở đi. Là thành phần ngôn sứ đôi khi bao hàm việc gây sóng gió. Tôi không biết phải nói thế nào... Việc ngôn sứ gây ra tiếng vang động, náo động, có người nói là 'một thứ ào ạt'. Thế nhưng trong thực tế, đặc sủng của thành phần tu sĩ nam nữ giống như men: việc ngôn sứ là những ǵ loan báo tinh thần của Phúc Âm".

 

11- Ṭa Thánh Rôma

 

Tôi hỏi Đức Giáo Hoàng rằng ngài nghĩ ǵ về các phân bộ của Ṭa Thánh Rôma, những ngành khác nhau trợ giúp công việc của Đức Giáo Hoàng.

 

Ngài nói: "Các phân bộ của Ṭa Thánh Rôma là để phục vụ giáo hoàng và các vị giám mục. Chúng cần phải phụ giúp cả các Giáo Hội riêng nữa cũng như các hội đồng giám mục. Chúng là dụng cụ phụ giúp. Tuy nhiên, có những trường hợp chúng không hành sự ngon lành, chúng có nguy cơ trở thành những cơ quan kiểm duyệt. Thật là lạ lùng khi thấy những thứ tố giác v́ thiếu truyền thống được tường tŕnh về Rôma. Tôi nghĩ những trường hợp này cần phải được điều tra bởi các hội đồng giám mục địa phương, những cơ cấu có thể được trợ giúp đáng kể của Rôma. Thật vậy, những trường hợp này tốt hơn cần phải được giải quyết ở địa phương. Những thánh bộ ở Rôma là thành phần dàn xếp; chúng không phải là thành phần môi giới hay quản đốc".

 

Vào ngày 29/6, trong nghi thức làm phép và trao khoác áo choàng cho 34 vị tổng giám mục cai quản các tổng giáo phận, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đă nói về "đường lối của đoàn tính" như là con đường dẫn Giáo Hội đến chỗ "tăng trưởng trong hài ḥa với việc phục vụ của vai tṛ thủ lănh". Bởi thế nên tôi đặt vấn đề: "Làm thế nào để chúng ta ḥa hợp vai tṛ chính của Thánh Phêrô và đoàn tính? Đâu là con đường khả thi theo quan điểm của Giáo Hội toàn cầu?"

 

Đức Giáo Hoàng đáp: "Chúng ta cần phải cùng nhau bước đi: dân chúng, các vị giám mục và giáo hoàng. Hội đồng tính cần phải sống ở các cấp trật khác nhau. Có thể đă đến lúc cần phải thay đổi phương pháp cho các Thượng Nghị Giám Mục, v́ theo tôi, phương pháp hiện hành không có tính chất năng động. Điều này cũng sẽ có một giá trị đại đồng nữa, nhất là với anh em Chính Thống của chúng ta. Từ những người anh em này chúng ta biết hơn về ư nghĩa đoàn tính giáo phẩm và truyền thống của hội đồng tính. Việc nỗ lực chung chia sẻ, khi nh́n vào cách thức Giáo Hội được quản trị ở những thế kỷ đầu, trước cuộc rạn nứt giữa Đông và Tây, sẽ mang lại hoa trái vào thời điểm của nó. Trong các mối liên hệ toàn cầu chẳng những cần phải biết nhau hơn, mà c̣n cần phải nhận biết những ǵ Thần Linh gieo nơi ai khác như là một tặng ân cho chúng ta nữa. Tôi muốn tiếp tục cuộc bàn thảo được bắt đầu từ năm 2007 này bởi ủy ban chung Công Giáo và Chính Thống về cách thức hành xử vai tṛ thủ lănh của Thánh Phêrô , một cuộc bàn thảo đă dẫn đến việc kư nhận Văn Kiện Ravenna. Chúng ta cần phải tiếp tục con đường này".

 

Tôi hỏi Đức Thánh Cha Phanxicô h́nh dung ra sao về mối hiệp nhất tương lai của Giáo Hội theo chiều hướng ấy. Ngài trả lời rằng: "Chúng ta cần phải tiến bước với những khác biệt của chúng ta: không c̣n cách nào khác để trở nên một. Đó là đường lối của Chúa Giêsu".

 

 

12- Nữ Giới trong Đời Sống của Giáo Hội

 

C̣n về vai tṛ của nữ giới trong Giáo Hội th́ sao? Đức Giáo Hoàng đă đề cập đến vấn đề này vào một số dịp. Ngài đă nhắc lại vấn đề này trong chuyến trở về từ Rio de Janeiro, than rằng Giáo Hội vẫn thiếu một khoa thần học sâu xa về nữ giới. Tôi hỏi ngài: "Đâu là vai tṛ của nữ giới cần phải có trong Giáo Hội? Chúng ta làm sao để cho vai tṛ này của họ trở nên tỏ hiện hơn hôm nay đây?"

 

Ngài trả lời: "Tôi đang thận trọng về một giải quyết có thể biến thành một thứ 'female machismo - nữ giới nam tính', v́ nữ giới được tạo nên khác với nam nhân. Thế nhưng những ǵ tôi nghe về vai tṛ của nữ giới thường được ảnh hưởng bởi ư hệ machismo - nam tính. Nữ giới đang đặt ra những vấn đề sâu xa cần phải được giải quyết. Giáo Hội không thể là ḿnh mà thiếu nữ giới và vai tṛ của nữ giới. Nữ giới là thành phần thiết yếu cho Giáo Hội. Mẹ Maria, một nữ nhân, quan trọng hơn cả các vị giám mục. Tôi nói điều này để chúng ta khỏi bị lầm lẫn giữa phần vụ và phẩm vị. Bởi vậy chúng ta cần phải t́m hiểu hơn nữa về vai tṛ của nữ giới trong Giáo Hội. Chúng ta cần phải gắng sức hoạt động hơn nữa để khai triển một khoa thần học sâu xa về nữ giới. Chỉ khi nào thực hiện bước đầu này mới có thể phản ảnh rơ hơn về phần hành của họ trong Giáo Hội. Cái tinh hoa phú bẩm của nữ giới là những ǵ cần thiết bất cứ khi nào chúng ta thực hiện những quyết định quan trọng. Cuộc thách đố ngày nay đó là hăy nghĩ tới vị trí đặc biệt của nữ giới cả ở những nơi quyền bính Giáo Hội thực thi đối với các lănh vực khác của Giáo Hội". 

 

 

13- Công Đồng Chung Vaticanô II

 

Tôi đặt vấn đề: "Công Đồng Chung Vaticanô II đă hoàn thành được những ǵ?”

 

Đức Giáo Hoàng trả lời: "Công Đồng Chung Vaticanô II là việc tái đọc lại Phúc Âm trong bối cảnh của nền văn hóa thời hiện đại. Công Đồng Chung Vaticanô II đă làm phát sinh ra một phong trào canh tân cũng chỉ xuất phát từ Phúc Âm. Hoa trái của việc canh tân này là những ǵ lớn lao. Chỉ cần nhắc lại vấn đề phụng vụ. Công cuộc canh tân phụng vụ đă giúp cho dân chúng đọc lại Phúc Âm trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Phải, có những thứ dẫn giải về tính chất liên tục và bất liên tục liên quan đến công đồng này, thế nhưng một điều hiển nhiên đó là tính chất năng động của việc đọc Phúc Âm, việc hiện thực hóa sứ điệp của Phúc Âm hợp với ngày hôm nay - tiêu biểu cho Công Đồng Chung Vaticanô II - hoàn toàn là những ǵ bất khả văn hồi. Thế rồi cũng có các vấn đề đặc biệt, như phụng vụ theo Vetus Ordo - nghi lễ cũ hay thể thức ngoại lệ. Tôi nghĩ quyết định của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI (ngày 7/7/2007 cho phép rộng răi việc cử hành Lễ Latinh của Công Đồng Chung Triđentinô) là những ǵ khôn ngoan và được tác động bởi ư định muốn giúp cho dân chúng có cảm thức ấy. Tuy nhiên, điều quan ngại đó là cái nguy cơ bị ư hệ hóa thứ Vetis Ordo - nghi lễ cũ hay thể thức ngoại lệ này, cái nguy cơ nó bị khai thác".

 

 

14- T́m Kiếm và T́m Gặp Thiên Chúa trong hết mọi sự

 

Tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Rio de Janeiro, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đă tuyến bố mấy lần rằng: "Thiên Chúa có thật. Ngài tỏ ḿnh ra hôm nay đây. Ngài ở khắp mọi nơi". Những câu này âm vang câu nói của Ḍng Tên đó là "t́m kiếm và t́m gặp Thiên Chúa trong tất cả mọi sự". Bởi thế tôi đă hỏi Đức Giáo Hoàng rằng: "Đức Giáo Hoàng t́m kiếm và t́m gặp Thiên Chúa trong tất cả mọi sự như thế nào?"

 

Ngài trả lời: "Những ǵ tôi đă nói ở Rio liên quan đến thời điểm chúng ta t́m kiếm Thiên Chúa. Thật vậy, có khuynh hướng t́m kiếm Thiên Chúa trong quá khứ hay trong một tương lai khả dĩ. Thiên Chúa quả thực ở trong quá khứ, v́ chúng ta có thể thấy được các dấu vết của Ngài. Và Thiên Chúa cũng ở trong tương lai như lời hứa hẹn. Thế nhưng có thể nói Vị Thiên Chúa 'cụ thể' là ngày hôm nay đây. Đó là lư do việc phàn nàn chẳng bao giờ giúp chúng ta t́m gặp Thiên Chúa. Những thứ than phiền ngày nay về một thế giới 'man rợ' biết bao - những phàn nàn này đôi khi làm phát sinh ra trong Giáo Hội những ước muốn thiết lập trật tự theo chiều hướng hoàn toàn bảo thủ, như là một thứ bênh vực. Không: Thiên Chúa cần phải được hội ngộ trong thế giới ngày nay.

 

"Thiên Chúa tỏ ḿnh ra nơi mạc khải lịch sử, trong lịch sử. Thời gian là yếu tố mở màn cho những tiến tŕnh và không gian là nơi kết tụ những tiến tŕnh ấy lại. Thiên Chúa ở trong lịch sử, trong các tiến tŕnh.

 

"Chúng ta không được tập trung vào vấn đề chiếm cứ các nơi chốn là chỗ cho quyền năng thể hiện, trái lại, vào việc bắt đầu những tiến tŕnh lịch sử lâu dài. Chúng ta cần phải khởi sự cho các tiến tŕnh hơn là chiếm lấy các nơi chốn. Thiên Chúa tỏ ḿnh ra trong thời gian và hiện diện trong các tiến tŕnh của lịch sử. Điều này cho thấy đâu là những ǵ ưu tiên cho các hành động mang lại những sinh động mới trong lịch sử. Và nó đ̣i phải nhẫn nại, đợi chờ.

 

"Việc t́m gặp Thiên Chúa trong tất cả mọi sự không phải là một thứ 'empirical eureka - bất ngờ khám phá thấy theo thí nghiệm'. Khi chúng ta mong muốn gặp gỡ Thiên Chúa, chúng ta muốn lập tức chứng thực Ngài bằng phương pháp thí nghiệm. Thế nhưng bạn không thể nào gặp gỡ Thiên Chúa như thế. Thiên Chúa được t́m gặp nơi làn gió hiu hiu thổi như Tiên Tri Elia cảm nhận. Các thứ cảm quan t́m gặp Thiên Chúa là những thứ cảm quan được Thánh I Nhă gọi là các cảm quan thiêng liêng. Thánh nhân xin chúng ta hăy dùng cảm quan thiêng liêng của ḿnh để hội ngộ với Thiên Chúa, vượt lên trên thứ đường lối thuần kinh nghiệm. Cần có một thái độ chiêm niệm: nó là cảm thức bạn đang tiến theo đường ngay nẻo chính của kiến thức và cảm t́nh đối với các sự vật và sự việc. Những dấu hiệu cho thấy rằng bạn đang đi trên đường ngay nẻo chính đó là t́nh trạng b́nh an sâu xa, niềm yên ủi thiêng liêng, ḷng kính mến Thiên Chúa và yêu mến tất cả mọi sự trong Chúa".

  

 

15- Tính chất vững chắc và những sai lầm

 

Tôi hỏi ngài rằng: "Vậy nếu việc hội ngộ với Thiên Chúa không phải là một thứ 'empirical eureka - bất ngờ khám phá thấy theo thí nghiệm', và nếu nó là một cuộc hành tŕnh trông nh́n bằng con mắt của lịch sử, vậy th́ chúng ta cũng có thể bị sai lầm?"

 

Đức Giáo Hoàng trả lời: "Đúng thế, trong cuộc theo đuổi để t́m kiếm và t́m gặp Thiên Chúa này trong tất cả mọi sự vẫn có một lănh vực không chắc chắn. Cần phải như thế. Nếu một người nói rằng họ đă gặp Thiên Chúa một cách hết sức chắc chắn và không hề hồ nghi ǵ hết th́ lại là một điều không tốt. Đối với tôi, đó là điều then chốt hệ trọng. Nếu ai đó có được các câu giải đáp cho tất cả mọi vấn nạn - th́ đó là dấu cho thấy Thiên Chúa không ở cùng họ. Tức họ là một thứ tiên tri giả sử dụng tôn giáo vị thân. Những nhà đại lănh đạo của dân Chúa, như Moisen, bao giờ cũng c̣n chỗ cho vấn đề ngờ vực. Bạn cần phải giành chỗ cho Chúa, chứ không cho các thứ chắc chắn của chúng ta; chúng ta cần phải khiêm tốn. Vấn đề không vững chắc là vấn đề ở trong hết mọi nhận thức chân thực hướng về việc t́m gặp cái chứng thực ở nơi niềm an ủi thiêng liêng.

 

"Thế nên, cái nguy cơ trong việc t́m kiếm và t́m gặp Thiên Chúa trong tất cả mọi sự là ở thái độ sẵn sàng giải thích quá nhiều, nói một cách chắc chắn theo nhân loại và ngạo nghễ rằng: 'Thiên Chúa đây nè'. Chúng ta sẽ t́m gặp một thiên chúa hợp với tầm vóc của chúng ta thôi. Thái độ đúng đắn là thái độ của Thánh Âu Quốc Tinh, đó là thái độ hăy t́m kiếm Thiên Chúa để gặp được Ngài, và hăy t́m gặp Thiên Chúa để tiếp tục t́m kiếm Ngài luôn măi. Chúng ta thường t́m kiếm như thể chúng ta bị lù ḷa, như người thường đọc Thánh Kinh. Và đó là kinh nghiệm của các vị cha ông đức tin, những vị là mô phạm của chúng ta. Chúng ta cần phải đọc lại Bức Thư gửi cho Kitô Hữu Cộng Đoàn Do Thái, Đoạn 11. Tổ Phụ Abraham ĺa bỏ nhà của ḿnh theo đức tin mà không biết ḿnh đi về đâu. Tất cả mọi vị cha ông của chúng ta về đức tin đă chết khi thấy những điều tốt lành được hứa hẹn nhưng lại cách xa.... Đời sống của chúng ta không được ban cho chúng ta như là một opera libretto - bản nhạc kịch, trong đó tất cả đều đă được viết sẵn; mà là đi, là tiến bước, là thực hiện, là t́m kiếm, là thấy được... Chúng ta cần phải dấn thân mạo hiểm trong cuộc lùng kiếm để gặp gỡ Thiên Chúa; chúng ta cần phải để Thiên Chúa t́m kiếm và gặp gỡ chúng ta.

 

"V́ Thiên Chúa là tiên khởi; Thiên Chúa bao giờ cũng là tiên khởi và thực hiện tác động đầu tiên. Thiên Chúa hơi giống như thứ hạnh huê ở xứ Sicily Antonio của bạn, thứ hoa bao giờ cũng nở đầu tiên. Chúng ta đọc thấy điều này ở nơi các Tiên Tri. Thiên Chúa được gặp gỡ khi tiến bước, dọc theo đường đi. Ở giao điểm này, ai đó có thể nói rằng đây là một thứ chủ nghĩa tương đối. Có đúng là chủ nghĩa tương đối hay chăng? Đúng vậy, nếu nó bị hiểu sai đi như là một thứ phiếm thần mơ hồ. Nó không phải là chủ nghĩa tương đối nếu nó được hiểu theo chiều hướng Thánh Kinh, ở chỗ Thiên Chúa bao giờ cũng là một bất ngờ, nên bạn không bao giờ biết được ở đâu và làm cách nào bạn sẽ t́m gặp được Ngài. Bạn không phải là người đặt định thời gian và không gian cho cuộc hội ngộ với Ngài. Bởi thế, bạn cần phải nhận thức cuộc gặp gỡ này. Nhận thức là những ǵ thiết yếu.

 

"Nếu Kitô hữu là thành phần về nguồn (restorationist), thành phần pháp thủ (legalist), nếu họ muốn hết mọi sự rơ ràng và an toàn th́ họ sẽ chẳng t́m thấy được ǵ hết. Truyền thống và kư ức của quá khứ cần phải giúp chúng ta trở nên can đảm để hướng những lănh vực mới về Thiên Chúa. Những ai ngày nay luôn t́m kiếm những giải quyết theo kỷ cương luật pháp, những ai mong muốn có được một thứ 'an toàn' về tín lư quá đáng, những ai cứ nhất quyết phục hồi một quá khứ không c̣n hiện hữu nữa - họ là thành phần có một cái nh́n không thay đổi và hướng nội về sự vật. Như thế đức tin trở thành một thứ ư hệ trong những thứ ư hệ khác. Tôi có một niềm tin tưởng về tín điều thế này: Thiên Chúa ở nơi hết mọi cuộc sống của con người. Thiên Chúa ở nơi cuộc sống của hết mọi người. Cho dù đời sống của một người nào đó có trở thành thảm họa, cho dù nó có bị hủy hoại bởi các thứ trụy lạc, nghiện hút hoặc bất cứ sự ǵ khác - Thiên Chúa vẫn ở nơi cuộc sống của con người này. Bạn có thể, bạn cần phải cố gắng t́m kiếm Thiên Chúa nơi hết mọi cuộc sống của con người. Cho dù cuộc sống của một người nào đó là một mảnh đất đầy gai góc và cỏ lùng chăng nữa, th́ bao giờ cũng vẫn c̣n một chỗ nào đó cho hạt giống tốt có thể mọc lên. Bạn cần phải tin tưởng Thiên Chúa".

 

  

16- Chúng ta cần phải lạc quan?

 

Những lời của Đức Giáo Hoàng nhắc tôi về một số những chia sẻ của ngài, trong đó chẳng hạn như có một vị hồng y đă viết rằng Thiên Chúa đang sống trong thành phố này rồi, giữa tất cả mọi người và liên kết với từng người. Nói cách khác, theo tôi nghĩ, tức là nói đến những ǵ Thánh I Nhă đă viết trong vấn đề Linh Thao rằng Thiên Chúa "lao công và làm việc” trong thế giới của chúng ta. Thế nên tôi hỏi ngài rằng: "Chúng ta có cần phải trở nên lạc quan hay chăng? Đâu là những dấu hiệu hy vọng trong thế giới ngày nay? Làm sao chúng ta có thể lạc quan trong một thế giới đang bị khủng hoảng?

 

Đức Giáo Hoàng nói: "Tôi không thích dùng chữ optimism - chủ nghĩa lạc quan, v́ nó là một thái độ về  tâm lư. Tôi thích dùng chữ hy vọng hơn, theo những ǵ chúng ta đọc thấy trong Bức Thư gửi Tín Hữu Do Thái, Đoạn 11, đoạn đă được tôi đề cập tới trước đây. Các vị cha ông về đức tin đă tiếp tục bước đi, đối đầu với gian nan khốn khó. Và niềm hy vọng không trở nên thất vọng, như chúng ta đọc thấy trong Bức Thư gửi Tín Hữu Rôma. Đức Giáo Hoàng đề nghị hăy nghĩ đến cái câu nói bí ẩn đầu tiên trong nhạc kịch 'Turandot'.

 

Bấy giờ tôi nghĩ đến một cách thuộc ḷng không nhiều th́ ít những câu nói bí ẩn của vị nữ hoàng trong nhạc kịch ấy với giải đáp là niềm hy vọng: "Trong một đêm u ám, có bóng ma óng ánh bay. / Nó vươn lên và x̣e cánh phủ trên một nhân loại đen vô tận. / Toàn thế giới cầu khẩn nó và tất cả thế gian van xin nó. /  Thế nhưng bóng ma ấy biến mất trước hừng đông xuất phát ở cơi ḷng. / Đêm đêm nó xuất hiện và ngày ngày nó tiêu tan!"

 

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: "Thấy không, niềm hy vọng của Kitô giáo không phải là một con ma và nó không lừa đảo. Nó là một nhân đức đối thần và v́ thế trên hết là một tặng ân Chúa ban không thể nào trở thành một thứ chủ nghĩa lạc quan là những ǵ thuần nhân loại. Thiên Chúa không đánh lừa niềm hy vọng; Thiên Chúa không thể chối bỏ bản thân ḿnh. Thiên Chúa là tất cả những ǵ hứa hẹn".

 

 

17- Nghệ thuật và tính chất sáng tạo

 

Tôi giật ḿnh khi nghe Đức Giáo Hoàng nói về bản nhạc kịch "Turandot" của Puccin khi ngài đề cập tới mầu nhiệm của niềm hy vọng. Tôi muốn hiểu hơn về những tham khảo liên quan đến nghệ thuật và văn chương của ngài. Tôi nhắc lại với ngài rằng vào năm 2006 ngài đă nói rằng các đại nghệ thật gia biết cách để làm sao tŕnh bày những thực trạng thảm thiết và đau thương một cách mỹ miều. Bởi vậy tôi hỏi ngài là ngài thích những nghệ thật gia và văn gia nào, và họ có một cái ǵ đó giống nhau hay chăng.

 

"Tôi thật sự là yêu thích hàng loạt các tác giả khác nhau. Tôi rất yêu thích Dostoevsky và Hölderlin. Tôi nhớ Hölderlin về bài thơ ông viết mừng sinh nhật người bà của ông, một bài thơ rất đẹp và làm cho tinh thần của tôi phấn khởi rất nhiều. Bài thơ này kết thúc bằng câu: "Chớ ǵ con người nắm chắc lấy những ǵ con trẻ đă hứa hẹn". Tôi cảm thấy xúc động cũng v́ tôi yêu mến bà tôi là Rosa, và ở trong bài thơ này, Hölderlin đă so sánh bà của ông với Đức Trinh Nữ Maria, vị đă hạ sinh Chúa Giêsu, người bạn của thế gian này, Đấng không coi ai là xa lạ.

 

"Tôi đă đọc The Betrothed của Alessandro Manzoni 3 lần, và tôi đang để nó ở trên bàn của tôi, v́ tôi muốn đọc lại nó một lần nữa. Manzoni đă cống hiến cho tôi rất nhiều. Khi tôi c̣n là một đứa nhỏ, bà tôi đă dạy tôi thuộc ḷng lời mở đầu của The Betrothed: 'Cái nhánh của Hồ Como hướng về phía nam giữa hai dẫy núi nối liền...' Tôi cũng thích Gerard Manley Hopkins rất nhiều.

 

"Trong số những đại họa sĩ, tôi phục Caravaggio; những bức tranh của ông có ư nghĩa đối với tôi. Cả Chagall nữa, với bức 'White Crucifixion - Cây Thập Tự Giá trắng'. Trong số các nhạc sĩ, dĩ nhiên là tôi thích Mozart. Bộ lễ 'El incarmatus est - Và lời đă hóa thành nhục thể' ở âm giai C thứ không chê được; nó nâng tâm hồn bạn lên cùng Chúa! Tôi thích Mazart được biểu diễn bởi Clara Haskil. Mozart làm tôi cảm thấy măn nguyện. Thế nhưng, tôi không thể nghĩ về nhạc của ông; tôi cần phải nghe nó. Tôi thích nghe Beethoven, thế nhưng nghe một cách Promethean, và dẫn giải viên hay nhất về Promethean đối với tôi là Furtwängler. Rồi đến nhạc phẩm Các Khổ Nạn của Bach. Bản nhạc của Bach mà tôi rất thích đó là 'Erbarme Dich', những giọt lệ của Phêrô trong 'Khổ Nạn Thánh Mathêu'. Tuyệt vời. Thế rồi, ở một cấp độ khác, không thân thiết như thế, tôi yêu thích Wagner. Tôi thích nghe ông, nhưng không luôn luôn. Buổi tŕnh diễn về 'Cái Nhẫn' của Wagner của Furtwängler tại La Scala ở Milan năm 1950 đối với tôi là đệ nhất hạng. Cả 'Parsifal' của Knappertsbusch năm 1962 cũng thế.

 

"Chúng ta cũng cần phải nói về phim ảnh. Cuốn phim 'La Strada' của Fellini có lẽ là cuốn phim tôi thích nhất. Tôi nhận thấy ḿnh ở trong cuốn phim này, một cuốn phim có một ư nghĩa liên quan đến Thánh Phanxicô. Tôi cũng tin rằng tôi đă coi tất cả các phim ảnh của Ư quốc với Anna Magnani và Aldo Fabrizi khi tôi ở vào khoảng tuổi 10-12. Một cuốn phim nữa tôi yêu thích đó là cuốn 'Rôma, Thành Đô Trống'. Tôi có được văn hóa phim ảnh đặc biệt là nhờ cha mẹ của tôi là những vị rất thường đưa chúng tôi đi xem phim.

 

"Dầu sao nói chung th́ tôi yêu thích các nghệ thật gia bi thương, nhất là các vị cổ điển. Thật là một định nghĩa đẹp được Cervantes đặt vào môi miệng của hiệp sĩ Carrasco để khen câu truyện của Don Quixote: 'Trẻ em có nó trong tay ḿnh, giới trẻ đọc nó, người lớn hiểu nó, người già ca ngợi nó'. Theo tôi th́ câu này có thể là một câu định nghĩa hay về những ǵ là cổ điển".

 

Tôi hỏi Đức Giáo Hoàng về việc dạy văn chương cho các học sinh trung học của ngài.

 

Ngài trả lời như sau: "Đây là một việc hơi liều. Tôi bắt học sinh của tôi đọc El Cid. Thế nhưng chúng không thích. Chúng lại muốn đọc Garcia Lorca. Thế là tôi quyết định chúng đọc El Cid ở nhà c̣n ở trong lớp tôi sẽ dạy chúng các tác giả mà chúng thích nhất. Dĩ nhiên giới trẻ muốn đọc tác phẩm văn chương 'hấp dẫn' hơn, hiện đại như La Casada Infiel hay cổ điển như La Celestina của Fernando de Rojas. Thế nhưng, nhờ đọc những thứ này mà chúng có được hương vị văn chương, thi phú, và chúng tôi tiếp tục với các tác giả khác. Thật là một kinh nghiệm lớn lao đối với tôi. Tôi đă hoàn tất chương tŕnh, thế nhưng một cách ngoại lệ - tức là không theo thứ tự những ǵ chúng tôi mong đợi từ đầu, mà là theo một thứ tự tự nhiên xẩy ra bằng cách đọc các tác giả ấy. Và cách thức ấy lại thích hợp với tôi, ở chỗ, tôi không thích một thứ thời biểu cứng đơ, mà tôi thích biết được nơi chúng tôi cần phải đến bằng những ǵ đọc được, bằng một cảm quan gập ghềnh về nơi chúng tôi hướng tới. Thế rồi tôi cũng bắt đầu giúp cho chúng viết văn. Cuối cùng tôi quyết định gửi cho Ông Borges hai câu truyện được bọn trẻ của tôi viết. Tôi biết người thư kư của ông, vị đă từng là giáo sư đàn dương cầm của tôi. Và ông Borges đă rất thích các câu truyện này. Sau đó ông bắt đầu viết lời giới thiệu cho tuyển tập các bài viết ấy".

 

Tôi hỏi Đức Giáo Hoàng: "Vậy th́ tâu Đức Thánh Cha, tính chất sáng tạo là những ǵ quan trọng đối với đời sống của một con người phải không?" Ngài cười mà trả lời rằng: "Đối với một tu sĩ Ḍng Tên th́ nó là hết sức quan trọng! Một tu sĩ Ḍng tên cần phải sáng tạo".

 

 

18- Nơi tiền tuyến và trong pḥng thí nghiệm

 

Trong một cuộc viếng thăm của các vị linh mục và nhân viên của tờ La Civiltà Cattolica, Đức Giáo Hoàng đă nói về tầm quan trọng của bộ ba vấn đề "đối thoại, nhận thức, tiền tuyến". Và ngài đă đặc biệt nhấn mạnh đến điểm cuối cùng là tiền tuyến (frontier), khi trích lại lời Đức Phaolô VI và những ǵ vị giáo hoàng này đă nói trong bài diễn từ nổi tiếng về tu sĩ Ḍng Tên: "Bất cứ ở đâu trong Giáo Hội - ngay cả trong các lănh vực khó khăn nhất và cao điểm nhất, trong những giao thời về các thứ ư hệ, trong những hố mương của xă hội - đă từng xẩy ra và giờ đây là một cuộc đối thoại giữa những ước muốn sâu xa nhất của con người với sứ điệp bất hủ của Phúc Âm, th́ tu sĩ Ḍng Tên vẫn đă ở đó và đang có ở đó". Tôi hỏi Đức Giáo Hoàng Phanxicô những ưu tiên của các tạp chí do Ḍng Tên xuất bản là ǵ?

 

"Ba chữ chính tôi đă gửi gấm cho tờ La Civiltà có thể bao gồm tất cả các tờ tạp chí của Hội Ḍng này, có lẽ ở cấp độ nhiều ít khác nhau tùy theo bản chất của chúng và mục tiêu của chúng. Khi tôi nhấn mạnh đến vấn đề tiền tuyến là tôi cố ư đặc biệt nói đến nhu cầu của những ai làm việc trong cái thế giới văn hóa làm sao cần phải len lỏi vào cái bối cảnh mà họ hoạt động và phản ảnh. Bao giờ cũng có cái nguy hiểm chực chờ liên quan đến việc sống trong một pḥng thí nghiệm. Đức tin của chúng ta không phải là một thứ 'đức tin pḥng thí nghiệm', mà là một 'đức tin hành tŕnh', một thứ đức tin lịch sử. Thiên Chúa đă tỏ ḿnh ra như lịch sử chứ không phải như là một tổng lược những chân lư trừu tượng. Tôi sợ những pḥng thí nghiệm, v́ trong pḥng thí nghiệm bạn gặp trục trặc th́ bạn đem chúng về nhà để chế ngự chúng, để sơn phết chúng, ở ngoài bối cảnh của chúng. Bạn không thể mang về nhà cái tiền tuyến, thế nhưng bạn cần phải sống ở tuyến đầu và can trường.

 

Tôi xin ngài đan cử các trường hợp xẩy ra theo kinh nghiệm riêng của ngài.

 

"Khi xẩy ra một vấn đề về xă hội, điều cần làm đó là thực hiện một cuộc họp để nghiên cứu vấn đề nghiện hút ở một khu lân cận ổ chuột th́ khác với việc đi đến đó, sống ở đó và t́m hiểu vấn đề từ bên trong rồi mang ra nghiên cứu nó. Có một bức thư quí báu của Cha Arrupe gửi cho Các Trung Tâm Đặc Trách Nghiên Cứu về Xă Hội và Hoạt Động đối với vấn đề nghèo khổ, trong đó ngài nói một cách rơ ràng rằng người ta không thể nói về nghèo khổ nếu người ta không cảm nghiệm được nghèo khổ, bằng việc trực tiếp liên hệ với những nơi chốn đang nghèo khổ. Chữ insertion - vào đời là một từ ngữ nguy hiểm, bởi có một số tu sĩ đă coi nó như là một cái mốt, và những thứ thảm họa đă xẩy ra v́ thiếu nhận thức. Thế nhưng nó lại thực sự quan trọng.

 

"Tiền tuyến th́ nhiều lắm. Chúng ta hăy nghĩ đến các nữ tu sống ở các bệnh viện. Họ đang sống ở tuyến đầu. Tôi đang c̣n sống đây là nhờ một chị trong họ. Khi tôi trải qua một cơn bệnh phổi ở bệnh viện, vị bác sĩ cho tôi thuốc trụ sinh penicillin và streptomycin ở một lượng thuốc nào đó. Người nữ tu đang phục vụ bấy giờ đă tăng lên gấp ba lần liều thuốc của tôi, v́ chị đă tinh khôn một cách liều lĩnh; chị biết những ǵ phải làm bởi chị ở với bệnh nhân mọi ngày. Vị bác sĩ thật sự là một bác sĩ tốt nhưng đă ở trong pḥng thí nghiệm; c̣n nữ tu này đă sống ở tiền tuyến và liên hệ với tiền tuyến hằng ngày. Việc khai hóa tiền tuyến có nghĩa là nói về nó từ một nơi xa, khóa ḿnh vào trong một pḥng thí nghiệm. Các pḥng thí nghiệm đều hữu dụng, thế nhưng đối với chúng ta vấn đề phản ảnh bao giờ cũng cần phải bắt đầu từ kinh nghiệm".

 

 

19- Việc tự thức nhân bản

 

Tôi hỏi Đức Giáo Hoàng Phanxicô về những thay đổi khổng lồ xẩy ra trong xă hội và cách thức con người đang tái suy diễn chúng. Đến đây th́ ngài đứng lên đi lấy cuốn sách nguyện ở trên bàn của ngài. Cuốn sách nguyện này bằng tiếng Latinh, đă được sử dụng đến cũ ṃn. Ngài mở phần Bài Đọc cho Thứ Sáu Tuần 27 Thường Niên và đọc cho tôi nghe một đoạn từ bài Commonitorium Primum của Thánh Vincentê thành Lenins: "Thậm chí ngay cả tín lư của Kitô giáo cũng phải tuân theo những luật lệ này, đó là củng cố sau nhiều năm tháng, phát triển qua gịng thời gian, và sâu xa theo tuổi tác".

 

Đức Giáo Hoàng dẫn giải như sau: "Thánh Vinhcentê thành Lenins so sánh giữa việc phát triển về thể lư của con người với việc truyền đạt từ thế hệ này cho thế hệ kia kho tàng đức tin là những ǵ gia tăng và được kiên cường theo thời gian. Ở đây, vấn đề tự thức nhân bản thay đổi theo thời gian và v́ thế ư thức nhân bản cũng đi vào chiều sâu. Chúng ta hăy cứ nghĩ về thời điểm vấn đề nô lệ c̣n được chấp nhận hay vấn đề tử h́nh c̣n được cho phép mà không bị trục trặc ǵ. Bởi thế chúng ta tăng trưởng trong kiến thức về chân lư. Các nhà dẫn giải thánh kinh và thần học gia giúp cho Giáo Hội trưởng thành nơi phán đoán của ḿnh. Ngay cả các khoa học khác cùng với việc phát triển của chúng cũng giúp cho Giáo Hội phát triển trong việc hiểu biết này. Có những qui luật và định chế của Giáo Hội từng có công hiệu một thời, thế nhưng giờ đây chúng không c̣n giá trị hay ư nghĩa nữa. Quan điểm về giáo huấn của Giáo Hội như là một thứ đá nguyên khối được sử dụng để bênh vực một cách phi sắc thái hay không thể hiểu cách khác được là sai lầm.

 

"Tóm lại, ở mọi thế hệ của lịch sử, con người đều nỗ lực hiểu biết và thể hiện bản thân ḿnh một cách tốt đẹp hơn. Bởi vậy theo thời gian nhân loại thay đổi cách thức họ nhận định về ḿnh. Chỉ có điều là có người muốn thể hiện ḿnh theo chiều hướng 'Winged Victory of Samothrace', c̣n người khác theo Caravaggio, Chagall và c̣n với cả Dalí nữa. Cho dù những h́nh thức diễn tả chân lư này th́ muôn vàn, và điều ấy thật sự là cần thiết cho việc truyền đạt Phúc Âm theo ư nghĩa vượt thời gian của ḿnh.

 

"Con người đang t́m kiếm bản thân ḿnh, và dĩ nhiên là ở việc t́m kiếm này họ có thể vấp phạm lỗi lầm. Giáo Hội đă trải qua những thời điểm rạng ngời, như thời của Thánh Thomas Aquinas. Thế nhưng Giáo Hội cũng đă sống trong các thời điển suy thoái nơi khả năng suy tư của ḿnh. Chẳng hạn, chúng ta không được lẫn lộn cái thiên tài của Thánh Thomas Aquinas với thời đại của những thứ chú giải suy đồi về Thuyết Thánh Thomas. Tiếc thay, tôi đă học triết lư với các thứ sách giáo khoa xuất phát từ t́nh trạng suy đồi và phá sản sâu xa về Thuyết Thomas. Bởi thế, trong việc suy tư về con người, Giáo Hội cần phải cố gắng vươn tới những ǵ là tinh túy chứ không phải những ǵ là suy bại.

 

"Khi nào th́ một công thức về tư tưởng không c̣n hiệu lực nữa? Khi mà nó mất đi ư thức về con người, hay thậm chí khi nó sợ con người hoặc ảo tưởng về ḿnh. Ư nghĩ lạc loài này có thể được diễn tả như Ulysses vớ được bài ca the Siren, hay như Tannhäuser trong một cuộc truy hoan được bủa vây bởi những kẻ cuồng dâm và say sưa chè chén, hoặc như Parsifal, trong màn hai của nhạc kịch Wagner, nơi dinh của Klingsor. Việc suy nghĩ của Giáo Hội cần phải lấy lại những ǵ là tinh túy và hiểu biết hơn cách thức nhân loại nghĩ về ḿnh hôm nay đây, để phát triển và đào sâu giáo huấn của Giáo Hội".

 

 

20- Việc cầu nguyện

 

Tôi hỏi Đức Giáo Hoàng về cách thức cầu nguyện ngài yêu thích

 

"Tôi cầu kinh phụng vụ mỗi buổi sáng. Tôi thích cầu nguyện với các bài thánh vịnh. Thế rồi sau đó tôi cử hành Thánh Thể. Tôi cầu Kinh Mân Côi. Điều tôi thích là chầu Chúa mỗi buổi tối, cho dù vào lúc tôi bị chia trí và nghĩ đến những điều khác, thậm chí buồn ngủ khi nguyện cầu. Bởi thế, vào buổi tối, từ 7 đến 8 giờ, tôi ở trước Thánh Thể chầu Chúa một giờ. Thế nhưng tôi cầu nguyện thiêng liêng ngay cả khi tôi đang chờ nha sĩ hoặc vào các lúc khác trong ngày

 

"Đối với tôi cầu nguyện bao giờ cũng là một thứ cầu nguyện đầy tưởng nhớ, suy tư, thậm chí tưởng nhớ về đời tư của ḿnh hay về những ǵ Chúa đă thực hiện trong Giáo Hội hoặc ở một giáo xứ đặc biệt nào đó. Đối với tôi, vấn đề tưởng nhớ là là những ǵ Thánh I Nhă đă nói đến ở Tuần Thứ Nhất về Linh Thao trong cuộc gặp gỡ Chúa Kitô tử giá xót thương. Và tôi tự hỏi ḿnh rằng: 'Tôi đă làm ǵ cho Chúa Kitô? Tôi đang làm ǵ cho Chúa Kitô? Tôi cần phải làm ǵ cho Chúa Kitô? Tưởng Nhớ chính là những ǵ được Thánh I Nhă nói đến trong cuốn 'Chiêm Ngưỡng để Cảm Nghiệm T́nh Yêu Thần Linh', khi ngài yêu cầu chúng ta hăy nhớ lại các tặng ân chúng ta đă lănh nhận. Thế nhưng, trên hết, tôi cũng biết rằng Chúa đến tôi nữa. Tôi có thể quên Ngài, nhưng tôi biết rằng Ngài không bao giờ, không khi nào quên tôi. Kư ức đóng một vai tṛ trọng yếu đối với tâm can của một tu sĩ Ḍng Tên: tưởng nhớ về ân sủng, việc tưởng nhớ được đề cập đến trong Sách Đệ Nhị Luật, việc tưởng nhớ về những việc làm của Thiên Chúa là nền tảng cho giao ước giữa Thiên Chúa và dân chúng. Chính việc tưởng nhớ này làm cho tôi trở thành Con của Ngài và làm cho tôi trở thành một người cha nữa".

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tạp chí America của Ḍng Tên http://www.americamagazine.org/pope-interview (những chỗ in mầu từ người dịch).

 

INTERVIEW WITH POPE FRANCIS IN JESUIT MAGAZINES

 

Vatican City, 20 September 2013 (VIS) – Pope Francis has granted a lengthy interview, published in the Italian Jesuit magazine “La Civilta Cattolica” and simultaneously in another sixteen magazines linked to the Society of Jesus throughout the world. The interview was the result of three private meetings and more than six hours of discussion between the Pope and the editor of “La Civilta Cattolica”, Fr. Antonio Spadaro, during the month of August at the Santa Marta guesthouse.

 

In the interview, more than thirty pages long, the Pope talks frankly about himself, his artistic and literary tastes (Dostoyevski and Holderlin, Borges and Cervantes, Caravaggio and Chagall, but also Fellini's “La Strada”, Rossellini, “Babette's Feast”, Mozart, and Wagner's “Tetralogy”), and his experience in the Society of Jesus and as archbishop of Buenos Aires. He defines himself as “a sinner. This is the most accurate definition. It is not a figure of speech, a literary genre. I am a sinner.”

 

Referring to his period as Provincial in the Society of Jesus, he says, “My authoritarian and quick manner of making decisions led me to have serious problems and to be accused of being ultraconservative”. However, as archbishop this experience helped him to understand the importance of listening to the viewpoints of others. “I believe that consultation is very important. The consistories, the synods are, for example, important places to make real and active this consultation. We must, however, give them a less rigid form”.

 

He also talks about how his Jesuit training, and the process of discernment in particular, have enabled him to better face his ministry. “For example, many think that changes and reforms can take place in a short time. I believe that we always need time to lay the foundations for real, effective change. … The wisdom of discernment redeems the necessary ambiguity of life and helps us find the most appropriate means, which do not always coincide with what looks great and strong.”

 

For the Pope, the Church nowadays is most in need of “the ability to heal wounds and to warm the hearts of the faithful; it needs nearness, proximity. I see the church as a field hospital after battle. It is useless to ask a seriously injured person if he has high cholesterol and about the level of his blood sugars! You have to heal his wounds. Then we can talk about everything else. Heal the wounds, heal the wounds. ... And you have to start from the ground up. The church sometimes has locked itself up in small things, in small-minded rules. The most important thing is the first proclamation: Jesus Christ has saved you! … Instead of being just a church that welcomes and receives by keeping the doors open, let us try also to be a church that finds new roads, that is able to step outside itself and go to those who do not attend Mass, to those who have quit or are indifferent”.

 

With reference to complex questions such as homosexuality or the situation of divorced and remarried Catholics, he insists on the need to “always consider the person. Here we enter into the mystery of the human being. In life, God accompanies persons, and we must accompany them, starting from their situation. It is necessary to accompany them with mercy”.

 

The Pope added that “The dogmatic and moral teachings of the church are not all equivalent” and “The church’s pastoral ministry cannot be obsessed with the transmission of a disjointed multitude of doctrines to be imposed insistently. … We have to find a new balance. … The proposal of the Gospel must be more simple, profound, radiant. It is from this proposition that the moral consequences then flow”.

 

Reflecting on the role of women in the Church, he reiterated that “the feminine genius is needed wherever we make important decisions. The challenge today is this: to think about the specific place of women also in those places where the authority of the church is exercised for various areas of the church”.

 

Another theme considered during the interview was the importance of the Vatican Council II as “a re-reading of the Gospel in light of contemporary culture,” says the Pope. “Vatican II produced a renewal movement that simply comes from the same Gospel. Its fruits are enormous. Just recall the liturgy. The work of liturgical reform has been a service to the people as a re-reading of the Gospel from a concrete historical situation. Yes, there are hermeneutics of continuity and discontinuity, but one thing is clear: the dynamic of reading the Gospel, actualising its message for today – which was typical of Vatican II – is absolutely irreversible”.

 

In the final passages of the interview, Francis spoke of the “temptation to seek God in the past or in a possible future”, and remarked that “God is certainly in the past because we can see the footprints. And God is also in the future as a promise. But the ‘concrete’ God, so to speak, is today. For this reason, complaining never helps us find God. The complaints of today about how ‘barbaric’ the world is – these complaints sometimes end up giving birth within the Church to desires to establish order in the sense of pure conservation, as a defence. No: God is to be encountered in the world of today”.

 
The full text of the interview can be found the online editions of American Magazine (www.americanmagazine.org) and the UK-based Thinking Faith (www.thinkingfaith.org).