Đức Thánh Cha Phanxicô - "Nhân Vật Năm 2013"

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và chuyển dịch

 

Hôm Thứ Tư 11/12/2013, VIS (Vatican Information Service) của Ṭa Thánh, trong số những tin tức trong ngày, có một hàng tựa rằng "Đức Giáo Hoàng Phanxicô đă được Nguyệt San Thời Điểm chọn là Nhân Vật Trong Năm". Trong phần tin tức đặc biệt này, độc giả thấy có lời nhận định của Cha Federico Lombardi, S.J, Giám Đốc Văn Pḥng Báo Chí của Ṭa Thánh về biến cố này như sau:

"Sự kiện này không có ǵ là ngạc nhiên, nếu xét tới cái âm vang và tầm mức chú trọng rất sâu rộng về việc bầu chọn Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng như về thời điểm mở đầu của giáo triều ngài. Nó là một dấu hiệu tích cực mà một trong những công nhận thế giá nhất thuộc lănh vực truyền thông quốc tế hiến cho một con người loan báo những thứ giá trị về tinh thần, tôn giáo và luân lư trên thế giới, và là một người nói một cách có hiệu lực cho ḥa b́nh và công lư hơn nữa.

"Đối với Đức Giáo Hoàng, về phần ḿnh, ngài không t́m kiếm danh tiếng và thành đạt, v́ ngài chỉ biết phục vụ việc loan báo Phúc Âm và t́nh yêu của Thiên Chúa cho tất cả mọi người.  Nếu sự kiện này gây thu hút những con người nam nữ và khiến họ được hy vọng th́ Đức Giáo Hoàng lấy làm hài ḷng. Nếu việc tuyển chọn 'Nhân Vật Trong Năm' này có nghĩa là nhiều người đă hiểu được sứ điệp ấy, ít là một cách ngấm ngầm, th́ chắc chắn là ngài cảm thấy vui mừng".

Thật vậy, Nguyệt San Thời Điểm - Time Magazine, một nguyệt san quốc tế ở Hoa Kỳ, theo thông lệ hằng năm của ḿnh từ năm 1927, trong số các nhân vật được chú ư, như Edward Snowden (29 tuổi, cựu nhân viên t́nh báo Hoa Kỳ đă tiết lộ bí mật t́nh báo của nước này và đang bị Mỹ truy nă), Edith Windsor (84 tuổi, nhận vật năng nổ hoạt động cho quyền đồng tính), Bashar Assad (tổng thống Syria đang bị lên án gây ra tội ác chiến tranh trong cuộc nội chiến) và Ted Cruz (thượng nghị sĩ tiểu bang Texas từ năm 2003), đă chọn Đức Thánh Cha Phanxicô là Nhân Vật Năm 2013.

Để biết được lư do tại sao Time Magazine đă chọn Đức Giáo Hoàng Phanxicô là Nhân Vật Năm 2013, xin mời theo dơi một số bài viết ở trong tờ Time Magazine số Tháng 12/2013, những bài viết tiêu biểu trực tiếp về Nhân vật Năm 2013 cũng được phổ biến ngày 11/12/2013 trên mạng điện toán toàn cầu của nguyệt san lâu đời và nổi tiếng khắp thế giới này.

1- Bài "Pope Francis, The Choice - Giáo Hoàng Phanxicô, Một Chọn Lựa" của Nancy Gibbs;

2- Bài "Pope Francis, The People's Pope - Giáo Hoàng Phanxicô, Vị Giáo Hoàng của Quần Chúng" của Howard Chua-Eoan and Elizabeth Dias;

3- Bài "Behind the Person of the Year Cover - Đằng Sau Tấm H́nh B́a Nhân Vật Trong Năm" của D.W. Pine and Skye Gurney.


 

 "Pope Francis, The Choice

- Giáo Hoàng Phanxicô, Một Chọn Lựa"

Nancy Gibbs

 

Một cậu con trai rất hiền lành và nhu ḿ có lần được thưởng một cái phù hiệu "Khiêm Nhượng Nhất - Most Humble". Ngày hôm sau, cái huy hiệu này đă bị lấy lại, chỉ v́ cậu đă đeo nó. Bài học này đă kết thúc ở đó.

Làm thế nào mà ngài thực hành được ḷng khiêm nhượng từ trên một ngai ṭa oai vệ nhất trên thế gian này chứ? Hiếm thấy có một diễn viên mới nào trên khấu trường thế giới mà lại có thể thu hút chú ư rất nhiều một cách quá mau chóng như vậy - dù trẻ hay già, trung thực hay giả bộ - như Giáo Hoàng Phanxicô. Trong chín tháng hành sự của ḿnh, ngài đă đặt ḿnh vào ngay tâm điểm của những vấn đề bàn luận chính yếu ở thời điểm của chúng ta: về giầu với nghèo, về công b́nh và công lư, về sự liêm chính, về tính chất tân tiến, về vấn đề toàn cầu hóa, về vai tṛ của nữ giới, và bản chất của hôn nhân, về những hấp dẫn của quyền lực.

Ở vào lúc mà những cái giới hạn trong vai tṛ lănh đạo đang bị thử thách ở rất nhiều nơi th́ xuất hiện một con người không có quân đội hay vũ khí, không có vương quốc ngoài một mảnh đất bằng nắm tay ở giữa Rôma nhưng lại có một lịch sử vô cùng phong phú và nặng kư ở đằng sau con người ấy, để tung ra một cuộc thử thách. Thế giới này đang trở thành nhỏ hơn; tiếng nói của cá nhân đă trở nên vang dội hơn; kỹ thuật đang biến thành một cơn lốc hấp dẫn, cũng thế, ṭa giảng của ngài đă trở nên hữu h́nh cho đến tận cùng trái đất. Khi ngài hôn lên mặt của một con người biến diện, hay rửa chân cho một nữ nhân Hồi giáo, th́ những h́nh ảnh ấy đă vang dội vượt ra ngoài cả Giáo Hội Công Giáo nữa.

Thành phần hoài nghi sẽ vạch ra cho thấy những trở ngại Giáo Hoàng Phanxicô phải đối đầu để hoàn thành nhiều điều ngoài việc làm cho thành phần tín hữu theo mùa cảm thấy dễ thở hơn về giọng điệu dịu dàng hơn xuất phát từ Roma đồng thời cảm thấy thoải mái tỏ ra coi thường những thứ khó nuốt. Giáo Hội Công Giáo là một trong những cơ cấu tổ chức cổ kính nhất, lớn nhất và giầu nhất trên trái đất này, với lực lượng 1.2 tỉ tín đồ, và vấn đề thay đổi không phải là chuyện đùng một cái xẩy ra. Tổ chức này đă đắc lực khởi hứng và hướng dẫn, giúp đỡ, chữa lành và kêu gọi tín hữu lắng nghe các vị thiên thần lành thánh của ḿnh. Thế nhưng nó đă trở nên suy yếu khắp thế giới gây ra bởi gương mù gương xấu, bởi băng hoại, bởi t́nh trạng thiếu linh mục và bởi một thách đố gây ra bởi những đối thủ tin lành và phong trào Thánh Linh, nhất là ở khắp các miền truyền giáo ph́ nhiêu thuộc nam bán cầu. Nơi một số khu vực, các giáo huấn chính yếu về vấn đề ly dị và ngừa thai bị coi thường một cách rộng răi và tính chất chính thống bị chế nhạo như là những ǵ cổ hủ. Thành phần quan liêu Vatican và vị thể giáo sĩ bị cáo buộc là có những chuyện đấu đá nhau, chuyện mua chuộc, tống tiền và bị ám ảnh bởi, như Giáo Hoàng Phanxicô nói, "những thứ luật phép thiển cận", hơn là những tiềm năng bao rộng của ân sủng. Đừng có mà chỉ giảng dạy; hăy lắng nghe, ngài nói thế. Đừng trách mắng; mà hăy chữa lành.

Ấy thế mà chưa đầy một năm, ngài đă thực hiện được một số điều đáng kể, ở chỗ, ngài đă không đổi thay ngôn từ nhưng ngài đă thay đổi nhạc điệu. Cái âm giọng và vấn đề v khí chất ở trong một giáo hội được xây dựng trên bản chất của các biểu hiệu - bánh và rượu, ḿnh và máu - bởi thế mới sai lầm khi loại trừ đi bất cứ những chọn lựa tiêu biểu nào của vị Giáo Hoàng như là những cử chỉ vô hiệu hóa luật lệ. Ngài đă ban hành tông huấn đầu tiên của ngài, một cuộc tấn công "việc sùng bái tiền bạc", ngay vào lúc những người Mỹ dự tính xem ngày được dành ra để tạ ơn có nên đi mua sắm hay chăng. Đây là một con người có một cảm quan về thời điểm. Ngài không sống ở trong tông dinh giáo hoàng là nơi được bao quanh bởi thành phần nịnh thần, mà ở một nơi tập thể thanh đạm được vây quanh bởi các vị linh mục. Ngài cầu nguyện liên lỉ, ngay cả lúc đang chờ gặp nha sĩ. Ngài đă cho về hưu chiếc giáo hoàng xa Mercedes và sử dụng chiếc xe Ford Focus trầy trụa. Ngài không đi đôi giầy đỏ, không đeo thánh giá mạ vàng, mà chỉ đeo một thánh giá bằng kim loại. Khi ngài từ bỏ vẻ tráng lệ và đặc ân, khi ngài tiết lộ cho biết về vấn đề tài chính của Vatican lần đầu tiên, khi ngài khiển trách một vị Tổng Giám Mục Đức quốc hoang phí, khi ngài liên lạc với những người xa lạ đang sầu khổ, khi ngài rửa tội cho em bé của một người đàn bà ly dị với người chồng muốn bà phá thai, là ngài đang làm những ǵ c̣n hơn cả việc làm mẫu mực xót thương và liêm chính nữa. Ngài đang ôm vào ḿnh cái rắc rối phức tạp, và nh́n nhận cái nguy cơ về một giáo hội bị ám ảnh bởi các thứ quyền lợi và cái chính đáng của ḿnh, những ǵ có thể gây tổn thương hơn là chữa lành. Được hỏi tại sao ngài dường như thờ ơ với cuộc chiến về văn hóa th́ ngài đề cập đến chiến trường. Giáo hội, như ngài nói, là một bệnh viện tại ch. Phận vụ trước hết của chúng ta đó là việc chăm sóc cho thành phần bị thương tích. Quí vị đâu có hỏi người bị chảy máu về độ mỡ của họ ra sao. 

Việc tập trung vào ḷng cảm thương, cùng với niềm vui lan tỏa trong quần chúng là những ǵ không phải bao giờ cũng gắn liền với các vị thủ lănh của giáo hội, đă làm cho Giáo Hoàng Phanxicô trở thành như một minh tinh nhạc rock. Hơn 3 triệu người đă tuốn đến để thấy ngài tại Vịnh Copacabana ở Rio de Janeiro vào mùa hè vừa qua, dân chúng đến Quảng Trường Thánh Phêrô đông không thể nào tượng tượng nổi, và các thứ đồ kỷ vật bán chạy. Francesco là tên được đặt cho các bé nam mới sinh thịnh hành nhất ở Ư. Nhiều giáo hội tường tŕnh cho biết về một thứ "hiệu năng Phanxicô" nơi những người Công giáo sa ngă quay về với Thánh Lễ và ṭa giải tội, cho dù những giai thoại không thể thay thế cho các chứng cớ thực sự, và các cuộc thăm ḍ của Công Giáo Hoa Kỳ tường tŕnh, ít là cho tới nay hơi có thay đổi một chút trong việc sống đạo. Thế nhưng sức thu hút của Giáo Hoàng Phanxicô thậm chí c̣n vượt ra ngoài đàn chiên của ngài nữa là những ǵ đă cống hiến cho ngài một cơ hội mà vị tiền nhiệm Biển Đức XVI của ngài chẳng bao giờ có được, trong việc phóng lớn hơn nữa sứ điệp của giáo hội cùng với quyền lực của giáo hội để có thể sinh nhiều lợi ích.

Việc say mê bám sát của truyền thông thế tục đă làm cho Giáo Hoàng Phanxicô trở nên mối nghi ngờ cho thành phần truyền thống v́ họ lo sợ rằng ngài chiếm được ḷng người bằng cái giá phái trả là một đức tin trở nên suy yếu. Ngài đă khéo léo lợi dụng sức thu hút của truyền thông đại chúng để lôi kéo chú ư tới hết mọi sự, từ việc ngài cầu nguyện cho ḥa b́nh ở Syria đến việc ngài tấn công thẳng mặt vào thứ nền kinh tế thiên giầu hại nghèo, một cuộc tấn công khiến Jesse Jackson so sánh ngài với Martin Luther King Jr. và Rush Limbaugh ngẫm nghĩ ngài có thể là một tên Marxist. Khi bạn trở thành nổi tiếng trên truyền thông th́ hết mọi lời bạn nói đều bị đem ra mổ xẻ, kể cả những ǵ bạn không nói. Tại sao ngài đă không nói đến vấn đề bê bối liên quan đến linh mục lạm dụng t́nh dục chứ? Xin hăy hỏi thành phần biện hộ cho các nạn nhân. (Mới tháng này đây, ngài đă thành lập một ủy ban để giải quyết vấn đề linh mục lạm dụng t́nh dục trẻ em). Tại sao ngài không nói hơn nữa về tính chất linh thánh của sự sống chứ? Xin hăy hỏi thành phần bảo thủ, những người nhận thấy rằng trong tông huấn của ngài vấn đề phá thai chỉ được đề cập có một lần trong khi t́nh thương được đề cập đến 32 lần. Giáo Hoàng Phanxicô vừa khẳng định các giáo huấn tông truyền về vấn đề t́nh dục vừa cảnh báo rằng giáo hội đă bị vấn đề này chi phối. Ngài tấn công những vị linh mục không rửa tội cho trẻ em sinh ngoại hôn, v́ họ "chủ trương duy giáo quyền tân thời mang tính chất khiêm khắc và giả h́nh". Ngài tuyên bố rằng Thiên Chúa "đă cứu chuộc tất cả mọi người chúng ta... chứ không phải chỉ có những người Công giáo.  Hết mọi người, ngay cả những người vô thần". Ngài đă chụp h́nh chung với những hoạt động viên bảo vệ môi sinh đang cầm một chiếc áo thun chống tiến tŕnh biến đá thành dầu trong ḷng đất vốn gây tác hại môi sinh, và kêu gọi các chính trị gia cùng các vị lănh tụ mậu dịch hăy trở thành "những bảo vệ viên thiên nhiên". 

Không có ǵ nào trong những điều ấy biến thành trở thành cấp tiến - ngài cũng nói rằng vai tṛ linh mục chỉ giành riêng cho nam giới không phải là đề tài tranh căi nữa, cả vấn đề phá thai cũng vậy, hay vấn đề ư nghĩa hôn nhân cũng thế. Tuy nhiên, ngài chú trọng đến người nghèo, và sự kiện con số 50% người nghèo nhất trên thế giới này lèo lái gần 1% cái giầu của thế giới là những ǵ làm bất ổn những ai biện hộ cho tư bản chủ nghĩa như là một chương tŕnh chống nghèo thành đạt nhất trong lịch sử. Bạn có thể cho rằng ngài là một Teddy Roosevelt bảo vệ chủ nghĩa tư bản cho khỏi cái quá trớn của nó, hay ngài chỉ nói những ǵ đă được các vị Giáo Hoàng trước ngài nói tới, đó là Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta chăm sóc cho thành phần anh chị em hèn mọn nhất nơi chúng ta - ngài chỉ nói như thế một cách quần chúng có thể lắng nghe một cách khác nhau. Và phải chăng đó là vấn đề cần đến một vị Giáo Hoàng đầu tiên xuất thân từ Tân Thế Giới này. Một thế kỷ trước đây, 2/3 Công giáo sống ở Âu Châu; giờ đây ít hơn 1/4, và làm thế nào mà từ những xứ sở mà đồng tính là một tội ác và việc giáo dục nữ giới nắm vai tṛ lănh đạo là một thứ lạc giáo, ngài có thể nắm được quyền năng để biến đổi các thứ văn hóa, trong đó, Công giáo là một quyền năng đang gia tăng, thậm chí có tiềm năng giải phóng nữa.

Thật là phấn khởi vào thời điểm này được nghe một vị lănh đạo nói lên những ǵ làm nhức nhối bất cứ một ai. Giờ đây, cả thành phần cấp tiến lẫn bảo thủ đều phải đối diện với một chọn lựa khi họ lắng nghe một tiếng nói mới của lương tâm: Đằng nào hơn đây, vị lănh đạo có sức cuốn hút này đang nói những ǵ họ nghĩ rằng cần phải được nói, hay ngài cũng đồng thời đang nói những ǵ họ thà đừng nghe th́ hơn?

Con tim là một bắp thịt mạnh mẽ; ngài đang đề ra một dự án thực hiện gắt gao. Và trong một thời gian rất ngắn, thành phần thính giả rộng lớn, toàn cầu, đại kết đă chứng tỏ cho thấy họ cảm thấy khao khát đi theo ngài. V́ mang chức vụ giáo hoàng ra khỏi tông dinh mà xuống đường, v́ thúc đẩy giáo hội lớn nhất thế giới phải đương đầu với những nhu cầu sâu xa nhất của nó, và v́ biết cân bằng giữa lư đoán với t́nh thương, mà Giáo Hoàng Phanxicô là Nhân Vật Năm 2013 của Time Magazine vậy.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo http://poy.time.com/2013/12/11/person-of-the-year-pope-francis-the-peoples-pope/?iid=poy-main-lead

 

Giáo Hoàng Phanxicô, Vị Giáo Hoàng của Quần Chúng

 

Bài của Howard Chua-Eoan and Elizabeth Dias

 

 

 

 

Ngài lấy danh xưng của một vị thánh khiêm nhường rồi sau đó đă kêu gọi thực hiện một giáo hội chữa lành. Vị giáo hoàng ngoài Âu Châu trong thời khoảng 1200 năm này ở trong một tư thế sẵn sàng để biến đổi một nơi chốn mà muốn đổi thay phải mất cả thế kỷ.

 

Ở ven thủ đô Buenos Aires có một con đường nhỏ tí xíu chẳng đáng là đường được gọi là Pasaje C, một phần đóng góp của đám bùn khô dẫn vào một khu nhà ổ chuột để từ đó đi tới một con lộ chính, đó là Mariano Acosta đầy những rác rưởi. Có một ngôi thánh đường Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm ở cuối pasaje - nghĩa là vượt qua theo tiếng Tây Ban Nha - nơi mà, có một lần, vị linh mục địa phương và một số cư dân run sợ đă đến ẩn nấp măi tận trên cung thánh, vào lúc có những tay băng đảng trang giành thuốc phiện bắn giết nhau. Bên ngoài nhà thờ này là những ngóc ngách dân chúng sống ở trong giáo xứ, từ Pasajes A tới K, nơi đầy những bùn lầy c̣n hằn lên các lằn bánh xe cùng với các tảng bê tông nứt nẻ. Các mảnh gạch vỡ, từ khu xây cất vụng về cho vùng gia cư được chiếm dụng bất hợp pháp, dính chặt với nhau dọc theo các lề đường. Chữ asesino - sát thủ - được viết nghệch ngoạc bằng sơn xịt ở trên bức tường đen ng̣m của một căn nhà bị thiêu cháy, một chữ đă được báo hiệu ngay trước những ngày thanh toán bắn giết nhau. Những đám chó chui rúc nằm ở bên dưới những chiếc xe bị phá hoại. Trẻ con lang thang giữa giao thông, v́ không ǵ có thể kiểm soát tốc độ trên những con đường nứt nẻ gập ghềng này. Thế mà, thậm chí con đường Pasaje C cũng có thể dẫn đến tận Rôma.

 

Là Hồng Y Tổng Giám Mục Buenos Aires, một thủ đô có khoảng 13.5 triệu linh hồn, Đức Jorge Mario Bergoglio đă haọch định trong chương tŕnh hằng năm của ḿnh một cuộc viếng thăm mục vụ ở khu vực dơ dáy bẩn thỉu và buồn thương này. Ngài đi bộ đến trạm xe điện ngầm gần Nhà Thờ Chính Ṭa ở Thủ Đô nhất, ngôi vương cung thánh đường có những cột trụ và ṿm tháp rất thích hợp với trung tâm quyền lực ở Á Căn đ́nh. Hành tŕnh một ḿnh, ngài chuyển sang chiếc xe điện xấu xí bởi các h́nh vẽ để đến Mariano Acosta, nơi không c̣n xe điện ngầm nữa. Ngài đă thực hiện cuộc hành tŕnh bằng chân, tiến bước một cách nặng nề dọc theo Pasaje C với đôi giầy chỉnh h́nh mầu đen đồ sộ. Vào những lần khác, ngài thực hiện những cuộc hành tŕnh đến các vùng lân cận ở khắp thành phố - có quá nhiều người thiếu thốn rất nhiều thứ, nhưng không một ai quá nghèo hay quá bẩn thỉu đối với việc thăm viếng của ông hoàng giáo hội lưu động này. Reza por mi, ngài đă xin hầu như hết mọi người ngài gặp. Xin cầu cho tôi.

 

Vào ngày 13/3, lúc mà Đức Bergoglio thừa kế ngai ṭa Thánh Phêrô - vị giữ ch́a khóa nước trời - th́ ngài cũng đă có cùng một lời xin như vậy với thế giới. Xin cầu cho tôi với. Bức thư xin hồi hưu của ngài, một đ̣i hỏi đối với tất cả mọi vị giám mục từ 75 tuổi trở lên, vẫn c̣n trong hồ sơ của văn pḥng Vatican, chờ để được chấp thuận. Bạn bè của ngài ở Á Căn Đ́nh đă thấy rằng ngài trở nên chậm lại, như một thứ lực cạn kiệt. Thế mà chỉ trong giây lát ngài đă trở thành một con người mới, xưng ḿnh là Phanxicô theo tên của vị thánh khiêm hạ ở Assisi. Là Giáo Hoàng, ngài đột nhiên nắm chủ quyền Quốc Đô Vatican và lănh đạo một tổ chức rất bao rộng - khoảng đủ tín đồ so với nhân dân Trung Hoa - thật là vững chắc về tổ chức, thật là rối bời bởi tính cách quan liêu, thật là to lớn nơi hoạt động bác ái, thật là nặng nề bởi các vụ bê bối gương mù gương xấu, thật là đối lập nơi thành phần học hỏi các giáo huấn của nó, thật là mầu nhiệm đối với những ai không học hỏi, đến độ cái khoảng cách giữa ngài và các t́nh trạng nghèo khổ bất hạnh hằng ngày của giới nghèo trên thế giới dường như cuối cùng vẫn không thể khỏa lấp. Cho đến khi Vị Giáo Hoàng thứ 266 với đôi giầy khó coi bước tới trả tiền cho pḥng ngủ trọ của ḿnh.

 

Vai tṛ giáo hoàng này có tính cách huyền nhiệm và kỳ diệu, ở chỗ, nó biến một bô lăo thất tuần thành một siêu sao trong khi nó hầu như chẳng tỏ cho thấy ǵ về chính bản thân con người này. Nó làm bùng lên niềm hy vọng ở khắp nơi trên thế giới - những niềm hy vọng có thể sẽ không bao giờ có thể được hoàn trọn, v́ chúng là những ǵ bất khả hóa giải. Thành phần truyền thống cựu trào mong muốn thứ Lễ Latinh cổ xưa và thành phần nữ giới trẻ trung nhiệt thành lại muốn ḿnh có thể làm linh mục, cả hai thành phần đều có những niềm hy vọng. Một đức ông tham vọng ở Giáo Triều Rôma và một phó tế đang truyền bá phúc âm hóa ở một ngôi làng Phi Luật Tân xa xăm, cả hai đều có những niềm hy vọng. Không một vị Giáo Hoàng nào có thể tức khắc làm cho tất cả mọi người trong họ cảm thấy hạnh phúc được hết.

 

Thế nhưng, cái làm cho vị Giáo Hoàng này trở nên rất quan trọng đó là cái tốc độ ngài đă gây ấn tượng nơi hàng triệu người đă mất hết niềm hy vọng đối với giáo hội. Dân chúng mệt mỏi chán chường với việc phân tích bất tận về đạo lư về tính dục, cuộc đấu đá đổ tội cho nhau về giới hạn về quyền lực trong khi đó luôn luôn xẩy ra chuyện (như Milton nói) "Con Chiên đói nh́n lên mà chúng không được cho ăn". Chỉ trong thời gian mấy tháng, Giáo Hoàng Phanxicô đă nâng cấp sứ vụ chữa lành của giáo hội - giáo hội là tôi tớ và là nguồn ủi an của con người đau thương trong một thế giới thường thô lỗ, bên trên công việc làm cảnh sát canh chừng về tín lư là những ǵ rất quan trọng đối với các vị tiền nhiệm mới đây của ngài. Đức Gioan Phaolô II và Biển Đức XVI đều là các vị giáo sư thần học. Đức Phanxicô nguyên là một người gác cổng coi nhà, một nhân viên canh gác hộp đêm, một nhân viên về hóa học và là một thày giáo dạy văn chương. (Biệt chú của người dịch, thật ra ĐTC Phanxicô cũng là giáo sư thần học như nhị vị giáo hoàng tiền nhiệm, chỉ khác nhau là ngài không có bằng tiến sĩ thần học ở chính giáo đô Rôma mà là ở Đức quốc)

 

Và ở đằng sau cái bề mặt lu mờ của ḿnh, ngài là một thợ máy rất tài t́nh. Ngài đă khéo sử dụng những dụng cụ của thế kỷ 21 để điều hành cái văn pḥng thời thế kỷ thứ nhất của ḿnh. Ngài được chụp h́nh đang rửa chân của những tù nhân nữ giới, ngài ở trong tấm h́nh tự chụp với đám trẻ viếng thăm Vatican, ngài ôm lấy một người dị diện. Ngài được trích lời ngài nói với những người phụ nữ t́m cách phá thai v́ nghèo và bị hiếp: "Ai có thể không động ḷng trước những trường hợp đau thương như thế chứ?" Về thành phần đồng tính: "Nếu một người đồng tính có thiện chí t́m kiếm Thiên Chúa th́ tôi không phải là người phán xét họ". Với thành phần ly dị và tái hôn, thành phần mà theo luật không được Rước Lễ, ngài nói rằng nghi thức chủ yếu này "không phải là phần thưởng cho thành phần trọn lành mà là một phương dược mănh liệt và là dưỡng thực cho kẻ yếu".   

 

Bằng những gợi ư đầy nhận thức và khéo léo này liên quan đến những trường hợp thi hành thừa tác vụ của Chúa Giêsu như được các Phúc Âm tŕnh thuật, vị tân Giáo Hoàng này có thể đă t́m thấy được lối thoát ra khỏi các trận chiến văn hóa thế kỷ 20, những trận chiến đă lưu lại cho giáo hội những ǵ là suy tàn tại nhiều nơi ở Tây Âu cũng như ở nơi việc bênh chữa từ Dublin đến Los Angeles. Thế nhưng cái nghịch lư của vài tṛ giáo hoàng là ở chỗ mỗi cuộc thành công của người mới đều bị đè nặng bởi những thành công lạ lùng của các vị Giáo Hoàng trong quá khứ. Gánh nặng lịch sử này, về tín lư và tín điều quyện lấy nhau một cách phức tạp từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, từ thiên tài này sang thiên tài kia, đều là nguồn mạch và là giới hạn cho quyền lực giáo hoàng. Nó được tỏa chiếu ra từ mọi bức tượng, mọi hầm mộ và mọi bản giấy da viết tay ở Rôma - cũng như ở các ngôi thánh đường, các thư viện, các bệnh viện, các đại học đường và các bảo tàng viện trên khắp thế giới. Một vị Giáo Hoàng vạch định đường lối thực hiện của ḿnh chỉ khi nào ngài có thể ḥa hợp với những đường lối đă được chọn.

 

Thế nên Giáo Hoàng Phanxicô báo hiệu một cuộc đổi thay lớn khi cống hiến những câu trả lời tương tự cho các vấn nạn nhức nhối. Về vấn đề linh mục nữa giới: "Chúng ta cần khổ công hơn nữa để khai triển một nền thần học về nữ giới". Tức là: không. Không với phá thai, v́ sự sống của một con người được bắt đầu từ lúc thụ thai. Không với hôn nhân đồng tính, v́ mối liên hệ nam nữ là những ǵ được Thiên Chúa thiết định. "Ngài đă nói rằng: "Giáo huấn của giáo hội... đă rơ ràng, và tôi là một người con của giáo hội, thế nhưng - (đến đây ngài thêm lời nguyện cầu của ngài cho chính bản thân ngài) - không cần phải lúc nào cũng nói về những vấn đề này".

 

Nếu lời cầu nguyện ấy được nhận lời th́ một cách nào đó, bằng tấm gương sống động của ḿnh, Giáo Hoàng Phanxicô có thể đưa giáo hội đến một mối liên hệ mới với thành phần chỉ trích và bất măn của giáo hội - trong khi đồng ư rằng có bất đồng về các vấn đề chia cách họ nhưng lại hợp tác với sứ vụ khẩn trương trong việc lan tỏa t́nh thương - ngài có thể tung ra được những ǵ tốt lành khôn lường. "Tranh luận ít hoàn thành nhiều" có thể là một câu tâm niệm chữa lành cho thời đại của chúng ta. Chúng ta đầy những vấn đề cần phải giải quyết. Giáo Hoàng Phanxicô lên tiếng bằng cách nêu gương: Đừng cải vặt với nhau và săn tay áo lên. Đừng biến kẻ trọn lành thành kẻ thù của sự thiện - một điều quan trọng mà thế giới cần phải lắng nghe, nhất là từ một con người nắm giữ vai tṛ được coi như vô ngộ.

 

Một Vai Tṛ Giáo Hoàng đổi thay

Vai tṛ giáo hoàng này được mở đầu bằng một tên gọi. Đức Jorge Bergoglio là vị Giáo Hoàng đầu tiên đă chọn danh hiệu của ḿnh là Phanxicô Assisi, vị thánh quan thày của người nghèo thuộc thế kỷ 13. Việc chọn lựa này, xẩy ra sau 14 danh hiệu giáo hoàng Clementê, 16 danh hiệu giáo hoàng Biển Đức và 21 danh hiệu giáo hoàng Gioan (biệt chú của người dịch này th́ đúng ra có tất cả là 23 danh hiệu giáo hoàng Gioan, chứ không phải 21, v́ vị cuối cùng là ĐTC Gioan XXIII sắp được phong thánh vào ngày 27/4/2014 tới đây; ngoài ra, c̣n 12 danh hiệu giáo hoàng Piô nữa không thấy nhị vị tác giả kể đến), là những ǵ hiển nhiên và sâu xa có tính cách riêng tư cá biệt. Chàng Phanxicô thế kỷ 13 đă quay về với thừa tác vụ khi mà, theo truyền thuyết, chàng nghe thấy một tiếng gọi ngài phát ra từ cây thập tự giá là hăy sửa chữa nhà Chúa. Chàng đă từ bỏ gia đ́nh thương gia phong lưu giầu có của ḿnh để sống với người nghèo. Chàng là một con người kiến tạo ḥa b́nh, vị lănh đạo Công giáo đầu tiên hành tŕnh đến Ai Cập để cố gắng chấm dứt các cuộc Thập Tự Chiến. T́nh thương là tâm điểm cuộc sống của chàng.

Nhiều chương tŕnh hoạt động của Giáo Hoàng Phanxicô cứ theo cái danh xưng ấy. Trong khi Giáo Hội Công Giáo được Giáo Hoàng Biển Đức XVI mường tượng thấy như là một trong những toa thuốc thiêng liêng được chặt chẽ đo lường trước, th́ Giáo Hoàng Phanxicô đă nói với Cha Antonio Spadaro, vị chủ bút của nguyệt san Ḍng Tên Civiltà Cattolica, trong một cuộc phỏng vấn được phổ biến vào cuối Tháng 9, rằng ngài lại thấy "giáo hội như là một bệnh viên lưu động sau trận chiến". Nhăn quan của ngài là một thứ nhăn quan về một giáo hội mục vụ chứ không phải là một giáo hội tín lư, và nhăn quan này sẽ xoay năng lực của Ṭa Thánh từ việc đ̣i hỏi được tôn kính cách xa mà hướng tới thừa tác vị cho người nghèo và gắn bó với người nghèo, cho và với thành phần tan nát tâm can và thành phần lẻ loi cô độc. Ngài đă khai triển ư tưởng này trong bức tông huấn bao gồm 288 đoạn được gọi là "Niềm Vui của Phúc Âm" - "Evangelii Gaudium" hay "The Joy of the Gospel". Ngài viết: "Tôi thích một Giáo Hội bị bầm dập, đớn đau và lấm lem v́ đă xuống đường, hơn là một Giáo Hội thiếu lành mạnh bởi bị g̣ ép và bám chặt lấy cái an toàn của ḿnh". Ngài đă làm sáng tỏ rằng ngài muốn chỉ nói mà thôi - ngài muốn thấy có một cuộc biến đổi thực sự.

(Biệt chú của người dịch: đến đây, ngay ở đoạn trên đây, cũng như ở đoạn thứ 6 trong bài viết này, chúng ta thấy nhị vị tác giả mang ra so sánh giữa vị giáo hoàng đương nhiệm với vị giáo hoàng tiền nhiệm của ngài, về nhăn quan của các vị đối với giáo hội liên quan đến tín lư nơi ĐTC Biển Đức XVI và mục vụ nơi ĐTC Phanxicô. Nhận định này đúng, nhưng có thể gây hiểu lầm là vị này hơn vị kia. Thật ra, mỗi vị giáo hoàng, với bản chất và tài năng tự nhiên thiên phú của ḿnh, được Thiên Chúa tuyển chọn và sai đến làm vườn nho cho Ngài vào thời điểm của mỗi vị, người trước kẻ sau. Những ǵ ĐTC Biển Đức XVI làm trong giáo triều của ngài, thậm chí trong cả giáo triều của ĐTC Gioan Phaolô II, vẫn là những ǵ cần thiết và khẩn trương, bất khả thiếu cho chung Giáo Hội thời của ngài cũng như sau này. Phải công nhận là ĐTC Biển Đức XVI là một thần học gia về chân lư đức tin, nên cả cuộc đời của ngài gắn bó với chân lư đức tin, qua vai tṛ giảng dậy thần học cũng như qua hơn 50 tác phẩm của ngài, và chính v́ thế ngài đă được Chúa chọn để giữ vai tṛ Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin lâu nhất trong Giáo Hội, đă hoàn thành cuốn sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo năm 1992, và đă mở Năm Đức Tin 2012-2013 v.v. Và chỉ sau khi Giáo Hội đă nắm vững được hay củng cố thật chắc trọn vẹn tín lư đức tin của ḿnh, trong một thời điểm đầy lẫn lộn và mất hết ư thức tội lỗi theo chủ nghĩa tương đối, nhờ công cuộc của ĐHY Joseph Ratzinger cũng như nhờ giáo triều của ĐTC Biển Đức XVI, Giáo Hội mới có thể vững vàng và tự tin để dấn thân vào đời trong thời của giáo triều ĐTC Phanxicô. Những ǵ ĐTC Phanxicô bày tỏ và huấn dụ như thể ngài nhấn mạnh đến khía cạnh mục vụ hơn khía cạnh tín lư và cơ cấu của Giáo Hội th́ không phải là ngài coi thường tín lư và cơ cấu của Giáo Hội, cho bằng ngài chỉ có ư làm sao cho cơ cấu và tín lư của Giáo Hội được trung thực và sống động phản ảnh đúng với ơn gọi và sứ vụ là "Ánh Sáng Muôn Dân - Lumen Gentium" của Giáo Hội, đúng như nhan đề của Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội được Công Đồng Chung Vaticanô II ban bố ngày 21/11/1964, một thứ "Ánh Sáng Muôn Dân" thực sự có thể mang "Vui Mừng và Hy Vọng - Gaudium et Spes" đến cho một thế giới càng văn minh con người càng bạo loạn và ngấp ngoái quay cuồng trong cơn băo lốc văn hóa chết chóc, đúng như nhan đề và ư nghĩa của Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội được Công Đồng Chung Vaticanô II ban bố ngày 7/12/1965. Như thế, nếu thời của ĐTC Gioan Phaolô II và Biển Đức XVI là thời Giáo Hội "Ánh Sáng Muôn Dân" qua các văn kiện cấp thiết hiện đại của các vị và cuộc tông du mục vụ của các ngài theo chiều hướng Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội của Công Đồng Chung Vaticanô II th́ thời của ĐTC Phanxicô là thời Giáo Hội "Vui Mừng và Hy Vọng" của thế giới và cho thế giới vậy, cũng theo chiều hướng Hiến Chế Mục Vụ của Công Đồng Vaticanô II vậy! Tuyệt vời thay công cuộc của Đấng ở cùng Giáo Hội cho đến tận thế trong việc tiếp tục chăn dắt Giáo Hội Dân Người qua gịng lịch sử của nhân loại cho tới khi Người lại đến trong vinh quang).

Ngài đă chặn đứng cái thói lệ ban tước vị đức ông khả kính cho các vị linh mục như là một cách để cắt tỉa đi tính cách danh vọng theo cấp bậc và thay vào đó tập trung vào việc mục vụ. Ngài đă nói trong một cuộc họp với thành phần ngoại giao của ngài rằng ngài muốn họ nhận diện các vị ứng viên làm giám mục ở quê hương xứ sở của họ những ai "hiền lành, nhẫn nại và nhân hậu, sống động bởi tinh thần nghèo khó, bởi niềm tự do của Chúa cũng như bởi một đời sống b́nh dị và khổ hạnh". Đối với Giáo Hoàng Phanxicô th́ nghèo không phải chỉ liên quan đến đức bác ái, nó c̣n liên quan đến công lư nữa. Giáo Hội theo chiều kích bao rộng không được phản ảnh Rôma mà phải phản ảnh người nghèo.

Đó là những ǵ cho thấy lư do tại sao ngài đă trao Vatican Almoner thầm lặng, một cơ quan đă hiện hữu khoảng 800 năm và thường được dành cho một vị ngoại giao Công giáo cao niên, cho một vị Tổng Giám Mục năng nổ 50 tuổi người Balan là Konrad Krajewski và căn dặn vị này hăy làm cho cơ quan ấy trở thành như một cái ṿm tiền diện mới của Ṭa Thánh. Giáo Hoàng Phanxicô đă nói với Đức Tổng Giám Mục Krajewski rằng: "Huynh có thể bán đi cái bàn giấy của huynh. Huynh không cần nó. Huynh cần ra ngoài Vatican. Đừng chờ cho quần chúng kéo đến rung chuông. Huynh cần ra đường t́m kiếm người nghèo". Vị Tổng Giám Mục này đă phát chẩn những số lượng nho nhỏ cho thành phần thiếu thốn, bao gồm cả một món quà tặng mới đây là 1.600 thẻ điện thoại cho những người di dân sống sót từ một con tầu bị lật úp để họ có thể gọi cho gia đ́nh của họ ở Eritrea. Giáo Hoàng Phanxicô thường trao cho Đức Tổng Giám Mục Krejewski cả đống thư từ kèm theo lời ngài dặn ḍ là hăy giúp những ai viết cho ngài xin được trợ giúp. Một cách vốn thận trọng cần thiết, Ṭa Thánh Vatican gần đây lên tiếng phủ nhận sự việc xẩy ra sau khi Đức Tổng Giám Mục Krajewski tiết lộ là chính Giáo Hoàng Phanxicô đôi khi lẩn ra khỏi Vatican ăn mặc như một vị linh mục b́nh thường để làm phúc.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ http://poy.time.com/2013/12/11/person-of-the-year-pope-francis-the-peoples-pope/?iid=poy-main-lead

 

 

Đằng Sau Tấm H́nh B́a Nhân Vật Trong Năm

 Bài viết của D.W. Pine and Skye Gurney

 

Dẫn nhập của người dịch:

Khi mới nh́n vào bức chân dung của ĐTC Phanxicô ở b́a Time Magazine 12/2013 tôi cứ tưởng là h́nh chụp, chỉ thắc mắc có một điều là tấm h́nh chụp ấy được lấy ở đâu, thế thôi. Không ngờ, nó là một h́nh vẽ. Thật là tuyệt vời.  

Khi chuyển dịch một bản văn, người dịch, theo nguyên tắc, cần phải nắm vững được cả 2 ngôn ngữ, tuy nhiên, trên thực tế, dịch thuật không phải chỉ là việc đơn thuần "chuyển ngữ" mà là một nghệ thuật chuyển dịch (gọi tắt là "dịch thuật"), để làm sao cho tất cả ư tưởng muốn nói của tác giả ngoại quốc trở thành ngôn ngữ của ḿnh một cách trôi chảy tự nhiên theo văn phong bản xứ, đến độ, người đọc cảm thấy được tính chất văn chương tự nhiên của ḿnh. 

Qua bức chân dung của ĐTC Phanxicô ở b́a Time Magazine 12/2013 tôi đă thấy được cái "truyền thần" chẳng những ở nơi người họa sĩ trẻ tuổi tài cao đă quả thực sâu xa thấm nhập tất cả con người của ĐTC Phanxicô, mà c̣n ở nơi chính vị giáo hoàng đă gây ấn tượng sâu xa sống động trong ḷng của con người hiện đại, vị giáo hoàng "truyền thần" đang được thế giới ngưỡng mộ và ngưỡng phục đến độ đă trở thành "Nhân Vật 2013". 

Xin theo dơi bài viết về một nghệ nhân tuổi trẻ tài cao và về chính bức chân dung của ĐTC Phanxicô của chúng ta đă được hoàn thành ra sao từ tâm hồn "truyền thần", ánh mắt chiêm ngưỡng và bàn tay đầy tài hoa nghệ thuật của anh. 

Để nắm bắt được nét chính yếu của Giáo Hoàng Phanxicô, chúng ta trở về với Jason Seiler, một nghệ nhân ở Chicago, một họa sĩ sơn dầu theo kiểu cổ điển, nhân vật mới đây đă tự học cách sơn dầu bằng điện tử trên bàn kính LCD 21 inches.

Seiler, người đă học nghệ thuật minh họa ở Học Viện Hoa Kỳ về Nghệ Thuật ở Chicago, cho biết: "Kỹ thuật này giúp tôi làm việc tự nhiên hơn, khi trực giác vẽ vời và sơn phết ngay trên bàn kính LCD. Kỹ thuật của tôi khi sơn phết bằng điển tử rất giống với cách thức tôi sơn phết bằng dầu hay acrylics. Tôi có khuynh hướng thực hiện từ tối ra sáng, tập trung chính yếu vào các thứ giá trị và hài ḥa mầu sắc. Tôi không bao giờ sử dụng bất cứ h́nh thức mạo dụng h́nh ảnh.

Seiler đă bỏ ra trên 70 tiếng đồng hồ để thực hiện tấm h́nh Nhân Vật Trong Năm, những ǵ tiếp tục truyền thống phong phú về đại nghệ thuật về chân dung trên b́a của Nguyệt San Thời Điểm - Time Magazine. Chàng nghệ nhân này nói: "Trước khi tôi bắt đầu một bức tranh nhiều thời gian tôi cần phải thấy nó hoàn thành trong đầu của tôi đă. Với vị Giáo Hoàng này th́ tôi để cho nó xẩy ra một cách lớp lang".

Sau những nét vẽ đầu tiên, Seiler đă phủ lên nó bằng một lóp phơn phớt nâu đen mỏng - giống như cách thức vẽ truyền thống cho nền của một bức họa. Seiler cho biết: "Những bức tranh của tôi vốn có nhiều chi tiết, nhưng đừng để cho chúng khiến bạn ngẩn ngơ - các thứ chi tiết chỉ là những nét chấm chạm cuối cùng. Điều quan trọng nhất đó là bức tranh, và một khi tôi cảm thấy hài ḷng về nó rồi th́ tôi tập trung vào vấn đề ánh sáng và đi sâu vào các nét chính yếu. Tôi tạo nên một thứ mầu sắc riêng một cách hạn chế và chỉ sử dụng những mầu sắc đó để cho bứa họa được bền lâu".

Sau đó Seiler đă chú trọng tới cái tính chất, nh́n ngắm và cảm thấy đúng là vị Giáo Hoàng ấy: "Từ đó tôi chỉ việc sơn phết những ǵ tôi đă cảm thấy. Tôi sơn phết bằng việc sử dụng cây cọ của ḿnh để tô bồi từng lớp, giống như việc đắp tượng bằng đất sét, nhưng lại tạo h́nh theo các nét chính yếu, theo cấu trúc và quan trọng nhất là nắm bắt được ánh sáng".

"Nhiều nghệ nhân có thể vẽ giống h́nh ảnh một cách thích đáng về một gương mặt nổi tiếng nào đó, thế nhưng cái khó khăn ở đây đó là làm sao để có thể chẳng những nắm bắt được h́nh ảnh mà c̣n cả tính chất của con người đó nữa. Nắm bắt được cái sự thật này, hay cái chính yếu này (essence), đối với tôi, mới là yếu tố quan trọng nhất trong việc thành công hay thất bại nơi một bức chân dung".

Seiler, người cũng là một phối họa viên về nhân vật ở Tim Burton’s Alice In Wonderland, đă thấy được việc vẽ bằng điện tử đă trở thành tự nhiên: "Việc pha mầu bằng điện tử được thực hiện về căn bản cũng giống như cách làm theo truyền thống thôi, chỉ có cái là dễ hơn và mau hơn. Tôi thích thấy một cái hoa tay ở nơi một bức họa, hay thấy có những sợi lông ở một cái cọ vẽ rụng rời vĩnh viễn bị chôn vùi đi trong nghệ thuật. Tôi cố ư để lộ ra những dấu vết chải chuốt miễn là ánh sáng và các nét chính yếu đă xác đáng, bức họa vẫn được thấy có tính chất rất là hiện thực theo cảm giác truyền thống".  

Bởi vậy nếu bạn nh́n kỹ vào bức họa mới nhất của nghệ nhân này trên b́a của Time Magazine th́ bạn sẽ thấy được một số những nét hiện thực ấy.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo http://poy.time.com/2013/12/11/behind-person-of-the-year-cover-jason-seiler/