"Đừng Sợ Dịu Dàng"

ĐTC Phanxicô trả lời phỏng vn của tờ La Stampa

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ website Vatican Insider

"Đừng sợ dịu dàng" là nhan đề bài của Andrea Tornielli viết trên tờ La Stampa ở Ư quốc và phổ biến trên website của Vatican Insider ngày 16/12/2013, để thuật lại trọn vẹn cuộc phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô do chính tác giả thực hiện, bao gồm 21 câu vấn đáp, nguyên văn bài viết cũng là bài phỏng vấn như sau:

 

 

 

6- Tháng Giêng tới đây đánh dấu kỷ niệm 50 năm chuyến viếng thăm lịch sử của Đức Phaolô VI đến Thánh Địa. Ngài có đi hay chăng?

 

"Giáng Sinh bao giờ cũng làm cho chúng ta nghĩ đến Bêlem, và Bêlem là chính nơi ở Thánh Địa Chúa Giêsu đă sống. Vào đêm Giáng Sinh, trước hết, tôi cùng với anh chị em Kitô hữu sống ở đó nghĩ đến những ai đang đang khốn khó, đến nhiều người phải bỏ nơi ấy mà đi bởi những vấn đề khác nhau. Thế nhưng, Bêlem vẫn là Bêlem. Thiên Chúa đă đến vào một thời điểm đặc biệt ở một mảng đất đặc biệt; đó là nơi cho thấy nỗi dịu dàng và ân sủng của Thiên Chúa. Chúng ta không thể nghĩ đến Giáng sinh m àlại không ngh4 đến Thánh Địa. Năm mươi năm trước đây, Đức Phaolô VI đă can đảm lên đường đến đó và nhờ đó đă tạo nên một kỷ nguyên cho các cuộc tông du của giáo hoàng. Tôi cũng muốn đến đó, để gặp gỡ người anh em Bartholomew của tôi là Thượng Phụ Constantinople mà cùng tưởng niệm dịp mừng kỷ niệm 50 năm này với ngài, lập lại cử chỉ ôm lấy nhau đă diễn ra giữa Giáo Hoàng Montini và Thượng Phụ Athenagoras ở Giêrusalem năm 1964. Chúng tôi đang sửa soạn cho chuyện này".

 

7- Ngài đă có những dịp gặp gỡ trẻ em bị bệnh trầm trọng. Ngài cảm thấy thế nào về cái khổ đau vô tội này?

 

"Một người từng là cố vấn đời sống đối với tôi là Dostoevskij, câu hỏi minh nhiên và mặc nhiên của ông là 'Tại sao trẻ em lại chịu khổ đau?' đă luôn luẩn quẩn trong tâm can của tôi. Không có một giải thích nào hết. H́nh ảnh hiện lên là, ở vào một lúc nào đó trong đời của ḿnh, một đứa bé 'thức giấc', không hiểu biết ǵ mấy và cảm thấy lo âu sợ hăi, em bắt đầu hỏi bố hay mẹ các vấn nạn. Đó là tuổi 'chất vấn'. Thế nhưng, khi một đứa nhỏ đặt vấn đề th́ em không đợi nghe trọn câu trả lời, em liền bắt đầu dồn dập hỏi bạn nhiều câu hỏi 'tại sao' nữa. Những ǵ các em thực sự t́m kiếm đó là một cái nh́n trấn an ở trên khuôn mặt của bố mẹ các em hơn là một lời giải đáp. Khi tôi bắt chợt gặp một em bé đau khổ th́ lời cầu nguyện duy nhất hiện lên trong tôi đó là lời nguyện 'tại sao'. Chúa ơi, tại sao vậy? Ngài chẳng giải thích ǵ cho tôi hết. Thế nhưng tôi có thể cảm thấy rằng Ngài đang nh́n tôi. Bởi thế tôi có thể nói rằng: Chúa biết tại sao mà, con không biết và Chúa không nói cho con biết, thế nhưng Chúa đang nh́n con và con tin vào Chúa, lạy Chúa, con tin vào ánh mắt của Chúa".

 

8- Nói đến t́nh trạng khổ đau của trẻ em chúng ta không thể bỏ qua thảm trạng của những ai đang chịu đói khổ.

 

"Với tất cả thực phẩm dư thừa và vứt đi chúng ta có thể nuôi được rất nhiều người. Nếu chúng ta có thể ngừng lại việc hoang phí và bắt đầu tái chế thực phẩm th́ anh chị em đói khổ trên thế giới sẽ được giảm đi rất nhiều. Tôi giật ḿnh khi thấy một bản thống kê cho biết là có 10 ngàn trẻ em chết đói mỗi ngày trên thế giới. Có rất nhiều trẻ em khóc lóc v́ đói khổ. Vào một buổi Triều Kiến Chung hôm ấy có một người mẹ trẻ ở đằng sau một trong những hàng rào đang ẵm một em bé mới có mấy tháng. Em bé này bấy giờ đang khóc thét lên khi tôi băng ngang qua chỗ đó. Người mẹ đang nựng dỗ em. Tôi đă nói với người mẹ rằng: bà ơi, tôi nghĩ rằng cháu đói đấy. Chị ta trả lời 'Vâng, có lẽ đă đến giờ rồi...'. Tôi nói 'vậy th́ cho cháu ăn chút ǵ đi!'  Chị ta xấu hổ và không muốn cho con bú nơi công cộng trong khi vị Giáo Hoàng băng ngang qua. Tôi cũng muốn nói như thế với nhân loại, đó là xin hăy cho dân chúng ăn một chút ǵ đi! Người phụ nữ ấy có sữa để cho con ḿnh bú; chúng ta có đủ lương thực trên thế giới này để nuôi hết mọi người. Nếu chúng ta hoạt động với các tổ chức nhân đạo và có thể cùng đồng ḷng với nhau không hoang phí thực phẩm nữa, thay vào đó, gửi thực phẩm đến cho những ai đang cần đến chúng, th́ chúng ta có thể thực hiện được rất nhiều trong việc giải quyết vấn đề đói khổ trên thế giới này. Tôi muốn lập lại cùng nhân loại những ǵ tôi đă nói với người mẹ ấy rằng: xin hăy cung cấp lương thực cho những người đói khổ! Chớ ǵ niềm hy vọng và nỗi dịu dàng của Chúa Giáng Sinh đánh tan đi cái dửng dưng lạnh lùng của chúng ta".

 

9- Có một số đoạn trong tông huấn 'Niềm vui Phúc Âm' đă khiến cho thành phần cực bảo thủ ở Hoa Kỳ lên tiếng phê b́nh chỉ trích. Là Giáo Hoàng, ngài cảm thấy thế nào khi bị gọi là một tên 'Marxist'?

 

"Ư hệ Marxist là những ǵ sai lầm. Thế nhưng, tôi đă gặp được nhiều nhân vật Marxist trong đời của tôi lại là người tốt, bởi thế tôi chẳng cảm thấy bị xúc phạm ǵ hết.

10- Trong Tông Huấn này phần gây ấn tượng nhất là ở chỗ nó nói đến một thứ kinh tế 'sát hại'...

"Không có ǵ trong Tông Huấn này mà không có trong Giáo Huấn về xă hội của Giáo Hội. Tôi không nói theo quan điểm kỹ thuật, điều tôi cố gắng tŕnh bày đó là cống hiến một bức tranh về những ǵ đang xẩy ra. Câu trích dẫn đặc biệt duy nhất tôi sử dụng đó là câu liên quan đến 'các thứ lư thuyết nhỏ giọt - trickle-down theories cho rằng vấn đề tăng trưởng về kinh tế, được kích thích bởi một thứ tự do mậu dịch, sẽ chắc chắn thành đạt trong việc mang lại công lư và gồm tóm xă hội trên thế giới này. Cái hứa hẹn này là ở chỗ khi cái lư đầy th́ tràn ra, cho lợi ích của người nghèo. Thế nhưng những ǵ xẩy ra lại là khi cái ly đầy rồi th́ ma quái thay nó lại càng to lớn hơn đến độ chẳng có ǵ tràn ra cho người nghèo hết. Đó là điều tham khảo duy nhất liên quan đến một thứ lư thuyết đặc biệt. Tôi xin lập lại, tôi không nói theo quan điểm kỹ thuật mà là theo giáo huấn về xă hội của Giáo Hội. Điều này không có nghĩa là thành một tay Marxist".

11- Ngài đă loan báo về một "cuộc bàn luận về vai tṛ giáo hoàng". Đó có phải là một đường lối đặc biệt xuất phát từ những cuộc gặp gỡ của ngài với các vị Thượng Phụ Chính Thống hay chăng?

"Đức Gioan Phaolô II đă nói thậm chí c̣n hiển nhiên hơn về cách thức thi hành thứ thượng quyền này là những ǵ hướng tới một t́nh h́nh mới. Không phải chỉ theo quan điểm về các mối liên hệ đại kết mà c̣n liên hệ về các mối liên hệ với Ṭa Thánh cũng như với các Giáo Hội địa phương nữa. Qua thời gian chín tháng đầu tiên này, tôi đă tiếp đón nhiều anh em Chính Thống, như Đức Bartholomew, Hilarion, thần học gia Zizioulas, Copt Tawadros. Vị sau là một nhà thần bí, ngài tiến vào nguyện đường, cởi giầy ra mà đi cầu nguyện. Tôi đă cảm thấy ḿnh là anh em của các vị. Các vị cũng có vấn đề thừa kế tông đồ; tôi đă tiếp các vị như là chư huynh giám mục. Cái nhức nhối là ở chỗ chúng ta chưa thể cùng nhau cử hành Thánh Thể, thế nhưng đang có t́nh thân hữu. Tôi tin rằng con đường trước mặt như thế này: t́nh thân hữu, hoạt động chung và nguyện cầu cho hiệp nhất. Chúng tôi chúc phúc cho nhau; người anh em này chúc phúc cho người anh em kia, người anh em này được gọi là Phêrô th́ người kia là Anrê, Marcô, Tôma..." 

12- Phải chăng mối hiệp nhất Kitô giáo là mối ưu tiên của ngài?

"Đúng thế, đại kết quả là mối ưu tiên của tôi. Ngày nay có một thứ đại kết máu huyết. Ở một số xứ sở Kitô hữu bị sát hại v́ đeo thánh giá hay có một cuốn Thánh Kinh, và trước khi bị giết Kitô hữu được hỏi ḿnh là Anh Giáo, Lutheran, Công Giáo hay Chính Thống. Máu của họ được ḥa trộn với nhau. Chúng ta đều là Kitô hữu đối với thành phần sát hại. Chúng ta liên kết với nhau bằng máu, cho dù chúng ta chưa nắm được những bước tiến cần thiết về mối hiệp nhất giữa chúng ta với nhau và có thể là thời điểm chưa đến chăng. Hiệp nhất là một tặng ân chúng ta cần xin. Tôi biết có một linh mục coi xứ ở Hamburg phụ trách vụ phong chân phước cho một linh mục Công giáo bị Nazis lấy thủ cấp v́ dạy giáo lư cho trẻ em. Sau vị linh mục này, trong danh sách của những người bị kết án, là một vị mục sư Lutheran cũng bị sát hại bởi cùng một lư do. Máu của họ được ḥa trộn với nhau. Vị linh mục coi xứ này đă nói với tôi rằng ngài đă đến gặp giám mục mà nói rằng: 'Con sẽ tiếp tục lo cho án phong này, nhưng cho cả hai án phong chứ không phải chỉ duy án phong cho linh mục Công giáo'. Đó là ư nghĩa của đại kết máu huyết. Nó vẫn c̣n cho tới ngày nay; bạn chỉ cần đọc báo chí th́ rơ. Những người sát hại Kitô hữu không hỏi thẻ căn cước của bạn để xem bạn được rửa tội theo Giáo Hội nào. Chúng ta cần ngẫm nghĩ đến những sự kiện ấy".

13- Trong Tông Huấn ngài đă yêu cầu thực hiện những chọn lựa mục vụ khôn khéo và vững mạnh về các phép bí tích. Ngài đă có ư ám chỉ về điều ǵ vậy?

"Khi tôi nói về khôn ngoan tôi không nghĩ về nó như là một thái độ làm liệt bại mà là thứ nhân đức của một nhà lănh đạo. Khôn ngoan là nhân đức của việc quản trị. Vấn đề vững mạnh cũng thế. Người ta cần phải cai trị một cách vững mạnh và khôn ngoan. Tôi nói về phép rửa và hiệp lễ như là lương thực thiêng liêng giúp con người bước tới; bí tích được coi như là một phương dược chứ không phải là một phần thưởng. Có một số người nghĩ ngay đến các bí tích cho thành phần ly dị tái hôn, thế nhưng tôi không ám chỉ đến bất cứ một trường hợp đặc biệt nào; tôi chỉ muốn nói đến nguyên tắc mà thôi. Chúng ta cần phải cố gắng dễ dàng hóa đức tin của con người, hơn là kiểm soát đức tin của họ. Năm vừa rồi, ở Á Căn Đ́nh, tôi đă lên án thái độ của một số linh mục không rửa tội cho các trẻ em sinh bởi những người mẹ ngoiạ hôn. Đó là một thứ tâm thức bệnh hoạn".

14- C̣n về những người ly dị tái hôn th́ sao?

"Việc không cho thành phần ly dị tái hôn được rước lễ không phải là một thứ chế tài. Cần phải nhớ như thế. Thế nhưng tôi không nói về điều này trong bức Tông Huấn ấy".

15- Có phải vấn đề này sẽ được giải quyết ở cuộc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới tới đây hay chăng?

 

"Cuộc Thượng Nghị này của Giáo Hội là một biến cố quan trọng: chúng tôi sẽ bàn đến hôn nhân nói chung ở các cuộc họp Mật Nghị vào Tháng 2/2014. Các vấn đề này cũng sẽ được giải quyết ở Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ vào Tháng 10/2014 và một lần nữa vào Cuộc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ sau đó một năm. Nhiều yếu tố sẽ được xem xét kỹ lưỡng hơn và được làm sáng tỏ trong các cuộc họp này".

 

16- Công việc của tám 'vị cố vấn' của ngài về tiền tŕnh cải cách Tóa Thánh ra sao?

 

"Có nhiều việc cần phải làm. Những ai muốn đề ra những dự thảo hay gửi ư kiến đều đă làm rồi. Hồng Y Bertello đă thu góp các quan điểm của tất cả mọi phân bộ Vatican. Chúng tôi đă nhận được những đề nghị của các vị giám mục ở khắp nơi trên thế giới. Trong cuộc họp cuối cùng vừa rồi, tám vị hồng y đă nói với tôi đă đến lúc thực hiện những dự thảo cụ thể, và vào cuộc họp Tháng 2 tới, các vị sẽ tŕnh bày những đề nghị của các vị cho tôi. Tôi bao giờ cũng có mặt ở các cuộc họp, trừ sáng Thứ tư v́ tôi có buổi Triều Kiến Chung. Thế nhưng tôi không nói, tôi chỉ lắng nghe và tôi cảm thấy hay hay. Mấy tháng trước đây, một vị hồng y lăo thành đă nói với tôi rằng: 'Ngài đă bắt đầu thực hiện cải cách Giáo Triều bằng các thánh lễ hằng ngày của ngài ở Nhà Thánh Matta'. Điều này khiến tôi nghĩ rằng vấn đề cải cách bao giờ cũng bắt đầu những khởi động về tinh thần và mục vụ trước những đổi thay về cơ cấu tổ chức".

 

17- Đâu là mối liên hệ xác đáng giữa Giáo Hội và chính trị?

 

"Mối liên hệ này cần phải vừa song hành vừa qui hợp một lúc. Song hành v́ mỗi một người chúng ta có đường lối riêng để theo và các công việc khác nhau của ḿnh.

 

18- Xin phép cho tôi được hỏi là Giáo Hội sẽ có các hồng y nữ giới trong tương lai hay chăng?

 

"Tôi không biết tư tưởng này từ đâu mà có. Nữ giới trong Giáo Hội cần phải được quí chuộng không phải ở chỗ 'được giáo sĩ hóa'. Ai nghĩ đến việc nữ giới làm hồng y là hơi bị ảnh hưởng chủ trương duy giáo quyền rồi vậy".

 

19- C̣n công cuộc thanh lọc IOR (Institute for the Works of Religion) ra sao?

 

"Các ủy ban về tham khảo đang đạt được khá tiến bộ. Tiểu ban chuyên nghiệp thẩm định các biện pháp chống chuyển tiền đă cống hiến cho chúng tôi một bản tường tŕnh tích cực và chúng tôi đang đi đúng hướng. Về tương lai của IOR chúng ta hăy chờ xem. "Ngân hành chính" của Vatican chẳng hạn được nhắm đền việc trở thành APSA (The Administration for the Patrimony of the Holy See - Cơ Quan Quản Trị Gia Sản của Ṭa Thánh). IOR được thiết lập để giúp vào các công việc về tôn giáo, những nơi truyền giáo và các Giáo Hội nghèo. Vậy th́ giờ đây nó đă trở thành những ǵ nó là rồi vậy".

 

20- Ngài có thể nào tượng tượng được rằng cách đây một năm ngài có thể mừng Giáng Sinh 2013 ở Quảng Trường Thánh Phêrô hay chăng?

 

"Chắc chắn là không rồi đó".

 

21- Ngài có nghĩ rằng ngài được tuyển bầu hay chăng?

 

"Không, tôi không nghĩ thế. Tôi không bao giờ mất b́nh an khi số phiếu gia tăng. Tôi vẫn tỏ ra trầm lặng. Và cái b́nh an này vẫn c̣n đó, tôi cho đó là tặng ân Chúa ban. Khi đă suy nghĩ chín chắn xong, tôi được đưa đến tâm điểm của Nguyện Đường Sistine và được chất vấn xem có chấp nhận hay chăng. Tôi đă thưa là tôi chấp nhận và tôi đă chọn tên Phanxicô. Chỉ cho tới lúc ấy tôi đi vào. Tôi được đưa sang pḥng kế bên để thay (áo ḍng của tôi). Thế rồi, ngay trước khi tôi xuất hiện trước quần chúng, tôi đă qú xuống cầu nguyện mấy phút trong nguyện đường Thánh Phaolô cùng với hồng y Vallini và Hummes".

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ

http://vaticaninsider.lastampa.it/en/the-vatican/detail/articolo/30620/