|
|
Đức Thánh
Cha Phanxicô tiếp kiến giới truyền thông
VATICAN.
Sáng ngày 16-3-2013, ĐTC Phanxicô đă tiếp kiến hàng ngàn người thuộc
giới truyền thông. Ngài kêu gọi họ hăy để ư tới bản chất đặc biệt của
Giáo Hội khi thông tin về các hoạt động của Hội Thánh, và kể lại lư do
tại sao ngài chọn tên Phanxicô.
Hiện diện tại Đại thính đường Phaolô 6 trong buổi tiếp kiến từ lúc 11
giờ có lối 2.500 người, họ đại diện cho khoảng 6 ngàn người thuộc 81
quốc gia có mặt tại Roma để thông tin về các hoạt động của Ṭa Thánh, từ
sau khi Đức Biển Đức 16 từ nhiệm, cho tới việc bầu Giáo Hoàng mới và các
hoạt động đầu tiên của ngài.
Đức TGM Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội đồng Ṭa Thánh truyền thông xă
hội, đă đại diện mọi người chào mừng ĐTC và giới thiệu với ngài các
thành phần chính trong giới truyền thông hiện diện.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC đă cám ơn những người thuộc giới truyền
thông đă hoạt động rất nhiều trong những ngày này; ngài đề cao vai tṛ
ngày càng quan trọng của các phương tiện truyền thông và nói thêm rằng:
”Tôi đặc biệt cám ơn những người đă biết quan sát và tŕnh bày những
biến cố này trong lịch sử Giáo Hội, để ư đến viễn tượng đúng đắn nhất
trong đó cần phải đọc các biến cố ấy, viễn tượng đức tin... Các biến cố
Giáo Hội chắc chắn là không phức tạp hơn các biến cố chính trị hoặc kinh
tế! Nhưng chúng có một đặc tính đặc thù sâu xa: đó là đáp ứng một tiêu
chuẩn chủ yếu không thuộc các biến cố trần thế, và chính v́ thế không dễ
giải thích và thông truyền cho một công chúng rất rộng lớn và khác biệt.
Thực vậy Giáo Hội tuy là một tổ chức con người và lịch sử, với tất cả
những yếu tố đi kèm, nhưng Giáo Hội không có một bản chất chính trị,
trái lại Giáo Hội ṇng cốt là tinh thần: là Dân Thiên Chúa. Dân Thánh
của Thiên Chúa đang tiến bước về cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô. Chỉ
khi nào đặt ḿnh trong viễn tượng ấy ta mới có thể hoàn toàn giải thích
được những ǵ Giáo Hội thực hiện”.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng ”Chính chúa Kitô là vị Mục Tử của Giáo Hội,
nhưng sự hiện diện của Chúa trong lịch sử, tiến qua tự do của con người,
trong đó một người được chọn để phục vụ như Đại Diện của Chúa, là Người
Kế nhiệm thánh Phêrô Tông Đồ, nhưng Chúa Kitô là trung tâm chứ không
phải là Phêrô”.
Tại sao chọn danh hiệu Phanxicô
ĐTC ứng khẩu giải thích cho giới truyền thông lư do tại sao ngài chọn
tên hiệu là Phanxicô. Ngài nói:
”Một số người không biết tại sao GM Roma đă muốn được gọi là Phanxicô.
Một số người nghĩ đến Phanxicô Xavie, Phanxicô đệ Salê, và Phanxicô
Assisi. Tôi kể cho các bạn lịch sử. Trong cuộc bầu phiếu, ở bên cạnh tôi
có Đức TGM hồi hưu của giáo phận Săo Paulo, và nguyên là Tổng trưởng Bộ
giáo sĩ, đó là ĐHY Claudio Hummes (OFM): một người bạn rất thân! Khi sự
việc trở nên nguy hiểm hơn, ĐHY khích lệ tôi. Và khi số phiếu lên đến 2
phần 3, th́ cộng đoàn vỗ tay như thói quen v́ đă bầu được Giáo Hoàng.
ĐHY Hummes ôm lấy tôi và nói: ”Bạn đừng quên người nghèo nhé!”. Và lời
ấy đă đi vào tâm trí tôi: người nghèo, người nghèo!. Rồi ngay lúc ấy
cùng với người nghèo tôi đă nghĩ đến thánh Phanxicô Assisi. Rồi tôi cũng
nghĩ đến các cuộc chiến tranh, trong khi cuộc khui phiếu tiếp tục, cho
đến tất cả các phiếu. Thánh Phanxicô là người ḥa b́nh. Và thế là tên
Phanxicô đi vào tâm hồn tôi: Phanxicô Assisi. Người khó nghèo, người ḥa
b́nh, người yêu mến và bảo tồn thiên nhiên, trong lúc này chúng ta đang
có một quan hệ không tốt lắm đối với Đấng Tạo Hóa. Đó là vị mang lại cho
chúng ta tinh thần ḥa b́nh, con người thanh bần. A, tôi mong ước một
Giáo Hội thanh bần và cho người nghèo dường nào! Sau đó một vài hồng y
đă nói đùa với tôi: ”Lẽ ra bạn phải được gọi là Adriano, v́ ĐGH Adriano
VI là một nhà cải cách, cần phải cải tổ...”. Một vị khác nói: ”Không,
không, tên của bạn phải là Clemente”. Nhưng tại sao? ”Clemente XV: như
thế bạn trả đũa được ĐGH Clemente XIV là người đă giải tán ḍng Tên!”.
Đó là những câu nói đùa thôi...”
Giới truyền thông hiện diện đă nồng nhiệt vỗ tay v́ những tiết lộ trên
đây của ĐTC. Cuối buổi tiếp kiến, ngài đă bắt tay chào thăm hàng chục
đại diện của giới báo chí và truyền thanh truyền h́nh. (SD 16-3-2013)
G. Trần Đức Anh OP
|
|
|
|