Các Vị Giáo Hoàng - Giảng Dạy Giáo Lư

 

 

(viết cho Năm Đức Tin

liên quan đến việc học hỏi Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo;

bài viết đă được Nguyệt San Dân Chúa Mỹ Châu phổ biến vào 4/2013

và Nguyệt San Hiệp Nhất phổ biến vào Tháng 7/2013)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhất

 

Căn cứ vào diễn tiến của các Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư hằng tuần này th́ biến cố này dường như bắt đầu có từ đời Đức Thánh Cha Piô XII (1939-1958), và bắt đầu liên tục từ thời Đức Thánh Cha Phaolô VI (1963-1978). Tuy nhiên, nếu nói về cái được gọi là đề tài hay chủ đề cho Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư hằng tuần th́ phải nói là bắt đầu có từ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhất, vị giáo hoàng chỉ lănh đạo Giáo Hội hoàn vũ có đúng 33 ngày trong năm 1978 (26/8-28/9).

 

Đúng thế, trong thời gian 33 ngày làm giáo hoàng này, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhất, theo quan pḥng thần linh, đă đóng vai tṛ như là một vị giáo hoàng chuyển tiếp, hay một vị giáo hoàng gợi ư cho vị giáo hoàng kế vị ḿnh với một giáo triều dài tới 26 năm rưỡi (16/10/1978-2/4/2005), dài thứ ba trong lịch sử Giáo Hội. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhất đă trở thành như vị giáo hoàng gợi ư cho vị kế thừa ḿnh như thế nào, nếu không phải ở ít là hai điều hiển nhiên sau đây: điều thứ nhất là Danh Hiệu Giáo Hoàng, đó là lư do vị kế thừa ngài đă nhận danh hiệu giáo hoàng là Gioan Phaolô Đệ Nhị, và điều thứ hai là chủ đề cho các Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư hằng tuần.

 

Nếu theo dơi những ǵ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong suốt 26 năm rưỡi nói với con cái ḿnh trong các Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư hằng tuần, chúng ta phải công nhận rằng chủ đề được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I là vị tiền nhiệm của ngài gợi ra cho ngài đó là chủ đề về giáo lư. Đúng vậy, trong 33 ngày đóng vai tṛ Chủ Chăn Tối Cao của Giáo Hội hoàn vũ, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I đă gặp gỡ con cái của ḿnh 4 lần liên tục trong 4 Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư hằng tuần nguyên trọn trong Tháng 9/1978, vào những ngày Thứ Tư mùng 6, 13, 20 và 27. Ngay trong Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư đầu tiên ngày 6/9/1978, vị giáo hoàng 33 ngày này đă nói ngay đến chủ ư của ngài giành cho các Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư hằng tuần của ḿnh như sau:

 

·         Mới một tháng trước đây, Đức Phaolô VI đă qua đời ở Castelgandolfo. Trong 15 năm ngài đă thực hiện những việc phục vụ cả thể cho Giáo Hội. Những hiệu quả một phần nào hiện vẫn c̣n được thấy, thế nhưng, tôi nghĩ rằng những hiệu quả ấy sẽ đặc biệt được thấy trong tương lai. Mỗi Thứ Tư ngài đă đến đây để nói với dân chúng. Ở Thượng Nghị Giám Mục năm 1977, có một vài vị giám mục đă nói rằng: ‘những bài nói cho Thứ Tư của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI là một thứ giáo lư thực sự được thích ứng cho thế giới tân tiến này’. Tôi sẽ cố gắng noi theo gương của ngài, hy vọng rằng, cả tôi nữa, một cách nào đó có thể giúp cho dân chúng trở nên tốt hơn” (http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_i/audiences/documents/hf_jp-i_aud_06091978_en.html)

 

Thế rồi, trong Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư hằng tuần lần thứ hai, ngày 13/9/1978, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I đă bắt đầu ngay chủ đề về giáo lư theo gương vị tiền nhiệm của ḿnh là Đức Thánh Cha Phaolô VI. Thật ra, so với các bài có tính cách thực sự là dạy giáo lư và có một nội dung đúng là giáo lư của cả Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I và Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, th́ những ǵ Đức Thánh Cha Phaolô VI nói đa số chỉ có tính cách giáo lư chung chung mà thôi và không liên tục với nhau như nhị vị kế nhiệm của ngài.

 

Quả vậy, trừ Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư đầu tiên của ḿnh, ba Buổi Triều Kiến Chung kế tiếp, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I đă nói về 3 thần đức, thứ tự là đức tin vào ngày Thứ Tư 13/9, đức cậy Thứ Tư 20/9, và đức mến Thứ Tư 27/9/1978.

 

 

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

 

Để theo gương vị tiền nhiệm Gioan Phaolô I của ḿnh trong việc bắt đầu liên tục dạy giáo lư cho con cái ḿnh vào các ngày Thứ Tư hằng tuần trong Buổi Triều Kiến Chung, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă minh nhiên nói lên chủ ư của ḿnh ngay trong Buổi Triều Kiến Chung đầu tiên Thứ Tư 25/10/1978 như sau:

 

·         “Khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I nói với các tham dự viên ở Buổi Triều Kiến Chung ngày Thứ Tư 27/9, không ai có thể ngờ được rằng đó là lần cuối cùng. Cái chết của ngài – sau 33 ngày làm giáo hoàng – đă gây ngạc nhiên toàn thế giới và làm cho thế giới cảm thấy đầy cảm giác mất mát sâu xa…

 

“Hôm nay Gioan Phaolô II này lần đầu tiên đích thân gặp gỡ anh chị em. Bốn tuần lễ sau Buổi Triều Kiến Chung ấy, ngài muốn ngỏ lời chào anh chị em và nói cùng anh chị em. Ngài muốn tiếp tục thực hiện những đề tài đă được Đức Gioan Phaolô khởi sự. Chúng ta nhờ rằng ngài đă nói về 3 thần đức là đức tin, đức cậy và đức mến. Ngài đă kết thúc bằng đức mến…

 

“Hôm nay chúng ta cần phải nói về một nhân đức khác, v́ căn cứ vào các ghi chú của vị cố Giáo Hoàng này tôi biết rằng ngài có ư nói chẳng những về 3 thần đức là đức tin, đức cậy và đức mến, mà c̣n về 4 nhân đức được gọi là các nhân đức trụ nữa. Đức Gioan Phaolô I đă muốn nói về ‘7 cây đèn’ của đời sống Kitô giáo, như Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đă gọi như thế. Vậy, hôm nay tôi muốn tiếp tục dự án này, một dự án đă được vị cố Giáo Hoàng sửa soạn, và nói vắn gọn về nhân đức khôn ngoan…”

 

Đúng thế, để củng cố đức tin cho con cái của ḿnh, nhất là vào trước Thời Điểm Hồng Ân Năm Thánh 2000 này, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă khai triển loạt bài giáo lư chủ đề rất sâu xa bao rộng. Ngài đă đi từ lănh vực nhân loại học siêu nhiên, sang lănh vực thần học đức tin, đến lănh vực vũ trụ học siêu việt.

 

Về lănh vực nhân loại học siêu nhiên, Đức Thánh Cha đă dùng 5 năm trời (1979-1984) để khai triển đề tài “t́nh yêu con người theo ư định của Thiên Chúa”. Đề tài này có thể được chia ra làm ba phần, phần nhất được bắt đầu bằng một loạt 23 bài giáo lư về sự hiệp nhất nguyên thủy giữa người nam và người nữ theo sách Khởi Nguyên, vào các ngày thứ tư hằng tuần trong khoảng thời gian từ ngày 5-9-1979 đến ngày 2-4-1980. Sau đó chuyển sang phần hai với 41 bài giáo lư về phúc cho ai có ḷng trong sạch theo bài giảng trên núi và thư thánh Phaolô, thời khoảng từ ngày 16-4-1980 đến ngày 6-5-1981.

 

Trước khi sang phần ba, loạt bài giáo lư bị gián đoạn v́ sức khỏe của Đức Thánh Cha sau khi ngài bị ám sát hụt từ ngày 13-5-1981, và đă được xen kẽ bằng 3 bài chia sẻ của ngài, thời khoảng từ ngày 14-10-1981 đến 28-10-1981, liên quan đến việc ngài bị ám sát và ḷng thứ tha. Cuối cùng phần ba đă được bắt đầu với 50 bài về thần học hôn nhân và độc thân theo ư nghĩa phục sinh của thân xác, thời khoảng từ ngày 11-11-1981 đến ngày 4-7-1984. Loạt bài giáo lư về đề tài “t́nh yêu con người theo ư định của Thiên Chúa” cuối cùng được kết thúc bằng 12 bài, thời khoảng từ ngày 11-7 đến 21-11-1984, về việc ôn lại Thông Điệp “Sự Sống Con Người” của Đức Thánh Phaolô VI.

 

Về lănh vực thần học đức tin, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă diễn giải toàn bộ giáo lư theo Kinh Tin Kính, trong đó có phần về Thiên Chúa Ba Ngôi, về Giáo Hội và Đức Maria. Riêng phần về Thiên Chúa Ba Ngôi là đối tượng cho 3 năm cuối cùng của riêng thế kỷ 20 và của chung thiên niên thứ hai, Đức Thánh Cha đă hướng dẫn về Chúa Cha với 58 bài, vào các ngày thứ tư hằng tuần trong thời khoảng từ ngày 20-3-1985 đến ngày 20-8-1986, Chúa Con với 99 bài, thời khoảng từ ngày 27-8-1986 tới ngày 19-4-1989, và Chúa Thánh Thần với 80 bài, thời khoảng từ ngày 26-4-1989 đến ngày 3-7-1991. Tuy nhiên, trước khi đi thẳng vào chủ đề Chúa Ba Ngôi, Đức Thánh Cha đă dẫn nhập bộ Giáo Lư Kinh Tin Kính này bằng 8 bài, từ ngày 5-12-1984 đến 13-3-1985, về những chân lư đức tin và luân lư Kitô giáo trong toàn bộ giáo lư.

 

Về lănh vực vũ trụ học siêu việt, theo Đức Thánh Cha, vấn đề thật ra đă nằm ngay ở phần kết của kinh Tin Kính, liên quan đến việc phục sinh của thân xác cũng như đến sự sống đời đời. Căn cứ vào đó, cũng có thể nói phần về nhân loại học siêu nhiên đă được nằm ngay ở đầu kinh Tin Kính, liên quan đến việc Thiên Chúa tạo dựng, trong đó có con người, một con người cần phải được tân tạo trong Giáo Hội mà mô phạm tuyệt hảo là Mẹ Maria. Bởi thế, sau loạt bài Giáo Lư về Thiên Chúa Ba Ngôi, Đức Thánh Cha đă bắt đầu bằng loạt bài Giáo Lư về Giáo Hội và về Mẹ Maria.

 

Về Giáo Hội, có 137 bài giáo lư vào các ngày thứ tư hằng tuần kéo dài trong thời khoảng từ ngày 10-7-1991 đến ngày 30-8-1995, và về Mẹ Maria, có 70 bài giáo lư kéo dài trong thời khoảng từ ngày 6-9-1995 tới ngày 12-11-1997. Vừa chấm dứt loạt bài về Mẹ Maria, Đức Thánh Cha đă khéo rẽ ngang sang loạt bài Giáo Lư Hướng Về Năm Thánh 2000, bắt đầu từ thứ tư 19-11-1997.

 

Loạt bài Giáo Lư Mừng Năm Thánh 2000 (9/11/1997-15/12/1999 đă được hai nguyệt san Dân Chúa Mỹ Châu và Hiệp Nhất của Cộng Đồng CG/VN Giáo Phận Orange phổ biến từ tháng 1-1998) có ba phần: phần về Chúa Giêsu Kitô (từ bài 1 đến 15), về Chúa Thánh Thần (17-43), và về Chúa Cha (44-79), phần nào cũng được kết bằng một bài giáo lư về Mẹ Maria (bài 15, 43, 79). Như thế, Giáo Lư Mừng Năm Thánh 2000 chính là Giáo Lư cùng Mẹ Maria hướng về Thiên Chúa Ba Ngôi, một Đích Điểm đă được Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phác họa (x đoạn 39) cho Giáo Hội nhắm tới, qua một tiến tŕnh ba năm sửa soạn gần: 1997 kính Chúa Giêsu Kitô, 1998 kính Chúa Thánh Thần và 1999 kính Chúa Cha, để Long Trọng Mừng Năm Thánh 2000, Năm Hồng Ân Thiên Chúa (x. Is 61:2; Lk 4:19).

 

Cho dù các đề tài về giáo lư của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă dồi dào hầu như bao gồm hết mọi lănh vực cần thiết của Kitô giáo như thế, ngài vẫn tiếp tục chủ đề giáo lư của ḿnh cho tới khi băng hà mà vẫn chưa xong. Căn cứ vào Tông Thư “Mở Màn Cho Một Tân Thiên Kỷ” được ban hành Lễ Hiển Linh 6/1/2001, chiều hướng được ngài đề ra cho cả Giáo Hội sau Đại Năm Thánh 2000 để nhờ đó Giáo Hội tiến vào Ngàn Năm Thứ Ba Kitô Giáo, đó là chiều hướng “duc in altum” hay “thả lưới ở chỗ nước sâu” (Lk 5:4), tức là ngài muốn Giáo Hội của ngàn năm thứ ba Kitô giáo phải dấn thân truyền giáo cho muôn dân nhưng bằng một tinh thần nội tâm sâu xa.

 

Đó là lư do, theo chiều hướng “nước sâu thả lưới” này, ngài đă mở hai Năm Thánh thiên về nội tâm và có tính cách nội tâm, đó là Năm Mân Côi (2002-2003) và Năm Thánh Thể (2004-2005), cả hai đều bắt đầu vào Tháng Mười là Tháng có Ngày Khánh Nhật Truyền Giáo hằng năm của Giáo Hội. Và đó cũng là lư do, theo cùng chiều hướng “nước sâu thả lưới” này mà ngài bắt đầu loạt bài giáo lư của ḿnh trong các Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư hằng tuần về việc Cầu Nguyện Bằng Thánh Vịnh, nhưng mới 131 bài, khoảng được 4/5, trong tổng số 166 bài, th́ ngài qua đời và được vị kế nhiệm ngài là Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tiếp tục 35 bài nữa mới xong. Trong Buổi Triều Kiến Chung đầu tiên của ḿnh ngày Thứ Tư 4/5/2005, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă nói lên ư định của ḿnh như sau:

 

·         “Như ngài đă làm khi mở màn cho giáo triều của ngài, lúc ngài muốn tiếp tục những bài chia sẻ được khởi xướng bởi vị Tiền Nhiệm của ngài về các nhân đức Kitô giáo (x “Insegnamenti di Giovanni Paolo II”, I [1978], tr. 60-63), tôi cũng có ư thực hiện vào các buổi triều kiến hằng tuần tới đây việc dẫn giải đă được Đức Gioan Phaolô II dọn cho phần thứ hai của các Bài Thánh Vịnh và Ca Vịnh thuộc Giờ Kinh Phụng Vụ Chiều Tối. Từ Thứ Tư tuần tới, tôi sẽ bắt đầu vào chính bài giáo lư của ngài đă bị gián đoạn sau buổi triều kiến chung 26/1/2005”.

 

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

 

Phải công nhận rằng cho dù Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nói rất nhiều về đủ mọi lănh vực liên quan tới giáo lư trong các Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư hằng tuần, nhưng vẫn không v́ thế làm cho vị thừa nhiệm của ngài là Đức Thánh Cha Biển Đức XVI không c̣n ǵ để nói. Đúng thế, là một thần học gia kiêm giáo sư thần học lâu năm, và đă từng đóng vai tṛ trên 20 năm là Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin, đặc biệt đă đóng vai tṛ chính trong việc soạn thảo Cuốn Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo năm 1992, vị giáo hoàng người Đức kế nhiệm vị giáo hoàng người Balan này vẫn tiếp tục chiều hướng theo chủ đề giáo lư với những loạt bài thiên về tu đức nhiều hơn, phản ảnh chiều hướng “duc in altum – nước sâu thả lưới” của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.

 

Thật vậy, sau 14 Thông Điệp của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, bộ thông điệp bao gồm nhiều lănh vực khác nhau, hầu hết về lănh vực thần học và luân lư, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă ban hành bộ 3 thông điệp đầu tay của ḿnh về các Thần Đức: Thần Đức Mến Chúa với Thông Điệp “Thiên Chúa là T́nh Yêu” ban hành ngày 25/12/2005, Thần Đức Cậy Trông với Thông Điệp Niềm Hy Vọng Cứu Độ ban hành ngày 30/11/2007, và Bác Ái với Thông Điệp “Yêu Thương trong Chân Lư” ban hành ngày 29/6/2009.

 

Cũng thế, trong các Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư hằng tuần, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đi trở về với truyền thống của Giáo Hội liên quan tới kho tàng đức tin và thần học của Giáo Hội là những ǵ đă được góp công bởi các vị giáo phụ, các vị tiến sĩ và thần học gia nam nữ trong gịng lịch sử của Giáo Hội từ đầu cho tới nay. Theo chiều hướng sống đức tin về tu đức này, một chiều hướng thật sự phản ảnh chiều hướng “duc in altum – nước sâu thả lưới” được vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II của ḿnh phác họa cho Giáo Hội trong ngàn năm thứ 3 Kitô giáo, có thể nói Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đi sát với đời sống và giáo huấn của các Thánh nhân trong Giáo Hội.

 

Từng vị, từ các Thánh Tông Đồ tới các thần học gia thời Trung Cổ, và tiếp tục sau đó nữa, đă dần dần xuất hiện trong từng bài chia sẻ của ngài ở các Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư hằng tuần từ ngày 15/3/2006 tới nay, thời điểm giữa tháng 9/2010, tổng cộng đă lên đến 116 bài về 86 vị. Đó là chưa kể hai vị Thánh đặc biệt, với một loạt bài khác, được ngài đề cao bằng hai Năm Thánh, đó là Thánh Tông Đồ Phaolô, với Năm Thánh Phaolô (2008-2009), để mừng kỷ niệm 2000 sinh nhật của ngài, và Thánh Gioan Vianney, Cha Sở Họ A, với Năm Cho Các Linh Mục (2009-2010), nhân dịp kỷ niệm 150 năm qua đời của vị linh mục coi xứ người Pháp ở thế kỷ 19 này.

 

Chúng ta hăy nghe những lời Đức Thánh Cha Biển Đức XVI bày tỏ chiều hướng sống đức tin theo gương của các vị thánh và các giáo huấn của các thánh trong Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 25/8/2010 về Thánh Âu Quốc Tinh như sau:

 

·         Hết mọi người cần phải có một vị Thánh nào đó là đấng họ cảm thấy gần gũi thân thiết bằng việc cầu nguyện và chuyển cầu nhưng cũng bao gồm cả việc tranh đua với đấng thánh ấy nữa. Bởi thế, tôi xin anh chị em hăy làm quen hơn nữa với các Thánh, bắt đầu với những vị anh chị em được kêu gọi noi gương, bằng việc đọc về đời sống của các vị và những ǵ các vị viết… Như anh chị em biết, tôi cũng đặc biệt gắn bó với một số Thánh nhân: trong số các vị, ngoài Thánh Giuse và Biển Đức là những vị tôi lấy danh hiệu, là Thánh Âu Quốc Tinh, vị tôi rất hân hạnh được biết, có thể nói, nắm trong tay, nhờ nghiên cứu và cầu nguyện và là vị đă trở thành một ‘người bạn đồng hành’ tốt lành trong đời sống của tôi và thừa tác vụ của tôi”.

 

Đúng thế, trong Sứ Điệp gửi Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXVI – 2011, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă khai triển chủ đề về đức tin, bằng câu của huấn dụ Thánh Phaolô gửi tín hữu Côlôsê: «Được vun trồng và xây đắp trong Chúa Giêsu Kitô, anh em hăy vững mạnh tin tưởng» (cf Col 2:7), và bằng những nhận định sâu xa và khôn ngoan, ngài đă kêu gọi chung Kitô hữu thời đại và riêng thành phần giới trẻ là tương lai của Giáo Hội và xă hội như sau:

 

·         “Ở một số phần đất trên thế giới này, đặc biệt là ở Tây phương, văn hóa ngày nay có khuynh hướng loại trừ Thiên Chúa, và coi đức tin là một vấn đề thuần cá nhân không liên quan ǵ tới đời sống của xă hội. Cho dù cục bộ của các thứ giá trị chống đỡ xă hội xuất phát từ Phúc Âm – những thứ giá trị như ư nghĩa về phẩm giá của con người, về t́nh đoàn kết, về việc làm và về gia đ́nhchúng ta thấy đang xẩy ra một thứ ‘nhật thực về Thiên Chúa’, một thứ lăng quên mà cho dù không phải là một thứ loại trừ Kitô giáo dầu sao cũng là việc phủ nhận kho tàng đức tin của chúng ta, một chối bỏ dẫn đến t́nh trạng đánh mất đi căn tính sâu xa nhất của chúng ta. 

 

“Các bạn cần phải có những gốc rễ, phải có một nền tảng vững chắc! Điều này đặc biệt đúng vào lúc này đây. Nhiều người không có những điểm tựa vững vàng để xây dựng cuộc sống của ḿnh, và v́ thế họ đă tiến đến chỗ hết sức bất an. Một thứ tâm thức tương đối đang gia tăng, một tâm thức chủ trương rằng hết mọi sự đều có giá trị như nhau, không có vấn đề sự thật và những điểm qui chiếu tuyệt đối. Thế nhưng, cách thức suy nghĩ này không dẫn đến một thứ tự do đích thực mà là những ǵ bấp bênh, hỗn loạn và mù quáng theo những thích thú nhất thời…

 

“Đức tin Kitô giáo chẳng những là một vấn đề của việc tin tưởng về những ǵ chân thật mà trên hết là một liên hệ riêng tư với Chúa Giêsu Kitô. Nó là một cuộc gặp gỡ Con Thiên Chúa mang lại sinh lực mới cho tất cả cuộc sống của chúng ta. Khi chúng ta tiến vào mối liên hệ riêng tư với Người, Chúa Kitô tỏ cho chúng ta thấy căn tính đích thực của chúng ta, và nơi t́nh bằng hữu với Người, sự sống của chúng ta gia tăng hướng tới chỗ hoàn toàn nên trọn...

 

“Hiện đang có một luồng tư tưởng tục hóa mạnh mẽ nhắm đến chỗ đẩy Thiên Chúa ra khỏi đời sống của con người và xă hội bằng việc đề ra và nỗ lực kiến tạo nên ‘một thiên đường’ phi Thiên Chúa. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng một thế giới không có Thiên Chúa trở thành một ‘hỏa ngục’, với đầy những vị kỷ, với những gia đ́nh tan nát, các cá nhân và quốc gia hận thù nhau, và cả một hụt hẫng lớn lao về yêu thương, vui mừng và hy vọng… Tuy nhiên, có một số Kitô hữu để cho ḿnh bị mê hoặc bởi chủ nghĩa tục hóa hay bị thu hút bởi các trào lưu tôn giáo lôi kéo họ xa khỏi niềm tin tưởng nơi Chúa Giêsu Kitô. Cũng có những người khác, trong khi không chiều theo những dụ dỗ ấy lại để cho đức tin của ḿnh trở thành nguội lạnh với những hậu quả tiêu cực bất khả tránh nơi đời sống luân lư của họ…

 

“’Đức tin trước hết là sự gắn bó riêng tư của con người với Thiên Chúa. Đồng thời và bất khả phân ly, nó cũng là sự t́nh nguyện ưng thuận về tất cả sự thật được Thiên Chúa mạc khải’ (Catechism of the Catholic Church, 150). Nhờ đó các bạn sẽ đạt được một đức tin chín chắn và vững chắc, một đức tin sẽ không chỉ dựa vào cảm t́nh đạo đức hay vào một thứ hồi niệm mơ hồ về giáo lư học được khi c̣n nhỏ. Các bạn sẽ tiến tới chỗ nhận biết Thiên Chúa và chân thực sống hiệp nhất nên một với Ngài, như Tông Đồ Tôma đă tỏ đức tin mạnh mẽ của ḿnh nơi Chúa Giêsu bằng những lời tuyên xưng: ‘Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi!’”.

 

(từ đây trở xuống mới được cập nhật ngày Thứ Ba mùng 2/7/2013

cho được trọn vẹn hơn, bao gồm cả ĐTC Phanxicô)

 

Cũng theo chiều hướng sống đức tin theo gương của các vị thánh và các giáo huấn của các thánh, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI c̣n có những loạt giáo lư 20 bài đặc biệt giành cho Năm Thánh Phaolô (2008-2009) từ ngày 2/7/2008 đến 4/2/2009; 5 bài tiêu biểu cho Năm Linh Mục từ ngày 24/6/2009 đến 12/9/2009; 40 bài Giáo Lư về Cầu Nguyện từ ngày 4/5/2011 đến 26/9/2012 và 13 bài Giáo Lư về Đức Tin từ ngày 18/10/2012 đến 6/2/2013, trước đúng 1 tuần ngài tuyên bố từ nhiệm.

 

Đức Thánh Cha Phanxicô

 

Đức Thánh Cha Phanxicô được bầu chọn trong Mùa Chay 2013, và ngài đă tiếp tục loạt bài Giáo Lư về Đức Tin cho / trong Năm Đức Tin của vị tiền nhiệm Biến Đức XVI của ngài. Bài đầu tiên của ngài ngày 27/3/2013, trong Tuần Thánh, về Tuần Thánh liên quan đến tín điều về Cuộc Khổ Nạn và Tử Giá của Chúa Kitô. Sau đó, ở bài thứ 2, ngài tiếp tục theo Kinh Tin Kính với tín điều Chúa Kitô Phục Sinh, bài 3 về tín điều Chúa Kitô Thăng Thiên, và 4 về tín điều Chúa Kitô Tái Giáng Phán Xét, bài 5 đến 7 về tín điều Chúa Thánh Thần, bài 8 đến bài 11 về tín điều Giáo Hội: Giáo Hội là Gia Đ́nh của Thiên Chúa, Giáo Hội là dân Chúa, Giáo Hội là Thân Ḿnh Chúa Kitô và Giáo Hội là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần.

 

Những đề tài về Giáo Hội đều được ngài lấy từ Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội Lumen Gentium của Công Đồng Chung Vaticanô II, nhưng được ngài dẫn giải một cách cụ thể theo chiều hướng sống đức tin trong ḷng Giáo Hội, bằng những câu hỏi rất thiết thực khiến cho Kitô hữu Công giáo phải suy nghĩ rất nhiều.

 

Các bài giáo lư cho những buổi triều kiến chung (general audience) vào Thứ Tư hằng tuần của vị đương kim Giáo Hoàng Phanxicô, so với của vị tiền nhiệm Biển Đức XVI, vừa ngắn hơn 1/2, vừa đơn giản hơn về nội dung, vừa thực tế hơn về h́nh thức ở những câu hỏi tự vấn rất thực tế cho đời sống đức tin của Kitô hữu hiện nay

 

Chắc chắn Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tiếp tục loạt bài giáo lư hằng tuần của ngài, sau tín điều về "Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền", sẽ sang tới tín điều "tôi tin một phép rửa để tha tội", và tiếp tục cho tới tín điều cuối cùng của Kinh Tin Kính đó là "Tôi tin xác loài người ngày sau sống vậy. Tôi tin hằng sống vậy. Amen".

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL